Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 20

giáo như trên, chúng tôi nhận thấy Lê Thánh Tông cũng là người bắt đầu có ý thức dùng từ thuần Việt để phản ánh hiện thực cuộc sống, hiện thực tâm trạng ở những mặt thô tháp, nguyên sơ nhất: ―Lá rụng, hoa tàn động xác ve/ Ngoài cửa đùn đùn tan bóng trúc‖ (Lại vịnh cảnh mùa hè); ―Cảnh vật chòm chòm bay lửa đóm/Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang‖ (Trống canh hai)…Rõ ràng so với Nguyễn Trãi thì từ thuần Việt trong thơ Lê Thánh Tông chưa được sử dụng nhuần nhuyễn bằng. Tuy nhiên có đôi chỗ tinh tế, vi diệu: ―Khách thơ, hứng nghĩ hiềm chưa đủ‖ (Cây sen non). Trong hệ thống từ thuần Việt, từ láy có lẽ là lớp từ có khả năng biểu cảm hơn cả. Thơ Nguyễn Trãi dùng chưa nhiều nhưng đến Lê Thánh Tông và các tác giả thời Hồng Đức từ láy được dùng khá phổ biến. Với 48 lần sử dụng từ láy tuy chưa được tinh tế trong kĩ thuật nhưng bước đầu nó đã tạo nên những câu thơ có hình ảnh tươi vui, ngộ nghĩnh mà từ Hán Việt không thể có đựơc:

- Rực rỡ cửa vàng ngày Thuấn rạng,

Làu làu phiến ngọc lịch Nghiêu phân (Tết Nguyên Đán)

- Nguyệt đầu non treo chếch chếch,

Sương mặt đất ướt đầm đầm (Trống năm canh)

Tiếng Việt trong thơ Lê Thánh Tông không được thanh thoát, tinh tế như thơ Nguyễn Trãi nhưng chỉ với việc có ý thức sử dụng từ thuần Việt thôi ta cũng rất trân trọng tình cảm của vị vua tài đức vẹn toàn đối với ngôn ngữ dân tộc. Đó là một điều đáng quý.

Tóm lại, qua việc sử dụng ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật trong thơ Lê Thánh Tông ta thấy rõ ràng dù vẫn nằm trong khuôn khổ, qui phạm của văn học trung đại nói chung song với việc dùng tương đối nhiều hệ thống ngôn ngữ, hình tượng liên quan đến vấn đề chính trị như trời, vua, thiên tử, thiên mệnh, đức trị, văn trị, thân dân…hay vấn đề Đức cho thấy sự khu biệt về giọng thơ, chất thơ ở Lê Thánh Tông: đó là thơ khẩu khí- khẩu khí Đế vương.

Tiểu kết chương 4

Từ những tìm hiểu và phân tích về mẫu hình Hoàng đế trong thơ Lê Thánh Tông chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, nhân vật hoàng đế là sản phẩm của chế độ quân chủ chuyên chế, là người đứng đầu thiên hạ, đương nhiên Hoàng đế có một thứ siêu quyền lực bất khả xâm phạm, có ―vỏ bọc‖ siêu nhiên và uy danh lấn át cả các vị thần. Bên cạnh quyền lực tối cao, người làm Hoàng đế cũng không được thiếu những phẩm chất mà nhà Trời gửi gắm và thần dân trông mong: đức cao, tài giỏi, biết yêu thương bách tính, kính trời… nói chung, phải làm tròn sứ mệnh mà ―bề trên‖ đã giao phó. Trong lịch sử Việt Nam, vua Lê Thánh Tông đúng là vị minh quân thánh đế lỗi lạc. Đồng thời bên cạnh đó ông còn là người sáng tác văn học, để lại cho mai hậu nhiều tác phẩm thơ có giá trị. Lê Thánh Tông với tư cách là Hoàng đế với những biểu hiện về Đức như yêu dân, kính trời, ca ngợi đức, trau đức, giữ trọn đạo hiếu, có cái nhìn nam quyền, có cái nhìn theo văn hoá Hoa Di của Nho giáo…cho thấy: mô hình quân chủ theo kiểu Nho giáo đã ―toàn thắng‖; Nho giáo hoàn toàn có thể gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước. Thứ hai, mục đích sáng tác thơ ca của hoàng đế thứ tư nhà hậu Lê chủ yếu vẫn là để củng cố quyền lực và địa vị của Hoàng đế và triều đình. Nghĩa là xem thơ ca như là một phương tiện để truyền tải đạo trị nước an dân. Điều này cũng rất thống nhất với quan niệm sáng tác văn học thời trung đại: văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí…Nhân vật Hoàng đế trong thơ trở lên là một kiểu nhân vật trữ tình độc đáo bởi lẽ ngoài quyền năng của một nhà thơ còn có quyền năng của một vị Hoàng đế. Vì thế ta thấy nổi lên trong thơ vẫn là con người với bổn phận, trách nhiệm với bản thân, dòng tộc, triều đình và với dân với nước. Với tư cách là nhà thơ họ có thể bày tỏ những suy nghĩ, quan niệm, mong ước của mình qua ngôn từ nghệ thuật. Với tư cách là một Hoàng đế họ lại có thể mang những sản phẩm do mình sáng tạo ra để làm công cụ bảo vệ cho vị trí thống trị của mình. Và dĩ nhiên, vì họ là vua, là thiên tử nên sáng tác thơ ca của họ sẽ có sức mạnh tác động hơn, được chú ý nhiều hơn. Lê Thánh Tông ở vào thời hoàng kim của Nho gia và văn học nhà nho, lại là người đứng đầu nhà nước phong kiến, nên hơn ai hết quan niệm văn chương nhà nho mà ông khởi xướng đã trở thành quan phương, chính thống, phát huy tác dụng như chưa từng thấy, văn học nhà nho trở nên thịnh hành. Lê Thánh

Tông là người đầu tiên nhà nước hoá, chính thống hoá văn học Nho gia, đưa văn học này thành văn chương chinh đạo, bác học, cao quý, đồng thời lại có quan điểm khoáng đạt với văn học Nôm, văn học tiếng Việt. Đó là chỗ lớn lao và cũng là khác biệt của hoàng đế Lê Thánh Tông. Thứ ba, Hoàng đế là nhân vật thuộc mô hình thánh nhân quân tử do đó thi pháp miêu tả nhân vật cũng hướng tới việc ca ngợi thân danh tiết (chứ không phải thân xác thịt) và tâm đạo lí trau đức sửa mình. Các yếu tố thi pháp của văn học nhà nho đã được vận dụng thành thục. Về đề tài, kết cấu đặc biệt là hình tượng, ngôn ngữ đều có màu sắc điển hình của văn chương nhà nho: cách sử dụng ngôn ngữ văn học với việc ưa sử dụng từ Hán Việt, điển cố, điển tích, thi liệu Hán học thể hiện sự trang trọng, lịch lãm và góp phần quan trọng vào việc thể hiện những vấn đề trọng đại liên quan đến chính trị như vua, dân, trời, đức. Tuy nhiên ở Lê Thánh Tông ý thức sử dụng từ thuần Việt cũng đã bắt đầu được chú ý tạo nên vẻ đẹp hài hoà: vừa cao sang vừa bình dị vừa uyên bác vừa gần gũi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN


Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 20

Qua bốn chương trình bầy, phân tích, lý giải về hệ thống nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn X-XV chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Mỗi một thời đại sản sinh ra con người vơi tư cách là nhân vật chính của thời đại đó, mỗi một thời kì văn học cũng xây dựng cho mình những nhân vật chính của nó để mà thông qua đó nhà văn gửi gắm quan điểm, tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình vào hiện thực. Nhân vật trong văn học giai đoạn đầu phổ biến là những người đàn ông, những công dân lí tưởng, phi thường. Không có con người bình thường hay tầm thường trong văn học. Không có con người cá nhân trong văn học theo nghĩa hiện đại của nó. Đó là những con người có tâm trạng hào hứng, phấn khởi, siêu thoát, bay bổng. Đó là những bậc đế vương anh hùng, liệt nữ, những thần Phật, những vị sư đạo cao đức trọng, những quan lại, võ tướng, nam nhi, nho sĩ…có dáng vóc kì vĩ, hành động phi thường, phẩm cách lớn lao, chiến công hiển hách. Thường là con người chân dung, con người tấm gương dùng để ngợi ca, khẳng định, giáo huấn. Con người đó là con người nhất thể, nhất dạng, không mấy khi mâu thuẫn và phức tạp. Là con người của tinh thần và ý chí, nguyên tắc và chuẩn mực, có tâm trạng ―cân đối, hài hoà, thanh cao‖. Nhìn chung hệ thống nhân vật trong giai đoạn đầu mang tính chức năng rõ nét.

Trong nền văn học hướng thượng- hướng tới đời sống sang quý trong tinh thần con người ấy thì cảm hứng chủ đạo chính là ca ngợi, tán dương, khẳng định. Thơ Lê Thánh Tông thực chất là cuộc ―ca công tụng đức‖. Truyện thiền sư là những lời khẳng định đạo đức nhà tu hành. Truyện thần linh cũng là lời ca tụng đầy thành kính những tấm gương theo kiểu ―người thật, việc thật‖… Từ ba góc nhìn khác nhau, Luận án đã lần lượt đi vào khảo sát các hệ thống nhân vật khác nhau để vừa thấy được sự phong phú, đa dạng của những kiểu loại nhân vật vừa thấy được những cơ sở nền tảng của ―bước đặt nền móng‖ của văn học giai đoạn đầu.

2. Với góc nhìn văn hoá tâm linh, Luận án tập trung vào khảo sát nhân vật thiền sư Huyền Quang trong Tam Tổ thực lục và qua chính sáng tác thơ-kệ của ông. Với cái nhìn từ bên trong qua sáng tác thơ thiền ta thấy chân dụng tự hoạ của thiền sư Huyền Quang ở phương diện con người gắn với cuộc sống trần tục, với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống trong những cảm xúc gần gũi với đời thường. Với cái nhìn của tác

giả Tam Tổ thực lục ta lại bắt gặp những phẩm chất của con người tôn giáo: đó là đạo đức nhà tu hành khi Huyền Quang vượt qua cám dỗ sắc đẹp của Điểm Bích và những dấu hiệu tôn giáo thần bí như dùng pháp thuật cảm thông trời đất chứng minh lòng trong sáng của mình. Qua phân tích nhân vật thiền sư Huyền Quang chúng tôi thấy rằng: sở dĩ mà các vị thiền sư được hâm mộ, kính phục, được vua mời về triều, không chỉ vì họ có đạo đức mà quan trọng họ có khả năng về những pháp thuật phi thường, huyền bí vì thời đó con người vẫn tin và ngưỡng mộ những điều tưởng như ―hoang đường, kì quặc‖ đó. Đây chính là kiểu nhân vật tiêu biểu từ góc nhìn văn hoá tâm linh thời Lí-Trần…Tuy nhiên, các nhà nho đời Trần như Lê Quát đã bắt đầu công kích các nhà sư. Nếu thiền sư là nhân vật hay, tốt, cần thiết cho xã hội thì liệu cuối Trần trở đi, nhà nho có thể thay thế vị trí của họ nhanh chóng như vậy không? Và họ không còn là quốc sư nữa. Phải chăng về sau người ta thấy rõ phép thuật của thiền sư không có hiệu quả thực tế, không có thật thậm chí hoang đường, ảo tưởng, kì quái…

3. Với góc nhìn từ quan điểm văn hoá giới, Luận án tìm hiểu nhân vật phụ nữ xuất hiện sớm nhất trong VHTĐVN là liệt nữ Mỵ Ê trong Việt điện u linh. Thông qua một nhân vật phụ nữ ngoại tộc Mỵ Ê (Mỵ Ê là người Chiêm Thành) trong Việt điện u linh, Lí Tế Xuyên đã một mặt thể hiện được cái nhìn nam quyền đối với đức hạnh người phụ nữ: đã là phụ nữ phải ―tòng nhất chi chung‖…nghĩa là một cách để bảo vệ lợi ích nam giới, xác lập đạo đức Nho giáo; một mặt cho thấy tính tất yếu phổ biến của Nho giáo: Mỵ Ê tuy chưa được giáo huấn về đạo Nho mà lại hành xử giống hệt người học đạo Nho (chết theo chồng) thì chứng tỏ đạo đức nho giáo là kinh thiên động địa, là phổ biến, qua đó giáo dục đạo đức cho phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung (câu chuyện về liệt nữ Mỵ Ê là một thực tế lịch sử và nó cũng xuất hiện không phải quá cá biệt dưới triều Lí. Đại Việt sử kí toàn thư đã ghi lại những trường hợp người phụ nữ chết theo chồng như để minh chứng cho thuyết tòng phu). Nhân vật Mỵ Ê còn trở thành niềm hứng thú đối với rất nhiều nhà nho trong suốt thời kì trung đại thậm chí sang cả thời cận đại…Tất cả những điều này cho thấy Mỵ Ê chính là nhân vật tiêu biểu của văn học giai đoạn đầu.

4. Với góc nhìn từ mẫu người chính trị làm văn chương chúng tôi thấy nổi lên kiểu nhân vật tiêu biểu là: đế vương. Đây có thể xem là ―mẫu‖ lớn thuộc mô hình thánh nhân quân tử trong thơ nhà nho giai đoạn X-XV. Qua trường hợp phân tích

nhân vật hoàng đế Lê Thánh Tông, Luận án đã chỉ ra rằng các bậc đế vương (người đứng đầu triều đình, là thiên tử-con trời, toàn quyền sinh sát) đã luôn biết dùng thi ca để phục vụ cho mục đích chính trị, củng cố quyền lực thống trị. Từ việc tự ý thức về tài đức của mình để nêu gương đạo đức, đến cách tự ca ngợi triều đình, rồi cách vỗ về muôn dân…đều nói lên điều đó. Cái tôi trong thơ Lê Thánh Tông đã phát ngôn bằng hệ thống từ vựng đậm chất Nho giáo với những đức, thiên, với những khẩu khí của bậc đế vương, với những giai thoại nói về câu đối của ông đầy khẩu khí chinh phục, làm chủ vũ trụ, trời đất. Cái tôi của ông còn có thiên hướng bình luận, giáo huấn đạo đức Nho giáo. So với thơ Trần Nhân Tông, đã có sự thay đổi từ vua Phật sang Vua Nho trong thơ Lê Thánh Tông, song xét cho cùng, vẫn là nghệ thuật thống trị, tạo ra một hình ảnh đẹp, nhân ái, trí tuệ, đức độ của ông vua. Sau này chúa Trịnh và vua Tự Đức cũng học tập những cách diễn ngôn về Đức, về đạo Hiếu của Lê Thánh Tông đủ cho thấy hoàng đế Lê Thánh Tông rất xứng đáng với sự mong đợi của Nho giáo và

―bách tính‖ như thế nào.

5. Nhìn một cách tổng quát ta thấy văn học giai đoạn X-XV đã đi những bước đầu nhưng xu thế ảnh hưởng Nho giáo đã thấy trong tất cả các nhân vật, kể cả thiền sư. Lựa chọn Nho giáo đã ẩn hiện ngay từ những bước đi đầu của văn học dân tộc. Về nghệ thuật: các yếu tố thi pháp của văn học Nho giáo đã có những ảnh hưởng đáng kể trong việc thể hiện các kiểu nhân vật này. Rõ ràng đây là giai đoạn văn học nhà nho tiến đến điển phạm hóa. Điều này phản ánh văn hóa Việt Nam chuyển động từ văn hóa đa nguyên (tam giáo) sang văn hóa nhất nguyên (Nho giáo độc tôn), xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ quân chủ quý tộc sang quân chủ chuyên chế quan liêu.

6. Vận dụng kiến thức liên ngành, đa ngành của nhiều lĩnh vực như văn hoá học, thi pháp học, văn học, xã hội học…chúng tôi hi vọng đã mang lại sự đổi mới cho cách tiếp cận văn học trung đại Việt Nam từ việc nghiên cứu nhân vật và thi pháp nhân vật. Những nhân vật như hoàng đế Lê Thánh Tông, Sư Tổ Huyền Quang, Liệt nữ Mỵ Ê có những cách ứng xử khắc nghiệt với thân xác mà coi trọng tâm đạo đức vì họ đều là những con người được xây dựng theo mô hình ―thánh nhân quân tử‖. Đây là những kiểu nhân vật có chức năng giáo huấn, thiên về lí trí mà ít hoặc mờ nhạt những cảm xúc riêng tư, cá thể. Tư tưởng thẩm mĩ này cũng sẽ được kế thừa và phát triển ở các giai đoạn văn học sau thậm chí kéo dài đến cả thời cận đại như trường hợp nhân vật liệt nữ.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Giang (2008), Bình Ngô đại cáo Cảnh ngày hè nhìn từ tư tưởng thân dân‖, Tạp chí giáo dục (187), tr.33-36.

2. Nguyễn Thị Giang (2012), ―Mẫu hình nam nhi đời Trần qua bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão‖, Tạp chí khoa học (57), Đại Học Sư Phạm Hà Nội, tr.58-65.

3. Nguyễn Thị Giang (2013), ―Câu chuyện về nàng liệt nữ Mỵ Ê (trong Việt điện u linh của Lí Tế Xuyên) và thực tế lịch sử‖, Tạp chí khoa học (3), Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.36-46.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Thích Phước An (1992), ―Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu‖, Tạp chí Văn học (4), tr.48-52.

2. Đào Duy Anh (2009), Hán Việt từ điển, nhà xuất bản Văn Hoá-Thông Tin, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1997), ―Các thể tài chức năng trong Văn học trung đại Việt Nam‖, Tạp chí Văn học (1), tr.56-60.

4. Lại Nguyên Ân- Bùi Văn Trọng Cường (1995), Từ điển Văn học Việt Nam- Quyển I, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

5. Ngô Vũ Hải Bằng (2008), Quyền lợi của người phụ nữ trong bộ luật Hồng Đức, http://e-cadao.com/tieuluan/linhtinh/luathongduc.htm.

6. Đào Phương Bình (1965), ―Phi Khanh và thơ Phi Khanh‖, Tạp chí Văn học

(4), tr.11-14.

7. Đào Phương Bình, Phạm Tú Châu, Nguyễn Huệ Chi...(1977), Thơ văn Lý- Trần, Tập I, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

8. Đào Phương Bình, Nguyễn Đức Vân…(1988), Thơ Văn Lý- Trần, Tập II (Quyển thượng), nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

9. Phạm Tú Châu (1997), ―Thơ thiên nhiên trong thơ chữ Hán Lê Thánh Tông‖,

Tạp chí Văn học (8), tr.13-18.

10. Nguyễn Đổng Chi (1958), Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, nhà xuất bản Văn- Sử- Địa, Hà Nội.

11. Nguyễn Đổng Chi (1958): Loại sử và truyện- Hai bộ Thiền uyển tập anh và Tam tổ thực lục trong sách “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” (Quyển II), nhà xuất bản Văn- Sử- Địa, Hà Nội.

12. Nguyễn Đổng Chi (1963), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập I, II, III, nhà xuất bản Viện văn học, Hà Nội.

13. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập V, In lần hai, nhà xuất bản Viện Văn học, Hà Nội

14. Nguyễn Huệ Chi (1976), ―Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ ―văn học‖ trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn học Lý- Trần‖, Tạp chí Văn học (5), tr.14-31.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí