Thành Lập Công Ty Hợp Vốn Đơn Giản

biệt với các phần vốn góp khác và một "phần lợi" thì bao giờ cũng đi kèm với một số đặc tính như không được tự do chuyển nhượng. Không chỉ riêng Bộ luật Thương mại Sài Gòn mà hầu hết các nước trên thế giới đều hạn chế quyền chuyển nhượng vốn góp của thành viên nhận vốn. Sở dĩ có quy định như vậy là bởi bất cứ sự chuyển nhượng phần vốn nào trong bất cứ loại hình công ty hợp vốn đơn giản thì cũng làm thay đổi nhân sự của công ty đó. Mà đối với công ty hợp vốn đơn giản thì vấn đề nhân sự là vấn đề quan trọng, là nguyên nhân đồng thời là lý do tồn tại của sự liên kết tạo ra công ty hợp vốn đơn giản.

Việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn không bị cấm và rất ít bị hạn chế. Các thành viên góp vốn cũng giống như một trợ lực cho công ty hợp vốn đơn giản chứ không phải là nguyên nhân để ra đời công ty hợp vốn đơn giản, vì thế trợ lực ấy có thể thay đổi mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty hợp vốn đơn giản. Các thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản chỉ quan tâm đến phần vốn của thành viên góp vốn chứ không quan tâm đến nhân thân của thành viên này bởi các thành viên này không được chia sẻ quyền quản lý cùng với các thành viên nhận vốn.

Theo pháp luật Mỹ, công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên riêng biệt: thành viên hợp danh (thành viên nhận vốn) và thành viên hữu hạn (thành viên góp vốn). Trong công ty hợp vốn đơn giản phải có ít nhất một thành viên nhận vốn. Thành viên này chịu trách nhiệm cá nhân thanh toán các khoản nợ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ đơn thuần là người góp vốn, không được tham gia quản lý công ty, do vậy, trách nhiệm của họ cũng chỉ dừng lại trong phạm vi số vốn góp. Nói cách khác, đối với công ty hợp vốn đơn giản cho phép nhà đầu tư là thành viên góp vốn được chia sẻ những lợi nhuận kinh doanh mà không chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các khoản lỗ của công ty. Cũng chính đặc điểm này mà việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty hợp vốn đơn giản là có thể thực hiện được. Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng phần của mình và cho thừa kế tài sản, kể cả tư cách thành viên mà không cần sự đồng ý của thành viên khác.

Thứ hai, về chế độ trách nhiệm đối với mỗi loại thành viên trong công ty hợp vốn đơn giản. Công ty hợp vốn đơn giản có hai loại thành viên: thành viên nhận vốn và thành viên góp vốn. Điều đặc biệt là mỗi loại thành viên đại diện cho một tính chất nhất định của công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên nhận vốn đại diện cho bản chất đối nhân, chính vì thế họ là nòng cốt của công ty hợp vốn đơn giản, chịu mọi trách nhiệm quản lý công ty và pháp luật quy định cho họ một chế độ trách nhiệm tương đối khắt khe: chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới trước mọi khoản nợ của công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn đại diện cho một phần đối vốn trong công ty hợp vốn đơn giản, mà công ty hợp vốn đơn giản dù sao vẫn là một loại hình công ty đối nhân vì thế mà các thành viên này không có quyền quản lý công ty, đồng thời pháp luật chỉ bắt buộc họ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty mà thôi. Như vậy, sự khác nhau về tư cách của hai loại thành viên trong công ty hợp vốn đơn giản đã tạo nên một sự khác nhau lớn hơn, đó là sự phân biệt về chế độ trách nhiệm của từng thành viên trong cùng một loại hình công ty. Điểm này là một đặc điểm pháp lý đặc biệt, phân biệt công ty hợp vốn đơn giản với những loại hình doanh nghiệp khác. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, đặc điểm về chế độ trách nhiệm của các chủ đầu tư vào doanh nghiệp thường nhất quán, nghĩa là không có sự phân biệt. Chẳng hạn như với doanh nghiệp tư nhân, chỉ có một loại chế độ trách nhiệm cho chủ doanh nghiệp là trách nhiệm vô hạn, không có trường hợp nào chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm hữu hạn trước những khoản nợ của doanh nghiệp mình. Hoặc như công ty cổ phần, trong công ty có thể có rất nhiều loại thành viên, có thành viên có quyền quản lý công ty (nắm cổ phần, có quyền biểu quyết), lại có cả thành viên không có quyền quản lý công ty (nắm cổ phần, không có quyền biểu quyết, chỉ được ưu đãi trong một số vấn đề khác). Nhưng tất cả các thành viên của công ty cổ phần đều có chung một trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn, không có thành viên nào bị bắt buộc phải chịu một trách nhiệm khác. Nếu cho rằng, trách nhiệm hữu hạn là biểu hiện của bản chất đối vốn và

trách nhiệm vô hạn là biểu hiện của bản chất đối nhân thì rõ ràng khó có thể xếp công ty hợp vốn đơn giản vào loại công ty mang bản chất đối nhân tuyệt đối.

Bên cạnh đó, pháp luật của một số nước coi thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản đương nhiên có tư cách thương gia hay thương nhân. Có nghĩa là đồng thời với việc trở thành thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản, ngay lập tức, các thành viên nhận vốn có tư cách thương nhân mà không cần qua bất cứ một thủ tục đăng ký nào khác. Như vậy, thành viên nhận vốn, vừa có thể cống hiến cho công ty hợp vốn đơn giản trong một nỗ lực chung cùng với thành viên nhận vốn khác, lại vừa có thể tiến hành các hoạt động thương mại của riêng mình.

Theo quy định của pháp luật Pháp, các thành viên nhận vốn của công ty hợp vốn đơn giản có tư cách thương gia, điều này có ý nghĩa quan trọng đến chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên. Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn và tính chất nghề nghiệp liên quan đến nhau tạo nên uy tín của công ty hợp vốn đơn giản. Song chính điều này tạo cho các thành viên quyền quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của công ty. Chính cơ chế này, đã gắn kết hơn nữa các thành viên với nhau và ràng buộc họ đối với công ty. Đây cũng là một số điểm khác biệt so với các công ty đối vốn, khi quan hệ giữa các thành viên chỉ dựa cơ bản trên phần vốn góp vào công ty, và họ chỉ quan tâm tới lợi nhuận trên cơ sở số vốn đã góp vào công ty. Chính sự giới hạn về trách nhiệm này đã đóng góp một phần lớn vào thành công của công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, điều này chỉ đúng đối với các thành viên không phải là người quản lý công ty, còn đối với những người lãnh đạo công ty thì quy định này chỉ mang tính lý thuyết mà thôi. Trên thực tế trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn ở Pháp không trả được nợ, ngay lập tức những người quản lý công ty sẽ bị Tòa án yêu cầu đóng góp một phần tài sản cá nhân của mình để trả nợ cho công ty. Sau đó, các chủ nợ, đặc biệt là ngân hàng sẽ luôn đòi hỏi sự bảo lãnh cá nhân của những người quản lý công ty đối với những khoản cầm cố của công ty. Như vậy, đối với những quản lý công ty trách nhiệm hữu

hạn thì việc chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với khoản nợ của công ty thường cũng giống như công ty hợp vốn đơn giản. Tuy nhiên, quy định này chỉ áp dụng ở Pháp và một số nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ, song đây còn là một vấn đề khoa học đang được tranh cãi ở Châu Âu vì nếu để một thực tế như vậy thì tính chất "hữu hạn" với tính chất là một "đảm bảo tuyệt đối" của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ còn là lý thuyết mà thôi, nhưng ngược lại quyền lợi của các bên thứ ba tham gia giao dịch với công ty thì luôn bị đe dọa, đặc biệt khi bên thứ ba này là các ngân hàng đóng một vị trí nhất định đối với sự ổn định của nền kinh tế quốc gia.

Thứ ba, một công ty hợp vốn đơn giản thường hoạt động dưới một cái tên và cái tên đó có ý nghĩa rất lớn đối với loại hình công ty này. Giống như tất cả các doanh nghiệp khác, có tư cách chủ thể kinh doanh đồng nghĩa với việc phải có một tên gọi nhất định, không nhầm lẫn với doanh nghiệp khác và để tiện lợi khi tham gia thực hiện các hành vi kinh doanh. Các doanh nghiệp thường lựa chọn tên trên cơ sở tên ấy là một danh từ đẹp hoặc mang một ý nghĩa nhất định ngầm chỉ uy tín hoặc mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với công ty hợp vốn đơn giản thì tên gọi lại được áp dụng những quy tắc nhất định. Thông thường thì bất cứ loại hình công ty đối nhân nào cũng sẽ được các chủ đầu tư đặt tên sao cho liên quan nhiều nhất đến nhân thân của các chủ đầu tư, ví dụ như tên công ty là tên của các chủ đầu tư ghép lại hoặc tên của chủ đầu tư lớn nhất, giữ vai trò quan trọng nhất đối với ngành nghề kinh doanh của công ty…Pháp luật cũng có can thiệp vào việc đặt tên cho công ty hợp vốn đơn giản, Bộ luật Thương mại Trung phần của Việt Nam (Điều 43) trước đây quy định rất rõ ràng:

Hội danh của hội chỉ có thể gồm những tên của hội viên, thường chỉ lấy tên một hoặc hai hội viên đặt tên cho công ty, nếu có tranh chấp giữa các hội viên về việc lựa chọn hội viên nào được đứng tên chính thì sự chỉ định sẽ do Tòa án, căn cứ vào thâm niên và công lao của hội viên đối với hội mà quyết định [2].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Một vấn đề quan trọng hơn nữa là tên của các thành viên góp vốn không được ghi vào tên của công ty, bởi lẽ nếu ghi như vậy sẽ khiến cho người thứ ba giao dịch lầm tưởng thành viên góp vốn đó là thành viên chịu trách nhiệm vô hạn.

Như vậy, công ty hợp vốn đơn giản trên thế giới nói chung được miêu tả dưới một số đặc điểm pháp lý như đã trình bày ở trên. Những đặc điểm pháp lý này cho phép phân biệt công ty hợp vốn đơn giản với các loại hình doanh nghiệp khác và ở một mức độ nhất định nào đó thì có thể nói những đặc điểm ấy thể hiện hai bản chất đối nhân và đối vốn của công ty hợp vốn đơn giản.

Công ty hợp vốn đơn giản theo pháp luật Việt Nam - 4


1.3. THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN


Ở hầu hết các nước phát triển, việc thành lập công ty hoàn toàn là quyền của công dân. Đó là quyền tự do lập hội và họ thực hiện quyền này theo quy định của pháp luật. Pháp luật chỉ quy định đối với công ty từ giai đoạn nó đang ký kinh doanh. Pháp luật hiện hành của Việt Nam (thể hiện trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành) đã bước đầu tiếp thu tư tưởng tiến bộ này, theo đó xóa bỏ chế độ xin phép thành lập công ty đã tồn tại trong nhiều năm, chỉ thực hiện đăng ký kinh doanh công ty; coi việc thành lập và đăng ký kinh doanh công ty là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật. Nhà nước chỉ quy định chặt chẽ trình tự thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh.

Theo pháp luật Mỹ, việc thành lập công ty hợp vốn đơn giản đòi hỏi nhiều thủ tục, phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì các thành viên góp vốn là tự do trong mọi trách nhiệm pháp lý hơn những gì đóng góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn do vậy cần phải có những quy định và trình tự thành lập chặt chẽ đối với loại hình công ty này. Cũng do tính chất "hữu hạn" của một số thành viên trong công ty nên việc thành lập công ty hợp vốn đơn giản ở Thái Lan đòi hỏi thủ tục pháp lý chặt chẽ hơn, tức là công

ty phải đăng ký việc thành lập ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới chính thức được công nhận. Điều này khác với công ty hợp danh đơn thường ở Thái Lan, công ty có thể được đăng ký kinh doanh hoặc không đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký thuộc Bộ Thương mại.

Theo Điều 9, Bộ Luật Thương mại Trung phần quy định: "Lập hội thương mại phải làm giấy tờ, mặc dù vốn hội là bao nhiêu. Chỉ có hội dự phần là được để cho các đương sự tùy tiện muốn làm hay không cũng được" [2]. Thông thường người ta làm giấy tờ để có bằng chứng về công việc đã làm. Trong việc lập hội, giấy tờ là yếu tố quan trọng và cần thiết về hai phương diện: về phương diện bằng chứng, bắt buộc phải có giấy tờ vì pháp luật không chấp nhận một phương pháp dẫn chứng nào khác; về phương diện thể lệ, nếu không làm giấy tờ, hội sẽ vô hiệu. Trên nguyên tắc, sự vô hiệu là tuyệt đối, có thể đem đối kháng với bên thứ ba. Tuy nhiên, thực tế thì nếu thiếu giấy tờ, án lệ coi như là một sự hứa hẹn để lập hội và do sự hứa hẹn ấy, mỗi đương sự có nhiệm vụ xúc tiến việc lập hội sao cho hợp lệ. Khế ước lập hội phải làm bằng công chứng thư hay tư chứng thư. Trong khế ước phải biên đủ tên các hội viên, ghi phần hùn của hội viên, số vốn của hội, mục tiêu, thời hạn của hội, cách thức chia lỗ lãi, cách thức quản trị, điều khoản giải tán và cái biến hội. Khế ước phải được trước bạ trước khi công bố.

Hợp đồng được tạo nên bởi ý chí của các đương sự trên cơ sở tự do ý chí. Do đó về nguyên tắc, pháp luật không ràng buộc hay hạn chế tự do cam kết, thỏa thuận của các bên mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên hợp đồng được xem là luật của các bên tham gia giao kết mà có thể bị pháp luật áp dụng chế tài đối với sự vi phạm hợp đồng, nên pháp luật cũng đòi hỏi các bên ít nhất phải thỏa thuận về những điểm cốt yếu của hợp đồng.

Bởi không phải ai cũng có khả năng thiết lập được một hợp đồng đầy đủ như luật gia, nên đối với các hợp đồng, các bên thông thường chỉ cần thỏa

thuận với nhau về bản chất và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, pháp luật về hợp đồng, với tính cách là luật tư, có nhiệm vụ giải thích cho ý chí của các bên nếu hợp đồng không qui định đầy đủ các điều khoản hay qui định không rõ nghĩa. Nhưng hợp đồng thành lập công ty có nhiều đặc điểm khác biệt với các loại hợp đồng thông thường là tạo ra một pháp nhân và tạo ra hình thức công ty có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và người thứ ba, đồng thời bảo hộ quan hệ hợp đồng, nhất là quyền lợi của các bên, và dẫn dắt công ty do hợp đồng tạo ra đi theo một định hướng nhất định phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó pháp luật thường đòi hỏi thể loại hợp đồng này phải thể hiện nhiều điều khoản bắt buộc. Chẳng hạn pháp luật của Anh quốc qui định hợp đồng thành lập công ty là một chứng thư được ký kết bởi ít nhất hai thành viên sáng lập (subscriber hay promoter) tuyên bố và xác định hiến pháp và quyền lực của công ty mà trong đó phải có năm điều khoản bắt buộc như: "tên của công ty, trụ sở đăng ký của công ty, mục tiêu của công ty, trách nhiệm của các thành viên trong công ty, số vốn cổ phần được phát hành và dạng cổ phần" [32]. Theo hình mẫu này, pháp luật của Malaysia và Singapore qui định, mọi công ty phải đăng ký hợp đồng thành lập công ty như một điều kiện thiết yếu cho việc ra đời của mình, trong khi đó không phải công ty nào cũng bị đòi hỏi đăng ký điều lệ của mình, và các nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập công ty ở các nước này bao gồm: Tên công ty; Mục tiêu của công ty; Số lượng cổ phần hay phần lợi và giá trị của mỗi cổ phần hay phần lợi; Cách thức phân chia vốn thành các cổ phần hay phần lợi; Chế độ trách nhiệm của các thành viên; Tên, địa chỉ và nghề nghiệp của những người góp vốn; Cam kết của các thành viên về việc theo đuổi các mục tiêu của công ty và số vốn đóng góp hay cổ phần sẽ mua [34]. Trong khi đó pháp luật Việt Nam, riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài có qui định về hợp đồng thành lập công ty, nhưng qui định quá nhiều điều khoản không khác gì điều lệ của công ty. Còn pháp luật về doanh nghiệp áp dụng cho người Việt đã không

nhắc tới hợp đồng thành lập công ty mà đồng nghĩa hợp đồng này với điều lệ công ty. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp qui định: "Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty" [5, Điều 10, khoản 1]. Pháp luật Malaysia và Singapore quan niệm rằng, "điều lệ công ty là các qui tắc nội bộ của công ty và phụ thuộc vào bản hợp đồng thành lập công ty; và cả hai tạo ra quan hệ hợp đồng giữa công ty với mỗi thành viên, và một thành viên này với mỗi thành viên khác" [34].

Trong khuôn khổ có hạn của luận văn, tác giả tập trung đề cập tới hai điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty là: Vốn góp và tên gọi của công ty hợp vốn đơn giản.

1.3.1. Vốn trong công ty hợp vốn đơn giản

Nhắc tới công ty có nghĩa là đã nhắc tới một thực thể kinh doanh được tạo nên bởi sự góp vốn của hai hay nhiều thành viên. Bởi vậy góp vốn là nội dung quan trọng có tính chất quyết định của hợp đồng thành lập công ty. Chẳng thế mà trong các Bộ luật Dân sự, các Bộ luật Thương mại hay các đạo luật về công ty của các nước đều nhấn mạnh tới việc góp vốn khi mở đầu cho phần nói về hợp đồng thành lập công ty hay khế ước lập hội.

Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa:

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty [22].

Nhận xét sơ bộ, các qui định này chỉ đề cập tới việc góp vốn bằng tài sản và liệt kê các loại tài sản được góp vốn, trong đó không đề cập tới các vật

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí