Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 643 của Bộ luật này. Như vậy, những người có quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) và quan hệ huyết thống trực hệ bề trên (cha đẻ, mẹ đẻ), quan hệ nuôi dưỡng bề trên (cha nuôi, mẹ nuôi), sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp này là tuyệt đối. Với những người có quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng bề dưới (các con đẻ, con nuôi), pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động. Quyền hưởng kỷ phần bắt buộc nói trên chỉ không được thực hiện bởi ý chí của chính những người thừa kế đó. Điều này phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp ngàn đời của nhân dân ta.

Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những người thừa kế thuộc các bậc, các đời khác nhau. Điều đó đảm bảo cho di sản di chuyển vừa mang ý nghĩa về mặt đạo đức "trẻ cậy cha, già cậy con", vừa phần nào đảm bảo giá trị kinh tế của di sản. Quy định hàng thừa kế thứ nhất cũng đã bao quát cả những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản. Giữa những người thừa kế được liệt kê tại hàng này với người để lại di sản có thể có một hoặc đồng thời nhiều mối quan hệ với người để lại di sản, cụ thể: cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhưng giữa vợ và chồng vừa có quan hệ hôn nhân, vừa có quan hệ nuôi dưỡng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ vừa có quan hệ huyết thống vừa có quan hệ nuôi dưỡng. Xét trên cả ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có mối quan hệ gần gũi hơn cả với người để lại di sản thừa kế. Đặc biệt, quan hệ hôn nhân đã được xem xét ngang hàng với quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng khi quy định về những người thuộc hàng thừa kế. Hơn nữa, quyền thừa kế của người có quan hệ hôn nhân với người để lại di sản (vợ góa hoặc chồng góa) không thể bị mất di trong bất kỳ trường hợp nào. Dù di sản có được phân chia theo di chúc hay theo pháp luật, quyền thừa kế của những người thừa kế ở hàng này vẫn luôn được bảo vệ. Dù người

để lại di sản có chúc thư hay không thì chắc chắn rằng, vợ, chồng, cha, mẹ,

con của họ sẽ là những người thừa kế- những người mà hơn ai hết, người quá cố lúc sinh thời mong muốn di sản của mình được truyền lại cho những người

đó. Quy định về hàng thừa kế bởi vậy rất phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc, đồng thời thể hiện những điểm tiến bộ vượt trội so với pháp luật thừa kế thời kỳ cũ cũng như pháp luật một số quốc gia khác trên thế giới.

2.1.2. Hàng thừa kế thứ hai


Hàng thừa kế thứ hai theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm: "Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại".

* Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người chết và cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

Ngày nay, tài sản cá nhân và tài sản gia đình không phải đồng nhất, do vậy, ông bà nhận di sản thừa kế của cháu không phải nhận lại phần vốn là của mình (tương tự như cha, mẹ của cháu). Trước hết, ông bà là những người có quan hệ huyết thống với người để lại di sản, tuy không trực tiếp sinh thành ra người đó nhưng ông bà là người sinh ra cha, mẹ, là đạo làm cháu phải luôn khắc ghi công ơn đó, như các cụ xưa có câu: "Con người có tổ có tông; Như cây có cội như sông có nguồn". Hơn nữa, ông bà còn có thể là người thay cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ cháu nên người. Nghĩa vụ này không chỉ thuộc phạm trù

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

đạo đức mà còn được luật hôn nhân và gia đình ghi nhận. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có anh, chị, em nuôi dưỡng. Như vậy, việc thừa nhận quyền thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại đối với cháu là có cơ sở về mặt đạo đức. Tuy nhiên, nếu di sản có ý nghĩa thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì lại thấy rằng, nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trước hết thuộc về cha, mẹ của cháu và các anh, chị,

em của cha, mẹ cháu. Nhìn từ góc độ khác, nếu di sản không phải tư liệu sinh hoạt mà là tư liệu sản xuất, là vốn thì khi dịch chuyển cho ông bà, chúng sẽ khó có thể được bảo tồn, chưa nói đến phát triển (ông bà đã có tuổi, khó có thể trực tiếp quản lý di sản, khi ông bà mất đi, di sản đó lại sẽ tiếp tục được đem chia thừa kế).

Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 7

So với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995, điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm "cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại". (Về kỹ thuật lập pháp, có một sự thay đổi nhỏ trong việc sử dụng thuật ngữ là: bổ sung thêm cụm từ "mà người chết" so với Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh thừa kế 1990 nhưng đã đem lại hiệu quả đáng kể, giúp cho quy định về hàng thừa kế thứ hai tại Bộ luật Dân sự được rõ ràng, dễ hiểu hơn nhiều). Quy định này xét theo quan niệm dân gian "nước mắt chảy xuôi" là phù hợp quy luật cuộc sống. Ông bà, cha mẹ suốt đời vất vả hi sinh cho con cháu, tới khi "trăm tuổi", tài sản cố công gây dựng một đời cũng chỉ dành lại cho con, cháu mà thôi. Di sản được giao đến đời cháu đảm bảo hầu như chắc chắn của cải được chuyển giao cho những người khai thác và quản lý trẻ, nhằm đảm bảo sự kế tục kinh tế của gia đình, qua đó góp phần duy trì cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc dân. Hơn nữa, cháu cũng là người có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định cháu được hưởng di sản thừa kế của ông bà theo trình tự hàng thừa kế thứ hai vừa phù hợp quy luật cuộc sống, phù hợp đạo lý, vừa tạo ra sự nhất thể hóa trong các quy định pháp luật thừa kế (ông bà được hưởng thừa kế của cháu và cháu cũng được hưởng thừa kế của ông bà). Quy

định cũng tương thích với pháp luật hôn nhân và gia đình khi quy định về quan hệ giữa ông bà và cháu.

Một điểm tiến bộ được kế thừa từ những văn bản quy định về thừa kế liền trước đó là theo quy định trên, pháp luật đã đặt ngang hàng quan hệ huyết thống cả về bên nội và bên ngoại. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cũng

như các cháu nội, cháu ngoại đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo cùng một hàng thừa kế.

* Anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết


Anh, chị, em ruột cũng là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau. Pháp luật một số nước trên thế giới cũng thừa nhận quyền thừa kế giữa những người này nhưng có sự phân biệt giữa anh chị em cùng mẹ cùng cha và anh chị em cùng cha khác mẹ hay anh chị em cùng mẹ khác cha (Pháp luật Thái Lan quy định anh chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thuộc hàng thừa kế sau anh chị em cùng cha mẹ; Pháp luật Nhật bản quy định anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha chỉ được hưởng kỷ phần bằng 1/2 của anh chị em cùng mẹ cùng cha đối với người để lại thừa kế). Pháp luật Việt Nam hiện hành không có sự phân biệt như vậy, những người con của cùng một cha một mẹ sinh ra, hoặc có khi cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, những người "như thể chân tay" là những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong gia đình (trong trường hợp họ không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con). Theo pháp luật thừa kế, họ ngang hàng nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của nhau, cũng như của cha mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng mặc dù có thể cùng chung sống dưới một mái nhà nhưng không phải là những người có chung dòng máu, không phải là anh, chị, em ruột nên họ không phải là những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau.

Hàng thừa kế thứ hai không bao gồm anh chị em nuôi như trong một số luật về thừa kế giai đoạn trước quy định, và cũng không bao gồm cháu nuôi. Con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với những người con khác của người nuôi con nuôi. Cha mẹ của người nuôi con nuôi cũng không được quyền thừa kế của người con nuôi đó. Như vậy, pháp luật không công nhận quan hệ thừa kế giữa những người mà theo cách gọi trong dân gian là anh chị em nuôi với nhau, ông bà nuôi với cháu nuôi. Điều này cũng là hợp lý, bởi lẽ, quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh do

sự kiện nhận nuôi con nuôi. Quan hệ đó chỉ có ý nghĩa đối với người nhận nuôi và người được nhận nuôi, nó không thể làm ảnh hưởng tới những người thân thích khác trong gia đình của người nhận nuôi con nuôi.

2.1.3. Hàng thừa kế thứ ba

Điểm c khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định người thừa kế ở hàng thứ ba bao gồm: "Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại".

ë đây, phạm vi những người hưởng di sản đã được mở rộng thêm ra với quy định những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ xa hơn

được hưởng di sản thừa kế của nhau. Điều này thể hiện sự bảo vệ ở mức cao hơn quan hệ huyết thống trong phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Quy

định người thừa kế không phân biệt huyết thống về bên nội (cụ nội, bác ruột, chú ruột, cô ruột, chắt ruột của cụ nội) hay bên ngoại (cụ ngoại, bác ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết) đều được hưởng di sản là một minh chứng cho bản chất tiến bộ của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại.

* Cụ nội, cụ ngoại của người chết, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

Cụ nội, cụ ngoại và chắt là những người thân thích trực hệ. Trên thực tế, mặc dù không nhiều nhưng vẫn còn những gia đình tứ đại đồng đường- gia

đình có tới bốn thế hệ chung sống với nhau, trong đó có các chắt và các cụ,

ông bà, bố mẹ. Việc giữa chắt và cụ nội, cụ ngoại có quyền hưởng di sản của nhau theo pháp luật nếu xét trong mối quan hệ huyết thống như vậy là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu xét quy định về hàng thừa kế này trong mối liên hệ với pháp luật hôn nhân và gia đình, có thể thấy rằng cụ nội, cụ ngoại và các chắt ruột không phải là những người có nghĩa vụ pháp lý với nhau trong gia đình (không phải là những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau, không có quan hệ

đại diện hay giám hộ cho nhau). Trên thực tế, cụ và các chắt thường cũng không nuôi dưỡng nhau, bởi giữa họ còn có thế hệ ông bà và cha mẹ. Hơn nữa, nếu di sản của cụ được để lại đến thế hệ chắt thì sự manh mún tài sản là rất lớn. Ngược lại, di sản của chắt mà được phân chia tới các cụ là điều hầu như không xảy ra, bởi vì khó có trường hợp chắt lại chết trước các cụ; và các cụ nếu có thực tế nhận di sản của chắt thì ý nghĩa kinh tế của di sản là không đảm bảo. Quy định trên vì những lý do như vậy có lẽ nào đã thật sự thuyết phục?

* Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết và cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột - những người là anh, chị, em ruột của cha, mẹ người để lại di sản, mặc dù thông thường không thuộc chung một gia đình với người để lại di sản, không có nghĩa vụ nuôi dưỡng luật

định với người để lại di sản nhưng là người có quan hệ thân thích bàng hệ với người đó. Tư cách người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ ba có lẽ xuất phát chủ yếu bởi điều đó.

Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột- ngược lại, là con của anh, chị, em ruột người để lại di sản. Anh, chị em ruột là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai, vậy con của họ

được xếp vào hàng thừa kế thứ ba là hoàn toàn hợp lý. Một mặt, con của anh, chị em ruột thường không sống chung một mái nhà với người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột. Mặt khác, họ không thể cùng cha, mẹ mình là những người có quan hệ gần gũi hơn với người chết đồng thời nhận di sản.

Về quan hệ giữa cháu và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, người xưa có câu: "Xảy cha còn chú, xảy mẹ bú dì", câu nói đó trong nhiều trường hợp cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Vì nhiều lý do khác nhau, có những đứa trẻ không được nuôi dưỡng bởi cha mẹ nhưng lại được nuôi nấng, dạy dỗ bởi những người bà con, nhất là các anh, chị, em ruột của cha mẹ

chúng. Ngược lại, cũng có những người không được chăm sóc bởi con cái mình nhưng lại được nuôi dưỡng bởi những người cháu ruột gọi mình là bác, chú, cậu, cô, dì. Tuy nhiên, quan hệ nuôi dưỡng đó phát sinh từ tình cảm giữa những người có huyết thống bàng hệ khác bậc, không phải là nghĩa vụ luật

định. Luật hôn nhân và gia đình không quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cháu và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Trong khi con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi, con riêng và cha dượng, mẹ kế có thể được hưởng di sản thừa kế của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất thì có lẽ nào khi cháu ruột và các bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột cũng có quan hệ nuôi dưỡng thực tế với nhau lại không có quyền hưởng di sản tương đương?

Việc xác định ba hàng thừa kế theo pháp luật như trên có thể nói là minh chứng xác đáng cho nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế và nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu, đoàn kết trong gia

đình - hai trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế Việt Nam.


Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật như phân tích ở trên trước hết thể hiện trong các quy định về hàng thừa kế. Mọi cá nhân, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có quan hệ thân thuộc với người để lại di sản thì theo quy định của pháp luật, họ

đều là những người thừa kế tại các hàng thừa kế. Vợ và chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con gái hay con trai, con có năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự,...

đều là người thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ. Họ tộc về bên nội hay bên ngoại nếu cùng bậc cũng đều có thể hưởng thừa kế theo cùng một hàng thừa kế... Nguyên tắc này còn tiếp tục được thể hiện cụ thể trong quy

định về phân chia di sản trong hàng thừa kế (chúng tôi sẽ trình bày chi tiết vấn

đề này ở tiểu mục 2.2.1). Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc Hiến định "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" được ghi nhận tại Điều 52 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992.

Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hàng thừa kế và một số quy định liên quan cũng đã chứng minh cho nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự- việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng

đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước. Vì mục đích xây dựng những gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, quy định về hàng thừa kế rõ ràng, khoa học giúp cho tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa những người trong gia đình được giữ vững ngay cả khi vấn đề thừa kế theo pháp luật được

đặt ra. Đặc biệt, các quy định về hàng thừa kế liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi quyền của phụ nữ, trẻ em, người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, người già yếu, cô đơn,... chính là bằng chứng thể hiện rõ nét nguyên tắc đó, đồng thời thể hiện bản chất tiến bộ của pháp luật thừa kế nước ta.

Quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 về ba hàng thừa kế theo pháp luật đã bảo vệ sự dịch chuyển di sản theo đa diện. Một mặt, nó thể hiện sự bảo vệ, củng cố và duy trì bản chất tốt đẹp truyền thống của các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chia thừa kế. Phạm vi các hàng thừa kế đã

được mở rộng tương đối. Theo đó, di sản thừa kế khó có thể không phân chia cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với người để lại di sản- nhóm quan hệ được bảo vệ quyền thừa kế ở mức độ cao nhất. Điều này

đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế phát triển hiện đại, các gia đình thường không sinh nhiều con và vì thế gia tộc cũng không lớn như trước kia, số lượng người thuộc hàng thừa kế giảm; bởi thế, mở rộng hàng thừa kế cũng là một giải pháp

để đảm bảo cho việc chia di sản thừa kế được triệt để. Mặt khác, từng hàng thừa kế luôn có sự hiện diện của những người thân thích thuộc về nhiều thế hệ khác nhau bảo đảm di sản vừa thực hiện được "sứ mệnh" tinh thần, vừa mang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024