Thực Trạng Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp Bằng Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Ở Việt Nam Hiện Nay


kinh tế - xã hội để hình thành một chế định mới của pháp luật – chế định doanh nghiệp – đã được xây dựng và ngày càng được củng cố vững chắc hơn.

Trong vòng 18 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam, với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy đã có nhiều thành tựu, nhưng mới chỉ vượt qua thời kỳ khởi đầu. Do đó, việc xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và chế định góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

Thứ hai, việc xây dựng pháp luật thiếu một tư duy hệ thống, bao quát. Tính logic và hệ thống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của những hệ thống pháp luật hướng tới pháp điển hóa. Tuy nhiên, để bảo đảm được yếu tố này trong hoạt động xây dựng pháp luật, cần có hai điều kiện về nội dung và về quy trình xây dựng pháp luật.

Về nội dung, cần phân loại và xác định tính chất của từng chế định. Hiện nay có một thực tế ở nước ta là nhiều văn bản pháp luật pha trộn lẫn giữa luật công và luật tư, do đó, không làm rõ được nền tảng pháp lý hay nguyên tắc chi phối chế định được pháp điển hóa. Hơn nữa, nhiều đạo luật được ban hành không tự xác định được vị trí của mình trong hệ thống pháp luật, nên gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Cụ thể, Luật doanh nghiệp 1999 ra đời chưa tự xác định được doanh nghiệp là một chế định thuộc lĩnh vực pháp luật nào. Xuất phát từ quan điểm hệ thống, người ta xếp doanh nghiệp là một chế định của luật thương mại. Trong khi đó, mặc dù luật thương mại ra đời từ năm 1997, nhưng vẫn chỉ mang tính chất một đạo luật riêng rẽ quy định về mua bán hàng hóa, dịch vụ, mà việc này thường do các thương nhân tiến hành. Nhà làm luật thương mại vẫn chưa nhấn mạnh được một vấn đề cốt yếu của luật thương mại là doanh nghiệp là các thương nhân bởi hình thức, là thành tố quan trọng của thương mại, của thị trường và đạo luật thương mại phải xác định các nguyên tắc, các quy tắc


cho việc xây dựng các chế định cụ thể của nó mà trong đó có doanh nghiệp. Vì vậy, đến khi xây dựng Luật doanh nghiệp 1999, Đạo luật này lại cũng không có sự gắn kết với Luật thương mại 1997. Bản thân Luật doanh nghiệp 1999 có nhiều quy định trái với các nguyên tắc đặt ra trong Luật thương mại 1997. Do thiếu một tư duy hệ thống và bao quát, nên chúng ta đã làm cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật góp vốn thành lập doanh nghiệp nói riêng trở nên manh mún, thiếu tính nhất quán, chưa kể đến tính thiếu cụ thể của các đạo luật đã làm phát sinh ra nhiều văn bản dưới luật quy định cả những vấn đề có tính trọng yếu có liên quan đến cả quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thứ ba, pháp luật về kinh tế tư nhân nói chung và pháp luật về doanh nghiệp nói riêng mới được xây dựng ở Việt Nam sau nhiều năm bị triệt tiêu, nên không khỏi có sự lạc hậu, khiếm khuyết.

Trong một thời gian dài ở nước ta chỉ duy trì và phát triển hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể còn thành phần kinh tế tư nhân bị cấm. Các hoạt động kinh tế không theo cơ chế thị trường mà từ sản xuất đến phân phối sản phẩm đều do Nhà nước điều hành. Từ môi trường kinh doanh đến pháp luật về kinh tế tư nhân đều không tồn tại. Vì vậy, hoạt động góp vốn để thành lập doanh nghiệp không diễn ra, thậm chí bị cấm. Sau khi cải cách, mở cửa đến năm 1990, Việt Nam mới có Luật Doanh nghiệp và luật doanh nghiệp tư nhân, chính thức cho phép việc thành lập doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Chính trong khoảng thời gian dài không có sự phát triển của kinh doanh và kinh tế tư nhân đã khiến cho văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, pháp luật về kinh tế tư nhân, về góp vốn thành lập doanh nghiệp ở Việt nam gần như bắt đầu bằng con số không. Với hoàn cảnh đó đã khiến cho pháp luật về doanh nghiệp, về góp vốn thành lập doanh nghiệp của Việt Nam không tránh khỏi sự lạc hậu và khiếm khuyết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thứ tư, sự biến động khá sâu sắc và mạnh mẽ của các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường phát triển với tốc độ cao ở nước ta, đã làm cho nhiều quy định trong pháp luật nhanh chóng rơi vào trạng thái không phù hợp, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn đời sống xã hội.

Thứ năm, Tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật chưa đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam - 13

Hoạt động xây dựng pháp luật cần phải được tiến hành đồng bộ ở tất cả các khâu như: khảo sát thực tiễn, nghiên cứu lý luận, soạn thảo, thẩm định văn bản, đánh giá tác động của văn bản đến các quan hệ xã hội... nên cần có đội ngũ đông đảo và chuyên nghiệp để đảm nhận công tác này. Trong khi đó, đội ngũ những người làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, xây dựng pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng còn mỏng, được biên chế dàn trải ở nhiều cơ quan khác nhau và thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Vì vậy, nhìn chung về tổ chức thì có thể xác định là chưa đủ mạnh để có thể kịp thời phát hiện và xử lý những điểm bất hợp lý trong pháp luật hiện hành.

Thứ sáu, chi phí cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Với nguồn kinh phí được cấp khá hạn chế nên không đủ để tiến hành những hoạt động cần thiết trong quá trình xây dựng pháp luật; không thể mua sắm những trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu, khảo sát, phối hợp hoạt động của các cơ quan có liên quan. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG GÓP VỐN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BẰNG QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM

3.1 Thực trạng góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi cần phải có sự cạnh tranh mạnh mẽ, việc các chủ thể liên kết với nhau để cùng tiến hành hoạt động kinh doanh ngày càng được diễn ra phổ biến. Một trong những hình thức kinh doanh mà các chủ thể chọn lựa đó là thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến ngày 23 tháng 8 năm 2011 cả nước đã có 602.171 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo luật doanh nghiệp. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2011, cả nước có thêm 52.500 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký ước đạt trên 318.540 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay việc quy định chưa chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật về vốn điều lệ và việc góp vốn thành lập doanh nghiệp gây khó khăn trong việc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra những vướng mắc trong việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các đối tác và những người có liên quan. Theo quy định của luật doanh nghiệp các thành viên phải góp đầy đủ và đúng thời hạn như đã cam kết. Trong trường hợp không góp đủ theo đúng thời hạn cam kết thì số vốn đó được xem là khoản nợ đối với công ty. Trên thực tế có rất nhiều cổ đông, thành viên không góp đủ vốn như đã cam kết và doanh nghiệp chỉ hoạch toán ghi nợ cho cổ đông. Dẫn đến tình trạng các thành viên công ty bán cổ phần khi


chưa góp vốn thực sự. Hiện nay, chưa có một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào kiểm soát tiến độ góp vốn của các cổ đông, thành viên của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dù ít hay nhiều đều có liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Các doanh nghiệp trên thế giới, khi xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đã sử dụng các tài sản trí tuệ như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp... làm đòn bẩy để tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư vào doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật ghi nhận từ khá lâu, tuy nhiên trên thực tế hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chưa được diễn ra phổ biến. Trên thực tế, hiện nay, hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu và quyền sử dụng nhãn hiệu đang được diễn ra phổ biến và sôi động hơn cả. Còn hoạt động góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu đối với các đối tượng là các giải pháp kỹ thuật hay các quy trình chưa được phổ biến. Hiện nay, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước như VINACONEX, CONTREXIM, VIGLACERA... đã sử dụng quyền sử dụng nhãn hiệu, mà trên thực tế hiện nay hay gọi là “thương hiệu” để góp vốn thành lập doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân khác. Cụ thể Công ty Cổ phần Sông Đà đã sử dụng thương hiệu “Sông Đà” để góp vốn thành lập ba công ty con. Đó là, Công ty Cổ phần Sông Đà 909 (S99), Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (SDT) và Công ty cổ phần Cơ giới Lắp máy và Xây dựng (VMC). Tuy nhiên, cùng là thương hiệu Sông Đà, nhưng tại các doanh nghiệp khác nhau lại được ghi nhận giá trị vốn góp khác nhau. Vậy việc định giá giá trị thương hiệu Sông Đà trong trường hợp này sẽ được thực tính toán theo nguyên tắc nào. Còn theo báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (VINASHIN), tính đến 31.12.2007, Tập đoàn này đã sử dụng thương hiệu (nhãn


hiệu, tên thương mại) để góp vốn vào 103 công ty cổ phần, liên doanh với giá trị quy ra tiền tới 2.067 tỷ đồng, tính bằng 30% tổng vốn điều lệ doanh nghiệp nhận góp vốn.

Ở Việt Nam hiện nay, do chưa có văn bản nào quy định riêng về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, nên việc góp vốn thường được lập hợp đồng như các loại hợp đồng góp vốn thông thường. Các bên sẽ xác định giá trị nhãn hiệu hàng hóa theo thỏa thuận và theo đó lập hợp đồng góp vốn, trong đó quy định rõ tỷ lệ góp vốn là bao nhiêu và nghĩa vụ, quyền lợi các bên như các loại hợp đồng thương mại thông thường. Khó khăn xảy ra là việc các doanh nghiệp thực hiện góp bằng quyền sở hữu trí tuệ, vốn chưa được định giá, song lại ghi trong giấy đăng ký kinh doanh là “góp vốn bằng tiền”. Và chính “hành động góp vốn bằng tiền nhưng lại không có tiền” này sẽ gây rắc rối cho hệ thống kế toán; đồng thời, gây ra rất nhiều vướng mắc nếu doanh nghiệp góp vốn muốn rút vốn, hay doanh nghiệp nhận vốn góp không muốn tiếp tục hợp tác.

Một nhãn hiệu hàng hóa đem góp vốn vào nhiều doanh nghiệp khác nhau có thể bị pha loãng giá trị. Ngược lại, có thể xảy ra trường hợp bên nhận góp vốn lạm dụng thương hiệu, làm giảm giá trị thương hiệu. Ngoài ra, vì là một phần quan trọng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ nên khi muốn đăng ký góp vốn bằng nhãn hiệu, các doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về việc xác định giá trị nhãn hiệu. Chẳng hạn như, nhãn hiệu hàng hóa phải đảm bảo yếu tố giới hạn về không gian và thời gian... Song, trên thực tế nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện này nhưng họ vẫn thực hiện các thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ và có thể gặp rắc rối, rủi ro.

Các vướng mắc nêu trên, xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan.


Nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ nhận thức trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể quyền ở Việt Nam hiện nay. Việc bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự được các chủ thể quan tâm. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta bắt đầu triển khai từ những năm 80, nhưng chỉ khi Quốc Hội ban hành Bộ luật dân sự (năm 1995) thì hoạt động này mới bắt đầu tiến triển. Đặc biệt, từ khi Quốc Hội ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì hoạt động này trở nên sôi động với tất cả các dạng tài sản trí tuệ được bảo hộ. Từ năm 2005 đến nay, việc đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ tăng bình quân hằng năm 20%. Về quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tăng 25% - 30%, đăng ký bảo hộ sáng chế cũng tăng từ 10% - 15%, nhưng phần lớn (chiếm trên 65%) là của nước ngoài đăng ký ở Việt Nam. Trên thực tế, không phải chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nào cũng có nhận thức đúng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Có rất nhiều trường hợp, các tổ chức, cá nhân sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ của mình mà không tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ. Chỉ đến khi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đó bị người khác đăng ký bảo hộ và sử dụng thì doanh nghiệp mới quay lại để đi đòi quyền của mình. Chính từ việc không nhận thức được về việc đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đã làm hạn chế việc thực hiện quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể.

Nguyên nhân khách quan, hệ thống pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ tuy đã được ban hành, nhưng vẫn còn có những quy định chưa hợp lý hoặc thiếu vắng những quy định pháp luật điều chỉnh, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.


Một là, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ chỉ có quy định chung về quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ mà chưa có quy định cụ thể về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và các điều kiện để các đối tượng này được sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Do đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ rất đa dạng bao gồm bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với các giống cây trồng. Mỗi đối tượng này lại có những điểm đặc thù riêng và trong đó có những đối tượng không thể sử dụng để góp vốn thành lập doanh nghiệp như quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Sự thiếu vắng những quy định pháp luật này đã gây khó khăn cho các chủ thể trong việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Hai là, pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng chưa có những quy định về hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đã coi Điều lệ của Doanh nghiệp chính là hợp đồng góp vốn khi các chủ thể tiến hành góp vốn thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, Điều lệ của Doanh nghiệp chỉ xác lập mối quan hệ giữa các thành viên với nhau trong việc thành lập cũng như trong hoạt động của doanh nghiệp. Còn để xác lập quan hệ giữa các thành viên với doanh nghiệp thì phải thông qua bản hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp. Do đó, việc đồng nhất Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp với Điều lệ của doanh nghiệp theo như quy định của pháp luật nước ta là chưa hợp lý.

Ba là, Pháp luật về góp vốn thành lập doanh nghiệp nói chung và góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ nói riêng chưa có quy định cụ thể về việc định giá quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp. Khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024