Cách Nhìn Của Giới Thế Tục Về Sự Chân Tu Của Huyền Quang

gác nho gia đi tu (vào Nho ra Phật). Có thể dẫn ra đây một vài điển hình về đại sư Khuông Việt:

Thuở nhỏ theo học đạo Nho, lớn lên theo đạo Phật…‖[159; tr.42]; về thiền sự Cứu Chỉ: ―… từ nhỏ hiếu học, đọc khắp các sách kinh điển Nho, Phật. Một hôm ông gặp sách lại, than rằng…Nhân đó ông rời bỏ thế tục‖[159; tr.77]; quốc sư Thông Biện: ―… bản tính thông tuệ, học thông tam giáo (chỉ Nho, Đạo, Phật)‖[159; tr.86]; về đại sư Mãn Giác: ―Ông vốn là người học rộng, nhớ giỏi, học thông Nho, Phật‖ [159; tr.92]…Ngoài ra có thể kể đến những trường hợp các thiền sư khác cũng lựa chọn con đường ―vào Nho ra Phật‖ như: thiền sư Bản Tịch, thiền sư Minh Trí, thiền sư Tịnh Lực, thiền sư Trí Bảo, thiền sư Tịnh Giới, thiền sư Thường Chiếu, cư sĩ Ứng Vương, thiền sư Định Không, thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Ma Ha, thiền sư Vạn Hạnh, đạo giả Thiền Ông, thiền sư Đạo Hạnh, thiền sư Thuần Chân, thiền sư Huệ Sinh, thiền sư Thiền Nham, thiền sư Bản Tịch, thiền sư Trí Thiền, thiền sư Chân Không, ni sư Diệu Nhân, thiền sư Viên Học, quốc sư Viên Thông, thiến sư Y Sơn, vua Lý Thái Tông…

Như vậy, có thể thấy rằng thiền sư được giới thiệu trong Thiền uyển tập anh chủ yếu đều là trí thức không chỉ am hiểu kinh sách nhà Phật mà còn am hiểu cả đạo trị quốc của đạo Nho, và việc một số nhà sư có tham gia chính sự là hoàn toàn dễ hiểu và có cơ sở. Đại Việt sử kí toàn thư cũng cung cấp cho chúng ta những dữ liệu liên quan đến tầm ảnh hưởng của các thiền sư đối với những vấn đề chính trị- xã hội, sự hưng vong hay thay thế giữa các triều đại nhờ tài học vấn uyên bác và uy vọng của mình. Có thể kể ra những ghi chép của các sử gia về các thiền sư như Đỗ Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh.

Là những người theo đạo Phật nhưng đôi khi các thiền sư cũng rất am hiểu đạo trị quốc của nhà nho. Có thể dẫn ra đây trường hợp Tăng phó Nguyễn Thường khuyên vua Lý Cao Tông vào năm 1202 khi thấy vua mê nhạc hơn cả quan tâm đến chính sự. Toàn thư ghi lại như sau: ―Mùa thu, tháng 8, hoàng tử Thẩm sinh. Đổi niên hiệu làm Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 1…Sai nhạc công chế khúc nhạc gọi là nhạc Chiêm Thành, tiếng trong trẻo ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường nói: ―Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: âm thanh của nước loạn ai oán và bực tức; nay dân loạn, nước nguy, chúa thượng thì chơi bời không điều độ, chính sự của triều đình thì rối loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong‖[75; tr.253]. Đây là một ý trích đoạn trong Mao thi tự (còn gọi là Thi đại tự đời Hán) bàn về liên hệ giữa thi ca và chính trị mà Nguyễn Thường đã vận dụng. Bình về hiện tượng này nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đã buông một câu nhận xét xác đáng rằng nhà sư ―Nguyễn Thường can vua không khác gì hậu thân của Khổng Tử‖.

Như vậy, Huyền Quang cũng như nhiều nhà sư khác thời Lí-Trần được miêu tả trước hết trong sự giao thoa giữa Nho và Phật như vậy. Trong đó có thể thấy Huyền Quang chính là nhân vật nhà sư điển hình, tiểu biểu nhất cho khuynh hướng ―vào Nho ra Phật‖.

2.3.2.2. Cách nhìn của giới thế tục về sự chân tu của Huyền Quang

Trong Tổ gia thực lục có hai nhân vật tồn tại song song suốt tác phẩm là nhà sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích- một nhân vật phụ nữ xuất hiện khá sớm trong VHTĐVN. Để hiểu về Huyền Quang, về đạo đức nhà tu hành không thể không tìm hiểu về nhân vật nữ này. Mặc dù không được nhìn nhận ở góc độ ngợi ca nhưng Điểm Bích hiện lên trong Tổ gia thực lục quả là một mĩ nhân theo đúng nghĩa. Nàng không chỉ có ―nhan sắc tuyệt trần‖, ―nõn nà xinh đẹp như Phi Yến, khôn ngoan khéo léo tựa Điêu Thuyền‖ mà còn có tài làm thơ, ―giỏi ngôn từ, tinh thông kinh sử‖: ―các loại thơ trường thiên ngũ ngôn, hễ cứ mở miệng là đã thành bài, đặc biệt lại giỏi thơ quốc ngữ‖. Tài của nàng đến nhà vua phải thốt lên: ―- Đây hẳn là thần đồng‖.

Có lẽ Điểm Bích là trường hợp đặc biệt nhất trong VHTĐVN, được miêu tả rất kĩ về tài năng, nhan sắc nhưng không phải để tôn vinh. Nàng gợi cho ta liên tưởng đến những mĩ nhân nổi tiếng ở Trung Hoa với sắc đẹp ―khuynh quốc khuynh thành‖! Bởi đơn giản nàng không chỉ xinh đẹp mà còn có tài và cái tài của nàng lại hé mở một đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm. Tuy nhiên, tác giả Tổ gia thực lục lại mang đến cho chúng ta một cảm nhận hoàn toàn trái ngược: người đời ai cũng có thể bị rung cảm và bị cuốn hút trước Điểm Bích nhưng có một người luôn bình thản và không hề bị chi phối trước nàng đó là nhà sư Huyền Quang. Truyện kể rằng, khi sư tổ Huyền Quang đến Vân Yên vào năm Quí Sửu, bấy giờ ngài đã sáu mươi. Một hôm vua bảo thị thần và tăng đạo với ý băn khoăn rằng tại sao ―chỉ mình sư Huyền Quang là cứ sắc sắc không không‖, không có những xao động như người thường, đó là do ―ngăn hãm tình dục hay không có tình dục?‖

Trước sự băn khoăn của nhà vua, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tâu: ―Vẽ hổ chỉ vẽ được lông khó vẽ được xương. Xin hãy thử xem, tất sẽ biết”.

Và Điểm Bích đã được chọn lựa làm phép thử sư Huyền Quang. Khi vâng chỉ vua ra đi, mặc dù biết Huyền Quang là người ―không có sắc dục, tính nết cứng rắn, giới hạnh rất cao‖ song có lẽ Điểm Bích đã rất tự tin thậm chí ảo tưởng về khả năng cám dỗ của bản thân mình. Bởi thế khi đến Vân Yên xin xuất gia tu hành, nàng đã tìm cách tiếp cận và quyến rũ Sư Huyền Quang. Thế nhưng ―sư thấy người này nhất cử nhất động đều mang thói đùa mây cợt gió của ả Hằng chẳng phải là hạng phật tử cầu đạo, bèn sai tăng ni khiển trách sư già, bảo hãy để Điểm Bích quay về lấy chồng đợi khi tuổi già sẽ lại tới học đạo‖. Như vậy, Điểm Bích dù nhan sắc, tài tình đến đâu cũng không làm ―rung động, quyến luyến‖ được Huyền Quang nghĩa là nàng đã thất bại. Tuy nhiên là một người phụ nữ thông minh nàng cũng đã nghĩ ra một kế để có thể lấy được thoi vàng làm chứng như căn dặn của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

nhà vua. Không thể lay động nhà sư giới hạnh nghiêm mật, uy nghi lồng lộng, Điểm Bích đành cầu cứu đến lòng trắc ẩn từ bi hỉ xả của nhà chùa. Câu chuyện nàng dựng lên kể về gia cảnh gặp nạn đương nhiên đã khiến các tăng ni và sư Huyền Quang tin.

Bị thất bại trong việc quyến rũ sư Huyền Quang, Điểm Bích dường như trở thành một người phụ nữ nói dối. Ở đây, tác giả Tam Tổ thực lục dường như không còn có ý định xây dựng Điểm Bích thành mẫu hình nhân vật lí tưởng nữa. Điểm Bích có những biểu hiện của con người trần tục với những chiều kích mới chân thực, sinh động hơn. Bởi thế, Điểm Bích có thể nói dối sư Huyền Quang và các tăng ni thì khi về đến kinh, nàng lại cũng có thể ―bịa chuyện‖ để tâu với vua về việc Huyền Quang đã phải lòng nàng như thế nào: ―Một hôm khoảng chừng nửa đêm, sau khi lên điện tụng kinh, tôn sư và tăng ni ai nấy đi về phòng riêng nghỉ, thiếp bèn đến cạnh phòng tôn sư, nghe xem động tĩnh thế nào, thì thấy ngài ngâm lời kệ rằng: ―Vằng vặc trăng mai ánh nước- Hiu hiu gió trúc ngâm sênh- Người hòa tươi tốt, cảnh hòa lạ- Mâu Thích ca nào thuở hữu tình”. Sư ngâm đi ngâm lại, thiếp bèn bước vào tăng phòng dâng lời từ biệt xin về nhà thăm cha mẹ, hẹn đến năm sau sẽ quay lại học đạo. Sư bèn giữ thiếp ngủ lại một đêm, rồi cho thiếp một nén vàng‖. Sử dụng nhiều ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chứng tỏ tác giả cũng đã bắt đầu ý thức khắc họa tính cách, tạo cho người đọc ấn tượng khó quên về một nàng Điểm Bích thông minh, khéo léo, ứng xử nhanh nhạy…

Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 10

Sau này cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quan hệ Huyền Quang- Điểm Bích. Có ý kiến cho rằng Huyền Quang chưa hẳn đã trong sáng và Điểm Bích cũng có chỗ đáng thương. Trường hợp kể lại câu chuyện của tác giả Sơn cư tạp thuật thế kỉ XVIII cũng là một thú vị. Tác giả Đan Sơn đã để cho Huyền Quang ―thông dâm‖ với Điểm Bích và cuối cùng phải thừa nhận sự thật. Qua ngòi bút của tác giả Sơn cư tạp thuật Huyền Quang hoàn toàn là một con người khác. Chàng không phải thánh thần giáng sinh mà chỉ là một kẻ tu hành. Dưới ánh trăng tà khi thấy Thị Bích ―quần lụa trễ xuống…để lộ da thịt tuyết trắng‖ thì lòng thiền cũng xao động. Như vậy, mô típ thử thách sắc dục thường đặt nhân vật trên một vị trí chênh vênh, dễ bị nghi ngờ…Gần đây, trong tập truyện Đôi mắt Đông Hoàng (NXB Hội nhà văn, 2010) của Uông Triều, câu chuyện về Huyền Quang và Điểm Bích lại được sáng tạo theo tư tưởng mới. Và qua cách kể lại lịch sử của Uông Triều thì Huyền Quang đã thêm một lần được minh oan và cái khát vọng sâu xa của Điểm Bích- khát vọng của mọi cung nữ cũng được đáp ứng. Có thể tóm lược truyện thế này: Chín tuổi Điểm Bích được tuyển vào cung. Nàng mơ ước có thể sinh hạ

một hoàng nam. Vua sai Điểm Bích đi thử giới hạnh Huyền Quang. Trước khi đi nàng xin phép nhà vua ―cho phép thiếp được trở thành đàn bà‖. Yêu cầu của Điểm Bích được vua ân chuẩn. Điểm Bích ra đi nhưng trong lòng không có ý đồ nào hết. Đến Vân Yên, Điểm Bích xin ở lại cửa Phật. Nàng thường đàm đạo thơ văn với Huyền Quang. Nàng thấy Huyền Quang đạo hạnh nhưng nàng cũng mơ ước có một người đàn ông cho riêng mình. Nhưng cả hai (vua và Huyền Quang) đều không thuộc về nàng. Một đêm trăng, nàng tìm gặp Huyền Quang và đọc bài thơ…Sau đêm đó, Điểm Bích rời Yên Tử trở về đem theo thoi vàng Huyền Quang tặng lúc chia tay…Như vậy, có thể có nhiều cách kể lại câu chuyện khác nhau và có những cách nhìn nhận khác nhau về mối quan hệ Huyền Quang- Điểm Bích, song nhìn chung vẫn luôn tồn tại hai luồng ý kiến: một thì cho rằng, thiền sư cũng là người trần mắt thịt, cũng có những ham muốn dục vọng như người thường; một thì lại quả quyết khẳng định và tin vào đạo hạnh của thiền sư. Có lẽ để hiểu được thấu triệt điều này cần hiểu về con người Huyền Quang và những ý nghĩa văn hóa trong vấn đề tôn giáo cụ thể ở đây là Phật giáo. Ta biết rằng, Phật giáo và Thiền sư luôn chủ trương diệt dục. Họ quan niệm nếu khước từ đời sống tình dục thì sẽ tu luyện được phép lạ. Phép lạ thực ra chỉ là huyễn tưởng nhưng thời đó người ta vẫn luôn tin là có thật? Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng đời Lí có hai vị thiền sư là Nghiêm Bảo Tính và Minh Tâm tự thiêu, kết thành ra thất bảo [75; tr.178]. Sử gia Ngô Sĩ Liên cũng đã bình về sự việc này như sau: ―Phật thành thì xác hóa làm bảo như thế. Vì rằng người sãi đoạn tuyệt tình dục thì tinh khí kết lại thành ra thứ ấy. Người đời cho là không thường, thấy mà cho là lạ, có biết đâu là tinh khí dương tụ lại mà thành thôi‖ [75; tr.178]. Vào đời Trần, cũng có chuyện tương tự: ―…Bấy giờ thượng hoàng (chỉ Trần Nhân Tông) xuất gia ở ngọn Tử Phong núi Yên Tử, tự hiệu Trúc Lâm đại sĩ. Chị của Thượng hoàng là Thiên Thụy ốm gần chết, thượng hoàng xuống núi đi thăm, và bảo rằng: Nếu chị đến ngày đến giờ thì cứ đi, nếu âm phủ có hỏi việc gì thì trả lời rằng: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ đến sau! Thượng hoàng nói thế xong trở về núi, dặn người hầu là Pháp Loa các việc về sau, rồi ngồi đấy tự nhiên hóa thân. Thiên Thụy cũng chết vào ngày hôm ấy. Pháp Loa đem xác của Thượng hoàng thiêu đi, nhặt dược hơn ba nghìn xá lị, mang về chua Tư Phúc ở kinh sư” [75; tr.342]…Ngay trong Thiền uyển tập anh chúng ta thấy rằng các thiền sư phần lớn đều là những người trải qua một quá trình luyện tập công phu và tu dưỡng đạo Phật. Chiếm một số lượng khá lớn là các tiểu truyện nhấn mạnh một vài nét cá tính và công phu tu tập của các thiền sư khi đã đạt đến một trình độ

nhất định. Những khả năng đó vừa biểu thị sự hướng nội, sức mạnh nội tâm nội lực, sự đạt đạo ở ý chí làm chủ bản ngã; đồng thời vừa biểu thị sức mạnh hướng ngoại, có khả năng chinh phục thế giới ngoại cảnh, thế giới chúng sinh, hàng ngũ vua quan đệ tử và cả giới tự nhiên, loài vật, cỏ cây, gió mưa, mây nước. Có thể kể đến các tiểu truyện như Thiền sư Đạo Huệ (?- 1173); Thiền sư Vô Ngôn Thông (?- 826); Thiền sư Bảo Tính và thiền sư Minh Tâm (?- 1034); Thiền sư Quảng Trí (?; Thiền sư Bảo Giám (?- 1173; Thiền sư Tịnh Không (?- 1170); Thiền sư Trường Nguyên (1110- 1165)…Như vậy, thiền sư luôn ý thức về quá trình tu luyện để đạt đạo. Và bởi thế, họ xem phụ nữ là một nhân tố cản trở cho quá trình tu luyện ấy. Huyền Quang có lẽ cũng không phải không thấy Điểm Bích là một phụ nữ đẹp, hơn nữa bản thân ngài lại là một thiền sư-thi sĩ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp, nhưng nhờ kiên trì đức tu, thiền sư đã có được bản lĩnh diệt dục nên chẳng thể xao lòng trước Điểm Bích, không vi phạm giới luật. Đây là điều hoàn toàn hợp với quan niệm của Phật giáo và phù hợp với chính con người Huyền Quang. Sư Tổ vốn là người học rộng hiểu nhiều, giỏi văn chương chữ nghĩa ―vượt hơn cả sứ thần Trung Hoa, khiến họ phải nể phục‖. Sư tuy thi đỗ trạng nguyên nhưng không thiết tha lắm với chốn quan trường mà luôn có tâm niệm được xuất gia. Mấy phen dâng biểu xin từ chức (sư được bổ làm quan ở Hàn lâm viện và phụng mạng tiếp đón sứ Trung Hoa) để xuất gia tu hành. Nhà vua vốn yêu mến Phật giáo, nên sau cùng mới cho đi…Sư trụ trì ở chùa Vân Yên, do sự đa văn bác học, tinh thâm đạo lí nên học trò bốn phương nghe danh tụ hội về tham vấn thường xuyên không dưới ngàn người…Có thể nói với một lai lịch và hành trạng

―tuyệt đối trong sạch‖ Huyền Quang đã tạo được sự kính trọng, tin tưởng của triều đình và các tăng đồ. Việc thiền sư vượt qua được thử thách sắc dục với nàng Điểm Bích là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đến đây, chúng ta có thể khẳng định Tổ gia thực lục không nhằm ca ngợi sắc đẹp người phụ nữ mà là khẳng định đạo đức nhà tu hành. Điểm Bích không phải mẫu người phụ nữ được ngợi ca mà chỉ đóng vai trò của ―thứ thuốc thử‖ nhân cách thánh thiện nhà tu hành, làm hiện lên màu hồng của đạo đức tiết dục, diệt dục. Và cái giai thoại Huyền Quang – Điểm Bích tưởng như là một công án ―bất khả giải, bất khả tường, bất khả thông‖ thì nếu nhìn ở góc độ văn hóa tâm linh đã có thể hoàn toàn giải mã được.

2.3.2.3. Hé mở mục đích của tư tưởng diệt dục

Nhân vật thiền sư Huyền Quang được vua quan triều đình, tăng chúng ngưỡng mộ không chỉ bởi đạo đức trong sạch của nhà tu hành mà còn bởi xung quanh cuộc đời của thiền sư tồn tại nhiều yếu tố tôn giáo thần bí tạo nên uy vọng lớn cho chính thiền sư.

Trước hết, phải kể đến yếu tố ―lạ‖ đầu tiên trong con người thiền sư là quá trình khi sinh. Theo tác giả Tổ gia thực lục thì cha mẹ Huyền Quang đều là những người đức độ, sống thanh bạch cha ông được ―triều đình ban cho quan tước, nhưng từ chối không nhận, chỉ lấy cảnh điền viên làm thú vui tiêu diêu ngày tháng và thích xem sách lạ truyền kì‖, mẹ của ―Sư Tổ họ Lê, một người đàn bà có đức hạnh, thuận vâng theo chồng, kính dưỡng cha mẹ‖. Do đó việc Huyền Quang ra đời một cách kì lạ lại như là một minh chứng cho việc: vì bố mẹ sư đức độ nên đã được đền bù xứng đáng. Tổ gia thực lục kể lại rằng: ―Năm bà (mẹ sư Huyền Quang) ba mươi tuổi vẫn chưa có con trai, nên thường đến cầu đảo ở chùa Ngọc Hoàng…Một hôm bà đến núi Trâu hái thuốc, đi tới chùa Tiên Ma Cô, gặp buổi ngày hè nóng bức, bà liền ghé chân nghỉ mát bên chùa. Lúc này gió nồm lồng lộng, mặt trời đã gác non đoài. Chợt như có vẻ mông lung chập chờn, bà thấy một con khỉ già to lớn, đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời ném vào lòng bà. Bà chợt bừng tỉnh, thấy lòng rung động. Bà trở về nói chuyện lại với Tiên sinh. Tiên sinh bảo: “Động Thân Dương có tinh khí loài khỉ không tiêu tan được vì thế mà có những mộng ứng này, chẳng có gì là lạ cả- rồi lại bình thản thêm- Ném mặt trời vào bụng, là điềm Lê thị có thai”. Năm sau là năm Giáp Dần, đến ngày tết Nguyên Đán, sư trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Tuệ Nghĩa thiền sư tụng kinh ở thiền đường, tạm quay về tăng phòng, ngồi tựa ghế thiền định. Bỗng thiền sư mơ thấy các toà trong chùa đèn nến rực sáng, chư phật trang nghiêm, Kim cương, Long thần hội tụ la liệt. Đức Phật chỉ tay bảo A Nan tôn giả: “Ngươi hãy thác sinh làm pháp khí ở Đông Thổ, phải nhớ lấy tiền duyên”…Năm ấy Sư Tổ xuất sinh‖ [84; tr.99]

Không chỉ có sự ra đời kì lạ mà Huyền Quang còn có những đặc điểm khác biệt về ngoại hình và sự phi thường về trí tuệ, học vấn đủ cho thấy đây không phải là thường nhân mà là thánh nhân: ―Ngày Sư Tổ ra đời, có ánh hào quang rực rỡ, hương thơm ngào ngạt, người ta gọi Ngài là Thanh Tịnh Hương hài đồng‖ [84; tr.99]; ―Sư Tổ học một biết mười, tài hoa như á thánh Nhan Tử, cha mẹ đặt tên cho là Tải Đạo. Năm hai tuổi, Sư Tổ thi hương trúng cách, mọi người đều mong Sư Tổ đỗ đại khoa. Năm sau thi Hội, quả nhiên Sư Tổ đỗ Khôi nguyên‖ [84; tr.99]…Chính nhờ những điều này mà Sư Tổ nhanh chóng tạo được uy vọng của mình đối với triều đình, tăng chúng. Đối với triều đình ngài được mời vào làm việc ở viện hàn lâm, tiếp đón Bắc sứ ―văn thư qua lại, trích dẫn nghĩa lí kinh điển, ứng đối trôi chảy, văn chương ngôn từ vượt quá thượng quốc và các nước

láng giềng‖, ngài được ―triều đình ban thưởng vàng bạc nhiều vô kể‖. Đối với tăng chúng ―Sư Tổ trụ trì ở chùa Vân Yên núi Yên Tử. Ngài học rộng, xem nhiều, tinh thông thánh đạo, các tăng ni theo học có tới ngàn người‖…

Và đỉnh cao trong sự khẳng định uy vọng, đạo đức Huyền Quang chính là việc nhà sư thể hiện pháp thuật trước triều đình, tăng chúng. Câu chuyện Huyền Quang- Điểm Bích mà chúng tôi phân tích khá kĩ ở phần trên đã chứng minh cho chúng ta sự chiến thắng của đạo đức nhà tu hành trước sự cám dỗ nhan sắc của phụ nữ. Tuy nhiên đó là sự nhìn nhận phân tích của chúng ta về nhân vật Huyền Quang theo quan điểm đạo đức. Còn đối với vua quan triều đình, tăng chúng thời bấy giờ thì ―nỗi oan‖ của Huyền Quang được giải ra sao, tấm lòng trong sạch của Huyền Quang được sáng tỏ đến đâu phải được thể hiện trong sự kiện Sư Tổ dùng pháp thuật hô phong hoán vũ cảm thông được trời đất hay không? Và tác giả Tổ gia thực lục đã thuật lại khá kĩ sự kiện này như sau: ―Vua bèn mở hội Vô Già ở phía tây thành phố, sai sứ giả đến mời sư về giữ chức mật án pháp trong lễ hội ấy. Các loại cà sa, y bát, pháp khí đem ra dùng đều được trang sức bằng đồi mồi, vàng bạc, châu báu. Nhà sư được vua mời về, lập tức đến ngay kinh đô yết kiến. Sáng hôm sau sư lên đàn hành lễ. Bốn bên đàn đều căng lụa vàng, phô ra đủ các loại tạp vật, đèn nhang của sáu lễ cũng được bày biện sẵn. Sư vốn cũng đã biết việc ngày nọ việc cung nữ đến thử, bèn ngẩng lên trời than thở. Ngài bước lên đàn ba lần, bước xuống đàn ba lần, rồi đứng yên giữa đàn một mình, vọng bái hiền thành mười phương, tay phải cầm bình ngọc trắng, tay trái cầm cành liễu xanh, miệng lầm rầm niệm chú. Xong ngài rảy nước tưới rửa khắp chốn trên dưới trong ngoài đàn hội. Bỗng một đám mây đen hiện ra ở phương nam, gió thổi cát bụi tung bay mờ mịt bầu trời, một lát thì tan hết; tất cả các tạp vật ấy đều bay đi, chỉ còn lại đèn nhang của sáu lễ. Các đạo tràng và mọi người xem hội, ai nấy đều thất sắc…‖[84; tr.106]. Và kết quả như chúng ta đều biết: vua thấy nhà sư phù phép cảm thông được trời đất, bèn rời chiếu lễ đến xin tạ lỗi lắm và từ đó vua càng thêm tôn kính nhà sư, gọi ngài là Tự Pháp. (Còn Thị Bích thì bị vua giáng xuống làm kẻ quét dọn trong cung Cảnh Linh.). Sau khi Sư viên tịch còn được vua Trần Minh Tông ―ban cho mười lạng vàng, lại sai môn đồ tăng ni dựng tháp mộ ở sau chùa, cấp cho ruộng tế gồm một trăm năm mươi mẫu năm sào, ban cho tên huý là Trúc lâm thiền sư Đệ Tam Tổ, đặc phong là Tự Pháp Huyền Quang tôn giả‖.

Những dấu hiệu tôn giáo thần bí- một trong những yếu tố quan trọng đã tạo nên sức hấp dẫn của nhân vật thiền sư trong suốt thời gian dài không chỉ xuất hiện ở tiểu truyện về thiền sư Huyền Quang mà ta cũng đã bắt gặp trong một số tiểu truyện của Thiền uyển tập anh. Bên cạnh việc giúp vua xây dựng vương quyền, đánh giặc cứu nước, các thiền sư được thể hiện trong Thiền uyển tập anh còn được vua mời đến thực hiện nghi thức tế lễ ―đảo vũ‖,

―cầu vũ‖ một cách linh nghiệm, gần như đóng vai trò các pháp sư, góp phần trực tiếp vào đời sống sản xuất của cư dân nông nghiệp hoặc có thể thực hiện các phép thuật phi thường giáng long phục hồ, trừ tà. Có thể kể đến vai trò của Thiền sư Tịnh Giới (?- 1207; Thiền sư Nguyện Học (?- 1181; Thiền sư Đạo Hạnh (?- 1117); Thiền sư Thiền Nham (1093- 1163). Có khi phép cầu đảo, phù chú lại liên quan trực tiếp đến việc chữa bệnh cho dân như ở tiểu truyện Thiền sư Ma Ha (?- ?); Thiền sư Giới Không (?- ?)…Như vậy, thông qua các yếu tố ―lạ hóa‖ của việc cầu mưa, chú thủy chữa bênh…chúng ta thấy được những hoạt động thiêng liêng, linh dị của các thiền sư đã được vận dụng hướng về giải quyết công việc sản xuất và đời sống an lạc thường ngày của nhân dân. ―Điều này cũng cho thấy rõ thêm đặc tính hướng về cộng đồng, hương về nhân sinh thế tục, biểu hiện tính không ―vụ lợi‖ trực tiếp của phật giáo Việt Nam‖ [111; tr.75]. Mặt khác đây có lẽ theo chúng tôi cũng là thêm một lí do khiến cho các thiền sư được hâm mộ. Cả tăng ni, dân chúng, vua quan triều đình thời Lí- Trần không chỉ ngưỡng mộ thiền sư vì đạo cao đức trọng mà còn vì phép lạ, cầu mưa, trị bệnh, trị tà như trên. Và ở một mức độ nào đó có thể thấy quá trình tu dưỡng đạo Phật của thiền sư không chỉ có việc lĩnh hội những kiến thức của Thiền tông mà có cả Mật tông nữa. Bởi Mật tông là một tông phái khi truyền vào Việt Nam đã nhanh chóng hoà vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa, trị tà ma và trị bệnh. Đây là lí do khiến cho chân dung một số nhân vật trong Thiền uyển tập anh không còn thuần tuý là thiền sư nữa mà có gì gần với pháp sư. Có thể dẫn ra câu chuyện rất quen thuộc được ghi lại cả ở Thiền uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái Đại Việt sử kí toàn thư, đó là truyện về Thiền sư Giác Hải. Tác giả Thiền uyển tập anh kể rằng:

―Thời Lí Nhân Tông, sư (chỉ Giác Hải) và Thông Huyền chân nhân có lần được vời vào hoàng cung ngồi hầu vua trên bệ đá mát ở hiên điện chính, chợt có đôi tắc kè đậu gần đó kêu váng lên, rất chối tai. Vua bảo thông huyền xua đi. Thông Huyền lặng lẽ niệm chú, một con liền rơi xuống. Thông Huyền cười bảo sư:

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí