yêu ma quỷ quái cần xa lánh. Vẻ đẹp mà Lê Thánh Tông cũng như nhiều nhà nho khác hướng đến phải là những người phụ nữ sống và thực thi đúng bổn phận trong khuôn khổ của đạo đức nho giáo. Chúng tôi sẽ quay lại vấn đề người phụ nữ trong cái nhìn khắt khe của người đàn ông trong xã hội nam quyền ở chương 4 khi phân tích kiểu nhân vật liệt nữ.
Nhìn chung, với cách nhìn về Đức của người lãnh đạo Lê Thánh Tông một mặt tự đề cao, ca ngợi Đức của bản thân người lãnh đạo, mặt khác cũng không ngừng trau đức sửa mình để xứng đáng với sự mong đợi của bách tính. Bên cạnh đó vị vua chuộng đạo Nho này cũng luôn tỏ ra có trách nhiệm đối với việc giáo dục đạo đức trong xã hội như nêu gương đạo hiếu, giáo dục đạo đức cho người phụ nữ trong xã hội nam quyền theo tiêu chuẩn tam tòng tứ đức…vv. Và đây chính là những tiền đề quan trọng để ông xây dựng và đưa đất nước đi theo con đường Đức trị, Văn trị.
4.3.2. Cái nhìn trong tư tưởng đường lối chính trị của hoàng đế Lê Thánh Tông
4.3.2.1. Quan niệm về đường lối Đức trị
Nội dung của Đức khá rộng, nào là hiếu đức, nhân đức, minh đức, uy đức, nhượng đức…Song một phẩm chất quan trọng của đức được nhấn mạnh như đã nói ở trên là đức hiếu sinh. Khi đức của đế vương đã thông với đức của Trời Đất thì tất nội dung trước tiên là đức hiếu sinh. Theo quan niệm của người trung đại, bất cứ một sự vật nào- tất nhiên trong đó có con người- trời đất có đức hiếu sinh, nuôi dưỡng vạn vật; người được trời chọn làm thiên tử chính vì người đó có thể thay trời thực hiện đức hiếu sinh đó. Đức phối thiên địa nghĩa là như vậy. Đức hiếu sinh áp dụng vào thực tiễn chính trị của Đế vương có thể được biểu hiện trước hết trong việc lựa chọn Đức trị chứ không chọn hình chính. Đổng Trọng Thư giải thích thế nào là dĩ đức phối thiên như sau: hậu kì đức nhi giản kì hình, dĩ thử phối thiên (Dày đức mà đơn giản hình, lấy đó để sánh với trời. Xuân Thu phồn lộ, Cơ nghĩa). Ông lập luận rằng, cái lớn của đạo trời chính là đạo âm dương. Dương là đức (tức đức trị), âm là hình (hình phạt, pháp trị). Hình chủ sát mà đức chủ sinh, nên theo trời thì phải thực hành đức trị chứ không thiên về hình phạt của pháp trị. Nếu vương giả làm chính trị mà chọn hình pháp thì không thuận với trời (Thiên nhân tam sách). Tư tưởng đức trị (hiếu sinh) có liên quan mật thiết với tư tưởng dân bản (lấy dân làm gốc) như hai mặt của một vấn đề. Khổng Tử, Mạnh Tử đều so sánh và chỉ ra sự ưu việt của đức, lễ so với chính và hình trong trị quốc của vương giả.
Đức hiếu sinh của đế vương được trời thấu hiểu, cảm động (dĩ đức động thiên), trời sẽ ban phúc lành cho cả xã hội. Nhưng một khi đế vương vô đạo, thất đức, trời sẽ thông báo ý chí khiển trách của mình qua các điềm tai dị trước khi cách mệnh. Thánh thần giáng phúc cho người có đức mà gieo tai hoạ cho người không có đức: Thần phúc nhân nhi hoạ dâm
(Thần giáng phúc cho người có đạo nhân mà giáng hoạ cho kẻ dâm loạn. Tả truyện, Thành công ngũ niên). Trong Xuân Thu, Phồn lộ, Đổng Trọng Thư đã bàn về tai, dị. Tai hoạ (ví dụ động đất, sao chổi, hạn hán) xuất hiện được coi là sự cảnh báo, khiển trách của trời; dị (ví dụ quái thai, quái vật dị thường) được coi là thể hiện uy của trời. Nếu khiển trách mà không biết sợ sẽ ra uy để răn đe. Ông cho rằng các điềm tai dị đều phản ánh những lỗi lầm, thiếu sót, thất đức của người lãnh đạo mà trời giáng cho các điềm đó cảnh báo, khiển trách cho kinh sợ, nếu không kịp thời sửa trị thì tai hoạ sụp xuống, mất nước, mất chính quyền sẽ diễn ra.
Tiếp nhận các tư tưởng văn hoá chính trị đó về đường lối đức trị, văn học trung đại Việt Nam từ rất sớm đã có diễn ngôn về đức của thiên tử như một nhân tố quyết định bảo đảm cho nền độc lập đất nước vững bền, xã hội thái bình, thịnh trị. Bài thơ được gọi là bài thơ thần Nam quốc sơn hà chính là phát ngôn vào loại sớm nhất tư tưởng đức trị: Nam quốc sơn hà nam đế cư. Niềm tự hào và ý chí độc lập dân tộc hoà quyện với tư tưởng về tính chính danh của hoàng đế nước Nam do trời chỉ định (ngầm ẩn lập luận đế là người có đức nên được trời lựa chọn làm thiên tử). Quân giặc xâm phạm vào bờ cõi ta đồng nghĩa chống lại ý chí của trời- đấng tối cao, vì chúng xâm phạm vào giang sơn đã được đấng tối cao là trời phê chuẩn, uỷ trị cho hoàng đế Việt Nam (tất nhiên là hoàng đế có đức rồi). Đến thế kỉ XV, đạo quân xâm lược nhà Minh tàn bạo, bất nhân bất nghĩa nên bị cả trời đất, thần thánh và con người không dung tha. Lê Lợi là bậc lãnh tụ có nhân nghĩa, tài trí nên nhận được sự ủng hộ của trời, thần, người. Đó không chỉ là sự tổng kết một cuộc chiến mà là bài học lịch sử cho những ai muốn làm nên nghiệp đế muôn đời.
Không chỉ riêng các nho sĩ trí thức mà chính bản thân các bậc đế vương cũng lợi dụng quan điểm gắn đức với thiên mệnh để khẳng định triều đại và chế độ, tất nhiên từ điểm nhìn của người lãnh đạo. Khoa thi tuyển Thái học sinh năm 1304, bài phú lấy tám vần đế đức hiếu sinh hiệp vu dân tâm (đức hiếu sinh của đế vương phù hợp với lòng dân). Nhân được mùa mấy năm liên tiếp (1493-1494), Lê Thánh Tông khai mạc cuộc xướng hoạ với quần thần bằng cảm hứng triết học về đế đức cách thiên (đức của đế có thể cảm động đến trời nên được trời giáng phúc cho được mùa). Vua khiêm tốn nói đại ý ta chưa làm tốt điều thi hành, ban bố điều nhân đức nhưng trời vẫn giáng phúc cho được mùa mấy năm liên tiếp. Thân Nhân Trung hoạ lại: cách thiên đế đức diệu toàn năng/hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng (đức của vua khiến trời cảm động, đem lại mọi điều kì diệu/điềm lành hiện ra, mùa màng tươi tốt). Các nho sĩ cũng tận dụng cơ hội xướng hoạ vừa để ca tụng nhà vua, vừa phát biểu nguyện vọng về một triều đại lí tưởng có vua sáng tôi hiền. Đề tài xướng hoạ như vậy sẽ được các chúa Trịnh, vua Nguyễn sau này tiếp tục vận dụng như là một khía cạnh của nghệ thuật trị quốc.
Nhà nước phong kiến trên con đường xây dựng chế độ phong kiến Đại Việt đã tích cực áp dụng nhiều hình thức diễn ngôn kết hợp văn hoá tâm linh với thực tế lịch sử. Cùng với việc chống lại các tín ngưỡng đa thần tản mạn đang tồn tại trong dân gian, triều đình phong kiến nỗ lực thiết lập một hệ thống thần điện riêng, phục vụ cho sự khẳng định vương quyền- đế quyền, đồng thời nêu cao nền độc lập tự chủ. Chính giữa không khí văn hoá chính trị đó đã xuất hiện những tác phẩm văn xuôi như Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái ghi chép sự tích các vị vua anh linh, các nhân thần trung liệt và những vị thần thể hiện hào khí anh linh trên vùng không gian của các hoàng đế Đại Việt. Đây là chỗ gặp gỡ giữa nhu cầu khẳng định của các triều đại phong kiến Đại Việt và mục đích đề cao Đức trị, Văn trị của các trí thức nho sĩ, đồng thời cũng nằm trong mạch chung khẳng định độc lập dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh được mở đầu bằng lời khẳng định vùng đất Lĩnh Nam có đủ các yếu tố núi non kì lạ, đất đai linh thiêng và nhân dân anh hào là những yếu tố đã sinh ra truyện cổ tích thần kì. Đó cũng là tinh thần chung mà Bình Ngô đại cáo, Dư địa chí và nhiều sáng tác văn học giai đoạn đầu hướng đến: một mặt khẳng định nền độc lập dân tộc, mặt khác khẳng định sự tồn tại và bền vững của triều đại thống trị có quyền làm chủ một giang sơn có háo khí anh linh, có nhiều tuấn kiệt. Lôgic hiển nhiên là người làm chủ giang sơn cầm tú ấy phải là người có đức, hội tụ những phẩm chất cần thiết của vị hoàng đế.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Mẫu Mỵ Ê Và Sự Tiếp Nối Cảm Hứng
- Quan Niệm Về Hoàng Đế Trong Bối Cảnh Văn Hóa, Xã Hội, Chính Trị Thời Trung Đại
- Biểu Hiện Của Cái Nhìn Về Đức Trong Thơ Lê Thánh Tông
- Thi Pháp Thể Hiện Hình Tượng Hoàng Đế Lê Thánh Tông Trong Thơ
- Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 20
- Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 21
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Các sử gia Nho giáo-tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư- một bộ sử có nhiều giá trị văn học, cũng dầy công xây đắp hình tượng những vị vua thân dân, đức độ theo mẫu hình lí tưởng chính trị Phương Đông truyền thống. Trong một xã hội nông nghiệp, dĩ nông vi bản, thì tất nhiên một vị hoàng đế mẫu mực, đức độ phải chăm lo cho nông nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà sử sách tập trung, chú mục ghi lại các hoạt động của vua từ Lê Hoàn trở đi, nhất là từ đời Lí, liên quan đến sản xuất nông nghiệp như cày ruộng tịch điền, xem đánh cá, xem gặt, khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, ra lệnh phạt những người mổ trâu bừa bãi vì lo việc thiếu sức kéo khi trâu bị giết thịt. Dựa vào ghi chép của Đại Việt sử kí toàn thư, nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường nhận thấy Lí Nhân Tông rất năng nổ, liên tục đi thị sát tình hình cầy cấy, gặt hái tại nhiều vùng. Dẫu đó chỉ là hoạt động của vua Lí- trước đó là của vua Lê Đại Hành- trên vùng ruộng đất của riêng mình thì việc quan tâm đến sản xuất nông nghiệp trên vùng đất đó cũng có ý nghĩa khuyến khích, cổ vũ cho sản xuất và lại thể hiện tinh thần bình dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân. Thơ mừng năm được mùa, thơ viết sau khi đi xem cấy gặt đã xuất hiện sớm, vẫn tiếp tục xuất hiện trong nhiều ghi chép về thế kỉ XVIII như trong Lịch triều tạp kỉ. Đây là sự tiếp nối một truyền thống học Nho gia hướng đến xây dựng những ông vua thân dân, trọng nông, dẫu cho sau này, ở các đời vua Lê chúa Trịnh, các vua chúa không trực tiếp là đại điền chủ nữa mà chỉ thu thuế trên đất đai.
Như vậy, theo quan niệm cổ trung đại những hoàng đế trong xã hội quân chủ chuyên chế được xem là mẫu hình lí tưởng là những người có Đức sánh ngang với Trời- đó là đức hiếu sinh. Và để thuận theo ý trời cũng là thuận theo lòng dân thì khi tham gia chính trị hoàng đế tất phải lựa chọn con đường Đức trị chứ không phải Pháp trị. Và con đường Đức trị ấy được thể hiện cả trong đường lối đối nội và đối ngoại của một ông vua như Lê Thánh Tông mà chúng tôi sẽ phân tích ở phần tiếp theo.
4.3.2.2. Biểu hiện của tư tưởng đường lối chính trị trong sáng tác của Lê Thánh Tông
Một ông vua giàu tình thương yêu nhân dân:
Nói đến hình ảnh một ông vua theo con đường Đức trị trước hết là nói đến tư tưởng thân dân, lấy dân làm gốc vì tư tưởng đức trị có liên quan mật thiết với tư tưởng dân bản như hai mặt của một vấn đề. Có lẽ đã thấm nhuần điều này trong những ngày miệt mài đọc sách Nho nên Lê Thánh Tông đã bộc lộ vào trong thơ những tư tưởng, tình cảm của một bậc quân vương đối với cuộc sống của người dân.
Là một vị vua có Đức nên Lê Thánh Tông đã quan tâm đến những người dân hết sức bình thường và dù ở hoàn cảnh nào chăng nữa ông cũng nghĩ đến người dân, bộc lộ tư tưởng thân dân: ―Rừng kia bồ cốc còn khuya giống/Làng nọ nông phu đã thức nằm‖ (Ngũ canh);
―Chí lớn lao nhiều ít cũng vì muôn dân‖ (Chinh Tây kỉ hành thi tập, bài 14). Nhà Nho- Thi sĩ- Hoàng đế còn đặc biệt thích thú khi quan sát cuộc sống của người dân ở các vùng quê:
- Chợ sông tôm cá bày san sát
Góc biển thuyền bè đậu nhấp nhô (Nghỉ lại ở cửa biển Kì La)
- Nhà dân góc bờ sông lấy gỗ tốc làm kèo nhà (Nghỉ lại ở cửa biển Xích Lỗ)
- Làng xóm ven sông, tranh lợp mái, Cửa quan đầu bến, trúc thay cờ
Lưng ong gái thắt, khoe duyên dáng (Nghỉ lại ở cửa biển Bố Chính)
Có thể nói cuộc đời hoàng đế Lê Thánh Tông đã đi đúng ―quỹ đạo‖ được Nho giáo vạch sẵn và mong mỏi. Điều này cũng được bộc lộ vào thơ. Hết một ngày làm việc, khi tiếng trống canh một cất lên, tâm tư Thiên Nam động chủ còn gửi theo hình ảnh: ―Tuần điếm kìa ai khua mõ cá/Dâng hương nọ kẻ nện chày kình/Nhà Nam, nhà Bắc đều no mặt/Lững lẫy cùng ca khúc thái bình”. Đến canh năm, vẫn cuộc sống người dân nơi đồng nội ―đi về‖ chốn cung vua: ―Rừng kia bố cốc còn khuya gióng/Làng nọ nông phu đã thức nằm/Bóng ác rạng đông trời đã sáng/Tiếng gà sôi nổi tiếng hàn châm”… Dẫu biết đây là sự tự ca ngợi khéo léo bản thân-dưới sự trị vì của mình, đất nước thanh bình, no đủ, thái bình, nhân dân yên tâm, không làm loạn
nhưng ta vẫn cảm thấy được sự chân thành trong niềm hân hoan, tự hào của hoàng đế Lê Thánh Tông. Toàn thư cũng chép lại một chi tiết giúp ta hiểu phần nào về con người vua Lê trong quan hệ với dân: ―Canh Dần, Hồng Đức năm thứ 1 (1470)…Vua ngự chế về Tây Kinh. Vua nói: ―Năm trước ta đến Phúc Quang đường thì ruộng làng Đỗng Bàng nước ít không thể cấy lúa được; năm nay nước nhiều, lúa chiêm bát ngát‖. Rồi vịnh luôn bài thơ tứ tuyệt rằng: ―Vạn khoảnh thanh thanh thị hạn điền; Tề dân đương dĩ thực vi thiên; Thôn đầu tam lưỡng nông phu đáo; Gia vị kim niên thắng tích niên‖ (Lúa chiêm muôn khoảnh tốt rườm rà. Ăn là trời của dân chúng ta. Đầu xóm nông phu dăm kẻ đến. Đều rằng năm nay hơn năm qua)‖ [41; tr.653]. Nếu như không phải là người quan tâm đến đời sống lao động của người dân, không có tình cảm với dân thì khó có được sự chung vui và ứng khẩu thành thơ luôn như vậy.
Lê Thánh Tông là một ―đệ nhất minh quân‖ đã mang đến cho lịch sử phong kiến nước nhà một giai đoạn hoàng kim một đi không trở lại. Điều này chính các sử gia đã thống nhất khẳng định trong Đại Việt sử kí toàn thư. Với Ngô Sĩ Liên thì ―vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dù Vũ đế nhà Hán, Thái Tôn nhà Đường cũng không sánh được” [ 75; tr.610]. Với Vũ Quỳnh thì ―vua tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược, võ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần, cái gì cũng tinh thông. Văn thơ thì hay hơn cả bọn quan văn học…Lại sùng chuộng nho thuật, gióng giả anh tài…Người hiền tài được nhiều hơn cả đời xưa. Văn võ đều dùng, tuỳ theo sở trường của từng người. Cho nên có thể sửa dựng chính trị, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương, rõ ràng có thể cho người đời sau noi theo” [75; tr.725]. Cho nên gắn liền với quan niệm về đường lối Đức trị là niềm tự hào về cuộc sống thái bình thịnh trị, sự huy hoàng của vương triều và cuộc sống yên bình, no ấm của nhân dân. Ta có thể nhận thấy rất rõ điều này qua cảm hứng ngợi ca tràn ngập trong thơ ông. Đó là âm hưởng ngợi ca cuộc sống no đủ, yên bình của nhân dân, đất nước, của vương triều và lịch sử dân tộc. Ông thấy đầy lạc quan, tự hào khi bày tỏ cảm xúc về cuộc sống no đủ, yên bình của nhân dân, đất nước dưới triều đại trị vì của ông:
- Nhà Nam, nhà Bắc đều no mặt,
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình (Nhất canh)
- Bốn phương phẳng lặng kình bằng thóc
Thong thả dầu ta bủa lưới câu. (Bạch Đằng Giang)
- Sửa đức tu văn lo bữa bữa.
Bốn phương vui vẻ hưởng thanh bình (Văn Minh cổ súy thi tập, bài 4).
Đất nước thanh bình, nhân dân no ấm có nghĩa là triều đình đã làm tròn bổn phận. Và vì thế, ta không khỏi ngạc nhiên khi trong thơ Lê Thánh Tông có khá nhiều bài đi vào miêu tả những cuộc thù tạc yến ẩm, phản ánh lối sống cung đình quý phái cũng là ca ngợi công đức của vương triều (Vọng viễn sơn dạ yến; Châu Cơ thắng cảnh thi tập, bài 10).
Thơ ông nói nhiều đến niềm vui, niềm lạc quan tin tưởng vào sự vững mạnh của vương triều nhưng cũng luôn luôn chứa đựng mong ước cho người dân có được cuộc sống tươi đẹp- ở đó có sự yên bình và no ấm. Niềm lạc quan ấy, tấm lòng ấy thấm đậm trong thơ ông như một cách để nói rằng: người đứng đầu bách tính có đức ắt được trời giúp đỡ.
- Cao vòi vọi ngôi hoàng cực
Khắp lâng lâng phúc thứ dân (Tết Nguyên Đán)
- Đầm ấm nào ngày chẳng đượm nhuần,
Tượng mở thái hòa Nghiêu vỗ trị (Vịnh cảnh mùa xuân)
- Cúi lạy sơn thần xin nhuận vật
Hóa làm mưa ngọt được mùa to (Bài thơ đề ở Miếu Hoằng Hựu)
Ông vua có ý thức về quốc thống:
Mãn nguyện, tự hào với cuộc sống hiện tại nhưng Lê Thánh Tông cũng không quên quá khứ, không quên truyền thống dân tộc. Nhà thơ trân trọng, biết ơn những anh hùng, những bậc tiền bối đã góp sức mình để tạo nên non sông đất Việt. Đó là những người như Xung Thiên Thần Vương, Lí Ông Trọng, Trưng Vương, Triệu Ẩu, Chử Đổng Tử, Trần Hưng Đạo. Đây là cách Lê Thánh Tông nhìn nhận, đánh giá về lịch sử và đây cũng là cách khẳng định uy quyền của vương triều một cách khéo léo: các anh hùng ngày xưa đã lập ra nền độc lập, ta bây giờ kế tục họ để duy trì nền độc lập đó (Xung Thiên Thần Vương; Chử Đồng Tử; Lí Ông Trọng; Nghỉ lại ở Vạn Kiếp; Trưng Vương)…
Đặc biệt, với chiến công lừng lẫy của Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông hết lời ca ngợi và bày tỏ sự ngưỡng vọng của mình. Ta như được sống lại không khí hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong cảm nhận của Lê Thánh Tông:
- Lam Sơn sừng sững cùng trời đất,
Muôn thuở ngời ngời áng đại công (Văn Minh cổ xúy thi tập, bài 1)
- Công nghiệp huy hoàng sáng sử xanh Một phen nổi giận bốn bể thanh
Giục binh ruổi ngựa ra oai thánh
Cuốn gió tung mây tỏ sức thần (Văn Minh cổ xúy thi tập, bài 2)… Nhìn chung có lẽ chỉ đến Lê Thánh Tông, Đức theo quan niệm đức hiếu sinh của
đạo Nho mới được nhấn mạnh và đề cao. Các vua Lí-Trần dường như chưa nói đến các
khái niệm Đức, Nhân nghĩa, ngay đến Trần Nhân Tông cũng chưa thấy có. Cái Đức mà hoàng đế Trần Nhân Tông hướng đến là Đức của mẫu người Phật tử Đại Việt. Con người lý tưởng mà Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam cũng như hoàng đế triều Trần hướng tới là con người kết hợp được tinh hoa của Phật và Nho với truyền thống đạo lý dân tộc. Các câu văn sau trong Cư trần lạc đạo phú nói rõ điều đó:
- ―Sạch giới lòng, chùi giới tướng tướng, nội ngoại nên Bồ Tát trang nghiêm Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu” (Hội thứ 6)
- “Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo
Mến đức Cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay‖ (Hội thứ 7)
Mẫu người Phật tử Đại Việt trong quan niệm Trần Nhân Tông có sự kết hợp hài hòa giữa người Bồ Tát trang nghiêm với người trượng phu trung hiếu. Một mặt phải ―sạch giới lòng dồi giới tướng‖, mặt khác phải ―Ngay thờ chúa, thảo thờ cha‖. Trong tâm thức của người Phật tử ấy, ở địa vị chí tôn không chỉ chói sáng hình ảnh của Đức Cồ (Phật tổ Gautama), của đức Thánh (Khổng phu tử) mà còn có cả Mẹ - Cha. Xây dựng mẫu người lý tưởng để hoành dương Phật pháp là điều tâm niệm của Trần Nhân Tông. Bản thân Người cũng là tấm gương sáng. Để rồi các tổ kế nghiệp Người: Pháp Loa, Huyền Quang, Kim Sơn, và cả Tính Quảng, Hải Lượng sau này đã thực hiện tín niệm ấy. Họ đều từ Nho đến Phật, kết hợp hài hòa giữa Nho, Phật với đạo lý dân tộc. Đến Lê Thánh Tông ta thấy dấu ấn Phật giáo mờ nhạt đi rất nhiều, thay vào đó xuất hiện cả hệ thống mô hình diễn ngôn về phạm trù Đức và Đức trị như đức trị, vương đạo, thân dân, nhân nghĩa tiếp thu từ nền văn hoá, văn học Trung Hoa.
Nhìn chung tư tưởng thân dân của hoàng đế Lê Thánh Tông phần nào thể hiện mặt hạn chế trong quan niệm về học thuyết chữ Dân đó là xem dân là phương tiện trong đường lối chính trị của kẻ cầm quyền. Tuy nhiên là một hoàng đế có tài năng xuất chúng, có tư cách văn hoá cao nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Thánh Tông hoàng đế bất luận trong hoàn cảnh nào cũng có được sự kết hợp uyển chuyển giữa việc xem Dân là phương tiện và xem Dân là mục đích. Giữa con người thực và những diễn ngôn của ông trong thơ thiết nghĩ cũng có khá nhiều điểm thống nhất, đủ sức thuyết phục. Và dĩ nhiên thể hiện quan niệm về đường lối Đức trị trong đối nội qua thơ ca Lê Thánh Tông cũng đã bộc lộ rất rõ mong muốn xây dựng bản thân thành một hình mẫu hoàng đế lí tưởng trong mắt quân thần, dân chúng để từ đó hướng họ noi theo. Đây là nghệ thuật thống trị song cũng thấy ánh lên vẻ đẹp trí tuệ, nhân cách văn hoá của người đứng đầu nhà nước phong kiến. Và chính cách nhìn về Đức của người lãnh đạo và đường lối thân dân đã chi phối đến cái nhìn của hoàng đế Lê Thánh Tông đối với Chiêm Thành và các dân tộc khác.
Hình ảnh một ông vua có quan điểm văn hóa Nho giáo về Hoa-Di:
Nếu như trong quan hệ đối nội hoàng đế Lê Thánh Tông đi theo con đường thân dân, lấy dân làm gốc thì trong quan hệ đối ngoại ông thể hiện rõ cái nhìn theo quan điểm văn hóa Nho giáo về Hoa-Di đối với Chiêm Thành và các dân tộc khác.
Cái nhìn kỳ thị văn hóa Hoa- Di là vay mượn của người Hán. Các dân tộc không phải Hán đều bị coi là man di mọi rợ. Bọn quân Tống, Minh đánh Việt Nam xưa cũng xưng là đạo quân nhân nghĩa, xuất quân đánh dẹp Việt Nam là có lý do, có căn cứ, là điếu dân phạt tội. Lê Thánh Tông cũng diễn ngôn tương tự. Các dân tộc không phải người Việt (trừ Hán) bị coi là man di, mọi rợ.
Lê Thánh Tông là một mẫu hình nhà nho – Hoàng đế. Ông luôn muốn được cống hiến thật nhiều cho dân cho nước. Điều này được thể hiện rõ trong thơ khi mà Lê Thánh Tông luôn ý thức rõ trách nhiệm của kẻ sĩ, của người đứng đầu trăm họ, đứng đầu nhà nước phong kiến. Lê Thánh Tông cũng giống như Nguyễn Trãi luôn kiên quyết và không khoan nhượng cho tất cả những biểu hiện đi ngược lại lợi ích dân tộc. Ông phê phán gay gắt hành động xâm lược thô bạo, dã man của giặc Minh trước đây. Ông gọi chúng là ―bọn hung tàn‖, ―lũ hôi tanh‖…Đối với quân Chiêm Thành và bọn giặc dữ vùng biên giới, Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy quân đội đi dẹp loạn và ông đã bộc lộ thái độ không dung tha ấy cũng như bản lĩnh dân tộc của bản thân mình vào thơ:
- Xây cao đài chiến thắng vùi thây lũ rợ Khiết Du
Làm mây cuốn mưa bay, nhuần tưới giúp vạn vật tươi tốt (Khải hành thi, Kì Tam)
- Lẽ trời thiện, ác gương nhân quả, Diệt bạo vì dân đạo đế vương
Thất đức Trà Toàn dân chán bỏ
Tội nhiều họa lớn, lẽ không thương? (Trú Điển Du khải hẩu)
- Chiêm Thành cuồng bạo tội đáng trừng trị,
Cũng đừng có trách và oán trời nữa… (Chinh Tây kỉ hành thi tập, bài 19)
Đánh dẹp là có chết chóc nhưng lại tự ca ngợi là việc làm của vũ trụ, trời đất như đem lại sự sống cho vạn vật (diễn ngôn về đức hiếu sinh của hoàng đế rất quen thuộc trong văn học Trung Quốc). Tất nhiên lý do đánh dẹp phải là kẻ địch thất đức, không ai đánh người tốt cả. Các diễn ngôn của hoàng đế Đại Việt đối với Chiêm Thành và các dân tộc nhỏ khác là mô hình tư duy tiếp thu từ các diễn ngôn của chính kẻ thù Phương Bắc, coi mình là văn minh còn kẻ khác là man di cần khai hoá. Có thể so sánh với Chiếu nhà Tống gửi Lê Hoàn năm 980: ―Canh thìn năm thứ 11 (980)… Tháng 8, vua Tống xuống chiếu đem quân sang xâm lấn; sai Lư Đa Tốn đem thư sang