Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HỒNG VÂN


Đề tài:

GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


luận văn thạc sĩ luật học


Hà nội - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HỒNG VÂN


Đề tài:

GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


Chuyên Ngành : Luật kinh tế

Mã Số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học : TS. Ngô Huy Cương


Hà nội - 2009

MỤC LỤC


Trang


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG 4

ĐẤT


1.1.

Khái niệm, bản chất và các hình thức góp vốn


4

1.1.1.

Khái niệm, bản chất góp vốn


4

1.1.2.

Các hình thức góp vốn


6

1.1.2.1.

Hình thức góp vốn bằng tiền


6

1.1.2.2.

Hình thức góp vốn bằng hiện vật


7

1.1.2.3.

Hình thức góp vốn bằng khả năng


12

1.2.

Khái niệm, bản chất và đặc điểm quyền sử dụng đất


13

1.2.1

Khái niệm, bản chất của quyền sử dụng đất


13

1.2.2.

Đặc điểm của quyền sử dụng đất


18

1.3.

Khái niệm và đặc điểm góp vốn bằng quyền sử dụng đất


21

1.3.1.

Khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất


21

1.3.2.

Đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất


21


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN

BẰNG

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam - 1

QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


2.1. Sơ lược pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất 25 trong thời kỳ trước năm 2004

2.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 25

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1979 25

2.1.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 26

2.1.4. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 28

2.2. Nội dung của các quy định pháp luật từ năm 2004 đến nay về góp 41 vốn bằng quyền sử dụng đất

2.2.1. Chủ thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất 41

2.2.1.1. Tổ chức kinh tế 42

2.2.1.2. Hộ gia đình, cá nhân 43

2.2.1.3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài 44

2.2.2. Chủ thể nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất 45

2.2.3. Điều kiện đất được góp vốn 46

2.2.4. Các thủ tục liên quan đến việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất 48

2.2.4.1. Định giá đất 48

2.2.4.2. Thủ tục đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất 50

2.2.4.3. Thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào doanh 51 nghiệp

2.2.4.4. Thủ tục xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn bằng 53 quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp

2.2.4.5. Chuyển quyền sử hữu tài sản góp vốn 54

2.2.5. Việc hạch toán quyền sử dụng đất góp vốn trong quá trình hoạt 55 động của tổ chức kinh tế

2.2.6. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất 55

2.3 Đánh giá pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất 58

2.3.1. Những ưu điểm 58


2.3.2.

Một số nhược điểm và nguyên nhân cơ bản dẫn đến các nhược điểm

trong pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam

61

2.3.2.1.

Một số nhược điểm

61

2.3.2.2.

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các nhược điểm trong pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở Việt Nam

64


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG

67


CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC GÓP VỐN BẰNG


QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM


3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc góp vốn bằng 67 quyền sử dụng đất tại Việt Nam

3.1.1. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng 67 quyền sử dụng đất ở Việt Nam

3.1.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người 67 góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty

3.1.1.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về giá đất làm cơ sở cho việc góp 68 vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty

3.1.1.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền 69 sử dụng đất vào công ty

3.1.1.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường bất động sản ở Việt 71 Nam

3.1.2. Một số giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật về góp vốn bằng 73 quyền sử dụng đất ở Việt Nam

3.1.2.1. Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan 73 nhà nước

3.1.2.2. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, tuyên truyền phổ 75 biến pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

3.2. Một số kiến nghị 76

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất chính, là thành phần thiết yếu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia.

Trong điều kiện nước ta đang tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì quyền sử dụng đất được khẳng định là một loại hàng hóa đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn, rất quý giá của đất nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị sâu sắc.

Xuất phát từ vai trò to lớn của đất đai trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, luật pháp Việt Nam quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, cũng do bởi vai trò quan trọng của đất đai trong việc phát triển kinh tế, Nhà nước ta đã tạo ra cho người sử dụng đất những quyền năng nhất định với xu hướng ngày càng mở rộng quyền, trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh. Nghị quyết số 21-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị Trung ương 6 khóa X) đã nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước.

Mặc dù quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận khá sớm từ năm 1977 trong Điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhưng trên thực tế quyền năng này chưa được các chủ sử dụng đất khai thác một

cách thường xuyên và hiệu quả. Việc quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã được ghi nhận sớm về mặt luật pháp nhưng lại chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nhất định, trong đó có nguyên nhân cơ bản là sự hạn chế về mặt lý luận cũng như thực tiễn pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Với mong muốn làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và việc thực thi pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tôi đã lựa chọn đề tài "Góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Luật kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Luận văn nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận khoa học pháp lý về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Luận văn phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích, luận văn góp phần làm rõ thêm một số nội dung về lý luận của pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Việt Nam cũng như đưa ra một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất; qua đó điều hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như đảm bảo quyền quản lý tối cao của Nhà nước đối với đất đai nhằm phát huy tối đa tiềm lực của đất đai trong phát triển kinh tế đất nước.

* Nhiệm vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023