Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 14

như Nhị Khanh (Người nghĩa phụ ở Khoái Châu), Vũ Nương (Người con gái Nam Xương), Dương Thị (Chuyện đối tụng ở long cung)…vẫn thấy thái độ dè dặt của nhà văn khi miêu tả sắc đẹp người phụ nữ. Bởi thế vẻ đẹp nữ tính ở nhân vật cũng thật mờ nhạt:

Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần‖ [85; tr.16]; ―Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” [85; tr.170]. Đến thế kỉ XVIII, ta thấy đại thi hào Nguyễn Du bằng tấm lòng nhân văn cao cả đã xem nhan sắc người phụ nữ như một giá trị cần trân trọng. Kiệt tác Truyện Kiều đã giới thiệu cho chung ta hai mẫu người phụ nữ đẹp và có lẽ vẻ đẹp ấy đến ngày hôm nay vẫn có sức hấp dẫn đối với nam giới. Với Thuý Vân đó là vẻ đẹp tròn trịa, đầy sức sống và đặc biệt qua miêu tả của Nguyễn Du ta hình dung được cả những yếu tố nữ tính như sự dịu dàng, ôn hoà, đoan trang, phúc hậu:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua suối tóc, tuyết nhường mầu da

Với Thuý Kiều đó lại là vẻ đẹp sắc sảo đến ―nghiêng nước nghiêng thành‖, dáng vẻ yêu kiều thướt tha và đời sống nội tâm phong phú của nàng cũng được nhà thơ gợi lên mang đậm thiên tính nữ. Hơn nữa ta đặc biết ấn tượng với đôi mắt biết nói của nàng nó gợi lên ở Kiều vẻ đẹp nồng nàn, hấp dẫn, ẩn dấu sự thông tuệ và một tâm hồn phong phú, một trái tim giàu xúc động:

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai…

Như vậy, khi miêu tả Mỵ Ê, tác giả ít quan tâm đến vẻ đẹp ngoại hình và vì thế cũng né tránh cái đẹp hấp dẫn về phương diện giới như sức gợi cảm của thân thể người nữ. Sau này khi Nguyễn Du tả nàng Kiều tắm ta thấy đó chỉ là cái cớ để nàng nude một cách nghệ thuật mà vô cùng hấp dẫn với những đường nét gợi tình: ―Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên”…Điều này không thể tìm thấy trong VĐUL cũng như nhiều tác phẩm khác trong văn học giai đoạn đầu.

Tóm lại, khi xây dựng hình tượng người liệt nữ Mỵ Ê tác giả VĐUL không nhấn mạnh vẻ đẹp ngoại hình, né tránh cái đẹp về thân thể và chỉ nhấn mạnh đức hạnh của họ. Vì thế, vẻ đẹp ngoại hình mang thiên tính nữ, hấp dẫn về phương diện giới của người phụ nữ này hiện lên mờ nhạt trong giọng điệu kể chuyện trung tính và câu văn giới thiệu không hình tượng hoá. Điều này có nguồn gốc từ quan niệm coi thường và nghiêm khắc với nữ sắc của Nho gia, quan niệm cho rằng nữ sắc gắn với sự cám dỗ nhục dục, với cái xấu xa, độc ác, gắn với người phụ nữ phản diện còn giá trị của người phụ nữ lý tưởng không phải ở thân thể mà là đức hạnh. So sánh với Truyện Kiều của Nguyễn Du và những tác phẩm đương đại có thể thấy thái độ coi người đẹp như một giá trị còn mờ nhạt trong tác phẩm này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

3.2.2. Ngôn ngữ

Trong văn học, ―Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật‖. Trong truyện Nàng Mỵ Ê, ngôn ngữ nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng được nhà văn sử dụng để tô đậm hình tượng nhân vật nữ và thể hiện quan niệm của mình về tính cách, nhân phẩm của họ. Nếu như miêu tả nhân vật A Kim trong truyện Hà Ô Lôi, tác giả Lĩnh Nam chích quái gắn nhân vật với những diễn ngôn có phần táo bạo, chủ động, vượt ra ngoài chuẩn mực đạo đức Nho gia thì với người liệt nữ Mỵ Ê, nhà văn Lý Tế Xuyên lại ―áp đặt‖ cho nhân vật những diễn ngôn khảng khái, lý trí, tuân theo khuôn phép Nho gia và hầu như chưa có ý thức về ngôn ngữ nhân vật.

Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - 14

Mỵ Ê hiện lên trong tác phẩm qua hai lời thoại được phát ngôn trong hai tình huống khác nhau: một là trước khi nàng nhảy xuống sông tự vẫn, nàng nói:

“Thứ vợ hầu mọi rợ, y phục xấu xa, ngôn ngữ quê mùa, đâu bằng hạng phi tần Trung Hoa. Bây giờ nhớ cảnh quốc phá phu vong, thiếp tự nguyện một chết mà thôi. Nếu như cưỡng ép hợp hoan, sợ làm ô nhục long thể”.[120; tr.75]

Hai là, khi nàng linh ứng rồi nói với vua Lý:

“Thiếp nghe: đạo đàn bà là phải “tòng nhất chi chung”. Quốc vương của thiếp ngày xưa tuy chẳng dám cùng bệ hạ tranh hoành, nhưng cũng vốn là hàng nam tử kì tài một phương. Thiếp đã từng lạm dự việc lược khăn, vinh mang điều ân ái. Rồi chẳng may mà quốc phá quân vong, đêm ngày thiếp những cảm thương, chỉ mong có khi báo oán. Song quần thoa nhược chất, tính không ra kế. Kính nhờ hồng ân bệ hạ”[120; tr.75-76]

Ở đây, ta thấy có những nét của ngôn ngữ sân khấu tuồng, không mang sắc thái cá nhân, dùng nhiều khái niệm đạo đức của nhà nho.

Qua những lời nói của Mỵ Ê như trên có thể thấy đây chính là ngôn ngữ của tác giả nho gia gán cho người phụ nữ Chiêm Thành với những khái niệm đặc sệt Nho giáo như ―mọi rợ‖, ―tự nguyện chết‖ (cái nhìn kỳ thị, phân biệt trong quan niệm Hoa Di của nho gia đối với các nền văn hóa khác lạ), cho rằng bản thân mình không xứng đáng hợp hoan với vua Lí (làm ô nhục long thể), hoặc cũng có thể hiểu là làm ô nhục chồng mình (cũng là vua), ―tòng nhất chi chung‖ (theo một chồng cho trọn đời). Hay có những từ mang đậm khẩu khí nam nhi như ―quốc phá phu vong”, “quốc phá quân vong‖. Thực ra chúng ta biết rằng Mỵ Ê là người phụ nữ dị tộc (không phải dân tộc Việt), là vợ vua Sạ Đẩu nước Chiêm Thành nên có lẽ nàng cũng chưa được giáo hoá về những đạo đức chuẩn mực của Nho giáo. Những diễn ngôn trên tuy là của nhân vật nhưng là ngôn ngữ thiên về lý trí, thiên về thể hiện quan niệm đạo đức của Nho gia mà hầu như không có xúc cảm nữ tính, không có phần riêng tư cá thể. Do đó có thể nói tuy phát ngôn của Mỵ Ê nhưng thực chất là giọng điệu nhà nho mang tư tưởng nam quyền. Nhà nho mượn hình mẫu Mỵ Ê để giáo dục hành vi đạo đức cho người phụ nữ. Như vậy, nếu nói phương diện quan trọng nhất của tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự là lời nói của nhân vật thì những lời nói trên ―của Mỵ Ê‖ là lời nói có tính chất tuyên ngôn, ước lệ. Rõ ràng tác giả VĐUL không coi trọng tính khách quan của ngôn ngữ nhân vật mà sẵn sàng gán cho nhân vật ngôn ngữ của chính mình. Vì sao ? vì ngôn ngữ đó- ngôn ngữ của Mỵ Ê không đúng với tâm trạng của một người phụ nữ trong hoàn cảnh này -rất căm thù vua Lý nhưng lại phải nói nhờ hồng ân; rất căm thù, đau khổ nhưng lại phải nói là sợ làm ô nhục long thể (tức thân mình ô uế không xứng đáng với vua Lý).

Trong tác phẩm ta còn thấy cả quan điểm của người kể chuyện về Chiêm Thành như là chư hầu của Đại Việt, hay cả các danh xưng tôn vinh Mỵ Ê cũng gắn với quan điểm Nho giáo. Ví dụ Hiệp chính (phù hợp với chính đạo về đạo của phụ nữ), Trinh liệt (chết để bảo toàn chữ trinh), Trực Mãnh (cương trực và dũng mãnh dám bảo vệ trinh tiết)….Ngay cả chuyện hiển linh, bay lên trời cũng gắn liền với đạo Nho. Vì người chết theo đạo nghĩa theo quan niệm Nho giáo thường rất thiêng liêng, đáng được phong thần, thờ phụng hương khói muôn đời….Như vậy từ ý thức ngôn ngữ đến quan điểm của người kể chuyện và các danh xưng tôn vinh Mỵ Ê ta thấy đều tuân theo quan điểm của Nho giáo.

3.2.3. Tâm lí

Thể hiện tâm lí (Shown psychological/ Montré psychologique) là một phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật. Thuật ngữ này chỉ một sự tái hiện cá thể hoá chi tiết các thể nghiệm của nhân vật trong quan hệ qua lại của chúng với nhau và trong sự vận động. Trong các giai đoạn đầu tiên của văn học, sự biểu hiện tâm lí chưa được biểu hiện rõ nét, người ta không có hứng thú nghệ thuật đối với các trạng thái tinh thần của con người không gắn liền với hoạt động và việc làm của nó. Tất cả những gì nằm ngoài phạm vi các hành động dứt khoát dường như không tồn tại. Việc chỉ ra các thể nghiệm về mặt này thực ra là hết sức đơn giản. Trong tác phẩm thường chỉ đặt ra một tình cảm hay một ý muốn mạnh mẽ, căng thẳng, gay gắt nào đó của nhân vật mà thôi. Vậy tác giả VĐUL đã thể hiện tâm lí nhân vật Mỵ Ê- với tư cách là ―người nữ‖ trong bối cảnh văn hoá giới trung đại Việt Nam như thế nào?

Tâm lý tình cảm vốn là một đặc trưng khá nổi bật ở nữ giới, là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc nữ giới trong số các đặc điểm ―trực giác, tình cảm, yếu đuối, dễ xúc động, phụ thuộc, dễ bị tổn thương, dễ bảo/ngoan ngoãn, không cạnh tranh, mềm yếu, nhân hậu và dễ bộc lộ tình cảm‖ [158; tr.164]. Tuy nhiên, yếu tố này lại hầu như không được chú ý miêu tả ở hình tượng những người phụ nữ trong văn học giai đoạn X-XV trong đó có VĐUL của Lí Tế Xuyên. Đáng lưu ý hơn, những yếu tố tâm lý nếu được nói đến trong những câu chuyện này cũng phản ánh cái nhìn nam quyền, thiên về tô đậm đức hạnh của người phụ nữ chứ không đề cập đến thế giới xúc cảm, ý nghĩ riêng tư của họ.

Khi khai thác và miêu tả cảnh tự vẫn của Mỵ Ê điều mà người trần thuật nhấn mạnh ở liệt phụ này là tính chất lý trí, tâm lý sẵn sàng lựa chọn cái chết theo chồng. Đây cũng là cách nhìn và áp đặt của tác giả nam giới và nho gia gán cho nàng. Vì ta thấy rằng, theo lời người kể chuyện thì cái chết của Mỵ Ê đã khiến vua nhà Lí và nhiều người xót thương, cảm phục!. Sau này nhờ công ―âm phù‖ nàng cũng đã được sắc phong Hiệp chính hựu thiện trịnh liệt chân mãnh phu nhân. Mỵ Ê cũng chính là một kiểu nhân vật liệt nữ có thể tuyên truyền cho quan niệm Nho giáo về đạo đức người phụ nữ- đã là phụ nữ phải ―tòng nhất chi chung‖. Ở đây rõ ràng tác giả nhà nho đã không thể để nàng lựa chọn con đường trở thành phi tần của vua Lý nên không có ý đi vào miêu tả những dằn vặt, đau đớn tâm hồn hay mặc cảm tội lỗi với chồng mà phải để nàng tự nguyện chết, đó mới là con đường để nàng trở thành một tấm gương cho nhà vua cùng quan lại rao

giảng về đạo lí phu phụ. Về điều này có nhà nghiên cứu đã phân tích hết sức thú vị như sau: ―sử dụng nữ tù binh của phe chiến thắng đương nhiên là có tính chất ép buộc nhưng cũng có thể thấy đó là điều bình thường. Trường hợp gặp phản kháng như Mị Ê là đặc biệt. Lí Thái Tông…hấp tấp không lường được tâm cảm của kẻ thấy cảnh nước mất nhà tan còn sờ sờ trước mắt và còn có sông nước thuận tiện bên cạnh tù binh, chứ nếu ông từ từ đưa về Thăng Long, an trí ở cung Ngân Hán xây xong thì Mị Ê hẳn cũng như bà Chúa Lẫm, bà chúa Dệt Lĩnh nào đó được chia phần ruộng của ông Hoàng đế điền chủ, sẽ thu lúa ruộng, trông coi quan nô tì, trồng dâu nuôi tằm, an hưởng phúc mới, không cần tạo ra một cái chết bất đắc kì tử, làm hoảng sợ ông vua của một thời lẫn lộn thần người, phải xây miếu đền để cầu xin tha thứ. Các nho thần về sau cũng chỉ làm việc phụ họa, tán tụng người chết theo quan điểm của mình học được vừa tỏ lộ được sự thông thái, vừa để vớt vát uy tín của đấng quân vương vốn chưa từng sống như mình tưởng”[163; tr.64].

Không đi vào miêu tả tâm lí tình cảm của nhân vật nữ với những xúc cảm yêu thương hay những đau khổ, dằn vặt, yếu đuối điều đó khiến cho Mỵ Ê của Lí Tế Xuyên chủ yếu hiện lên qua sự giãi bày, diễn giảng, trở thành cái loa tuyên truyền cho đạo đức phong kiến mà thôi. Ở đây nhà văn mới chỉ chú ý nhấn mạnh sự trịnh trọng, hiệu quả bề ngoài chứ không phải chiều sâu nội tâm nhân vật. Dường như Mỵ Ê- hay chính xác là các tác giả nam giới nho gia chỉ muốn ―thuyết minh‖ cho quan niệm ―tòng nhất chi chung‖ của người phụ nữ mà thôi. Ở đây có nhiều nguyên nhân: Nguyên nhân về sự sơ sài hay thậm chí thiếu vắng tâm lý nhân vật, chủ yếu do thể loại, do tính chất nguyên hợp văn sử bất phân qui định; cũng có thể do trình độ của văn xuôi hồi thế kỷ XIV mới có được như vậy. Nếu do điểm nhìn nam giới, điểm nhìn giáo huấn thì có thể người ta vẫn tả tâm lý nhưng theo hướng tâm lý máy móc, công thức. Phải đến thế kỉ XVIII, ta mới thấy những biểu hiện đa dạng, phong phú trong đời sống tình cảm, tâm hồn của nhân vật nữ trong văn học mà nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du có lẽ là một điển hình rõ nhất. Riêng nói về tình yêu ở Kiều cũng đã tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu từ xưa đến nay. Có nhiều ý kiến cho rằng Kiều là dâm rồi cũng có người nói Kiều là tuýp phụ nữ không chung thuỷ: đã thề nguyền hẹn ước với Kim Trọng thế rồi lại để thất thân với Mã Giám Sinh, rồi ân ái mặn nồng cùng Thúc Sinh, sau đó lại tri âm tri kỉ cùng Từ Hải…Thực ra mọi mâu thuẫn trong con người Kiều cũng như thế giới nội tâm của nàng đều có thể lí giải được thông qua chữ ―tình‖ vì Kiều là người có một tâm hồn phong phú, nhạy cảm và một trái tim giàu yêu thương.

Như vậy, có thể khẳng định, việc chỉ chú ý đến nét tâm lý thể hiện đức hạnh ở người phụ nữ không chỉ do kỹ thuật tự sự mà thực sự còn xuất phát từ điểm nhìn và quan niệm của người viết. Trong VĐUL, khi miêu tả về người liệt nữ, nhà văn đã đứng từ điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn nam giới. Quan niệm của ông về người phụ nữ lí tưởng về cơ bản vẫn là quan niệm của nhà Nho. Điểm nhìn và quan niệm này đã chi phối nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật nữ, khiến cho Mỵ Ê thiếu đi đời sống nội tâm đa dạng, phong phú mà thiên về duy lý, tỉnh táo, mực thước và thiếu những rung động thầm kín riêng tư. Điều này sẽ được khắc phục trong những truyện về kiểu người phụ nữ phản diện như A Kim trong Hà Ô Lôi song chưa thật nhiều. Có lẽ đó mới là bước dự báo cho sự ra đời nhiều hơn những nhân vật nữ kiểu A Kim ở giai đoạn văn học sau…

3.2.4. “Mô típ chọn cái chết”

Văn học trung đại chủ yếu là chỉ ra hành vi, hành động của nhân vật vì thế người ta còn gọi nhân vật trong các tác phẩm tự sự là ―vai hành động‖ (G.N.Pospelov). Và nhiệm vụ của người trần thuật là ―thuyết minh hành động‖ cho các nhân vật trong tác phẩm.

Nhân vật Mỵ Ê để lại ấn tượng trong lòng độc giả không phải qua thế giới nội tâm phong phú hay ngôn ngữ táo bạo hoặc sắc đẹp tuyệt thế mà chủ yếu qua cách ứng xử và hành động phi thường. Nàng được ngợi ca là ―nghĩa phụ‖, ―trinh liệt‖, ―liệt nữ‖ là bởi vì có những hành động, những cách ứng xử mà Nho gia và những người theo quan điểm nam quyền khuyến khích, ngưỡng mộ. Những hành động, cách ứng xử thiên về thực hiện lý tưởng đạo đức này đương nhiên khác với cách ứng xử và hành động thiên về đời sống thân xác, thiên về thỏa mãn khao khát cá nhân của người phụ nữ bị xem là phản diện (như trường hợp quận chúa A Kim trong Lĩnh Nam chích quái hay những nhân vật nữ có tình yêu phóng túng sau này trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

Cách xử sự của Mỵ Ê được tác giả kể lại (ngày nay ta rất khó biết nàng nói gì, vì sao mà chết mà chỉ biết được cái chết qua tự sự của một nhà nho thế kỷ XIV). Việc hiển hiện báo ứng âm phù được kể lại là nhằm chứng minh cho thấy những người phụ nữ chết oanh liệt như vậy (nên được nho gia gọi là liệt nữ) bao giờ cũng linh ứng, thành thần thiêng (cầu đảo linh ứng) và việc sắc phong thần ở đời Trần vào hai năm 1285-1288 (triều này không liên quan gì đến đời Lí) cho thấy triều đại chọn Nho giáo đã tìm thấy từ những con người và câu chuyện ấy một cơ hội quan trọng để tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ về lòng trung trinh, cũng như nam giới về trung nghĩa. Chúng ta biết rằng Nho giáo nói chung, đặc biệt là Tống Nho rất nghiệt ngã với vấn đề trinh tiết của người phụ

nữ (chết đói là sự nhỏ, thất tiết là chuyện lớn). Điểm này được nhiều nhà nghiên cứu từ lâu nhắc đến. Phan Khôi từ năm 1929 trên báo Phụ nữ tân văn đã lên án quan niệm trinh tiết đầy màu sắc nam quyền của Tống Nho. Trong bài Chữ trinh: cái tiết với cái nết, ông đã lên án luật đề cao trinh tiết của phụ nữ như là bảo vệ quyền lợi đàn ông (nam quyền):

Trinh là một cái nết. Nhưng về sau người ta uốn nắn nó ra thành một cái tiết. Cho nên khen người đàn bà chánh chuyên là trinh tiết, là tiết phụ. Tiết khác với nết. Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mình thuộc về. Một người đàn bà chết chồng, không lấy chồng khác, mà gọi là tiết phụ cũng chẳng khác nào một người bầy tôi chết vì vua gội là tử tiết hay tận thần tiết. Tiết phụ là một người vợ đã hết bổn phận với chồng cũng như “tử tiết chi thần” là một bầy tôi đã làm hết bổn phận với vua(…).Trinh mà chuộng về nết thì một người đàn bà chết chồng có thể lấy chồng khác, không gọi là thất trinh được, miễn là trong khi có chồng khác đó vẫn đoan chánh và chánh chuyên. Nhưng chuộng về tiết thì chết chồng mà lấy chồng khác là thất tiết. Cái luật nghiêm khắc ấy do lòng tham và thói ích kỉ của bọn đàn ông bày ra, rất là không công bình‖[66; tr.213-218]. Theo cách hiểu này, nếu ―trinh‖ được đánh giá là cái nết thì việc một người phụ nữ có quyền đi lấy chồng khác vẫn không bị gọi là ―thất trinh‖, miễn là chị ta vẫn giữ được đoan chính còn nếu ―trinh‖ được hiểu là ―cái tiết‖ thì người phụ nữ lấy chồng khác bị coi là ―thất tiết‖, là xấu xa. Trong xã hội nam quyền, ―trinh‖ không được đánh giá như ―cái nết‖ mà lại bị xem xét nghiêm ngặt như ―cái tiết‖ nên đã gây ra nhiều sức ép cho người phụ nữ, tước đi của họ những quyền lợi chân chính. Trình Hy - một học giả Tống Nho đã tuyên bố và lí giải quan điểm ấy trong câu chuyện sau: ―Có kẻ hỏi: Theo lẽ, hình như không nên lấy đàn bà góa, thế nào?

Y Xuyên tiên sinh (tức Trình Hy) đáp rằng: Phải! Phàm lấy vợ, để sánh với mình; nếu lấy người đàn bà thất tiết để sánh với mình, thì mình cũng là thất tiết.

Lại hỏi: Người đàn bà ở góa mà bần cùng không cậy nhờ ai được thì có nên tái giá không?

Đáp rằng: Chỉ có người đời sau sợ chết đói mới có cái thuyết ấy. Song le, chết đói là sự rất nhỏ, còn thất tiết là sự rất lớn!‖ [67; tr.141]

Theo lời Trình Hy mà suy thì đàn bà góa dầu đói đến nỗi chết đi nữa cũng ở vậy mà chịu chết chứ không được lấy chồng khác, nếu lấy chồng khác thì thất tiết, mà thất tiết là sự ―cực đại‖, là việc hệ trọng hơn cả sinh mệnh. Câu chuyện này là minh chứng điển hình cho quan niệm khắt khe của Nho gia về trinh tiết, thể hiện cái nhìn

―điển chế hóa‖ với người đàn bà quả phụ của các học giả Tống Nho.

Dưới sức ép của quan điểm văn hóa này, người phụ nữ góa bụa đi lấy chồng khác sẽ bị đánh giá về mặt đạo đức, bị xã hội, đặc biệt là nhà Nho xem thường. Ngược lại, những người phụ nữ cố gắng tuẫn tiết, thủ tiết sẽ được ngợi ca, nêu gương.

Để chứng minh thêm tính chất hà khắc của Nho giáo đối với người phụ nữ, ông Phan Khôi còn kể một số câu chuyện điển hình cho hiện tượng mà ngày nay ta có thể gọi là cách nhà nho xưa vận dụng ―chuẩn mực kép‖: một mặt coi thường phụ nữ; mặt khác lại đòi hỏi ở phụ nữ hành vi đạo đức cao hơn đàn ông. Chẳng hạn, ông kể cuối đời Nguyên,

―Phan Nguyên Thiệu sắp đem binh ra đánh với Minh Thành Tổ, kêu bảy nàng hầu của mình ra nói rằng: ―Ta nếu có điều chi chúng bay phải liệu mà xử lấy mình, đừng để người ta cười cho‖. Một nàng quỳ xuống thưa rằng: ―Thiếp xin chết trước mặt phu quân, kẻo còn nghi ngại!‖- rồi vào buồng tự ải. Sáu nàng kia cũng chết nốt. Thế rồi Nguyên Thiệu ra sao? Và chẳng những không tử tiết mà lại về đầu nhà Minh!‖. Như vậy, có thể thấy: Nho giáo chuộng trinh chuộng về tiết thì chẳng những giam đàn bà con gái vào vào cảnh ―điêu đứng, đắng cay, thấp hèn‖ mà còn ―sinh ra cái tệ khinh rẻ mạng người‖. Trong xã hội nam quyền người đàn bà cải giá bị hạ thấp, bị tước hết quyền lợi vật chất và tinh thần, trong khi đó triều đình áp dụng hàng loạt biện pháp nâng giá của người đàn bà thủ tiết như ban chiếu sắc, cấp biển vàng, sinh biểu cho những người ở góa trọn đời hay là tự chết theo chồng. Song thực chất của những ―ân điển‖ ấy nghĩ kĩ ra lại không phải ―vinh hạnh‖ cho người đàn bà mà ―chẳng qua là cái biểu hiện tham lam ích kỉ của đàn ông và cũng là cái xiềng để trói đàn bà lại‖. Sự bất bình đẳng mà Phan Khôi nói ở đây chính là sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới trong xã hội nam quyền phong kiến - cái xã hội ―nhị trùng đạo đức‖,

―cùng là người ở trong một xã hội, dưới quyền thống trị một luân lý, mà có hai thứ luật buộc cho hai bên (nam giới và nữ giới) khoan nghiêm khác nhau‖ [66; tr.143]. Quan niệm về trinh tiết người phụ nữ là một quan niệm khắt khe và bất công như thế. Có thể thấy, việc coi trọng trinh tiết người phụ nữ không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà thực chất có nguồn gốc từ trung Hoa, mở rộng ra tất cả các quốc gia thuộc vùng văn hóa phương Đông và âm ỉ tồn tại trong trường kỳ lịch sử ở vùng văn hóa này. Tân Đường thư - Cuốn sách được viết vào khoảng thế kỷ XI ở Trung Quốc có kể lại một câu chuyện chỉ gồm năm mươi tư ký tự Trung Hoa nhưng tiêu biểu cho tinh thần đề cao trinh tiết người phụ nữ một cách thái quá như sau: ―Lư thị - vợ của Phòng Huyền Linh, là con cái của một dòng họ không nổi tiếng. Huyền Linh cũng chỉ là một người đàn ông vô danh khi ông ta lâm bệnh và hấp hối. Để miễn cho người vợ bổn phận tòng phu, Huyền Linh nói với Lỗ thị rằng: ―Bệnh tình của ta

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022