Giai Đoạn Từ Ngày 01/07/1996 Đến Trước Ngày 01/01/2006

những phù hợp với thực tế xã hội mà còn duy trì và củng cố được truyền thống, bản chất của quan hệ thừa kế- một loại quan hệ tài sản gắn với yếu tố nhân thân hết sức đặc biệt.

1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/07/1996 đến trước ngày 01/01/2006


Các quy định trong lĩnh vực dân sự được tập hợp trong một văn bản mang tính pháp điển hóa cao nhất, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Chế định thừa kế được quy định tại phần riêng (Phần thứ tư) với khá nhiều điều luật (56 điều). Trong đó, khoản 1 Điều 679 quy định ba hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Có thể thấy, ba hàng thừa kế theo quy định trên hầu như không thay

đổi so với quy định tại Pháp lệnh thừa kế trước đó. Như vậy, Bộ luật đã kế thừa những thành tựu cơ bản trong quy định về hàng thừa kế của Pháp lệnh, tiếp tục góp phần tích cực giải quyết các vụ việc thừa kế theo pháp luật.

Ngoài ra, khoản 2 và 3 Điều 679 cũng quy định quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản và trình tự hưởng di sản thừa kế theo hàng. Theo đó, những người cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau; những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Liên quan tới hàng thừa kế, Bộ luật Dân sự cũng bao quát được các vấn đề nảy sinh như: thừa kế thế vị (Điều 680), những người thuộc hàng mà

không có quyền hưởng di sản (Điều 646), những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 672), thừa kế giữa con riêng với cha dượng, mẹ kế (Điều 682),... Các quy định đó cùng với Điều 676 đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ để xử lý những tranh chấp về thừa kế theo pháp luật.

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 4

1.2.5. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay


Bộ luật Dân sự năm 2005 được ban hành do những nhu cầu chủ quan và khách quan trong thời kỳ mới. Chế định thừa kế nói chung, thừa kế theo pháp luật nói riêng có sự sửa đổi bổ sung. Quy định về hàng thừa kế tại khoản 1

Điều 676 cũng có thay đổi:


Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:


- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 về những người thừa kế theo pháp luật vẫn quy định ba hàng thừa kế nhưng có sự bổ sung về người thuộc các hàng thừa kế so với điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995. Theo Bộ luật Dân sự 1995, hàng thừa kế thứ nhất đã bao hàm được những người thân thuộc, gần gũi nhất với người để lại di sản, đó là những người mang huyết thống trực hệ và có quan hệ nuôi dưỡng với người chết (cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ), hay là người có quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người chết (vợ, chồng) hoặc người chỉ có quan hệ nuôi dưỡng với người chết (cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi) -

những người mà hơn ai hết phải là người có thể được nhận di sản. Quy định về hàng thừa kế thứ nhất đã được kế thừa toàn bộ ở điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005.

ë hàng thừa kế thứ hai, Bộ luật Dân sự 1995 công nhận quyền thừa kế theo quan hệ huyết thống xuôi giữa ông, bà (cả bên nội và bên ngoại) đối với cháu ruột (quan hệ một chiều) trong khi không công nhận quan hệ thừa kế ngược lại là cháu thừa kế di sản của ông bà. Đây là một sự khác biệt không khó nhận ra khi đối sánh ngay trong cùng hàng thừa kế đó, anh, chị, em ruột

được thừa kế di sản của nhau (quan hệ hai chiều). Do đó, việc bổ sung trao quyền thừa kế cho cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,

ông ngoại, bà ngoại trong điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo lẽ đó là cần thiết.

Cũng với luận điểm tượng tự, trong một chừng mực nhất định, chúng ta có thể giải thích cho quy định bổ sung chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại thuộc hàng thừa kế thứ ba bên cạnh việc kế thừa quy

định cho cụ nội, cụ ngoại được hưởng thừa kế của chắt; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột được hưởng thừa kế của cháu ruột và ngược lại trong

điểm c khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005.


Tuy nhiên, bổ sung này cũng vấp phải một số vướng mắc. Theo thông lệ pháp luật, người được xếp vào các hàng thừa kế - những người thuộc diện thừa kế - luôn là người có ít nhất một loại quan hệ với người để lại di sản trong ba quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Hàng thừa kế thứ ba theo pháp luật thực định được mở rộng tương đối để dành quyền thừa kế cho những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản, bao gồm cả những người có quan hệ huyết thống trực hệ là cụ nội, cụ ngoại và các chắt; cả những người có quan hệ huyết thống bàng hệ là bác, chú, cậu, cô, dì ruột và các cháu mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột. Gia đình Việt Nam thường không có những người này cùng chung sống nên mối quan hệ giữa họ nhiều khi cũng

không thật sự gần gũi. Xét riêng mối quan hệ giữa cụ và các chắt, do khoảng cách về thế hệ khá xa nên quyền thừa kế của họ mặc dù được pháp luật quy

định cũng không khả thi trên thực tế. Quy định về hàng thừa kế ở đây dường như vì quá quan tâm đến mục đích chia di sản được triệt để mà xem nhẹ yếu tố hợp lý với thực tiễn.

Phát huy những ưu điểm của Bộ luật Dân sự 1995, tại Bộ luật Dân sự 2005, khoản 2 và 3 Điều 676 quy định quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản và trình tự hưởng di sản thừa kế theo hàng; Điều 677 quy định về thừa kế thế vị; Điều 643 quy định về người không được quyền hưởng di sản; Điều 669 quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, Điều 679 quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;...

Tóm lại, quy định về hàng thừa kế tại Điều 679 Bộ luật Dân sự 2005 về cơ bản vẫn kế thừa những quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 1995 song

đã bổ sung thêm một số người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Theo chúng tôi, nhìn chung những quy định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự 2005 và một số điều luật liên quan là hợp lý; tuy nhiên ở những khía cạnh nhất định cũng chưa thật sự thuyết phục. Bởi vậy, nên chăng những quy

định về hàng thừa kế nói riêng và thừa kế theo hàng nói chung cần được xem xét thêm khi chúng ta tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự để chúng khoa học, hoàn thiện hơn.‌

1.3. Hàng thừa kế trong pháp luật một số nước trên thế giới


1.3.1. Hàng thừa kế trong pháp luật Pháp


Theo một số quy định tại chương III thiên I quyển ba Bộ luật Dân sự Pháp, di sản được truyền cho những người thừa kế theo trình tự sau:

Trước hết di sản được truyền cho những người bề dưới không phân biệt

độ tuổi, giới tính và không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha mẹ. Nếu không có những người thừa kế ở hàng trên thì những người bề trên của người

để lại di sản được hưởng di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất loại trừ những người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất ngang nhau.

Người vợ góa hoặc người chồng góa của người để lại di sản không thuộc bất kỳ hàng thừa kế theo pháp luật nào của người đó. Điều 765 Bộ luật sân sự Pháp quy định khi người chết không có thân thuộc đến bậc có thể thừa kế, hoặc chỉ để lại những thân thuộc bàng hệ không phải là anh, chị, em hoặc ti thuộc của anh chị em, tài sản thừa kế đương nhiên thuộc về vợ hoặc chồng không ly hôn, còn sống và không có bản án xử ly thân đã có hiệu lực pháp luật.

Bộ luật này cũng quy định vấn đề thừa kế thế vị - một giả định của luật mà hiệu quả là đưa những người thế vị vào vị trí, vào bậc và hưởng các quyền của người bị thay thế. Việc thế vị được đặt ra khi có người hưởng thừa kế chết hoặc bị khước từ quyền hưởng thừa kế. Có thể nhận thấy đây là một điểm khác biệt quan trọng đối với quy định về thừa kế thế vị theo pháp luật Việt Nam. Chưa bao giờ pháp luật thừa kế của chúng ta ghi nhận vấn đề thừa kế thế vị trong trường hợp có người thuộc hàng không có quyền thừa kế. Người được thừa kế thế vị cũng được quy định khá đặc biệt, không chỉ bao gồm các con của người thừa kế như pháp luật nhiều nước quy định mà còn bao gồm các anh chị em của người đó.

1.3.2. Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản


Theo tinh thần Điều 887, 888 Bộ luật Dân sự Nhật Bản, có thể thấy pháp luật thừa kế Nhật Bản quy định ba hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ;


- Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những người thân trực hệ bề trên, với

điều kiện giữa những người đứng ở mức độ khác nhau của mối quan hệ thì người nào gần hơn sẽ được ưu tiên;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: anh, chị, em của người để lại di sản. Về nguyên tắc phân chia thừa kế theo hàng, Điều 900 quy định:

Nếu có trên hai người thừa kế cùng hàng thì việc chia thừa kế sẽ được xác định phù hợp với quy định sau:

1. Khi vợ (chồng) và con cái là người thừa kế thì phần của con cái là 2/3 và phần cho vợ (chồng) là 1/3.

2. Khi vợ (chồng) và người thân trực hệ bề dưới là những người thừa kế thì mỗi bên một nửa.

3. Khi vợ (chồng) và anh chị em ruột là những người thừa kế thì vợ (chồng) sẽ nhận 2/3, anh chị em ruột 1/3.

4. Nếu có nhiều con cái hoặc người thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần chia thừa kế sẽ bằng nhau.

Tuy vậy, phần của con không hợp pháp sẽ bằng 1/2 của con hợp pháp; anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha sẽ bằng 1/2 của anh chị em cùng mẹ cùng cha đối với người để lại thừa kế.

Rõ ràng, pháp luật thừa kế Nhật Bản chủ yếu dành quyền hưởng thừa kế cho những người có quan hệ huyết thống gần với người để lại di sản. Mặc dù Điều 890 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định cho vợ hoặc chồng của người

để lại thừa kế sẽ trở thành người thừa kế trong mọi trường hợp nhưng lại không xếp họ vào bất cứ hàng thừa kế nào ở trên. Cũng theo tinh thần của điều luật này, vợ, chồng chỉ được xem là người thừa kế bổ sung tại một hàng thừa kế thực tế hưởng di sản. Như vậy, vợ (chồng) có thể cùng hàng thừa kế với anh, chị, em hoặc ông bà nội, ngoại; thậm chí cụ nội, cụ ngoại của người chết.

Điều đó sẽ là bất hợp lý, bởi lẽ xét về mức độ thân thích, vợ chồng tuy không chung dòng máu nhưng thông thường là những người gắn bó mật thiết và thường xuyên nhất, cùng nhau xây dựng cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của gia đình; quyền hưởng thừa kế của họ không thể chỉ được xếp ngang bằng với những người có quan hệ trực hệ xa hay quan hệ huyết thống bàng hệ

được. Tuy nhiên, quy định này cũng thể hiện phần nào một số quan niệm của nền văn hóa Nhật Bản - một quốc gia mà trong đó bình đẳng giới thực sự vẫn

chỉ là sự nỗ lực, quyền lực của người gia trưởng luôn được xem trọng, vị trí người phụ nữ vẫn còn khá khiêm nhường trong xã hội.

Trong pháp luật thừa kế Nhật Bản, nguyên tắc chia di sản theo hàng thừa kế cũng rất khác biệt so với Việt Nam. Một mặt, những người cùng thuộc về một hàng thừa kế lại được nhận những kỷ phần không bằng nhau. Có thể thấy, các con- những người có quan hệ huyết thống trực hệ xuôi với người để lại di sản được ưu tiên nhận phần nhiều di sản hơn cả. Người vợ chỉ được nhận một phần bằng với những người thân trực hệ khác của người để lại di sản. Pháp luật cũng có sự phân biệt đối xử với các con theo "thân phận" chúng là con trong hay ngoài giá thú, giữa các anh em tùy theo việc họ chung nhau "cả dòng máu" hay "một nửa dòng máu". Mặt khác, những người thuộc về nhiều hàng thừa kế lại cùng được hưởng di sản. Các hàng thừa kế theo pháp luật không độc lập, không có sự tách bạch giữa các hàng về quyền hưởng thừa kế như trên khiến cho ý nghĩa của việc quy định các hàng thừa kế dường như trở nên mờ nhạt.

Liên quan tới hàng thừa kế, Điều 891 Bộ luật có quy định những người dù là người thân trực hệ, bàng hệ hay vợ, chồng vẫn không thể trở thành người thừa kế. Đó là những trường hợp có vi phạm pháp luật như: xâm phạm tính mạng người để lại di sản, người thừa kế ở hàng trước; xâm phạm tới sự tự do ý chí của người để thừa kế định đoạt di sản bằng di chúc hay thay đổi, hủy bỏ di chúc của người chết,... Những hành vi kể trên đã xâm phạm nghiêm trọng một số quyền và lợi ích của những người liên quan tới thừa kế, họ không xứng

đáng là người thừa kế của người để lại di sản.


Về thừa kế thế vị, Điều 887 cho phép con của người thừa kế có quyền nhận thay di phần di sản dành cho cha mẹ mình trong trường hợp cha, mẹ chết hoặc mất quyền hưởng thừa kế do rơi vào một trong các trường hợp quy định tại Điều 891. Pháp luật không đề cập tới vấn đề chắt tiếp tục hưởng thừa kế thế vị phần của cụ thay ông, bà trong trường hợp cha, mẹ của cháu cũng đã chết như pháp luật Việt Nam.

1.3.3. Hàng thừa kế trong hệ thống pháp luật Thái Lan


Khác với pháp luật Nhật Bản, Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan tại Điều 1629 chia những người thừa kế làm sáu loại, có quyền hưởng thừa kế theo thứ tự ưu tiên sau đây:

1. Con cái;


2. Bè, mÑ;


3. Anh, chị, em đồng huyết thống;


4. Anh, chị, em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha; 5. Ông, bà;

6. Chú, bác, cô, dì.


Vậy, con cái là ưu tiên hàng đầu hưởng di sản thừa kế của cha mẹ. Bộ luật cũng quy định rõ không chỉ con trong giá thú mà cả con ngoài giá thú, không chỉ con đẻ mà cả con nuôi hợp pháp của người để lại di sản thừa kế cũng được quyền thừa kế của cha, mẹ chúng. Tiếp theo đó là những người thân thích trực hệ hay bàng hệ khác. Pháp luật hầu hết các quốc gia đều ghi nhận quyền thừa kế của những người này. Tương tự pháp luật Pháp, pháp luật Thái Lan cũng không xếp người vợ (chồng) của người chết vào bất cứ hàng thừa kế nào nhưng cho họ quyền hưởng thừa kế cùng với một số người thừa kế khác.

Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan có điều chỉnh cụ thể vấn đề thừa kế thế vị nhưng gọi tên bằng một thuật ngữ khác- "việc đại diện cho mục

đích nhận tài sản thừa kế". Điều 1639 quy định nếu bất cứ người nào có thể là người thừa kế theo quy định tại điều 1629 (1) (3) (4) hoặc (6) chết hoặc bị loại trừ trước khi người để lại tài sản chết, thì con cháu của người đó, nếu có sẽ là

đại diện cho người đó để nhận tài sản thừa kế; Nếu bất cứ người nào trong số con cháu của người đó chết hoặc bị loại trừ theo cùng cách trên, thì con cháu của người chết đó sẽ đại diện cho người đó để nhận tài sản thừa kế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024