Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ ĐỖ THU TRANG


GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


VŨ ĐỖ THU TRANG


GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số : 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS DOÃN HỒNG NHUNG


Hà Nội – 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu đó.Luận văn này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận văn


Vũ Đõ Thu Trang


Mục lục

DANH MỤC VIẾT TẮT 3

Mở đầu 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI

SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 9

1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn về góp vốn bằng quyền sử dụng đấttài sản

chung của vợ chồng 9

Về cơ sở lý luận 9

Về cơ sở thực tiễn 11

1.2. Khái niệm và đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất 13

1.2.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng 13

1.2.2. Khái niệm góp vốn bằng quyền sử dụng đất 20

1.3. Ý nghĩa, vai trò của góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của

vợ chồng 22

1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về góp

vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. 23

1.4.1. Sự phát triển của luật Việt Nam về quan hệ tài sản giữa vợ chồng 23

1.4.2. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta giai đoạn trước

khi ban hành Luật Đất đai năm 1993. 27

1.4.3. Giai đoạn ban hành Luật đất đai năm 1993 đến trước khi ban hành Luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 1998 28

1.4.4. Giai đoạn từ khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất

đai năm 1998 đến trước Luật đất đai năm 2003 30

1.4.5. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta giai đoạn 2003 -

2009............................................................................................................................. 34

1.4.6. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta giai đoạn 2009 -

2013............................................................................................................................. 35

1.4.7. Về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta giai đoạn 2013

đến nay 37


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN

SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 44

2.1. Căn cứ pháp lý xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng 44

2.2. Điều kiện để vợ chồng sử dụng tài sản chung là quyền sử dụng đất để góp

vốn 46

2.3. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng 52

2.3.1.Thủ tục 52

2.3.2. Hợp đồng 53

2.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất là

tài sản chung 55

2.5. Giải quyết tranh chấp liên quan đến góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài

sản chung của vợ chồng 59

2.6. Thực tiễn áp dụng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản

chung của vợ chồng 67

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN

SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 75

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

là tài sản chung của vợ chồng 75

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

là tài sản chung của vợ chồng 76

3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ

chồng 76

3.2.2. Kiến nghị nhằm áp dụng có hiệu quả quy định mới của pháp luật hôn

nhân gia đình và thực tiễn 88

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài

sản chung của vợ chồng 91

3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục góp vốn bằng quyền sử

dụng đất là tài sản chung của vợ chồng 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

DANH MỤC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

HN&GĐ

Hôn nhân và gia đình

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

NSDĐ

Người sử dụng đất

TAND

Toà án nhân dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 1

Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


Từ lâu, vấn đề về Hôn nhân gia đình luôn chiếm được sự quan tâm rất lớn của xã hội. Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp lợi ích hài hòa của mỗi công dân, Nhà nước và xã hội.

Trong mỗi gia đin

h, bên cạnh đờ i sống tình cảm, yêu thương lân

nhau, các thành viên không thể không quan tâm đến điều kiện vật chất vì

đó là cơ sở kinh tế giúp cho vơ ̣ chồng xây dưn

g cuôc

sống haṇ h phúc, đáp

ứng những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Do đó, trong Luật Hôn nhân & gia đình đã có nhiều quy định điều chỉnh các quan hệ pháp luật về hôn nhân & gia đình, đặc biệt chú trọng quy định về chế độ đối với tài sản chung của vợ chồng, tạo điều kiện cho

việc bảo vê ̣quyề n và lợi ích hợp pháp của vợ , chồng và các thành viên khác trong gia đình. Hơn nữa, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia tích cực vào nhiều các mối quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu về tinh thần và vật chất của cá nhân và của

gia đình [50;87]. Đồng thời, khối lượng tài sản của vợ chồng tăng lên thì ý thức và tâm lý về quyền sở hữu đối với tài sản để phục vụ c ho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, kinh doanh, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và ngày càng phát triển. Do đó, vợ chồng càng có nhiều nhu cầu để phát triển tài sản của mình. Một trong số đó chính là vấn đề vợ chồng sử dụng tài sản chung của mình với mục đích phát sinh lợi nhuận.

Hiện nay, ở nước ta, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là nguồn lực quan trọng để thực hiện “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [49;33]. Từ đó, vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên này để không chỉ với mục đích phát triển đất nước mà còn nhằm phục vụ thu lợi nhuận cho cá nhân ngày càng cao.

Trong đó, vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Nó không chỉ tạo điều kiện cho người sử dụng đất tiếp cận được các nguồn vốn vay của Nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn, góp phần đắc lực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo phát tiển kinh tế.

Ý thức được nhu cầu này, hiện nay, rất nhiều gia đình và cụ thể là vợ chồng đã sử dụng tài sản của mình là quyền sử dụng đất để góp vốn trong các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất mới, áp dụng rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân & gia đình... Do đó, vấn đề này hiện nay khi áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, vừa làm rõ những ưu điểm, hạn chế, vừa đề ra những giải pháp trứơc mắt và lâu dài nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của vợ chồng đối với đời sống của gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vì thế, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ sẽ phần nào đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách hiện nay trên cả phương diện khoa học và thực tiễn.

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu


Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các mối quan hệ về tài sản của vợ chồng cũng thay đổi và phát triển không ngừng, và không phải quan hệ nào cũng được pháp luật dự liệu để kịp thời điều chỉnh một cách phù hợp. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học về chế độ tài sản của vợ chồng đặc biệt là tài sản chung của vợ chồng luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người.

Một số công trình nghiên cứu khoa học cần phải chú ý như:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024