Giai Đoạn Từ Ngày 10/9/1990 Đến Trước Ngày 01/7/1996

chung, hàng thừa kế trong pháp luật của chế độ thực dân phong kiến trước hết và chủ yếu bảo vệ quyền hưởng di sản của những người có quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản. Điều đó góp phần tạo nên bản chất pháp luật thừa kế của chế độ thực dân, phong kiến là bảo vệ tài sản của nội tộc và củng cố gia đình ý thức hệ phong kiến. Bản chất pháp luật thừa kế Việt Nam ở thời kỳ mới (sau năm 1945) sẽ hoàn toàn khác biệt.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 10/9/1990


Vào những năm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, trong bối cảnh toàn dân phải ra sức chống chọi với "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", công tác xây dựng pháp luật còn nhiều khó khăn là một tất yếu, chúng ta chưa thể có ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ. Do vậy, cùng với việc từng bước ban hành văn bản pháp luật mới, pháp luật của chế độ cũ vẫn được áp dụng, trừ những điều khoản trái với nền dân chủ vừa được thiết lập. Trên bình diện chung nhất, có thể thấy rằng pháp luật quốc gia nói chung

đã thể hiện bản chất của một nhà nước dân chủ. Theo Điều 9 Hiến pháp năm 1946, "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi mặt". Quy định này dường như trở thành một "tuyên ngôn" chính thức khẳng định quyền bình đẳng giới - một điều không dễ chấp nhận trong thời phong kiến, thực dân. Theo đó, những quy định về thừa kế cũng thoát ra khỏi những ảnh hưởng tàn tích của tư tưởng cũ kỹ, lạc hậu, nặng nề về trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong suốt khoảng thời gian chừng 5 năm, từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1950, Nhà nước không ban hành bất kỳ văn bản nào quy định về hàng thừa kế.

Lần đầu tiên, với sự ra đời của Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950, pháp luật Việt Nam dưới chế độ mới quy định về hàng thừa kế. Theo tinh thần của

Điều 9, Điều 10 sắc lệnh, chỉ có một hàng thừa kế theo pháp luật, gồm: vợ góa hoặc chồng góa, các con của người để lại di sản. Ngoài ra, các cháu của người

để lại di sản là người thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông bà nội, ngoại. Như vậy, việc quy định cho người chồng góa, vợ

góa ngang hàng với các con trong việc hưởng di sản của người chết để lại cho thấy vị trí của quan hệ hôn nhân trước đây bị xem nhẹ bên cạnh quan hệ huyết thống nội tộc vốn dĩ luôn được đề cao trong pháp luật cũ nay bước đầu đã

được coi trọng. Nhưng chỉ với một hàng thừa kế đơn giản như vậy chắc chắn sẽ phát sinh những trường hợp phân định di sản gặp khó khăn. Đối với những quan hệ hôn nhân đa phu hoặc đa thê, đặc biệt là hôn nhân đa thê- quan hệ chắc hẳn tồn tại không ít trong xã hội mới bước ra khỏi chế độ phong kiến, xã hội mà trong đó "trai năm thê bảy thiếp", có phải chăng tất cả những người vợ (chồng) đều cùng được hưởng di sản mà người chồng (vợ) mất đi để lại hay chỉ duy nhất một người trong số họ mà thôi? Các con cũng không được quy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

định cụ thể là con đẻ, con nuôi,... Ai trong số các con hay tất cả các con cùng hưởng di sản? Pháp luật không có quy định rõ ràng, sự thiếu nhất quán trong

áp dụng vào thực tiễn sẽ phát sinh từ đó. Ngoài ra, việc quy định chỉ một hàng thừa kế khi áp dụng trong thực tiễn có thể nảy sinh nhiều trường hợp di sản không có người thừa kế. Mặc dù vậy, cũng có thể xem quy định trên là tiền đề

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 3

để các văn bản pháp luật về thừa kế sau đó tiếp tục kế thừa và phát triển.


Nhằm khắc phục tình trạng còn thiếu văn bản pháp luật về thừa kế, dựa trên thực tiễn xét xử, ngày 18/9/1956, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 1742-NBC, trong đó diện thừa kế có sự mở rộng hơn nhiều. Tuy chưa có quy

định cụ thể về hàng thừa kế nhưng tại Điều 4, 5 của Thông tư thì thứ tự thừa kế theo pháp luật đã bước đầu được xác định:

- Thứ tự thứ nhất gồm có: Vợ hoặc chồng và các con của người chết (là những người được hưởng di sản trước những người thân thuộc khác của người

để lại di sản);


- Thứ tự thứ hai gồm có: Cha mẹ của người để lại di sản; sau cha mẹ

đến các hàng thừa kế khác.


Ngoài ra, các cháu nội, ngoại của người để lại di sản được thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu chết trước ông, bà.

Trong thứ tự thừa kế thứ nhất có người chồng góa hoặc vợ góa và các con của người để lại di sản- đó là quy định mang tính kế thừa của Sắc lệnh 97-SL. Hàng thừa kế thứ hai là một sự bổ sung hoàn toàn mới mẻ. Quy định này cùng với quy định về thừa kế thế vị chính là những biểu hiện thành công của Thông tư này. Tuy nhiên, Thông tư 1742 vẫn còn không ít hạn chế bên cạnh một số tồn tại tương tự như quy định của Sắc lệnh 97-SL đã phân tích ở trên. Theo tinh thần của Thông tư, mặc dù người chồng góa hoặc vợ góa thuộc về thứ tự thừa kế thứ nhất nhưng trong tương quan với một quy định khác, họ lại không

được hưởng thừa kế trong một hàng cố định nào, quyền thừa kế của họ phụ thuộc vào điều kiện: "Nếu người chết không có con cháu thì vợ hoặc chồng của người chết chỉ được hưởng một nửa, còn một nửa thuộc về cha, mẹ hoặc những người thừa kế khác của người chết". Với quy định này, việc bảo vệ quyền thừa kế của người chồng hoặc vợ góa, đặc biệt là vợ góa trên thực tế gặp không ít vấn đề nan giải, nhiều trường hợp không xác định được những người thừa kế theo hàng. Bên cạnh đó, quy định "các hàng thừa kế khác" trong thứ tự thứ hai hưởng di sản thừa kế là một thuật ngữ không rõ ràng, dễ dẫn đến những cách lý giải khác nhau, tạo ra sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các tòa án khi giải quyết những vụ việc tương tự.

Nhằm khắc phục những điều bất cập nảy sinh trong thực tiễn áp dụng Thông tư 1742, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 594-NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các tranh chấp về thừa kế. Theo

đó, những người thừa kế được quy định theo thứ tự hàng thừa kế:


- Hàng thứ nhất gồm có: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa) hoặc chồng góa, các con đẻ, các con nuôi, bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi;

- Hàng thứ hai gồm có: Anh chị em ruột và anh chị em nuôi, ông bà nội và ngoại.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định việc phân chia di sản được thực hiện theo nguyên tắc những người thừa kế ở hàng đầu được hưởng toàn bộ di

sản; nếu không có những người thừa kế ở hàng này hoặc tuy có nhưng họ đều từ chối quyền hưởng di sản thì những người thừa kế ở hàng tiếp theo được hưởng di sản.

Như vậy, hai hàng thừa kế đã được xác định cụ thể hơn dựa trên các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, trong hàng thừa kế thứ nhất, quy định "bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi" được hưởng di sản thừa kế của con cho phép người áp dụng pháp luật hiểu rằng trong trường hợp thông thường, bố mẹ đẻ được quyền nhận di sản của con khi con chết, còn nếu người để lại di sản thừa kế đã là con nuôi của người khác thì bố mẹ nuôi là người hưởng di sản của họ, còn bố mẹ đẻ thì

không. ë đây, pháp luật đã triệt tiêu quan hệ huyết thống bởi quan hệ nuôi

dưỡng trong khi về bản chất, đó là quan hệ nhân thân gắn bó nhất và không thể loại trừ theo quan niệm truyền thống. So với Sắc lệnh 97-SL và Thông tư 1742, văn bản này đã bổ sung thêm trong hàng thừa kế thứ hai những người có quan hệ huyết thống trực hệ bề trên là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; những người có quan hệ huyết thống bàng hệ cùng bậc là anh ruột, chị ruột, em ruột và thậm chí có cả anh chị em nuôi. Khái niệm "anh, chị, em nuôi" chỉ là một khái niệm của đời sống để nói về những người là con của bố mẹ nuôi và những người con nuôi của bố mẹ đẻ xét trong quan hệ với người để lại di sản. Pháp luật nói chung, pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng không có quy định nào về anh, chị, em nuôi. Giữa người để lại di sản thừa kế và anh, chị, em nuôi (theo cách hiểu dân gian) không hề có bất kỳ mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng nào với nhau, không hề có quyền và nghĩa vụ làm đại diện hay giám hộ cho nhau trước pháp luật. Việc quy định "anh, chị, em nuôi" thuộc hàng thừa kế thứ hai của người để lại di sản thừa kế có lẽ

đã thật sự thuyết phục?


Tuy có những điều còn hạn chế như trên nhưng chúng ta không thể phủ nhận thành công của Thông tư 594 cũng như vai trò của nó trong việc phát triển chế định thừa kế nói chung và các quy định về thừa kế theo pháp

luật nói riêng. Đánh giá về thành công của Thông tư này, Tiến sĩ Phùng Trung Tập nhận định:

Thông tư này đã thể hiện bản chất pháp luật thừa kế của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta theo 5 nguyên tắc cơ bản là: Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của nhân dân; nam nữ đều bình đẳng về quyền hưởng thừa kế; củng cố và phát triển tình đoàn kết, thương yêu trong nội bộ gia đình, tăng cường tinh thần phấn khởi sản xuất của mọi người; tôn trọng quyền tự định đoạt bằng di chúc của người có di sản, đồng thời bảo hộ thích đáng quyền thừa kế của một số người theo pháp luật; Người hưởng thừa kế được hưởng tất cả các quyền lợi về tài sản do người chết đề lại nhưng chỉ phải chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ do người chết để lại trong phạm vi di sản đã nhận được [24, tr. 115-116].

Nhằm giải quyết tốt hơn những vụ việc thừa kế xảy ra trong thực tiễn, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81-TANDTC, trong đó quy định hai hàng thừa kế:

- Hàng thứ nhất bao gồm: Vợ góa (vợ cả góa, vợ lẽ góa), hoặc chồng góa; các con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột; anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha và anh chị em nuôi.

Quy định hai hàng thừa kế nói trên về cơ bản giữ nguyên nội dung hàng thừa kế theo quy định tại Thông tư 594. Do vậy, Thông tư này vẫn chưa khắc phục được một số tồn tại của Thông tư 594 như đã trình bày ở trên.

Thành công của Thông tư 81 là ở chỗ văn bản này đã quy định những trường hợp một người tuy thuộc hàng thừa kế nhưng lại không có quyền hưởng di sản do người đó đã có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền hưởng di sản và quyền để lại di sản của người khác, như:

- Người đã giết người để thừa kế hoặc đã đối xử quá tàn tệ với người

để lại di sản;


- Người đã giết người thừa kế cùng hàng để nhằm chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần di sản mà người đó có quyền hưởng thì không được thừa kế của người để lại di sản và của người bị giết.

Quy định trên đã bao quát được một số sự kiện liên quan đến quyền hưởng di sản của người thừa kế trong hàng- điều mà pháp luật thừa kế trước

đó chưa thể làm được. Với việc loại trừ một số đối tượng tuy thuộc hàng thừa kế nhưng vẫn không được hưởng di sản, pháp luật đã thể hiện tính giáo dục rất cao, phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Cũng tại Thông tư 81, lần đầu tiên, quyền thừa kế của vợ, chồng, các con vị thành niên và các con của người để lại di sản tuy đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động và túng thiếu được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đã được pháp luật quy định và bảo vệ. Họ là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc với kỷ phần bắt buộc bằng 2/3 của một suất thừa kế được chia theo pháp luật.

1.2.3. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/7/1996


Vấn đề thừa kế được quy định riêng tại một pháp lệnh- Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Sự ra đời của văn bản có hiệu lực pháp lý khá cao này cho thấy Nhà nước ta đã dành sự quan tâm nhiều hơn tới điều chỉnh quan hệ thừa kế. Trong đó, Điều 25 sắp xếp những người thừa kế theo pháp luật thành ba hàng thừa kế như sau:

- Hàng thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

- Hàng thứ ba: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Điểm tiến bộ dễ nhận thấy là Pháp lệnh thừa kế đã quy định mở rộng số lượng hàng thừa kế. Những người được hưởng di sản trong từng hàng cũng ít nhiều thay đổi. Tại hàng thừa kế thứ nhất, người đang là con nuôi của người khác được bình đẳng với những người con khác của người để lại di sản trong việc hưởng di sản thừa kế của cha đẻ, mẹ đẻ. Đây là một điểm khác biệt cơ bản so với Thông tư 81 và trước đó là Thông tư 594 (người đã là con nuôi chỉ

được nhận di sản thừa kế từ cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quyền hưởng thừa kế của cha đẻ, mẹ đẻ). Ngoài ra, số người thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất có thể được bổ sung trong trường hợp con riêng và cha dượng, mẹ kế đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ

được thừa kế của nhau khi một bên chết trước theo tinh thần của Điều 28 Pháp lệnh. Khi con riêng và cha dượng, mẹ kế có đủ điều kiện được thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thứ nhất thì con đẻ của người đó cũng được thừa kế thế vị trong trường hợp người đó chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với cha dượng, mẹ kế.

Trong hàng thừa kế thứ hai, anh nuôi, chị nuôi, em nuôi không còn là những người được hưởng di sản thừa kế như quy định của các văn bản thừa kế liền trước đó nữa. Với những cơ sở như đã phân tích ở tiểu mục 1.2.2, chúng tôi cho rằng sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp, tạo ra sự đồng nhất giữa các quy định của pháp luật thừa kế và pháp luật hôn nhân và gia đình.

Đặc biệt, hàng thừa kế thứ ba đã bao gồm những người thừa kế lần đầu tiên được pháp luật dưới chế độ mới quy định, đó là cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Họ đều là những người có quan hệ huyết thống bàng hệ hoặc trực hệ với người để lại di

sản. Với việc bổ sung hàng thừa kế thứ ba này, pháp luật đã bảo vệ ở mức độ ngày càng cao quyền thừa kế của những người có cùng huyết thống với người

để lại di sản.


Điều 20 Pháp lệnh thừa kế quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Quy định này đã tiếp tục phát ưu điểm của Thông tư 81, bảo vệ triệt để quyền lợi về tài sản cho những người thừa kế ở hàng thứ nhất bị truất quyền hưởng di sản bởi di chúc.

Pháp lệnh thừa kế cũng quy định những trường hợp số lượng người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật có thể bị giảm bớt:

- Người được thừa kế theo pháp luật khước từ quyền hưởng di sản;


- Người thừa kế không có quyền hưởng di sản do đã bị kết án về một trong số các hành vi trái pháp luật...;

- Người thừa kế nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác.


Đây cũng là một quy định kế thừa thành công của Thông tư 81, thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với quyền tự do ý chí của người thừa kế, đồng thời bảo vệ đạo đức trong gia đình cũng như xã hội. Pháp lệnh thừa kế đưa ra một số trường hợp thuộc hàng thừa kế mà không được hưởng di sản do vấn đề vi phạm

đạo đức hoặc vi phạm pháp luật với người để lại di sản hoặc với những người

đồng thừa kế khác nhằm củng cố trật tự gia đình, tình cảm thương yêu, gắn bó giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với nhau. Bên cạnh đó, pháp luật cũng tôn trọng tối đa quyền của người thừa kế thuộc hàng khi quy định người đó có thể khước từ hoặc nhường quyền hưởng di sản cho người thừa kế khác. Tuy nhiên, việc khước từ và nhường quyền hưởng di sản không

được hướng dẫn cụ thể trong Pháp lệnh cũng như bất kỳ văn bản pháp lý có liên quan nào khác nên vấn đề áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù vẫn còn những hạn chế như vậy, chúng ta vẫn phải khẳng định rằng quy định về hàng thừa kế tại Điều 25 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024