ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
Môc lôc
PHÙNG THỊ CẨM CHÂU
Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục
Trang
mở đầu 1
Có thể bạn quan tâm!
- Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Giai Đoạn Từ Ngày 10/9/1990 Đến Trước Ngày 01/7/1996
- Giai Đoạn Từ Ngày 01/07/1996 Đến Trước Ngày 01/01/2006
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Chương 1: những vấn đề chung 5
1.1. Khái niệm hàng thừa kế 5
Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn
LUẬN VĂN THẠC SỸ
1.2. Sơ lược tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về 10 hàng thừa kế
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 10
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 10/9/1990 14
1.2.3. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/7/1996 19
1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/07/1996 đến trước ngày 01/01/2006 22
1.2.5. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay 23
1.3. Hàng thừa kế trong pháp luật một số nước trên thế giới 25
1.3.1. Hàng thừa kế trong pháp luật Pháp 25
1.3.2. Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản 26
1.3.3. Hàng thừa kế trong hệ thống pháp luật Thái Lan 29
Chương 2: pháp luật việt nam hiện hành về 31
hàng thừa kế
2.1. Các hàng thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự Việt 31 Nam năm 2005
HÀ NỘI, 2007
2.1.1. Hàng thừa kế thứ nhất 34
2.1.2. Hàng thừa kế thứ hai 47
2.2.2. Hàng thừa kế thứ ba 50
2.2 Phân chia di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị 54
1 2
Môc lôc
Trang
Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục
mở đầu 1
Chương 1: những vấn đề chung 5
1.1. Khái niệm hàng thừa kế 5
1.2. Sơ lược tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về 10 hàng thừa kế
1.2.1. Giai đoạn trước năm 1945 10
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước ngày 10/9/1990 14
1.2.3. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/7/1996 19
1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/07/1996 đến trước ngày 01/01/2006 22
1.2.5. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay 23
1.3. Hàng thừa kế trong pháp luật một số nước trên thế giới 25
1.3.1. Hàng thừa kế trong pháp luật Pháp 25
1.3.2. Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản 26
1.3.3. Hàng thừa kế trong hệ thống pháp luật Thái Lan 29
Chương 2: pháp luật việt nam hiện hành về 31
hàng thừa kế
2.1. Các hàng thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự Việt 31
Nam năm 2005
2.1.1. Hàng thừa kế thứ nhất 34
2.1.2. Hàng thừa kế thứ hai 47
2.2.2. Hàng thừa kế thứ ba 50
2.2 Phân chia di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị 54
2.2.1. Phân chia di sản trong từng hàng thừa kế 54
2.2.2. Trình tự hưởng di sản giữa các hàng thừa kế 55
2.2.3. Thừa kế thế vị 57
2.3. Những người thuộc các hàng thừa kế mà không được 61 quyền hưởng di sản
2.3.1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, 61 sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành
hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó
2.3.2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng 62 người để lại di sản
2.2.3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng 63
người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
2.3.4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người 64
để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật Về 66
hàng thừa kế và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hàng thừa kế 66
3.1.1. Một số thành công
3.1.2. Những hạn chế 71
3..2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế 75
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế 75
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng 78 thừa kế
Kết luận 85
Danh mục tài liệu tham khảo 88
mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng trong luật dân sự nói riêng và trong pháp luật nói chung, bởi lẽ nó có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với quyền sở hữu tài sản- một trong những quyền cơ bản của con người. Một bộ phận không thể thiếu trong chế định này là những quy phạm điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật- hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Như vậy, quy định hàng thừa kế là một vấn đề then chốt trong điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Qua xác
định hàng thừa kế, người ta có thể xem xét chủ thể nào có quyền hưởng di sản của người chết để lại và phần di sản được hưởng là bao nhiêu. Do vậy, nếu pháp luật về hàng thừa kế có những quy định khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa kế được nhanh gọn. Ngược lại, nó sẽ là nguyên nhân dẫn tới những tranh chấp, bất đồng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, các nước trên thế giới luôn quan tâm tới việc hoàn thiện quy định pháp luật về hàng thừa kế. Với công tác xây dựng pháp luật về thừa kế, hay cụ thể hơn là về hàng thừa kế cũng tương tự việc xây dựng bất kỳ quy phạm nào khác, nắm vững pháp luật hiện hành, phân tích được những thành công cũng như tồn tại của nó, hiểu rõ tình hình thực tiễn, cùng với một nhãn quan sâu rộng về tiến trình phát triển của lịch sử pháp luật nước nhà cũng như pháp luật tương ứng của các nước trên thế giới sẽ giúp cho các nhà lập pháp xây dựng
được những quy định tốt, có tính khả thi, đáp ứng nhu cầu xã hội một cách hiệu quả.
ë nước ta, pháp luật về thừa kế nói chung và pháp luật về hàng thừa kế nói riêng không ngừng được xây dựng, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử
pháp luật nước nhà. Trong đó, những quy định về hàng thừa kế cùng với toàn bộ chế định thừa kế đã kế thừa nhiều quy phạm trong các văn bản trước đây song cũng có một số thay đổi cơ bản. Trải qua một thời gian thực hiện dù chưa phải là dài nhưng với số lượng các vụ việc thừa kế theo pháp luật vốn đã diễn ra phổ biến, cùng với sự phát triển đa dạng của các quan hệ sở hữu, nay lại xuất hiện ngày một nhiều với tính chất phức tạp gia tăng, các quy phạm cũng
đã được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, dần bộc lộ những ưu điểm cũng như hạn chế của chúng. Bởi vậy, bước đầu, chúng ta cũng có thể đưa ra một số
đánh giá về thực trạng pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật hiện hành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hàng thừa kế theo pháp luật đã từng được nhắc đến trong một số công trình khoa học như: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập; "Bình luận khoa học về Thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; "Hái
đáp về pháp luật thừa kế" của Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Trần Hữu Biền; Luận văn Thạc sĩ luật học "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005" của tác giả Phan Thị Kim Chi,... Ngoài ra, nhiều bài viết về đề tài này cũng đã được đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nhà nước và pháp luật, Dân chủ và pháp luật, Tòa án nhân dân,...
Những bình luận sâu sắc, những ý kiến xác đáng về hướng hoàn thiện pháp luật của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã được ghi nhận làm cơ sở hoàn thiện pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu khai thác trên phạm vi tương đối rộng lớn, có khi là toàn bộ chế định thừa kế hoặc tất cả các vấn đề liên quan tới thừa kế theo pháp luật, hay công trình có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn cũng bao quát cả diện và hàng thừa kế. Với đề tài "Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề thừa
kế nhưng chỉ đi vào những vấn đề xoay quanh hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hàng thừa kế theo pháp luật thực định. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo pháp luật thừa kế Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử và pháp luật về thừa kế của một số quốc gia khác trên thế giới, các tài liệu chuyên khảo và một số văn bản pháp luật liên quan,...
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh,... để làm sáng tỏ từng vấn đề, đồng thời đối chiếu với những vấn đề liên quan, qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách
đa diện.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi trước hết tập trung tìm hiểu về hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Việc nghiên cứu trong phạm vi hẹp như vậy hy vọng sẽ mang lại sự nhìn nhận tương đối toàn diện và sâu sắc về vấn đề pháp lý quan trọng này. Với cách tiếp cận vấn đề từ truyền thống đến hiện đại, trên cơ sở tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới, xuất phát từ việc đi sâu phân tích những thành công và hạn chế trong pháp luật hiện hành về hàng thừa kế trên cả phương diện luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng, luận văn cũng hướng tới việc đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng thừa kế.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Liên quan tới lĩnh vực thừa kế, cho tới nay, một số công trình khoa học
đã công bố đều bình luận, đánh giá về thừa kế một cách khá toàn diện trên
phạm vi rộng. Luận văn thạc sĩ luật học "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005" của tác giả Phan Thị Kim Chi khai thác tương
đối sâu sắc vấn đề người thừa kế theo pháp luật nhưng tập trung nhiều vào nội dung diện thừa kế. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề thừa kế với phạm vi khá hẹp là hàng thừa kế trong luận văn này sẽ đem lại những phân tích chuyên sâu hơn xung quanh vấn đề hàng thừa kế, tìm hiểu lý do, bản chất trong các quy
định liên quan tới hàng thừa kế, đánh giá những ý nghĩa của các quy định đó theo những cách nhìn nhận mới mẻ, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hàng thừa kế và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế.
Chương 1
Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm hàng thừa kế
Thừa kế là một chế định không thể thiếu trong hầu hết pháp luật dân sự của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ. Nó đồng thời là "người anh em" với quyền sở hữu - chế định được xem như nền tảng, cái "gốc" trong dân sự, là một trong những căn cứ phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền sở hữu. Chế định thừa kế trong chừng mực nhất định là sự bổ sung cho chế định quyền sở hữu trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên xã hội.
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người còn sống. Sự dịch chuyển tài sản này một mặt thể hiện sự chuyển giao về mặt vật chất, mặt khác mang ý nghĩa tinh thần lớn lao. Di sản thừa kế nhiều khi có giá trị kinh tế, là "cơ nghiệp" của gia đình mà người thuộc thế hệ trước truyền lại cho con, cháu, cũng có khi chỉ là những kỷ vật cho thế hệ sau nhằm lưu giữ truyền thống gia đình. Về mặt đạo đức, có thể xem di chuyển di sản chính là một cách thức "giúp" người để lại di sản thực hiện bổn phận chưa tròn đối với gia đình, người thân. Về mặt kinh tế, di sản là tài sản, là đối tượng của những giao lưu dân sự, có khả năng mang lại lợi nhuận, do vậy, việc di chuyển tài sản phải đảm bảo rằng tài sản được chuyển giao có thể bảo tồn
được giá trị trao đổi và tiếp tục sinh lợi.
Việc thực hiện quyền thừa kế chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội,... Thừa kế tài sản đã xuất hiện từ thời kỳ sơ khai của loài người, trải qua mỗi giai đoạn phát triển, thừa kế lại mang những màu sắc khác, phản ánh chế độ kinh tế - xã hội của thời kỳ đó. Quan hệ thừa kế là quan hệ phát sinh giữa những người thừa kế với nhau trong việc phân chia di sản của