Ý Nghĩa, Vai Trò Của Góp Vốn Bằng Quyền Sử Dụng Đất Là Tài Sản Chung Của Vợ Chồng

sản của người sử dụng đất. Do đó, việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Hơn nữa, việc góp vốn này có thể bị chấm dứt bởi ý chí của Nhà nước khi các bên vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

Thứ bảy, đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý nên việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tám, các tài sản khác khi đem đi góp vốn thì giá trị do các bên thỏa thuận còn với trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì pháp luật quy định giá trị quyền sử dụng đất góp vốn do các bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn khung giá đất do Nhà nước ban hành. [33; Điều 727]

1.3. Ý nghĩa, vai trò của góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Cùng với công cuộc "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" [53] đất nước, việc pháp luật quy định cho vợ chồng quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất có ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm giúp người sử dụng đất giải quyết các nhu cầu về vốn để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Quy định này góp phần chuyển quan hệ đất đai từ trạng thái "tĩnh" - giao đất và thu hồi đất sang trạng thái "động", đất đai từ chỗ chỉ là nơi cư trú của cộng đồng nay trở thành một nguồn lực to lớn để phát triển đất nước [14;78].

Thêm vào đó, việc vợ chồng được góp vốn bằng quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc "tiếp cận" các nguồn vốn vay để đầu tư cho sản xuất, đồng thời giúp hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng ở nước ta mở rộng tối đa phạm vi và đối tượng cho vay, nâng cao hiệu quả đồng vốn vay, góp phần trực tiếp vào công cuộc "xóa đói,

giảm nghèo" và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các chủ thể kinh doanh thuộc mọi loại hình kinh tế.

1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

1.4.1. Sự phát triển của luật Việt Nam về quan hệ tài sản giữa vợ chồng

Luật cổ và tục lệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong suy nghĩ cổ xưa, vợ và chồng không có quan hệ tài sản. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, mỗi chế độ xã hội đều quy định một chế độ tài sản chung hợp nhất giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục tập quán và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Chẳng hạn, Tập Dân luật giản yếu 1883 (một hệ thống án lệ) không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu duy nhất của người chồng [8]. Khi hôn nhân còn tồn tại, thì vợ chồng là một người; khi hôn nhân chấm dứt do có người chết, thì vợ, chồng cũng chỉ còn một người; nếu hôn nhân chấm dứt do rẫy vợ hoặc do ly hôn, thì đúng là có hai người, nhưng... không phải là vợ chồng. Trong thời kỳ thuộc địa, một số nhà nghiên cứu thử nhìn luật cổ và tục lệ Việt Nam qua lăng kính Pháp để tìm kiếm và mô tả các mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng thời xưa, rồi đặt cho các mối quan hệ được phát hiện những cái tên Pháp. Mọi nhận định đều trở nên khá tuỳ tiện, lệch lạc và hầu hết đều mang tính áp đặt [22;18-21].

Nói rõ hơn, chế độ sở hữu gia đình, được thừa nhận trong luật cổ và tục lệ Việt Nam như là hình thức duy nhất của sở hữu tư nhân, khiến cho cách đặt vấn đề về quan hệ giữa vợ chồng mà có đối tượng là tài sản không giống như trong một hệ thống luật được xây dựng dựa trên quyền sở hữu cá nhân. Ngày xưa, toàn bộ tài sản trong gia đinh là của gia đình và chính gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể của quan hệ pháp

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 4

luật. Trước người thứ ba, gia đình hoá thân vào người chủ gia đình và người này nhân danh gia đình để xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của gia đình. Trong tục lệ nông dân và trong luật nhà Lê, vai trò chủ gia đình được cả cha và mẹ đảm nhận; nếu cha chết thì mẹ đảm nhận trọn (kể cả trong trường hợp kết hôn lại) [26]. Trong luật nhà Nguyễn, vai trò ấy được giao cho người cha, gọi là gia trưởng; người mẹ đóng vai người cộng sự, người chủ dự bị, và sẽ thay thế người cha để đảm nhận vai trò gia trưởng khi người cha chết, với điều kiện không kết hôn lại.

Luật cận đại

Sự pha trộn giữa quan niệm truyền thống và quan niệm phương Tây [18;47]. Nhào nặn tư duy pháp lý cổ xưa với các tư tưởng của luật học phương Tây, người làm luật thời kỳ thuộc địa xây dựng khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng bằng cách lồng nội dung của chế độ gia trưởng về tài

sản trong các quy tắc được diễn đạt bằng các thuật ngữ vay mượn từ luật của Pháp (cộng đồng tài sản , tài sản chung , tài sản riêng , quản lý tài sản,...) [55;34]. Người làm luật thời thuộc địa cũng thừa nhận cho vợ chồng quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thoả thuận, miễn là các thoả thuận ấy không có tác dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với thuần phong mỹ tục; song các quan hệ tài sản theo thoả thuận hầu như không được các cặp vợ chồng Việt Nam

quan tâm. Nhiều lắm, khi hôn nhân được xác lập giữa một người Việt và một người Pháp, thì người nước ngoài có thể nghĩ đến chuyện xây dựng các thoả thuận cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình về tài sản. Cần lưu ý rằng các quan hệ tài sản giữa vợ chồng được chi phối bằng những quy tắc pháp lý được xây dựng theo kiểu Pháp trong các hệ thống pháp lý của Bắc Kỳ và Trung Kỳ [19;33]. Còn ở Nam Kỳ, cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa vẫn chưa có một hệ thống các quy tắc chi phối các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; trong trường hợp có tranh chấp, các toà án

giải quyết các yêu cầu của đương sự dựa vào Bộ luật Gia Long, tục lệ và án lệ.

Luật hiện đại

Luật Việt Nam hiện đại chấp nhận tư duy pháp lý của các nước Latinh trong lĩnh vực quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Bởi vậy, do hiệu lực của hôn nhân, vợ và chồng có những mối quan hệ tài sản đặc thù mà giữa hai người độc thân hoặc chung sống như vợ chồng không thể có. Vợ chồng dưới mắt người thứ ba cũng không thể giống như hai người độc thân, hai chủ thể riêng biệt của quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam hiện đại không dành cho vợ chồng nhiều sự lựa chọn về loại hình quan hệ tài sản.

Trong Luật năm 1959, vợ chồng có quan hệ tài sản theo chế độ tài sản chung tuyệt đối: tất cả tài sản có trước và sau khi kết hôn đều là của chung (Điều 15) . Tất nhiên, nguyên tắc này được áp dụng trong chừng mực nó còn tỏ ra hợp lý; bởi vậy, dù luật không nói rõ, thực tiễn vẫn có xu hướng coi các đồ dùng cá nhân mà công dụng gắn liền với giới tính (đặc biệt là quần áo) là tài sản riêng của mỗi người. Dẫu sao, do chiến tranh, việc tích lũy của cải trong dân cư không đáng kể, phạm vi áp dụng nguyên tắc cộng đồng tài sản được mở rộng đến mức có thể được (ví dụ, cả đối với tư trang, đồ dùng cá nhân mà công dụng không gắn liền với giới tính) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của vợ, chồng trong những điều kiện sống tối thiểu.

Trong thời kỳ đất nước chia hai miền Nam - Bắc, người làm luật của chế độ Sài Gòn ban hành Luật ngày 02/01/1959 chọn chế độ tài sản chung tổng quát làm chế độ pháp định (Điều 47). Sau đó ít lâu, Sắc Luật ngày 23/7/1964, thay thế Luật ngày 02/01/1959, lại chọn chế độ tài sản chung đối với động sản và đối với tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân (Điều 53). Chế độ này được tiếp tục thừa nhận và được hoàn thiện một bước trong Bộ dân luật 1972 (Điều 150 đến 162). Nói chung, chế độ pháp

định về tài sản của vợ chồng trong Bộ dân luật năm 1972 có nhiều điểm tương tự như chế độ pháp định được áp dụng tại Pháp trước năm 1966: vợ chồng có thể có quyền sở hữu riêng đối với bất động sản; còn động sản chỉ có thể là tài sản chung, trừ những động sản mà tính chất riêng là không thể tranh cãi, như tư trang, đồ dùng cá nhân và một số động sản khác.

Sau khi đất nước thống nhất. Luật năm 1986 được xây dựng và ban hành trong khung cảnh hồi phục của sở hữu tư nhân. Tính chất “tư” của một số tài sản, ở góc nhìn của quan hệ nội bộ giữa vợ và chồng, bắt đầu được lưu ý [46;36,24]. Trong các nỗ lực nhằm thiết lập sự dung hoà giữa nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân và nguyên tắc bảo vệ lợi ích gia đình, người làm luật năm 1986 thừa nhận rằng việc kết hôn không làm mất khả năng có quyền có tài sản riêng của một người. Vậy là bắt đầu hình thành ba khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân; khối tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản riêng của chồng và khối tài sản riêng của vợ. Thế nhưng, khác với luật của những nước xây dựng chế độ tài sản pháp định tương tự, luật Việt Nam thừa nhận cho vợ, chồng quyền nhập một hoặc nhiều tài sản riêng vào khối tài sản chung , cũng như quyền yêu cầu chia tài sản

chung trong thời kỳ hôn nhân, nếu có lý do chính đáng [25;62].

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 kế thừa các tư tưởng của người làm luật năm 1986, 2000 và tiếp tục thừa nhận sự tồn tại của ba khối tài sản của vợ, chồng, quyền nhập tài sản riêng vào tài sản chung và quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trong một số trường hợp [38; Điều 33]. Tuy nhiên, các quy tắc liên quan được xây dựng chi tiết hơn trước. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong luật hiện đại là sự kế thừa có phát triển chế độ tài sản gia đình của luật cổ và tục lệ trong điều kiện sở hữu tư nhân mang tính chất cá nhân, chứ không phải tính chất gia đình như ngày xưa, và trong điều kiện vợ, chồng bình đẳng về mọi phương diện.

1.4.2. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta giai đoạn trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993.

Sau khi thống nhất đất nước, nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về quốc hữu hóa đất đai “mỗi bước tiến của nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là một bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ”, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta không nhận sự tồn tại của tình trạng người bóc lột người. Để thực hiện điều này thì chúng ta phải xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nói chung vào chế độ tư hữu nói riêng. Chính vì vậy, Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân” [27;Điều 19].

Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung. Quan hệ đất đai trong thời kỳ này mang nặng cơ chế “xin - cho”, Nhà nước quản lý đất đai theo phương pháp mệnh lệnh, hành chính. Pháp luật đất đai trong thời kỳ này không cho phép mua bán, chuyển nhượng đất đai. Với cách thức quản lý đất đai như vậy, nên người sử dụng đất không được quyền làm chủ thực sự đối với đất đai [17;32]. Chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh chưa ra đời trong thời kỳ này.

Quán triệt đường lối đổi mới mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) [52] đã xác định, pháp luật đất đai đã có những thay đổi quan trọng, đánh dấu bằng việc ra đời của Luật đất đai năm 1987 và Nghị quyết 10 của Bộ chính trị ngày 05/4/1988. Luật đất đai năm 1987 đã cụ thể hóa nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý của Hiến pháp năm 1980. Tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được pháp luật cụ thể hóa một bước cho phù hợp

với việc sử dụng từng loại đất cụ thể. Đặc biệt Luật đất đai năm 1987 đã quy định rõ các quyền của người sử dụng đất, như sử dụng ổn định lâu dài, được hưởng thành quả lao động trên đất… nhưng quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì chưa được ghi nhận trong Luật đất đai năm 1987.

1.4.3. Giai đoạn ban hành Luật Đất đai năm 1993 đến trước khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998.

Ngày 14/7/1993 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua toàn văn Luật Đất đai, (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai năm 1993) thay thế Luật Đất đai năm 1987, vì nó đã bộc lộ nhiều quy định không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Với chủ trương đưa đất đai tham gia vào quan hệ thị trường, coi đó là một động lực quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, Luật Đất đai năm 1993 đã quy định về các quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyền nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất, nhưng chưa đề cập đến quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Sau khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã thu hút được một nguồn đầu tư nước ngoài góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, do khả năng tài chính của phần lớn các đối tác Việt Nam còn hạn chế, gây khó khăn, trở ngại khi liên doanh với các đối tác nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Mặt khác, do Luật Đất đai năm 1993 chưa có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất [29]. Nên ngày 14/10/1994 UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh quyền và nghĩa vụ của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất, và được sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 27/8/1996 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh năm 1994, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 1996) nhằm bổ sung, điều chỉnh các lĩnh vực mà Luật Đất đai chưa quy định. Căn cứ vào mục đích, thời hạn, cách

thức thanh toán tiền sử dụng đất, Pháp lệnh năm 1994 phân loại các tổ chức trong nước thành: các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng và các tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Các quyền và nghĩa vụ (trong đó có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất) của tổ chức trong nước sử dụng đất được xác định tương ứng với mục đích sử dụng đất và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của các tổ chức này. Như vậy, chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất lần đầu tiên được ra đời tại Pháp lệnh năm 1994.

Theo điều 4 của Pháp lệnh này thì các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp quốc phòng- an ninh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức kinh tế tập thể được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước; với tổ chức, cá nhân nước ngoài để tiếp tục sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, mở rộng công nghiệp chế biến, dịch vụ nhằm phát triển sản xuất theo quy định của Chính phủ. Và theo điều 10 “Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp quốc phòng an ninh trong thời hạn cho thuê đất có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước; với tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. Mặc dù một trong những căn cứ để phân loại các tổ chức sử dụng đất ở trong nước là nghĩa vụ “phải trả tiền hay không trả tiền sử dụng khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất” song các quy định của Pháp lệnh năm 1994 lại không “cá biệt hóa” quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất của từng loại tổ chức theo căn cứ này. Do vậy đã dẫn đến tình trạng “cào bằng” về quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của từng loại tổ chức sử dụng đất nói chung và quyền được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nói riêng. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024