Thi Pháp Các Thể Truyền Thống Thuần Việt Trong Thơ Mới

chặt. Vần bằng nằm ở cuối các câu 2,4 mỗi khổ: song, dòng (khổ 1), sa, nhà (khổ 4) và cuối các câu 1, 2, 4 mỗi khổ: hiu, chiều, liêu (khổ 2), hàng, ngang, vàng (khổ 3). Nhạc điệu bình hòa với nhịp chẵn làm cơ sở (4/3 hoặc 2/2/3) cùng với sự phối thanh đều đặn và vần bằng cuối câu tạo nên âm hưởng mênh mang, vang vọng khiến cho nỗi buồn sầu sông nước trong bài thơ càng thêm lắng đọng, thiết tha. Ở khổ thơ cuối, tác giả không chỉ vay mượn các yếu tố hình thức thơ Đường mà còn gặp gỡ người xưa cả về nội dung, cảm hứng. Theo Phan Cự Đệ, “có sự gặp gỡ tình cờ hoặc hữu ý giữa Huy Cận và Lưu Trường Khanh trong Tự hạ khẩu chí Anh Vũ Châu, vọng Nhạc Dương ký Nguyên Trung Thừa” [34, 208]. Hai bài thơ, ngoài cách phối thanh bằng - trắc hài hòa, cách ngắt nhịp 4/3 uyển chuyển và một âm hưởng buồn man mác còn có cách tạo dựng hình ảnh, không gian, thời gian,... giống nhau. Giữa khung cảnh ấy, cùng một tâm sự nổi bật lên ở nhân vật trữ tình: nỗi nhớ. Chỉ khác, ở Tràng giang của Huy Cận là nhớ nhà còn ở bài thơ của Lưu Trường Khanh là nhớ bạn, “sở khách tương tư”. Bài Tràng giang của Huy Cận mang đậm âm hưởng Đường thi cổ điển có lẽ một phần là do có sự gặp gỡ này. Những trường hợp như Tràng giang của Huy Cận xuất hiện khá nhiều trong Thơ mới, và hầu như tác giả nào cũng có, ngay cả những nhà thơ rất tân kỳ như Xuân Diệu (Đây mùa thu tới, Nguyệt Cầm,...), Bích Khê (Tỳ bà,...), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ,...), v.v... Ở thể 5 chữ thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp những khổ thơ, câu thơ mang dáng vẻ thơ ngũ ngôn luật vì tính độc lập tương đối của nó: Mỵ Châu, Chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp), Viễn khách, Hoa nở để mà tàn, Mười chữ (Xuân Diệu), Tình quê, Sáng trăng, Cao hứng (Hàn Mặc Tử), Ông đồ (Vũ Đình Liên), v.v... Khi thì tác giả chú ý ngắt nhịp, đối ngẫu, khi thì phối thanh hay hiệp vần,... Chúng có giá trị tạo được những điểm nhấn gợi tả phút sâu lắng trong dòng tâm trạng đầy phức hợp của nhân vật trữ tình. Mặc dù kế thừa nhiều yếu tố thi pháp của thơ luật, nhưng thể 5 chữ, 7 chữ đã hoàn toàn khác thơ xưa. Những bài thơ thất ngôn dài ngắn không hạn định, được chia khổ đều đặn, vừa cân đối lại vừa thoải mái để diễn tả nội dung. Nhà thơ không bị gò bó trong một số câu hạn chế như thơ tứ tuyệt hoặc bát cú khi muốn bàn về những đề tài rộng rãi. Ý thơ cũng không bị dàn trải hoặc pha loãng nếu mạch thơ kéo dài không giới hạn. Thể 5 chữ “không còn cô đúc một cách gò bó như ngũ ngôn ĐL, mạch thơ mở rộng hơn, tứ thơ bay bổng và tình ý thiết tha hơn” [124, 372]. Thanh điệu nhịp nhàng và lối diễn đạt nhuần nhị nhờ sự vận dụng nhiều vần bằng

cũng như cách sắp xếp hài hòa giữa tiết tấu và thanh điệu. Ví dụ, Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng thu khi định gợi lên qua khung cảnh một nỗi buồn man mác, đã khéo ngắt ý thơ xếp gọn vào những câu 5 chữ liên tiếp theo kiểu mệnh đề nghi vấn, phù hợp với sự láy ý của điệu thơ, tạo cho bài thơ có một tính chất điệp khúc nội tại đặc sắc: Em không nghe mùa thu / Dưới trăng mờ thổn thức? / Em không nghe rạo rực / Hình ảnh kẻ chinh phu / Trong lòng người cô phụ?. Hoặc có tác giả dùng nhịp thơ dồn dập, thắt lại, chuyển về một tình cảm, xoáy sâu vào một tâm trạng thiết tha: Dầu ai không mong đợi / Dầu ai không lắng nghe / Tiếng buồn trong sương đục / Tiếng hờn trong lũy tre... (Gái quê - Hàn Mặc Tử). Lối diễn tả sâu sắc những cảm xúc đó thường ít có trong thơ ngũ ngôn cổ thể hoặc ĐL. Rõ ràng, thể thất ngôn, ngũ ngôn truyền thống đã được nâng lên qua những sự cách tân về khổ thơ, vần điệu.

Ngoài các thể thơ du nhập tiêu biểu vừa kể trên, một số nhà thơ như Tú Mỡ, Ngân Giang và Vân Đài còn say mê vẻ đẹp của phú ĐL và từ khúc. Các bài phú: Phú thầy Phán của Tú Mỡ, Thu về của Ngân Giang và bài Từ khúc của Vân Đài đã vận dụng đặc trưng thi pháp thể thơ một cách khá nhuần nhuyễn về bố cục tình ý, âm thanh, ngắt nhịp, vần điệu, đăng đối. Cả hai thể này đều mang khả năng trữ tình lớn, “chất thơ” dồi dào, giàu nhạc điệu, dung lượng phù hợp cho việc chuyển tải những cung bậc tình cảm tràn trề nên vẫn được Thơ mới tìm đến. Tú Mỡ còn khai thác thể văn tế (Văn tế Phong Hóa tuần báo viếng An Nam tạp chí, Tống tiễn bà Kiểm) nhằm làm phong phú chất trữ tình, trào phúng đặc trưng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung số tác giả, tác phẩm đến với các thể này quá hi hữu và cũng không mấy biến động về đặc trưng thi pháp nên không có khả năng sinh tồn trong môi trường mới.

4.3.3. Thi pháp các thể truyền thống thuần Việt trong Thơ mới

4.3.3.1. Lục bát

Thứ nhất, cấu trúc bài thơ và nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ

Các nhà thơ mới có nhiều tâm đắc với thể thơ này như: Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Trần Huyền Trân,... đều đảm bảo mô hình chính thể của thơ LB cổ truyền. Hầu hết các bài LB đều kế thừa trọn vẹn cấu trúc câu thơ LB xưa. Thi thoảng cũng có những đổi thay đáng chú ý, đó là hiện tượng lẻ một dòng lục (6 chữ) cuối bài (kết bài không phải là dòng bát - 8 chữ như thường thấy). Việc trao vai trò kết bài cho dòng lục hẳn không phải không có nguyên cớ. Một mặt, có thể do

ảnh hưởng của cách kết ở thể HN (bài HN chính cách bao giờ cũng kết thúc bằng câu 6 chữ); mặt khác, có lẽ với dụng ý diễn tả những sắc thái cảm xúc bất thường xảy ra trên dòng mạch đều đều của tâm trạng (được tạo nên từ kiểu kiến trúc dòng 6 tiếp dòng 8 lần lượt luân phiên đều đặn của LB) đã khiến các nhà thơ mới nảy sinh ý tưởng đặt dòng lục cuối bài vừa có vai trò kết, vừa có vai trò mở, gợi nhiều liên tưởng cho cảm nhận của người đọc. Dòng mạch cảm xúc của thi nhân đương buồn rầu bỗng chững lại một niềm thảng thốt, ngậm ngùi: Chén sầu đổ ướt trường giang / Canh gà bên nớ giằng sang bên này / Lạy giời đừng sáng đêm nay / Đò quên cập bến tôi say suốt đời, / Chiêu Quân lên ngựa mất rồi... (Một con sông lạnh - Nguyễn Bính), hoặc bâng khuâng, lơ lửng, kéo dài không bao giờ dứt: Dỗ lòng, nguôi nhớ thương đâu / Kim nam châm lựa hướng sầu trở ra / Gió buồn chiều lạnh vai sa... (Bản đồ - Lưu Quang Thuận). Hiện tượng này chỉ xảy ra trong ba tác phẩm: Con nhà nho cũ, Một con sông lạnh (Nguyễn Bính), Bản đồ (Lưu Quang Thuận), và trong một bài thơ LB phối xen: Thoát tục của Tchya (Đái Đức Tuấn).

Bên cạnh đó, LB còn cho phép có những biến đổi mang tính thi pháp, diễn ra trên các câu thơ, dòng thơ. Với LB Thơ mới, lần đầu tiên trên thi đàn Việt Nam các nhà thơ đã đem đến sự mới lạ trong cách thức biểu đạt trên một dòng thơ. Có thể quan sát những biến đổi này trên ba biểu hiện chủ yếu: hiện tượng vắt dòng, hiện tượng nhiều câu trên một dòng và hiện tượng xếp dòng theo bậc thang. Với ý đồ mới hoá cú pháp câu thơ LB, năm 1932 trong bài Tiếng sáo Thiên Thai, Thế Lữ đã thực sự tạo nên một đột biến: Trời cao xanh ngắt. Ô kìa / Hai con hạc trắng bay về bồng lai. Luật thơ (phối thanh bằng - trắc) không đổi, nhưng trên phương diện cú pháp, quan hệ giữa các dòng LB không còn giữ nguyên khuôn mẫu cũ. Dòng lục lẽ ra phải là một đơn vị cú pháp độc lập nhưng bị ngắt ra 4 chữ đầu: Trời cao xanh ngắt, và một vế 2 chữ cuối: Ô kìa trong tư thế hướng tới đối tượng được nhắc đến ở dòng dưới tạo thành một hơi thơ để hoàn chỉnh một ý: Ô kìa! hai con hạc trắng bay về bồng lai. Đây là hiện tượng vắt dòng trong câu thơ LB Thơ mới. Kiểu cấu trúc câu thơ độc đáo này được các nhà thơ mới phát huy và hưởng ứng nhiệt tình: Sầu thu lên vút, song song / Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu (Thu rừng - Huy Cận), Từ xưa muốn ngỏ mà sao / Bâng khuâng, chẳng biết rằng trao gửi gì (Bức khăn mừng cưới - Vũ Hoàng Chương), Bướm ơi! Bướm hãy vào đây / Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi (Người hàng xóm - Nguyễn Bính). Song, loại hình câu thơ vắt

dòng chỉ chiếm một tỉ lệ ít trong số các bài LB Thơ mới và cũng không phải là hiện tượng độc quyền của LB. Vì vậy hiện tượng vắt dòng trong câu thơ LB “nên xem như một sự biến đổi mang tính chất lâm thời của dòng thơ nhằm thoát khỏi những gò gẫm, kể sự, đạt tới sự tự do bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc như những thể thơ khác (7 chữ, 8 chữ...)” [139, 187]. Bên cạnh đó, các nhà thơ mới còn tổ chức nhiều câu trên một dòng. So với dòng thơ LB thông thường xưa nay (chỉ có một câu hoặc một vế câu), LB Thơ mới đã mạnh dạn thực hiện hơn hai đơn vị cú pháp ngữ nghĩa gần như độc lập trên một dòng: Cổng làng rộng mở. Ồn ào / Nông phu lững thững đi vào nắng mai (Cổng làng - Bàng Bá Lân), Cái gì như thể nhớ mong / Nhớ nàng? Không, quyết là không nhớ nàng! (Người hàng xóm - Nguyễn Bính). Khá nhiều bài sử dụng những dấu ngắt câu giữa dòng LB tạo thành nhiều đơn vị cú pháp trên một câu thơ: Thưa bà, Chiều mưa, Đêm trừ tịch (Trần Huyền Trân); Chiều xưa (Huy Cận); Quê bạn (Tế Hanh); Bên cầu tái sinh (Việt Châu);... LB Thơ mới còn vận dụng nghệ thuật tiểu đối của LB truyền thống (3/3, 4/4) nhằm hướng tới xác lập những vế tương ứng trong nội bộ dòng thơ, tạo vẻ đẹp hài hoà, cân đối: Trai tơ khăn lục / gái hồng thắm môi (Chiều xuân Trung kỳ - Hồ Dzếnh), Cánh rầu rã cánh / lòng tê tái lòng (Khóc Tản Đà - Trần Huyền Trân). Đặt nghệ thuật đối bên cạnh các tiểu pháp vắt dòng hay tạo nhiều cú pháp trên một dòng thơ để thấy được ý nghĩa sâu xa của biện pháp nghệ thuật này là nhằm hướng tới việc diễn tả một cách tự nhiên những trạng thái cảm xúc đời thường. Một số tác giả còn chia tách câu chữ trong dòng thơ LB sắp xếp chúng theo mô hình bậc thang:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Đường xa ư cụ?

quản chi

Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ Mới 1932 - 1945 - 17

Đi gần hạnh phúc là đi xa đường

(Uống rượu với Tản Đà - Trần Huyền Trân)

Trong thôn văng vẳng gà trưa Lắng nghe đúng ngọ chuông chùa...

…nện không...

(Núi xa - Lưu Trọng Lư)

Tuy mô hình bậc thang chưa thật rõ nét như trong thơ LB hiện đại sau này, nhưng bước đầu đã gây được hứng thú đối với người đọc.

Thứ hai, vần và nhịp

Về vần, cần phân biệt hai khía cạnh trong hiện tượng này: một là âm điệu của vần, hai là vị trí gieo vần. Khía cạnh thứ nhất, các nhà thơ hoàn toàn hướng tới sự chuẩn mực của thơ cách luật, chủ yếu sử dụng thanh bằng làm chất liệu tạo nên tính nhạc du dương, êm đềm. Hơn thế, họ còn cố gắng đạt mức độ hòa âm cao bằng cách triệt để sử dụng vần chính. Đơn cử các bài LB dài hơi: Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính); Độc hành ca (Trần Huyền Trân). Tỷ lệ các dòng thơ sử dụng các bộ vần có khuôn âm trùng khít là: 87/110 dòng (Lỡ bước sang ngang); 50/92 dòng (Độc hành ca); số vần còn lại tuy gieo vần thông nhưng mức độ hòa âm cũng khá rõ, như “đời” gieo với “cười” chẳng hạn. Về vị trí gieo vần, khó có thể đổi khác so với hình mẫu LB cổ truyền. Khả năng gieo vần ở tiếng thứ 4 dòng bát khá quen thuộc với dân gian cũng không được Thơ mới quan tâm vận dụng nhiều. Hiện tượng này chỉ xảy ra một lần trong bài Sáng quê của Hồ Dzếnh: Gió đưa mặt trời dần cao

/ Khóm tre rì rào muôn tiếng chim kêu. Như vậy, cách thức gieo vần của thơ LB trong Thơ mới hầu như không biến đổi. Các nhà thơ mới đã biết vận dụng tối ưu đặc trưng gieo vần vốn có của thể thức LB, kết hợp với cách ngắt nhịp chẵn, nhằm đảm bảo cho các dòng thơ liên kết với nhau một cách hài hoà, trôi chảy, không gây ấn tượng gò ép lỏng lẻo; vừa tạo âm hưởng nhẹ nhàng, man mác rất thích hợp với việc diễn tả những nỗi buồn mơ hồ, miên man, những tình cảm bâng khuâng thương nhớ, lửng lơ, mơ mộng của cái tôi Thơ mới.

Chúng tôi xét nhịp điệu LB Thơ mới trên hai phương diện: cách ngắt nhịp và luật phối điệu. Ngắt nhịp là cách tổ chức và phân chia thành đoạn tiết tấu trong phạm vi một dòng thơ để định đặc điểm của nhịp. Sự phân đoạn tiết tấu này chỉ mang tính chất tương đối vì nó còn phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi người đọc. Một câu thơ có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nhưng dù ngắt nhịp khác nhau thế nào đi nữa thì trước hết nó phải gắn liền với một dáng điệu vận động cơ bản, cảm xúc nào đó toát ra từ văn bản thơ. Nhịp ngắt của LB Thơ mới ở đây được nhận diện theo khả năng chuyển tải hữu hiệu nội dung xúc cảm cơ bản của câu thơ. Loại nhịp chẵn và nhịp lẻ thường thấy trong LB ca dao được lặp lại phần nhiều trong LB Thơ mới. Tuy nhiên, các nhà thơ mới đã không cố chấp giữ nguyên diện mạo cũ mà tìm cách đa dạng hoá cách thức ngắt nhịp. Có không ít câu thơ mang bước nhịp hết sức mới lạ, độc đáo, tân thời: 1/5: Không, / từ ân ái nhỡ nhàng,

4/2 - 2/1/3/2: Cái gì như thể / nhớ mong / Nhớ nàng? / Không? / quyết là không / nhớ nàng, 1/2/3: Rồi.../ gió sương / trả gió sương (Khóc Tản Đà - Trần Huyền Trân), 2/1/1/2 - 4/4: Tôi say? / Thưa, / trẻ / chưa đầy. Cái đau nhân thế / thì say nỗi gì? (Uống rượu với Tản Đà - Trần Huyền Trân), 1/1/1/3 - 1/3/2/2: Bóng, / tôi, / tôi, / bóng trùng trình. Nàng, / tôi đuổi mãi.../ canh tà, / tà canh (Đuổi bóng - Thao Thao). Nguyễn Du từng sáng tạo nhịp ngắt 3/1/2/2: Nửa chừng xuân / thoắt / gãy cành / thiên hương (Truyện Kiều), nhưng với LB cổ điển, đó chỉ là hiện tượng cá biệt, không phổ biến và phong phú như LB Thơ mới. Sự đa dạng, linh hoạt trong cách ngắt nhịp câu thơ đã phản ảnh hữu hiệu những phức điệu tâm hồn của con người thời đại mới mà LB nhịp đôi khó có khả năng biểu đạt. Ví như cách ngắt nhịp 4/2 - 2/1/3/2: Cái gì như thể/ nhớ mong. Nhớ nàng?/ Không?/ quyết là không/ nhớ nàng (Người hàng xóm - Nguyễn Bính), là tiết nhịp của tâm trạng đầy mâu thuẫn, vừa muốn phủ định lại vừa muốn đón nhận niềm rung cảm mới: tình yêu.

Về phối thanh, ngoài số nhiều những bài LB theo sát khuôn mẫu đã được xác lập, trong LB Thơ mới có một số ít trường hợp phạm luật. Tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 dòng lục từ bằng chuyển thành trắc và từ trắc chuyển thành bằng do sự chi phối của dòng cảm xúc nhân vật trữ tình. Âm điệu câu thơ có lúc trúc trắc bởi nhiều thanh trắc đi liền nhau: Úp mặt vào hai bàn tay/ Chị tôi khóc mất một ngày một đêm (Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính), hay có lúc thanh thoát: Hồn anh như hoa cỏ may/ Một chiều cả gió bám đầy áo em (Hoa cỏ may - Nguyễn Bính) là do nhịp lòng cần phải đi như thế. Sở thích sử dụng thanh bằng là một đặc tính của các nhà thơ mới. Trong quyền tự do lựa chọn của mình đối với những tiếng nằm ở vị trí lẻ (tự do về bằng, trắc) trong mô hình phối điệu, các nhà thơ đã đặt vào đó rất nhiều thanh bằng liền nhau để diễn tả những cung bậc buồn vui của lòng người. Huy Cận trong bài Buồn đêm mưa đã khéo dùng nhiều thanh bằng nối tiếp nhau suốt bài thơ để diễn tả cái buồn nhẹ nhàng mà thấm thía, dư ba trong lòng người theo tiếng mưa rơi: Tai nương nước giọt mái nhà / Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn / Nghe đi rời rạc trong hồn / Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi / Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi... / Trăm muôn giọt lệ nối lời vu vơ... Các bài Tiếng sáo Thiên Thai của Thế Lữ, Mơ tiên của Bích Khuê cũng có những hình thái biểu hiện tương tự.

Thứ ba, giọng điệu và ngôn ngữ

Về giọng điệu: âm hưởng chung của thời đại Thơ mới là “buồn đau, u sầu” (giọng điệu chính của thơ lãng mạn). Âm điệu ấy đã tràn vào Thơ mới trên tất cả mọi hình thức thể thơ để làm một cuộc thử nghiệm tìm ra thể thơ có giọng điệu phù hợp. Trong số đó, LB tỏ ra có ưu thế hơn hẳn. Vốn là một thể thơ có nguồn gốc dân gian, LB có chất giọng rất đặc trưng, mang hơi hướng ca dao, đó là giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, êm ái và sâu lắng, thiết tha với nhịp “đưa nôi”. Giọng điệu này cộng hưởng cùng âm điệu buồn đau, u sầu của thời đại Thơ mới tạo nên chất giọng riêng khó trộn lẫn của LB Thơ mới. Thơ mới thường có những tiếng thở dài buồn sầu, chán nản: Tuổi son má đỏ môi hồng / Bước chân về đến nhà chồng là thôi (Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính), những tiếng lòng đầy bâng khuâng, man mác, cô liêu: Vườn hoang, nhà vắng, cây thưa / Lòng tôi sầu tủi đã vừa mấy xuân / Ngày kia tôi sẽ từ trần / Vườn hoang liêu lại mấy lần hoang liêu (Vườn hoang - Mộng Huyền). Có những phong cách vốn hợp với giọng tráng ca nhưng khi tìm về với LB dường như bị “mềm hoá” đi. Thay cho âm hưởng tráng ca và lịch sử trong những vần thơ tự do là giọng điệu đầy hoài niệm, da diết, khắc khoải, thấm đẫm nhân tình trong thơ LB: Mưa bay trắng lá rau tần / Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa / Có người về khép song thưa / Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng (Thu - Trần Huyền Trân)... Thơ mới tiếp thu ảnh hưởng từ nhiều nguồn trong đó có nguồn truyền thống, nhất là ở thể LB nhưng vẫn tạo được bản sắc cho mình. LB Thơ mới vừa mang nét chung của phong cách thời đại, vừa mang nét riêng của phong cách thể thơ và phong cách cá ). Giọng điệu của LB Thơ mới là thứ giọng điệu đã được cá thể hoá - thứ tiếng nói của con người cá nhân. Những sợi tơ lòng lãng mạn của những cái tôi thời đại đã rung lên rất nhạy cảm với những hình nét, màu sắc riêng. Trên cái “giọng nền” buồn thương, u sầu của LB Thơ mới, có vô vàn những “nghịch âm” không thể trộn lẫn. Giọng tươi vui, yêu đời của Thế Lữ trong Tiếng sáo Thiên Thai, giọng thuần hậu, dễ thương của Đoàn Văn Cừ trong Hè, Đêm đông, Chơi xuân, giọng “quê mùa” dễ thương và tình tứ của Nguyễn Bính trong Chân quê, Tương tư, Mười hai bến nước,... Thơ LB Đoàn Văn Cừ, Nguyễn Bính hay Hằng Phương, Lưu Kỳ Linh đều mang âm hưởng ca dao ngọt ngào như khúc nhạc đồng quê nhưng thực ra đó là lí tưởng thẩm mỹ Thơ mới, cảm thức Thơ mới được thể hiện qua lối mượn giọng của ca dao. Thơ mới đã phổ vào “bức tranh quê” cái nhìn mới mẻ và đa dạng.

Những cảnh sắc tươi tắn trong thơ họ đã được viết nên bởi những giọng điệu thơ tươi tắn, gắn bó với vẻ đẹp thôn quê, với thiên nhiên và con người xứ sở. Khảo sát giọng điệu LB trong Thơ mới không thể bỏ qua một hiện tượng cá biệt, giọng thơ trào phúng của LB Tú Mỡ. Tú Mỡ đưa vào LB - một thể thơ khá mềm mại - sắc thái mới, vừa hài hoà, vui vẻ vừa châm biếm, giễu cợt sâu cay: Lạ lùng! ở nước Nam ta/ Lòng nhân đạo cũng đổi ra trái mùa (Hội bảo trợ súc vật)... Những “nghịch âm” Thơ mới này đã cấp thêm cho LB những sắc điệu mới bên cạnh chất giọng trữ tình thiết tha vốn có của thể thơ, làm nên tính đa thanh, đa giọng của LB Thơ mới.

Về ngôn ngữ, LB Thơ mới đã làm phong phú thêm vốn từ ngữ cho thơ Việt trên hành trình đi đến hiện đại. Trong xu thế chung của ngôn ngữ Thơ mới -

mà đặc sắc nhất là lớp từ chỉ màu sắc của thể thơ. LB Thơ mới rất thành công trong việc dùng từ chỉ màu sắc, góp phần tạo nên dấu ấn của phong cách thể thơ trong thời đại mới. Từ chỉ màu sắc xuất hiện với mật độ đậm đặc, có khi ngay trong một bài LB chỉ 7 cặp câu mà đã có đến 10 từ chỉ màu sắc (bài



riêng,

Truyện Kiều... Tuy nhiên, hệ từ chỉ màu sắc trong Truyện Kiều


Thơ mới





, tươi vui, một “chuỗi cười ngũ sắc” của cái tôi mới: Trưa hè nắng dọi vàng hoe / Nhà tranh khói bám cổng tre gió lùa / Tàu cau xanh dưới trời / Ngọn rơm vàng ánh gương hồ long lanh/ Nước mưa trong chứa chum sành/ Vườn cây lúng liếng bòng xanh ổi hồng/… Trưa ngồi nghỉ bóng đa xanh / Sớm ra chợ đón gặt quanh các làng / Đêm thanh đập lúa trăng vàng / Nến sao thắp trắng trên màn trời xanh, v.v...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023