Phân Chia Di Sản Theo Hàng Thừa Kế Và Thừa Kế Thế Vị

trọn ý nghĩa kinh tế vốn có trong tài sản. Tuy nhiên, mỗi hàng thừa kế với phạm vi người thừa kế khá rộng như vậy sẽ khiến cho di sản dễ bị phân chia nhỏ lẻ, manh mún và thực tế đôi khi gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng và phát triển khối di sản đó, nhất là khi di sản là bất động sản, di sản là sản nghiệp kinh doanh, là các loại quỹ,...

Như vậy, mặc dù quy định về hàng thừa kế trong pháp luật hiện hành

được đánh giá là khá hợp lý nhưng cũng không tránh khỏi những tồn tại nhất

định. Các vấn đề đó cần hết sức được lưu tâm tới khi chúng ta nghiên cứu sửa

đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 để các quy định về hàng thừa kế được hoàn thiện hơn.

2.2. Phân chia di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị‌


2.2.1. Phân chia di sản trong từng hàng thừa kế

Về nguyên tắc chia di sản thừa kế trong hàng, khoản 2 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau". Hàng thừa kế theo quy định pháp luật hiện hành như phân tích ở trên là hoàn toàn độc lập, cùng với đó, việc phân chia di sản trong từng hàng cũng hoàn toàn độc lập, không hề bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của bất kỳ ai không thuộc hàng thừa kế đó. Đây là một quy định mang tính tuyệt

đối, không có ngoại lệ. Đó là điểm khác biệt so với cách phân định di sản trong pháp luật Việt Nam ở một số thời kỳ trước và cũng khác với cách phân chia di sản của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự khác biệt này dễ dàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

được chấp nhận, bởi vì, đã xác định những ai đó cùng thuộc một hàng thừa kế có nghĩa rằng họ có mối quan hệ gần gũi tương đương nhau với người để lại di sản, vậy nên phần di sản mà họ nhận được phải bằng nhau. ë hàng thừa kế thứ nhất, vợ góa, chồng góa (người thừa kế theo pháp luật do có quan hệ hôn nhân với người chết) được bình đẳng trong việc hưởng thừa kế với nhau và với cha

đẻ, mẹ đẻ, con đẻ (những người có quan hệ huyết thống trực hệ với người chết) cũng như cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi (người có quan hệ nuôi dưỡng đặc

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 8

biệt với người chết); ở hàng thừa kế thứ hai, ông, bà thuộc về bên nội hay bên ngoại được hưởng thừa kế bằng nhau và bằng suất thừa kế của anh ruột, chị ruột, em ruột của người để lại di sản; ở hàng thừa kế thứ ba, cụ nội hay cụ ngoại, anh chị em ruột của cha hay mẹ người để lại di sản, chắt nội hay chắt ngoại, cháu là con của anh ruột hay chị ruột, em ruột của người để lại di sản

đều được hưởng di sản như nhau. Như vậy, đã không còn chế độ thừa kế riêng dành cho vợ và chồng, không có sự phân biệt con đẻ hay con nuôi, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, không có sự nhìn nhận khác nhau về anh, chị, em cùng cha cùng mẹ và anh, chị, em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, không còn sự phân biệt giữa họ tộc bên nội hay bên ngoại trong vấn đề thừa kế. Đây chính là những minh chứng cho những quan niệm hiện đại về con người, về gia đình, đặc biệt về nỗ lực xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, tiến tới bình đẳng giới thực sự trong mọi lĩnh vực của đời sống mà biết bao thế hệ người Việt Nam đã cố gắng vươn tới và từng bước dành được thành công; khẳng định mạnh mẽ những giá trị pháp luật tốt đẹp của dân tộc.

2.2.2. Trình tự hưởng di sản giữa các hàng thừa kế


Về trình tự hưởng di sản giữa các hàng thừa kế, khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Theo quy định của pháp luật, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, vậy nên, nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do họ đều đã chết thì việc phân chia di sản theo hàng đó không thể thực hiện

được mà phải tính đến việc chia thừa kế cho những người ở hàng thừa kế thứ hai, và tương tự đến hàng thừa kế thứ ba. Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản là những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự (vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể ở mục 2.3). Người bị truất quyền hưởng di sản là người không được hưởng di sản theo di chúc của người

để lại di sản. Người viết di chúc có thể truất quyền hưởng di sản của một hoặc một số người thừa kế theo pháp luật, không phải tất cả họ, bởi lẽ có một số người thuộc về hàng thừa kế thứ nhất là những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nếu trong di chúc, người để lại di sản truất quyền hưởng di sản của tất cả những người thuộc hàng thừa kế trước mà không chỉ

định ai là người thừa kế thì mặc nhiên những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản nhưng không phải với tư cách người thừa kế theo pháp luật mà là người thừa kế theo di chúc được chỉ định một cách gián tiếp.

Mặc dù pháp luật quy định ba hàng thừa kế nhưng khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, không thể tồn tại đồng thời nhiều người của những hàng thừa kế khác nhau cùng được hưởng di sản theo hàng. Ông nội, bà nội,

ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chỉ được hưởng thừa kế, nếu vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết đều đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Tương tự, cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại chỉ có thể được hưởng di sản trong trường hợp không có ai hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai.

Như vậy, quy định trình tự hưởng di sản thừa kế theo hàng trong pháp luật Việt Nam hoàn toàn dựa trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa, không hề có sự xen kẽ với bậc thừa kế như pháp luật Nhật Bản, Thái Lan... quy định. Quyền hưởng di sản của những người thuộc hàng thừa kế trước loại trừ quyền hưởng di sản của những người thuộc hàng thừa kế sau là một nguyên tắc hoàn toàn thuyết phục do tính khoa học, hợp lý của nó. Rõ ràng là, trong số những người thân thích của người chết, có những người ở mức độ quan hệ gần gũi hơn mà chắc hẳn lúc sinh thời, người để lại di sản mong muốn khi mình mất

đi, khối tài sản của mình sẽ thuộc về những người đó; chỉ khi những người đó không thể thực tế nhận di sản, di sản mới lần lượt thuộc về những người có quan hệ xa hơn. Do vậy, pháp luật phải dành sự ưu tiên nhiều hơn đối với những người có quan hệ gần gũi hơn với người chết trong việc hưởng di sản.

Càng về các hàng thừa kế sau, số lượng người thừa kế thuộc cùng một hàng càng có thể nhiều thêm nên di sản thừa kế được phân chia càng có nguy cơ manh mún cao. Tuy vậy, trên thực tế, di sản thừa kế thường được tiếp nhận bởi hàng thừa kế thứ nhất hoặc có thể đến hàng thừa kế thứ hai. Hàng thừa kế thứ ba chủ yếu được đặt ra trên bình diện lý thuyết. Nhiều trường hợp hàng thừa kế thứ nhất (hai) mặc dù không còn ai nhưng di sản vẫn không được phân chia đến hàng thừa kế thứ hai (ba) mà dịch chuyển tới những người thừa kế thế vị (vấn đề thừa kế thế vị sẽ được phân tích ở tiểu mục 2.2.3). Nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, không rơi vào trường hợp thừa kế thế vị, một số người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai không quan tâm đến di sản thì thông thường, họ sẽ chuyển phần di sản lẽ ra thuộc về mình cho những người thừa kế khác. Như vậy, cơ hội để hàng thừa kế thứ ba nhận di sản là khá hiếm hoi.

2.2.3. Thừa kế thế vị

Trên thực tế, trong một vụ việc thừa kế cụ thể, có những người thuộc về các hàng thừa kế khác nhau lại cùng nhau hưởng di sản hoặc có những người thừa kế ở hàng sau thay mặt người thừa kế ở hàng trước nhận di sản. Quyền hưởng di sản của một số người thừa kế ở hàng sau trong những trường hợp này không phải với tư cách hưởng di sản theo hàng mà là thừa kế thế vị. Sẽ là thiếu sót nếu khi nói về hàng thừa kế mà chúng ta không bàn luận về thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005, trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử cũng như pháp luật dân sự các nước trên thế giới khi quy định vấn đề thừa kế theo pháp luật cũng đều có những quy định về thừa kế thế vị. Mặc dù nó có thể được gọi tên theo những cách khác nhau như: việc đại diện cho mục đích nhận tài sản thừa kế (Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan), thừa kế thay (Bộ luật Dân sự Nhật Bản),... nhưng đều mang chung bản chất là việc các con, cháu (tức các cháu, chắt trong quan hệ với người để lại di sản) được thay vào vị trí của cha mẹ,

ông bà để hưởng di sản của ông bà, cụ trong trường hợp bố hoặc mẹ, ông hoặc bà chết trước hay chết cùng thời điểm với ông bà, cụ. Các con (cháu) thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ (ông, bà) mình đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, con (cháu) nhận di sản theo thừa kế thế vị như thể đó là tài sản của cha, mẹ (ông, bà) mình. Điều này hoàn toàn hợp lý khi quan niệm các con không phân biệt con đẻ, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, kể cả con riêng của cha dượng, mẹ kế (trong trường hợp đã chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con) đều có quyền thừa kế thế vị cho cha, mẹ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong trường hợp một, một số hoặc tất cả mọi người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết mà trong số những người chết đó có bố hoặc mẹ của cháu thì cháu được hưởng thừa kế thế vị, không phải được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai; lúc này, những người thừa kế ở hàng thứ hai không được hưởng di sản. Trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đều đã chết (những người chết này không phải là con của người để lại di sản hoặc là con của để lại di sản nhưng người này không có con, cháu), không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản thì cháu mới hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai cùng với những người thừa kế khác cùng hàng. Tương tự, nếu một, một số hoặc tất cả người thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai

đã chết mà trong số những người chết đó có bố hoặc mẹ của chắt (tức cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản) thì chắt được thừa kế thế vị mà không phải được hưởng di sản theo hàng thừa kế thứ ba; đương nhiên, những người

thừa kế tại hàng ba không có quyền hưởng di sản. Di sản thừa kế sẽ phân chia theo hàng cho những người thừa kế tại hàng thừa kế thứ ba khi những người thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ hai đều đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.

Thừa kế thế vị như đã phân tích ở trên không phải là thừa kế theo hàng, nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định người thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 1995, chỉ trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản, thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản, thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 đã bổ sung trường hợp thừa kế thế vị khi con hoặc cháu người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản rõ ràng phù hợp hơn với thực tiễn cũng như theo đúng bản chất của thừa kế thế vị- thừa kế thay thế vị trí của người thừa kế theo hàng. Như vậy, thừa kế thế vị áp dụng cho trường hợp con, cháu, và tương tự có thể tới chắt, chút, chít,... chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Nếu người thừa kế còn sống mà từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì phần di sản mà họ từ chối hoặc không có quyền nhận sẽ được phân chia cho những người thừa kế khác cùng hàng, con (cháu) của họ không được quyền thừa kế thế vị (vì bản thân họ đã chủ

động hoặc bị động chối bỏ quyền thừa kế, họ đâu có phần để người khác "nhận thay"). Điều này là khác biệt so với pháp luật thừa kế của pháp luật một số quốc gia khác. Ví dụ như pháp luật Nhật Bản khi quy định về thừa kế thế thế vị có sự giải thích rõ ràng việc thế vị được đặt ra trong trường hợp con bị loại trừ quyền thừa kế do chết, không có quyền hưởng di sản, từ chối hưởng di sản thì cháu hưởng; pháp luật Thái Lan cũng cho phép con, cháu của người thừa kế được thừa kế thế vị kể cả trong các trường hợp người thừa kế chết trước người để lại di sản, từ chối hưởng di sản hay không có quyền hưởng di sản.

Không thể có trường hợp một người vừa được thừa kế với tư cách thuộc hàng thừa kế, vừa được thừa kế thế vị. Cháu nội, cháu ngoại của người

để lại di sản chỉ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai cùng với những người thừa kế khác (anh, chị, em ruột; ông bà nội ngoại của người để lại di sản thừa kế) khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu tại hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn có người hưởng di sản mà bố hoặc mẹ của cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại thì cháu được thay cha, mẹ nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Tương tự, chắt cũng chỉ có thể hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ hai; hoặc thừa kế thế vị cha hoặc mẹ của chắt khi hàng thừa kế thứ hai vẫn còn những người thừa kế khác hưởng di sản.

Trong quan hệ thừa kế thế vị, có thể có một hoặc đồng thời nhiều người thừa kế thế vị của một người thừa kế. Nếu chỉ có một người thừa kế thế vị, người này được hưởng toàn bộ suất thừa kế được chia theo pháp luật mà người thừa kế theo hàng được hưởng nếu còn sống; nhưng nếu có nhiều người thừa kế thế vị, suất thừa kế đó sẽ được chia đều cho những người đồng thừa kế thế vị. Việc phân chia di sản trong trường hợp có nhiều người thừa kế thế vị như vậy theo cách gọi của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là cách "thực hiện theo chi chứ không phải theo đầu người" [236, tr. 92].

Pháp luật quy định về thừa kế thế vị đã bảo vệ quyền lợi của các cháu hoặc các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại mà vẫn còn người thừa kế của ông bà tại hàng thừa kế thứ nhất. Điều này là phù hợp với đạo lý và thực tiễn nước ta, đồng thời tạo nên sự tương thích với pháp luật thừa kế của các quốc gia khác trên thế giới.

2.3. Những người thuộc các hàng thừa kế mà không được quyền hưởng di sản

Như trên đã phân tích, những người thừa kế sẽ được hưởng di sản theo trình tự hàng với nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa. Tuy nhiên, để duy trì trật tự chung cho xã hội, bảo vệ truyền thống đạo lý của dân tộc, pháp luật về thừa kế hiện hành có quy định những trường hợp một người mặc dù thuộc về hàng thừa kế có thể được hưởng di sản nhưng nếu có những vi phạm đối với người để lại di sản cũng như người thừa kế khác thì sẽ không được quyền hưởng di sản. Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bốn trường hợp cụ thể:

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;


- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó quyền hưởng;

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

2.3.1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó

Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Do đó, những hành vi xâm phạm các giá trị nhân thân kể trên nếu do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện và có lỗi thì sẽ bị xem là vi phạm pháp luật và người thực hiện phải gánh chịu trách nhiệm

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí