Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 14

việc điều chỉnh những quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Những vấn đề riêng về hợp đồng trong kinh doanh nếu chưa được quy định trong Bộ luật Dân sự thì có thể quy định trong Luật Thương mại. Mặt khác hiểu thương mại theo nghĩa rộng là phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Luật Thương mại cần đưa ra khái niệm khái quát nhất về hành vi thương mại theo hướng: hành vi thương mại là mọi hành vi được thực hiện với mục đích lợi nhuận. Đồng thời, Luật Thương mại có thể liệt kê và quy định chi tiết về một số hành vi thương mại điển hình.

Thứ hai: Một số nội dung trong Luật Thương mại hiện hành phải được cơ cấu lại để có thể áp dụng chung cho mọi hành vi thương mại chứ không chỉ áp dụng riêng cho quan hệ mua bán hàng hóa như hiện nay. Ví dụ, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng, hình thức văn bản của hợp đồng, các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Hiện nay, các vấn đề này được quy định trong mục 2 về mua bán hàng hóa. Trong Luật Thương mại (sửa đổi) những nội dung này phải được bố trí thành những phần riêng, độc lập để áp dụng cho mọi hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Thứ ba: Luật Thương mại không nên quy định cứng nhắc những nội dung chủ yếu của hợp đồng như hiện nay mà nên dành quyền thỏa thuận về điều khoản chủ yếu cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

Luật Thương mại quy định quá cụ thể những nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo tinh thần của Bộ luật Dân sự thỡ nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó thỡ hợp đồng không thể giao kết được. Việc Luật Thương mại quy định quá cụ thể như vậy sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do thỏa thuận, tự do quyết định nội dung hợp đồng của các bên và làm hạn chế tính linh hoạt của hoạt động kinh doanh. Hơn nữa quy định này có thể làm ảnh hưởng tới sự an toàn pháp lý cho cỏc bờn trong quan hệ hợp đồng, khi một bên muốn rũ bỏ nghĩa

vụ thực hiện hợp đồng bằng cách viện lý do hợp đồng chưa được xác lập do thiếu một trong các điều khoản chủ yếu. Từ sự phân tích trên, theo chúng tôi, Luật Thương mại (sửa đổi) nên quy định: “Nội dung của hợp đồng do các bên thỏa thuận và có thể gồm các điều khoản dưới đây”. Sau đó có thể liệt kê một số điều khoản đặc trưng của chủng loại hợp đồng đó để định hướng cho các bên thỏa thuận về những nội dung chi tiết của hợp đồng.

3.3.9. Cải cách thủ tục hành chính


Đây là việc chúng ta đã nói nhiều nhưng việc thực hiện còn hạn chế vì cơ chế quản lý cũ đã ăn sâu vào tiềm thức, nó có sức ì rất lớn đòi hỏi phải có hành động kiên quyết. Việc cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho các công ty phát triển trước hết ở khâu thành lập công ty. Việc cải cách, đơn giản hoá thủ tục thành lập công ty từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã cho thấy rõ tác dụng của nó với số lượng công ty được thành lập tăng gấp nhiều lần so với trước. Nhưng việc phát triển công ty không chỉ dừng lại ở đăng ký kinh doanh thành lập công ty. Để một công ty có thể ra đời và hoạt động tốt cần tạo những điều kiện thuận lợi ban đầu như về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, cơ chế kiểm tra kiểm soátSẽ là sai lầm nếu chúng ta coi công ty ra đời sau khi đăng ký kinh doanh là đã có thể “gặt hái” với việc thanh tra kiểm soát của nhiều cơ quan với nhiều yêu sách.

Với sở hữu nhà nước về đất đai, cần có cơ chế chung trong việc giao đất đối với các loại hình công ty tư nhân, tránh tình trạng các công ty nhà nước được giao rất nhiều đất, nhiều trường hợp bỏ hoang không sử dụng trong khi các công ty ngoài quốc doanh lại thiếu đất sản xuất. Việc giao đất và cho thuê đất đối với các công ty ngoài quốc doanh đặc biệt là đối với các dự án lớn cần được quy định cụ thể và đảm bảo phải đảm bảo sự đơn giản, nhanh chóng. Điều này sẽ hạn chế được những nhũng nhiễu về thủ tục hành chính của các quan chức quan liêu.

Việc cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho thành lập công ty là điều kiện cần. Còn quan trọng hơn nữa và là điều kiện đủ để cho công ty phát triển đó là cải cách thủ tục hành chính trong việc quản lý hoạt động của công ty. Có thể nói nếu không làm tốt khâu này thì các công ty khó tồn tại và kinh doanh có hiệu quả, vì với sự kiểm tra chồng chéo của nhiều cơ quan ban ngành mà nhiều khi mang tính sách nhiễu sẽ gây rất nhiều phiền hà cho doanh nghiệp chưa nói đến các yêu sách nhũng nhiễu khác. Một ví dụ đơn giản nếu không có quy định cụ thể thì một doanh nghiệp ra đời sẽ có một loạt các cơ quan có thể đến kiểm tra với nhiều yêu sách khác nhau: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, thanh tra, công an, phòng cháy chữa cháy, y tế, chính quyền địa phương.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

3.3.10. Công khai và minh bạch chính sách


Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam - 14

Việc công khai và minh bạch trong các chính sách của nhà nước là một yêu cầu bắt buộc trong nền kinh tế thị trường và yêu cầu khi hội nhập.

Việc công khai và minh bạch trong chính sách có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, vì để có thể đầu tư kinh doanh thì việc đầu tiên là phải nắm bắt được chính sách của nhà nước về lĩnh vực muốn đầu tư. Sự không nhất quán hay mập mờ trong chính sách của nhà nước đem lại rủi ro rất lớn cho người đầu tư và có thể tạo ra sự đầu cơ trong kinh doanh của các thể lực ngầm câu kết với các quan chức nhà nước. Yêu cầu công khai và minh bạch trong chính sách pháp luật là bắt buộc vì sự thay đổi chính sách nhiều khi có ảnh hưởng sống còn đến doanh nghiệp.

3.3.11. Tạo điều kiện tốt hơn nữa cho hoạt động của công ty


Tạo điều kiện cho một công ty ra đời chỉ là bước khởi đầu. Việc tạo điều kiện cho nó có thể tồn tại và phát triển còn có ý nghĩa quan trọng hơn

nữa. Chỉ khi nào công ty tồn tại và phát triển thì mục đích đầu tư mới đạt được và lợi ích cho xã hội mới phát sinh.

Chúng ta cần quan niệm một công ty ra đời như một cây trái mới trồng nếu chúng ta biết bảo vệ và chăm bón cho nó thì mỗi mùa mới thu được hoa trái, còn nếu nó vừa mới nảy mầm đã muốn súm lại cấu xé nó thì sẽ không thu được hoa trái lâu dài.

Tạo môi trường đầu tư tốt để mọi người mạnh dạn đầu tư kinh doanh đã khó, tạo điều kiện thuận lợi cho một doanh nghiệp ra đời cũng chỉ là bước đi ban đầu, mà để có một môi trường kinh doanh tốt với các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển đem lại lợi ích thực sự cho xã hội mới là điều khó và phải phấn đấu lâu dài.

KếT LUậN


Công ty là hệ quả tất yếu của các hoạt động sống của con người. Nó được tạo lập nên bởi sự góp vốn của một hay nhiều người. Góp vốn thành lập công ty mang lại những hệ quả pháp lý cho các chủ thể tham gia thành lập công ty. Nó tạo ra một thực thể kinh doanh độc lập có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ. Thành viên cam kết góp vốn có nghĩa vụ góp vốn vào công ty, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn sẽ trở thành con nợ đối với công ty.

Với sự quy định của pháp luật về hoạt động góp vốn thành lập công ty, công ty là một cơ cấu hợp pháp, một công cụ nhờ đó các cơ sở kinh doanh trở thành độc lập đối với những các nhân lập ra nó. Công ty là một thực thể hợp pháp, độc lập và riêng rẽ, các tài sản khi các thành viên đã góp vốn vào công ty là thuộc về công ty, công ty có quyền lập hợp đồng, thuê lao động, yêu cầu sự can thiệt của luật pháp mà không nhất thiết phải có sự cam kết của những thành viên sáng lập.

Trong nền kinh tế thị trường, công ty có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, là thành tố chính của nền kinh tế thị trường. Với việc thuê mướn và trả lương cho nhân công, công ty tác động tới đời sống của bộ phận không nhỏ người trong xã hội. Công ty cũng có ảnh hưởng về tri thức, văn hóa, giáo dục. Công ty tiến hành và tài trợ cho nhiều công trình nghiên cứu khoa học và xã hội để phục vụ cho nền kinh tế. Bằng sự bảo trợ trực tiếp nhất là qua các chính sách tuyển dụng, công ty đã góp phần vào sự phát triển của văn hóa, giáo dục, giúp vào việc định hình giá trị của các ngành học vấn khác nhau. Cuối cùng, công ty đã tạo sự giao lưu của con người ở các vùng khác nhau của một quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới, mang đến cho nước này các quá trình và tư tưởng mới của nước khác.

Việc nghiên cứu pháp luật về công ty nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty nói riêng là rất quan trọng, nhằm xác lập, điều tiết hay giới hạn các quyền lợi của tư nhân trong và xung quanh công ty. Tuy nhiên, pháp luật về góp vốn thành lập công ty liên quan tới những lĩnh vực pháp luật rất rộng, đặc biệt là về hình thức của vốn góp liên quan tới không chỉ pháp luật về công ty mà còn liên quan tới pháp luật về tài sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về thương mại. Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, thông thường người ta chỉ đi vào những điểm có tính nguyên tắc và các nội dung mang tính đặc thù.

Với cách thức tiếp cận như vậy, luận án đã nghiên cứu và giải quyết được các vấn đề sau:

1. Xây dựng cơ sở lý luận của góp vốn thành lập công ty, bao gồm quan niệm về công ty, góp vốn thành lập công ty, nền tảng lý luận của loại hình góp vốn này, pháp luật điều tiết nó và các đặc điểm của nó để tạo ra một hệ thống các quan điểm xuyên suốt toàn bộ chế định pháp luật này. Nền tảng này bao gồm tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh. Đặc tính quan trọng nhất của góp vốn thành lập công ty là tạo ra một thực thể kinh doanh độc lập. Sau đó việc góp vốn thành lập công ty tạo ra các hệ quả đối với thành viên góp vốn, sau khi công ty được thành lập, thành viên có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty.

2. Các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay còn có nhiều khiếm khuyết. Vì thế luận án đã xây dựng mô hình lý luận về các hình thức vốn góp. Ngoài hình thức truyền thống là tài sản luận án còn đề cập đến nhiều hình thức vốn góp khác mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập như góp vốn bằng quyền hưởng dụng, góp vốn bằng tri thức, góp vốn bằng công sức.

3. Thực trạng pháp luật về góp vốn thành lập công ty ở Việt Nam còn nhiều hạn chế trong một chừng mực nào đó gây trở ngại cho tiến trình phát triển một cách bình thường của kinh tế - xã hội. Đề có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật này, cần phải làm rõ được những khiếm khuyết của chúng. Luận án đã phân tích một cách khá đầy đủ những khiếm khuyết lớn, và trong một chừng mực nào đó, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến các khiếm khuyết này.

4. Luận án đã đưa ra những định hướng và các kiến nghị cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Các định hướng quan trọng nhất là làm cho pháp luật về góp vốn thành lập công ty là một bộ phận trong hệ thống tổng thể thống nhất có kết cấu logic, đầy đủ, phù hợp và hiện đại. Muốn làm được như vậy phải gắn từng chế định với tổng thể và khi xây dựng hay cải cách tổng thể không thể quên các chế định, đồng thời phải thể hiện được ý tưởng của Đảng, cũng như tiếp thu một cách có chọn lọc yếu tố truyền thống và kinh nghiệm nước ngoài. Văn hóa kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong việc hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT

Văn bản pháp luật trong nước

1- Bộ luật Dân sự 2005.

2- Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ 1932.

3- Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật). 4- Bộ luật Dân sự 1972 của Việt Nam cộng hòa.

5- Bộ luật Thương mại 1972 của Việt Nam cộng hòa.

6- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2000).

7- Luật Công ty 1990.

8- Luật Doanh nghiệp 2005.

9- Luật Đầu tư 2005.

10- Luật Đất đai 2003.

11- Luật Sở hữu trí tuệ 200.

12- Luật Thương mại 2005.

13- Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

14- Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

15- Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí