Khái Niệm, Bản Chất Và Đặc Điểm Của Quyền Sử Dụng Đất

công ty sở hữu những tài sản đã đóng góp vào công ty, công ty có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lại tài sản đó với số lượng, chất lượng và giá trị tương đương. Như vậy, việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng phần nào giống với góp vốn bằng quyền sở hữu, chừng nào mà công ty còn sử dụng tài sản đó. Vậy là trong khi người góp vốn bằng quyền sở hữu, cho dù có gắn bó bao nhiêu với tài sản mình đem góp vốn vào công ty, cũng không bao giờ được đảm bảo là sẽ được đụng chạm đến tài sản trước đây của mình, ngay cả ngày hoàn trả vốn đóng góp ban đầu thì người góp vốn bằng quyền hưởng dụng hẳn sẽ có ngày lại được hưởng dụng tài sản mà mình đã góp quyền hưởng dụng cho công ty nhưng vẫn luôn là chủ sở hữu. Mặc dù có lợi như vậy nhưng trên thực tiễn việc góp vốn bằng quyền hưởng dụng cũng ít được thực hiện, tương tự việc góp vốn bằng quyền hưởng hoa lợi.

Thứ ba, góp vốn bằng quyền hưởng hoa lợi. Việc góp vốn bằng quyền hưởng hoa lợi vừa có tính chất của hình thức góp vốn bằng quyền sở hữu, vừa có tính chất của hình thức góp vốn bằng quyền hưởng dụng. Cũng như đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu, ở đây là một quyền thực sự được chuyển nhượng, nhưng chỉ là quyền hưởng dụng những tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, giống như chính bản thân người chủ sở hữu, nhưng phải chịu trách nhiệm bảo quản tài sản đó. Công ty nhận được một quyền thật sự và đến lượt mình, công ty lại trở thành người được hưởng quyền hoa lợi và công ty có thể sử dụng quyền đó tùy theo sở thích: nhượng lại, góp vốn, tạo một quyền hưởng hoa lợi trên số hoa lợi này... Việc này hoàn toàn khác với góp vốn bằng quyền hưởng dụng vì nó không cho phép công ty có thể thực hiện những hành vi tương tự; nó xa lạ với hình thức góp vốn bằng quyền hưởng dụng bao nhiêu thì cũng xa lạ với hình thức góp vốn bằng khả năng bấy nhiêu.

1.1.2.3.Hình thức góp vốn bằng khả năng.


Góp vốn bằng khả năng là việc người góp vốn đóng góp vào công ty một hoạt động, một tài năng, một kinh nghiệm hay tín nhiệm nào đó. Ví dụ như người nữ chiêu đãi viên cung cấp những hiểu biết của mình, vận động viên điền kinh nhà nghề cho mượn danh nghĩa của mình… Tất cả những người này, bằng cách riêng của mỗi người đã thực hiện một hành vi góp vốn bằng khả năng. Hợp đồng lao động cũng có những điểm tương đồng với hình thức góp vốn này và trên thực tế, đôi khi người ta lưỡng lự, không biết nên gọi người góp vốn bằng khả năng là người làm công ăn lương hay thành viên của công ty. Tuy nhiên, nhờ vào việc khám phá ra những đặc tính khác nữa của hợp đồng công ty, như sự tham gia vào kết quả cuối cùng và nguyện vọng vào công ty nên sự do dự trên cũng không còn nữa. Đó không phải là khó khăn duy nhất nảy sinh từ sự góp vốn kiểu này mà còn nhiều khó khăn khác, đặc biệt là những vấn đề về tính chất hợp pháp của hình thức góp vốn và vấn đề vai trò người góp vốn trong công ty.

Khi góp vốn bằng khả năng, người góp vốn có các quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Các quyền lợi là chung cho tất cả những đóng góp, đó là được hưởng các quyền lợi của công ty, tuy vậy cũng có phần đóng góp và được hưởng phần chia lợi tức và tài sản; và có nghĩa vụ đóng góp khi thua lỗ. Số phận dành cho mỗi hội viên được quy định tùy theo giá trị vốn đóng góp, giá trị này được xác định theo điều lệ, nếu không sẽ được coi là tương đương với giá trị phần vốn đóng góp nhỏ nhất. Đó là tính chất đặc biệt của hình thức góp vốn này, vậy là việc góp vốn bằng khả năng cũng được nhận phần dành cho hội viên; trường hợp người góp vốn qua đời, hoặc tài năng đã cạn, không còn đóng góp được nữa, thì số tiền bất định nào đó dành cho những người thừa kế là một ân huệ.

Còn về nghĩa vụ, người góp vốn bằng khả năng phải nộp cho công ty những khoản tiền thu được bằng hoạt động mà anh ta đã góp vào công ty. Tất nhiên, không phải đòi hỏi độc quyền, nhưng cũng không được sử dụng khả năng đã đóng góp. Phục vụ cho nhiều công ty cùng một lúc. Nguyên tắc này chỉ liên quan đến khả năng đã đóng góp như Pothier đã viết: Nếu hai người thợ đóng giầy của mình trong một thời gian nào đó, thì mỗi hội viên này đều phải tính toán với công ty toàn bộ những thu nhập đã kiếm được từ công nghệ đóng giầy. Nhưng nếu một trong hai người này có tài dạy chim hót, ông ta sẽ không phải tính toán với công ty những thu nhập bằng việc dạy chim hót trong khi làm việc đóng giầy.


1.2. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

1.2.1. Khái niệm, bản chất của quyền sử dụng đất:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản. Theo điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - 3

Thông thường quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản [34, Điều 164]. Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu là chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Xuất phát từ vị trí, vai trò rất quan trọng của đất đai trong đờ i sống chính trị - kinh tế - xã hội nên đất đai được xác lập một cơ chế quản lý đặc biệt. Theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất thực hiện quản lý đất đai trên phạm vi cả nước. Các tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác không có quyền sở hữu về đất đai nhưng được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và thực hiện một số quyền năng nhất định đối với đất được quyền sử dụng. Tức là đối với đất đai, tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đất thông qua việc thực hiện một số quyền năng. Xét về hình thức, việc thực hiện các quyền năng thuộc nội dung của quyền sử dụng, đôi khi khiến người ta lầm tưởng là thực hiện quyền của chủ sở hữu. Ví dụ: các quyền chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất không phải là thực hiện chuyển quyền sử hữu đất mà chỉ là chuyển quyền sử dụng và đất đó vẫn thuộc về nhân dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Theo luật dân sự thì quyền sử dụng là khả năng pháp lý được thực hiện những hành vi nhất định để sử dụng, khai thác những mặt có ích của đối tượng sử dụng. Đây là quyền năng quan trọng của quyền sở hữu, việc khai thác lợi ích vật chất của đối tượng sử dụng chính là mục đích của chủ sở hữu. Vì đất là khách thể đặc biệt nên quyền sử dụng đất cũng có những điểm khác biệt so với các loại tài sản thông thường. Nhà nước có thể sử dụng đất đai ở bất cứ đâu trên lãnh thổ quốc gia. Nhà nước thường không trực tiếp sử dụng mà giao cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sử dụng. Mặc dù đây là một thành phần của quyền sở hữu, nhưng nó là một quyền năng độc lập, nó chỉ có thể thu hồi theo một trình tự pháp luật. Nhà nước thực hiện việc sử dụng đất thông qua các tổ

chức, cá nhân này, họ hoạt động đương nhiên như một chủ thể kinh tế độc lập, Nhà nước cho phép họ kinh doanh trong một chừng mực nhất định, vì vậy, về mặt pháp lý, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là chủ thể sử dụng đất.

Sẽ rất sai lầm nếu quan niệm rằng: Nhà nước giao đất cho cho người sử dụng để khai thác là Nhà nước đã mất quyền sử dụng. Quyền sử dụng của người sử dụng đất hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước. Nhà nước có thể tước quyền sử dụng đất của người này để chuyển cho người khác theo trình tự luật định.

Nếu nhìn nhận cả nội dung kinh tế và pháp lý, chúng ta sẽ thấy quyền sử dụng đất của Nhà nước và quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân rất khác nhau. Nói đến quyền sử dụng đất với tư cách là một quyền năng của quyền sở hữu, là nói đến đất đai trên phạm vi lãnh thổ Nhà nước, ,với tư cách đại diện chủ sở hữu quy định về mặt chủ trương, chính sách, định hướng để làm cho hàng triệu người sử dụng đúng theo yêu cầu Nhà nước. Còn quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chỉ phát sinh trên những mảnh đất riêng biệt mà thôi. Vấn đề này, trong quan niệm mới về quan hệ sở hữu đất đai về mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu đất đai với người chủ sử dụng cụ thể là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình cần được phân tích một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó sẽ xóa bỏ tình trạng vô chủ trong quan hệ ruộng đất.

Từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Đất đai đầu tiên (năm 1986) cho đến nay đã có các Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, quyền của người sử dụng đất ngày càng được mở rộng hơn. Cho đến nay, theo Luật Đất đai năm 2003 (điề u 106 ) , ngườ i s ử d ụng đất có các q uyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho

thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Theo nguyên tắc luật dân sự, các quyền đó thuộc chủ sở hữu. Vì vậy sẽ có quan điểm cho rằng, phải chăng quyền sở hữu và quyền sử dụng đã đồng nhất với nhau, liệu có còn sự khác nhau giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai nữa không?

Sự thực không phải như vậy, nếu chỉ coi việc người sử dụng hưởng trọn vẹn mười quyền nói trên trong khuôn khổ của pháp luật mà đồng nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với đất đai thì còn nhiều vấn đề phải bàn thêm.

Thứ nhất, chủ thể của các quyền này hoàn toàn khác nhau. Chủ thể của quyền sở hữu là nhân dân do Nhà nước làm đại diện. Nhà nước, với tư cách là đại diện chủ sở hữu, không trực tiếp sử dụng đất đai, còn tổ chức, hộ gia đình và cá nhân là chủ sử dụng cụ thể đối với đất đai nhưng họ không phải là chủ sở hữu.

Thứ hai, quyền sở hữu là một quyền nguyên thủy, nó luôn là chứng cứ ban đầu và là một quyền năng độc lập. Trong khi đó, quyền sử dụng đất phát sinh từ quyền sở hữu, là một bộ phận của quyền sở hữu và chỉ là quyền năng độc lập tương đối, có nội dung hạn chế hơn nhiều sơ với quyền sở hữu.

Đối với người sử dụng đất, các quyền và nghĩa vụ của họ phát sinh sau khi Nhà nước giao đất cho họ sử dụng. Người sử dụng không thể là một bên thỏa thuận với Nhà nước về các quyền và nghĩa vụ của mình, mà phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Các quyền mà Nhà nước quy định cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thực hiện luôn nằm trong một giới hạn nhất định. Ví dụ: được

chuyển nhượng trong trường hợp nào, được góp vốn trong trường hợp nào, phải sử dụng đất đúng mục đích và trong thời hạn sử dụng đất.

Cho nên quyền sở hữu và quyền sử dụng khác nhau cả về nội dung và ý nghĩa, khác nhau về chủ thể thực hiện các quyền năng. Dù quyền sử dụng có được mở rộng đến đâu thì cũng không bao giờ có sự đồng nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sở hữu vẫn là quyền quyết định, mọi chính sách về đất đai phải xuất phát từ sự phán quyết của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự hiện hành không định nghĩa quyền sử dụng đất nhưng đã quy định về quyền của người không phải là chủ sở hữu. Theo đó, người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật và các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng bất động sản liền kề và các quyền khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản nên chủ sử dụng đất là chủ tài sản (tất nhiên là phải hiểu theo khía cạnh tài sản là quyền sử dụng đất chứ không phải là mảnh đất), có các quyền đối với tài sản của mình. Theo Luật Đất đai, người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Qua sự phân tích như trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm quyền sử dụng đất như sau:

Quyền sử dụng đất là quyền của tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật được sử dụng, khai thác và hưởng lợi

ích từ việc khai thác đối với những diện tích đất nhất định theo quy định của pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm của quyền sử dụng đất:


Quyền sử dụng đất có những đặc điểm sau đây.


Thứ nhất, chủ thể của quyền sử dụng đất là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện quyền đai diện chủ sở hữu và quyền quản lý thông qua việc quy định cho các chủ thể nêu trên được quyền sử dụng đối với các diện tích đất, thửa đất nhất định. Do đó, thông thường Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà quy định cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được khai thác, hưởng hoa lợi từ việc sử dụng đất. Theo điều 9 Luật Đất đai năm 2003, người sử dụng đất bao gồm các đối tượng cụ thể như sau:

* Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất;

* Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023