Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 15


Một là, cần xác định rõ ràng và hợp lý về thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

Đề nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước, trước hết cần phân cấp quản lý một cách hợp lý, khắc phục tình trạng phân cấp thực hiện chức năng chưa hợp lý, chồng chéo về thẩm quyền giữa các ngành các cấp. Cụ thể, đó là phân cấp nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực Nhà nước ở mỗi cấp về sở hữu trí tuệ. Các cơ quan này bao gồm: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát và xét xử. Trước hết cần quy định cho rõ ràng và cụ thể nhiệm vụ của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng Nhân dân cấp huyện về sở hữu trí tuệ, bên cạnh đó phải quy định rõ cho cả hai cơ quan này nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của cơ quan hành chính nhà nước. Và phân cấp quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ. Trong điều kiện hiện nay, việc quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ được quản lý bởi ba bộ với tư cách là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về sở hữu trí tuệ đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý về tên thương mại; Bộ Khoa học và công nghệ quản lý về quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý quyền đối với giống cây trồng. Do đó, cần phải có một quy định cụ thể để nêu rõ trách nhiệm của các Bộ để tránh sự chồng chéo. Bên cạnh đó, trong hoạt động chuyên môn, các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan có liên quan.

Hai là, cần nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, hoàn thiện thủ tục hành chính về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

Về đội ngũ công chức, cần tăng cường về số lượng và chất lượng vì hiện nay, đội ngũ những người làm công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nói chung, quản lý đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng còn quá


mỏng, tổ chức bộ máy thường xuyên bị thay đổi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Trong khi đó, nhiều quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự thay đổi thường xuyên cả về nội dung và thủ tục thực hiện, việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Luật Sở hữu trí tuệ quy định Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện thống nhất trong cả nước về quản lý sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ chưa được kiện toàn bộ máy và năng lực hoạt động không cao. Đề khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới cần kịp thời tăng cường về nhân lực cho cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ.

Hiện nay, trong việc hoàn thiện thủ tục hành chính về quản lý quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thủ tục hành chính nói chung và quản lý đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng vẫn chưa có quy chế rõ ràng, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân khi muốn sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Ba là, cần triệt để và nghiên cứu cải tiến cơ chế khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt là những quy định về việc được chuyển nhượng, để thừa kế phần vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ và nhận lại quyền sở hữu trí tuệ đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi kết thời hạn góp vốn, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.

Bốn là, cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc quản lý sở hữu trí tuệ, vì đây là một lĩnh vực phực tạp. Khi giải quyết khiếu nại, cần giải quyết thỏa đáng, hợp tình, hợp lý đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu đối với quyền sở hữu trí tuệ. Khi phát hiện những vi phạm pháp luật, cần tiến hành những biện pháp xử lý nghiêm minh,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


công khai các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ, vừa nhằm mục đích giáo dục chung, vừa phát huy vai trò ngăn chặn có hiệu quả các hành vi sai trái.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 15

3.3.2 Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

Một mặt, cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức, bổi dưỡng về pháp luật nói chung, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói riêng đối với đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Có như vậy, mới tạo được nhận thức đúng đắn và năng lực chuyên môn cần thiết của đội ngũ công chức nhà nước về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước sở hữu trí tuệ. Nhờ dó, vừa tạo những điều kiện cần thiết để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ; vừa có thể trực tiếp đánh giá tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội, kịp thời phát hiện, đề xuất với Nhà nước sửa đổi, bổ sung những quy định không có hiệu quả hoặc thiếu tính khả thi.

Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phổ biến giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng. Cần phải đa dạng hóa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật bằng các phối hợp nhiều hình thức khác nhau như: tập huấn, hội thảo, hội nghị, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh thôn xóm, xã, báo chí, truyền hình...). Có như vậy mới thu hút được sự tham gia của nhân dân về các nội dung được truyền tải, cũng cần tổ chức hiệu quả công tác tiếp dân, qua đó có thể hướng dẫn tận tình với chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các quyền năng của mình, đồng thời có thể tiếp nhận và giải quyết một cách đúng đắn, công khai những yêu cầu đó. Như vậy, vừa góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức vừa


tạo ra sự yên tâm về tư tưởng cho nhân dân nói chung, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nói riêng về chính sách sở hữu trí tuệ của nhà nước.

3.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Thông qua nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

Một là, nghiên cứu thành lập một đơn vị có nhiệm vụ rà soát tất cả các quy định có liên quan đến việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ nói chung, đến việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung một cách đồng bộ. Do vấn đề góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được đặt ra trong nhiền văn bản khác nhau và để việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện và phát huy hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong hệ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, như: Luật sở hữu trí tuệ; Bộ luật dân sự; Luật doanh nghiệp; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Luật sở hữu trí tuệ. Vì vậy, nếu vẫn giao cho các bộ có liên quan đến mỗi lĩnh vực nói trên tiến hành rà soát, nghiên cứu độc lập như hiện nay thì rất khó để đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ngược lại nếu việc đó được tiến hành bởi một đơn vị độc lập (chằng hạn Ban rà soát các quy định về sở hữu trí tuệ, trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng làm trưởng ban) thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tập trung nghiên cứu, đối chiếu để phát hiện và đề xuất hướng khắc phục những điểm bất hợp lý, thiếu đồng bộ, nhất quán trong pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Hai là, nên có một nghị định riêng quy định về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, quy định cụ thể về bên góp vốn, bên nhận góp vốn, quyền sở hữu trí tuệ được dùng để góp vốn, trình tự, thủ tục góp vốn và những nội dụng khác


có liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Việc này là vô cùng cần thiết, vì trên thực tế, nhu cầu góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ là rất lớn; mặt khác nếu xét bản chất thì góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ có sự khác biệt căn bản so với các hình thức chuyển quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ thông thường. Sự khác biệt thể hiện ở chỗ, hết thời hạn góp vốn, nếu thời hạn bảo hộ vẫn còn thì bên góp vốn được nhận lại quyền sở hữu trí tuệ mà trước đó đã góp vốn vào doanh nghiệp.

Ba là, theo quan điểm của cá nhân tác giả, nên thống nhất lại quan niệm góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ thay vì quy định của pháp luật hiện nay là góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng “giá trị quyền sở hữu trí tuệ” để phù hợp với những quy định của pháp luật nói chung và bản chất của hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng.

Bốn là, về việc định giá quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, theo quan điểm cá nhân của tác giả, nhà nước ta vẫn trên cơ sở tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên trong việc định giá quyền sở hữu trí tuệ khi nó được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước ta cũng cần phải có những quy định chi tiết để hướng dẫn, định hướng cho việc xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ.

Năm là, cần nghiên cứu để quy định về thu thuế đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh. Việc không thu thuế đối với hoạt động này đã tạo cơ chế để một số cá nhân, tổ chức muốn trốn thuế chuyển quyền sở hữu trí tuệ bằng cách bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cùng đứng ra thành lập doanh nghiệp, trong đó bên chuyển nhượng là người nhận góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bên chuyển nhượng sẽ làm thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp đó cho bên nhận chuyển nhượng với tư cách thành viên doanh nghiệp và sau


đó chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, nếu thu thuế (với mức thuế áp dụng đối với người chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ) thì vừa tránh được việc trốn thuế của một số cá nhân, tổ chức; vừa tạo ra được một nguồn thu không nhỏ và ngân sách nhà nước.


KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta, nhiều quy định pháp luật đã được hình thành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, để giải quyết những vấn đề phát sinh trên thực tiễn. Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung đó. Đây là vấn đề không hoàn toàn mới lạ trong pháp luật nước ta, nhưng không phải mọi nội dung đều đã được hiểu và giải quyết một cách thống nhất và có hiệu quả. Ngược lại, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm trái ngược nhau về một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

Luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn các khái niệm về góp vốn, quyền sở hữu trí tuệ và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh. Từ những khái niệm cơ bản đó luận văn đã tiếp cận thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt nam, đã biệt là những quy định của pháp luật hiện hành về đối tượng góp vốn, đối tượng nhận góp vốn điều kiện góp vốn, thủ tục góp vốn và những nội dung khác về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ.

Các nội dung cơ bản về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ dã được phân tích, so sánh, với quy định của các giai đoạn trước để rút ra kết luận về những ưu điểm, nhược điểm của các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam.

Luận văn cũng phân tích để xác định những nguyên nhân của những nhược điểm của các quy định pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể: nhiều quy định của pháp luật chưa khoa học, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước về sở hữu trí tuệ còn chưa đồng bộ; ý thức pháp luật của nhân dân còn thấp.

Những nguyên nhân đó đã trở thành cơ sở khoa học cần thiết cho việc hình thành những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bao gồm những giải pháp về


hoàn thiện tổ chức bộ máy các cơ quan có chức năng trong quản lý. Đồng thời trên cơ sở đó, tác giả luận văn đã đề xuất một số kiến nghị nhăng nâng của hiệu quả của việc cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí