Hợp Đồng Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ


hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản trí tuệ dùng để góp vốn thì sẽ giải quyết như thế nào? Mặt khác, nguyên tắc chi phí phát sinh không thể phản ánh đúng giá trị thực của quyền sở hữu trí tuệ đó, nó có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với giá trị quyền sở hữu trí tuệ góp vốn. Giá trị của quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau nhưng phải do thị trường quyết định.

2.1.9 Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (gọi là bên góp vốn) góp phần vốn của mình bằng quyền sở hữu trí tuệ để hợp tác sản xuất, kinh doanh với cá nhân, hộ gia đình, chủ thể khác và hưởng một hoặc một số quyền lợi từ doanh nghiệp mới thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ. Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp được tạo lập trên cơ sở tự do ý chí của các bên. Do đó, cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, về nguyên tắc pháp luật sẽ không ràng buộc hoặc hạn chế sự tự do thỏa thuận của các bên.

Nhưng hợp đồng thành lập doanh nghiệp có nhiều điểm khác biệt với các loại hợp đồng thông thường là tạo ra một pháp nhân và tạo ra hình thức doanh nghiệp có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và người thứ ba, đồng thời bảo hộ quan hệ hợp đồng, nhất là quyền lợi của các bên và dẫn dắt doanh nghiệp do hợp đồng tạo ra theo một hướng nhất định, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó, pháp luật thường đòi hỏi thể loại hợp đồng này phải thể hiện nhiều điều khoản bắt buộc. [3, tr. 1]


Chẳng hạn pháp luật của Anh Quốc qui định hợp đồng thành lập doanh nghiệp là một chứng thư được ký kết bởi ít nhất hai thành viên sáng lập (subscriber hay promoter) tuyên bố và xác định hiến pháp và quyền lực của doanh nghiệp mà trong đó phải có năm điều khoản bắt buộc như: tên của doanh nghiệp, trụ sở đăng ký của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp, trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp, số vốn cổ phần được phát hành và dạng cổ phần [3, tr.61-64]. Theo hình mẫu này, pháp luật của Malaysia và Singapore qui định, mọi doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng thành lập doanh nghiệp như một điều kiện thiết yếu cho việc ra đời của mình, trong khi đó không phải doanh nghiệp nào cũng bị đòi hỏi đăng ký điều lệ của mình, và các nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp ở các nước này bao gồm: tên doanh nghiệp; mục tiêu của doanh nghiệp; số lượng cổ phần hay phần lợi và giá trị của mỗi cổ phần hay phần lợi; cách thức phân chia vốn thành các cổ phần hay phần lợi; chế độ trách nhiệm của các thành viên; tên, địa chỉ và nghề nghiệp của những người góp vốn; cam kết của các thành viên về việc theo đuổi các mục tiêu của doanh nghiệp và số vốn đóng góp hay cổ phần sẽ mua [27, tr.37-38]. Trong khi đó pháp luật Việt Nam, riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài có qui định về hợp đồng thành lập doanh nghiệp, nhưng qui định quá nhiều điều khoản không khác gì điều lệ của doanh nghiệp. Còn pháp luật về doanh nghiệp áp dụng cho người Việt đã không nhắc tới hợp đồng thành lập doanh nghiệp mà đồng nghĩa hợp đồng này với điều lệ doanh nghiệp. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp qui định: “Điều lệ doanh nghiệp là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp” (Điều 10, khoản 1). Pháp luật Malaysia và Singapore quan niệm rằng, điều lệ doanh nghiệp là các qui tắc nội bộ của doanh nghiệp và phụ thuộc vào bản hợp đồng thành lập doanh


nghiệp; và cả hai tạo ra quan hệ hợp đồng giữa doanh nghiệp với mỗi thành viên, và một thành viên này với mỗi thành viên khác [27, tr. 38- 41].

Nội dung của hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Tên, địa chỉ của các bên

- Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn;

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 12

- Thời hạn góp vốn;

- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ góp vốn;

- Thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn;

- Quyền của người thứ ba đối với tài sản góp vốn;

- Nghĩa vụ của các bên khi vi phạm hợp đồng; Nghĩa vụ của bên góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ;

- Giao quyền sở hữu đúng thời hạn, đúng đối tượng, tình trạng như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Đăng ký chuyển quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Quyền của bên góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ

- Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ;

- Được chuyển nhượng, để thừa kế phần vốn góp bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

- Được nhận lại quyền sở hữu trí tuệ đã góp theo thỏa thuận hoặc khi hết thời hạn góp vốn;


- Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ.

Nghĩa vụ của bên nhận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

- Thanh toán lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ đúng hạn, đúng phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Đảm bảo quyền của người thứ ba đối với quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ Quyền của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ;

- Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ giao quyền sở hữu trí tuệ đúng thời hạn, đúng đối tượng, tình trạng như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

- Được sử dụng quyền sở hữu trí tuệ đúng mục đích, đúng thời hạn;

- Được cấp văn bằng bảo hộ trong trường hợp góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.‌

Đây là những nội dung cơ bản và bắt buộc phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi các bên thực hiện việc góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này để hạn chế việc phát sinh tranh chấp.

2.2 Đánh giá pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

2.2.1 Những ưu điểm

Có thể khẳng định pháp luật nước ta về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã được hình thành và được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của đời sống xã hội.


Trước hết, pháp luật đã có sự hoàn thiện đó trong việc sử dụng những thuật ngữ pháp lý để phản ánh nội dung của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Lần đầu tiên, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ được ghi nhận trong Điều lệ Đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977. Theo đó, quy định hình thức đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam bằng quyền sở hữu công nghiệp. Cũng trong thời giạn này, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã quy định bên Việt Nam có quyền tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Hai là, Pháp luật nước ta về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã hình thành và dần hoàn thiện khung pháp lý cơ bản cho hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Từ việc ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ là một tài sản mà các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng để tham giao góp vốn thành lập doanh nghiệp đến việc quy định về chủ thể góp vốn, quy chế chuyển giao quyền sở hữu và chuyển nhượng quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ, việc định giá các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Ba là, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã góp phần làm thay đổi cơ bản nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc thiết lập quyền bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những điều kiện để các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của mình để tham giao góp vốn thành lập doanh nghiệp đó là họ phải là chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Để có thể thực hiện được quyền năng này, các tổ chức, cá nhân phải tiến hành thủ tục thiết lập quyền đối với các đối


tượng quyền sở hữu trí tuệ, theo những quy định của pháp luật. Theo đó, các chủ thể sẽ quan tâm hơn tới việc xác lập quyền đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo những quy định của pháp luật để có thể thực hiện những quyền năng của mình một cách trọn vẹn. Thông qua đó, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ cũng góp phần thúc đẩy sự sáng tạo trong xã hội của các tổ chức, cá nhân.

2.2.2 Những nhược điểm

Thứ nhất, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu tính đồng bộ. Nhìn một cách tổng quát, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đang được điều chỉnh đồng thời bởi hai hệ thống pháp luật đó là luật doanh nghiệp và luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, về trình tự, thủ tục tiến hành việc góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ tuân theo luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp lại chưa có những quy định cụ thể về các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp; trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản góp vốn sau khi tiến hành xong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, về trình tự thủ tục này, sẽ tuân theo những quy định của luật sở hữu trí tuệ. Điều đó, làm giảm tính hiệu lực của các văn bản dẫn đến hệ thống pháp luật này khó tra cứu và khó thực hiện đồng bộ.

Thứ hai, hiện nay, pháp luật nước ta đang sử dụng thuật ngữ góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” chưa thật sự thống nhất với các quy định của pháp luật nói chung trong hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp, cũng như chưa phản ảnh được đúng bản chất của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chưa mang tính khả thi cao. Pháp luật về góp vốn thành lập


doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chưa mang tính khái quát, chưa đủ linh hoạt đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Theo quy định của hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể góp vốn đó là chủ sở hữu của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, để có thể trở thành chủ sở hữu của những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, theo quy định của luật đòi hỏi một số đối tượng phải tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Và trình tự thủ tục này phải diễn ra trong những khoảng thời gian nhất định. Vậy, trong những trường hơp này người đăng ký xác lập quyền chưa được coi là chủ sở hữu đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ sẽ không được sử dụng quyền này để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bởi họ chưa được coi là chủ sở hữu đối với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đó. Đây là một vấn đề bất cập trên thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Thứ tư, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu vắng những quy định để hướng dẫn chi tiết về hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ căn cứ để xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Thứ năm, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp còn thiếu vắng những quy định về chứng từ và việc hoạch toán quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và các chế tài xử lý trong trường hợp doanh nghiệp hoạch toán chi phí cao hơn gấp nhiều lần giá trị tài sản trí tuệ dùng để góp vốn.

2.2.3 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhược điểm trong pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam


Những nhược điểm đã phân tích ở trên được tao ra bởi một số nguyên nhân nhất định mà điển hình là các nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp tồn tại trong một thời gian dài và còn ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay. Là một nước thuộc địa nửa phong kiến đứng lên giành độc lập, Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng, cải tạo đất nước, với mục tiêu bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa. Do đó, Việt Nam đã xây dựng một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp dựa trên nền kinh tế nông nghiệp và sự hỗ trợ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, mà tại đó chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất hầu như bị xóa bỏ. Lúc đó, tất cả đời sống đô thị đều phụ thuộc vào chế độ phân phối theo “tem, phiếu”. Nhà nước xen vào từng ngõ ngách trong đời sống con người và buộc các quan hệ kinh tế phụ thuộc vào các chỉ tiêu kế hoạch do một trung tâm của đời sống kinh tế quốc gia ban hành. Qua đó, nói lên rằng, cơ sở kinh tế - xã hội cho việc hình thành và phát triển pháp luật về doanh nghiệp tư nhân nói chung hay pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng không tồn tại. Trong nền kinh tế này chỉ có các xí nghiệp quốc doanh, xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp đều do Nhà nước thành lập và quản lý. Bản thân đơn vị kinh tế này chỉ có “quyền quản lý nghiệp vụ” đối với tài sản của nhà nước.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ VI đã khởi xướng đường lối đổi mới. Cơ chế kinh tế được thay đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển dần sang cơ chế thị trường. Không còn con đường nào khác, việc chấp nhận kinh tế thị trường là một tất yếu. Nhà nước công nhận các thành phần kinh tế, đa hình thức sở hữu mà trong đó có hình thức sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và tự do kinh doanh. Vì vậy, các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã hồi sinh. Cơ sở

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024