Thủ Tục Chuyển Giao Tài Sản Góp Vốn Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Và Trách Nhiệm Của Thành Viên Góp Vốn Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


soạn thảo điều lệ doanh nghiệp. Trong điều lệ doanh nghiệp phải có điều khoản về vốn góp, trong đó phải nêu phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần. Trong đó, cũng cần phải nêu rõ về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn, thời hạn góp vốn, xử lý tài sản góp vốn sau khi hết thời hạn góp vốn. Điều lệ doanh nghiệp phải được thành viên sáng lập thống nhất thông qua và cùng ký tên. Điều lệ doanh nghiệp là một văn bản bắt buộc trong hồ sơ đăng ký kinh doanh và được coi như luật của doanh nghiệp, làm cơ sở cho hoạt động của doanh nghiệp sau này.

Bước 3. Đăng ký kinh doanh

Các thành viên nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm có: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh; Dự thảo điều lệ Doanh nghiệp; Danh sách thành viên với đầy đủ các thông tin; Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh nghành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề; biên bản họp của các thành viên/cổ đông sáng lập doanh nghiệp về việc định giá tài sản trí tuệ dùng để góp vốn hoặc biên bản định giá của cơ quan định giá chuyên nghiệp về quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn.

Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chính thức được thành lập và hoạt động kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 4. Chủ thể góp vốn chuyển giao vốn góp cho Doanh nghiệp


Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 tại Điều 29 thì, thành viên Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp hợp danh và cổ đông doanh nghiệp cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp mới thành lập. Do đó, chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ phải tiến hành thủ tục để chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp dùng để góp vốn theo nguyên tắc sau:

“Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; họ, tên, địa chỉ thường trú, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của doanh nghiệp; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang doanh nghiệp.” [13, Điều 29]

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận vốn góp cho thành viên/cổ đông góp vốn.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 11


Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh thì tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu bao gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Vốn điều lệ của Doanh nghiệp; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, Số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp giấy chứng nhận đăng ký vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được doanh nghiệp cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp. Đối với công ty cổ phần thì giấy chứng nhận phần vốn góp chính là cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá của cổ phần ghi trên cổ phiếu; Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên; tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần; chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của doanh nghiệp; số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của doanh nghiệp và ngày phát hành cổ phiếu; các nội dung khác theo quy định tại Điều 81, 82, 83


của Luật doanh nghiệp đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. [13, Khoản 1, Điều 85].

2.1.6 Thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và trách nhiệm của thành viên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ có thể góp vốn bằng quyền sở hữu/quyền sử dụng đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Sau khi đã tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, để hoàn tất thủ tục góp vốn thành viên góp vốn phải tiến hành chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp. Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Theo nguyên tắc chuyển quyền sở hữu tài sản, thì các đối tượng sở hữu trí tuệ không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký mà thành viên góp vốn chuyển giao tài sản đó cho doanh nghiệp có xác nhận bằng biên bản. Cụ thể, các đối tượng sở hữu công nghiệp không phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại; quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh.

Đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập trên cơ sở đăng ký bảo hộ như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu thì thủ tục chuyển quyền sở hữu trí tuệ sang cho doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có


thẩm quyền. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Do đó, việc chuyển quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đều phải tuân theo thủ tục đăng ký theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. Việc chuyển giao quyền sở hữu hay chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên đều phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Theo đó, nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cần có các điều khoản cơ bản như tên, địa chỉ của các bên, căn cứ chuyển nhượng, giá trị chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng ngoài các nội dung nêu trên cần có thêm căn cứ chuyển giao quyền sử dụng, dạng hợp đồng, phạm vi chuyển giao, thời hạn hợp đồng...

Để tiến hành thủ tục đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể góp vốn cần phải chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi hồ sơ đầy đủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Ghi nhận vào văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới. Trong trường hợp, chủ thể quyền chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Công bố quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng từ ngày ra quyết định.

Ngược lại, đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được xác lập quyền trên cơ sở đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định mà không cần phải tiến


hành thủ tục đăng ký, việc chuyển giao quyền được coi là hoàn thành khi các bên tiến hành chuyển giao cho nhau những đối tượng đó, mà không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký chuyển nhượng. Thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm phải chuyển giao tài sản trí tuệ cam kết góp cho doanh nghiệp và có biên bản bàn giao đối với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký. Đối với những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cần phải tiến hành thủ tục đăng ký thì thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu/quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.1.7 Thủ tục xử lý quyền sở hữu trí tuệ khi chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp

Trong trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do các bên thỏa thuận chấm dứt việc góp vốn, mà vẫn chưa hết thời hạn được bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ tương ứng thì bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được nhận lại quyền sở hữu trí tuệ đó. Nếu bên góp vốn không có nhu cầu sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, thì doanh nghiệp nhận góp vốn vẫn có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ này, nếu được sự đồng ý của bên góp vốn.

Nếu thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn đã hết, thì doanh nghiệp nhận góp vốn được vẫn được quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó nhưng trong trường hợp này sẽ không được quyền sở hữu nghĩa là không loại trừ các tổ chức, cá nhân khác sử dụng quyền sở hữu trí tuệ. Bởi trong trường hợp này, quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành tài sản chung, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng.


Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ bị phá sản, thì quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn được xử lý theo quyết định của tòa án nhân dân về việc tuyên bố phá sản.

Khi cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chết, bị tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.

Nếu doanh nghiệp nhận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ bị giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức bị giải thể, thì quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2.1.8 Về chứng từ và việc hoạch toán quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Về chứng từ đối với tài sản góp vốn của doanh nghiệp, căn cứ công văn số 2926TC/TCT ngày 14/03/2005 Bộ tài chính: “Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất góp vốn phải xuất trình hóa đơn, trong hóa đơn ghi giá trị của tài sản đúng bằng giá trị góp vốn theo Biên bản của Hội đồng quản trị, dòng thuế giá trị gia tăng không ghi và gạch chéo. Hóa đơn này làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài sản góp vốn trong trường hợp này không phải chịu lệ phí trước bạ. Riêng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất làm tài sản kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp”.

Theo quyết định số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, thì nguyên giá của tài sản cố định vô hình trong đó có tài sản là quyền sở hữu trí tuệ là toàn


bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập bằng quyền sở hữu trí tuệ phải hoạch toán giá trị vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ do bên góp vốn vào tài sản cố định và trích khấu hao vào chi phí hợp lý kinh tính thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi góp vốn. Như vậy, theo nguyên tắc về việc ghi chép kế toán, chỉ có những quyền sở hữu trí tuệ có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để hoạch toán vào vốn góp thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định vô hình: “Mọi khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra thỏa mãn các tiêu chuẩn: (i) chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (ii) có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; (iii) nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) trở lên mà không hình thành tài sản cố định hữu hình được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn quy định nêu trên thì được hoạch toán trực tiếp hoặc phân bố dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu không có căn cứ về phát sinh chi phí đều không được phép ghi nhận vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề bất cập hiện nay, bởi đối với các doanh nghiệp nhận góp vốn thành lập thì thành viên góp vốn chuyển giao quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ sang cho doanh nghiệp và được hưởng các quyền lợi từ doanh nghiệp. Vậy trong những trường hợp này, việc xác định chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra để có quyền sở hữu trí tuệ đó sẽ được xác định theo căn cứ nào? Mặc dù, pháp luật có quy định về việc doanh nghiệp nhận góp thành lập bằng quyền sở hữu trí tuệ phải hoạch toán giá trị vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ do bên góp vốn vào tài sản cố định doanh nghiệp, nhưng lại chưa quy định cụ thể về việc hoạch toán vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Trong trường hợp, doanh nghiệp hoạch toán chi phí cao

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024