Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Góp Vốn Thành Lập Công Ty

chưa ghi nhận, như góp vốn bằng công sức, góp vốn bằng tri thức. Hay góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, hiện nay đã xuất hiện những loại sở hữu trí tuệ mới như tên miền internet... mà pháp luật chưa có sự cập nhật. Pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ những quy định điều chỉnh hình thức vốn góp của thành viên công ty và các thủ tục chuyển dịch vốn góp từ thành viên thành của công ty. Quan niệm về vốn góp thành lập công ty còn bó hẹp với hình thức là tài sản... Bản thân từng luật riêng về doanh nghiệp cũng đã bộc lộ hạn chế, gây ảnh hưởng đến việc thành lập doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Để góp phần tích cực vào việc thực hiện nhất quán chính sách kinh tế được xác định trong Hiến pháp, trong các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế; khơi dậy tính năng động, hăng hái, tự tin của các doanh nhân trong việc góp vốn thành lập công ty và phát triển công ty; nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp - một động lực quan trọng của sự phát triển; tạo khung pháp lý thống nhất, minh bạch, bình đẳng hơn cho mọi loại hình doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình góp vốn thành lập công ty, việc hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty là một nhu cầu tất yếu.

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

Trong những năm tới khi mà sức bật ban đầu của nền kinh tế mới mở cửa không còn, chúng ta sẽ phải dùng tài trí thực sự của mình để tạo nên sự phát triển đích thực, nó đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức và đánh giá đúng đắn hơn, chân thật hơn về các vấn đề. Sự phát triển kinh doanh với sự đầu tư góp vốn thành lập công ty sẽ trở thành động lực chính cho sự phát triển của

kinh tế, do vậy cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện về doanh nghiệp nói chung và góp vốn thành lập công ty nói riêng.

Việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty trong thời gian tới cần dựa trên những phương hướng cơ bản sau đây:

Một là, thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, kế thừa những quy định tiến bộ, tích cực mà pháp luật về góp vốn thành lập công ty hiện hành của Việt Nam đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế.

Ba là, tạo ra sự bình đẳng giữa thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế quốc doanh. Sự bình đẳng này phải được đảm bảo cả về mặt pháp lý và trên thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần :

+ Tạo ra một luật „„chơi” thống nhất. Hiện nay, trong nền kinh tế của chúng ta đang tồn tại một nghịch lý, trên cùng một ”sân chơi” lại tồn tại nhiều luật chơi khác nhau được áp dụng cho từng chủ thể. Điều này sẽ nảy sinh sự không công bằng cả về mặt pháp lý và trên thực tế. Đây là một sự không công bằng rất vô lý, vì cùng đầu tư kinh doanh thì bất kỳ ai tạo ra nhiều của cải cho xã hội đều được khuyến khích, không nên tạo ra sự phân biệt là thành phần kinh tế nào được ưu tiên phát triển hơn thành phần kinh tế nào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Trên cơ sở có một luật thống nhất và công bằng, thì việc tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh là sự đảm bảo thực tế của sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nếu sự bình đẳng chỉ được quy định trong luật mà trên thực tế thành phần

kinh tế vẫn có sự ưu đãi riêng cho thành phần kinh tế nào đó thì việc quy định của pháp luật cũng không có ý nghĩa gì..

Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 12

+ Xoá bỏ dần sự độc quyền của các công ty nhà nước trên một số lĩnh vực. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng có nghĩa là xoá bỏ sự độc quyền mang tính quyền lực nhà nước trong kinh doanh. Một nền kinh tế thị trường thực sự không chấp nhận sự độc quyền đặc biệt là sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước. Sự độc quyền không những làm cho người tiêu dùng được cung cấp hàng hoá, dịch vụ tồi hơn do không có sự cạnh tranh mà nó còn cản trở sự phát triển kinh doanh.

Bốn là, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của mọi chủ thể, có quy định hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập, vận hành hệ thống quản trị doanh nghiệp có hiệu quả, đúng pháp luật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự chủ và phải tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư-kinh doanh phù hợp và được nhà nước bảo hộ. Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng thống nhất chế độ đăng ký (thay cho cấp phép), xóa bỏ cơ chế “xin-cho”, “phê duyệt” bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Năm là, đổi mới một cách cơ bản chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước không can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, mà hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thông qua cơ chế, chính sách và có sự quản lý nhà nước để doanh nghiệp phát triển lành mạnh; coi việc khuyến khích, hướng dẫn và trợ giúp là một trong những chức năng chính; coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Những quy định trước đây có lợi cho doanh nghiệp thì được tiếp tục thực hiện trong thời hạn đã cam kết trước đó. Tôn trọng quyền

của doanh nghiệp trong tổ chức quản lý nội bộ, tự chủ thỏa thuận và quyết định các quan hệ nội bộ phù hợp pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế. Đồng thời bảo đảm cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.

Sáu là, bảo đảm vừa phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi, vừa đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nội dung của Luật doanh nghiệp phải phù hợp với những điều ước quốc tế mà nước ta đã cam kết trong các thỏa thuận đa phương và song phương, nhất là các nguyên tắc cơ bản như “Đối xử quốc gia” và “Tối huệ quốc”. Đồng thời, phải đón trước được xu thế hội nhập, góp phần xây dựng và tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, đủ mức hấp dẫn và có sức cạnh tranh so với khu vực.

3.3. NHŨNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

Hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty là một vấn đề lớn ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở các nghiên cứu trên, tôi xin nêu ra một số kiến nghị chủ yếu sau:

3.3.1. Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh về công

ty


Sự ra đời và phát triển của công ty tạo ra những tác động lớn cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, chúng ta có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật về công ty. Pháp luật về công ty cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Hoạt động của công ty chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty không phải

chỉ là hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp mà còn bao gồm cả pháp luật dân sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật lao độngTức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, khắc phục những mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về công ty. Loại bỏ quan niệm về ngành luật kinh tế độc lập và xem công ty là một chế định quan trọng của Luật Thương mại. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay khó có thể làm rõ được ranh giới giữa ngành luật kinh tế và ngành luật thương mại. Loại bỏ quan niệm về một ngành luật kinh tế độc lập và xem công ty là một chế định thuộc luật thương mại là rất cần thiết.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi những hạn chế của Luật Doanh nghiệp. Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp. Đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số lĩnh vực vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành. Điển hình là quy định về phạm vi và điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ điều tra dân sự, kinh tế hay các quy định điều kiện kinh doanh (không phân biệt thành phần kinh tế) đối với các dịch vụ định giá tài sản, đánh giá tín nhiệm; điều kiện kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh đối với dịch vụ môi giới việc làm.

3.3.2. Tiếp cận khái niệm tài sản theo một hướng mới trong quy định của các văn bản pháp luật

Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện nay, định nghĩa tài sản bằng cách liệt kê. Điều 172 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản

Việc định nghĩa như vậy tạo nên sự cứng nhắc trong khái niệm về tài sản. Trong khi tài sản là một khái niệm động và không đơn thuần có ý nghĩa pháp lý mà còn có cả ý nghĩa lớn về kinh tế. Nó luôn động bởi giá trị kinh tế của

nó. Do đó, việc ấn định cho tài sản một định nghĩa cứng nhắc là một sai lầm. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cần phải chỉ ra rằng tài sản bao gồm vật và quyền có giá trị kinh tế và khả năng đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Còn những gì là tài sản phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người.

Cách tiếp cận này thực chất giúp cho có một sự linh động đáng kể trong việc giải quyết các tranh chấp về góp vốn nói riêng và các tranh chấp về tài sản nói chung.

3.3.3. Bộ luật Dân sự cần đưa ra khái niệm về tiền


Theo quy định của Bộ luật Dân sự, thì tiền cũng là một loại tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự lại không có quy định cụ thể thế nào là tiền. Việc thiếu vắng quy định này dẫn tới các cách hiểu không thống nhất về bản chất pháp lý của tiền, có sự lẫn lộn giữa góc độ kinh tế và góc độ pháp lý của tiền.

Trong việc góp vốn thành lập công ty với hình thức vốn góp là tiền nếu không có sự quy định cụ thể thì có thể dẫn đến việc hiểu khác nhau. Vì bản thân tiền cũng là vật, nhưng được tách ra khỏi vật đứng độc lập như một tài sản riêng biệt, có đặc điểm pháp lý khác với vật. Có thể liệt kê một số khác biệt giữa tiền với vật như sau:

Thứ nhất, đối với vật, mục đích của con người là khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó (ghế để ngồi, xe máy để đi, cốc để uống nước...). Tuy nhiên, đối với tiền, mục đích của chúng ta không phải khai thác công dụng hữu ích từ bản chất tự nhiên của nó (tiền giấy có thể viết chữ vào tuy nhiên đây không phải mục đích sử dụng chính). Chúng ta sử dụng tiền với ba chức năng chính: công cụ thanh toán, công cụ tích lũy, công cụ định giá tài sản khác.

Thứ hai, các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn tiền do Nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền của mỗi quốc gia.

Thứ ba, vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng, còn tiền lại được xác định số lượng thông qua mệnh giá của nó.

Như vậy, Bộ luật Dân sự cần có quy định cụ thể về khái niệm tiền. Việc đưa ra khái niệm về tiền nhằm thống nhất về bản chất pháp lý của tiền từ đó giúp cho việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền trong đó có hoạt động góp vốn thành lập công ty với hình thức vốn góp là tiền được thực hiện thuận lợi hơn.

3.3.4. Hoàn thiện quy định về tài sản là quyền sở hữu trí tuệ


Bên cạnh tài sản hữu hình, tài sản vô hình (trong đó bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ) cũng khẳng định vai trò thiết yếu của nó đối với không chỉ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và còn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Theo ngài Kamil Idris- Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), "Mặc dù tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đó từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều này không còn đúng nữa. Động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên tri thức"

Đối với công ty với tư cách là một tổ chức kinh doanh thì tài sản là quyền sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. Ngày nay, nhiều công ty phải đầu tư để nghiên cứu hoặc mua quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, trong góp vốn thành lập công ty quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng trở thành hình thức vốn góp quan trọng. Trên cơ sở đó, chúng ta có sự đầu tư thích đáng cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ. Pháp luật sở hữu trí tuệ cần phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, quyền sở hữu trí tuệ chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Do đó, hoàn thiện cơ sở

pháp lý không phải chỉ là hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ mà còn bao gồm cả pháp luật hình sự, pháp luật hành chính, pháp luật thương mại, pháp luật tố tụng dân sựTức là việc hoàn thiện phải mang tính hệ thống và tính thống nhất trong cả hệ thống pháp luật. Pháp luật sở hữu trí tuệ phải có tính hệ thống, tính thống nhất; cần phải quy định thêm những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh; các quy định phải rõ ràng, cụ thể; các quy định phải tương thích với các công ước quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mà chúng ta đó và sẽ là thành viên, đặc biệt là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Berne năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Bởi vì, đây là những công ước xương sống của hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Hơn nữa, các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ phải hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả các chủ thể sáng tạo và các chủ thể có liên quan khác chứ không được gây phiền hà cho họ.

Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam hiện nay bao gồm :

Thứ nhất, Rà soát lại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về sở hữu trớ tuệ, các quy định pháp luật cụ thể về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, xem xét để loại bỏ, sửa đổi, bổ sung quy định nào, văn bản nào.

Thứ hai, Xây dựng và ban hành ngay hai Nghị định: Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ; Nghị định hướng dẫn các quy định về quyền sở hữu công nghiệp trong Bộ luật Dân sự và Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, xây dựng và ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh những vần đề cơ bản nhưng lại chỉ được quy định chung chung trong Bộ luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và đang phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành. Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả; Việc sử dụng tác phẩm văn học, nghệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023