Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 2

- “Chế đô ̣tài sản của vơ ̣ chồng theo Luâṭ Hôn nhân & gia đình Viêṭ Nam” năm 2008 của PGS.TS Nguyễn Văn Cừ.

- “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng đăng trên tạp chí Luật học số 11 năm 2009.

- “Luân

bàn về các hình thức sở hữu và sở hữu chung hợp n hất của

vơ ̣ chồng” năm 2011 của PGS. TS Phùng Trung Tâp̣ .

- Luận án tiến sĩ “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam” được TS Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công vào đầu năm 2005.

- Hội thảo “Thể chế cho phát triển nông thôn, nâng cao phúc lợi cho nông dẫn với hình thức công ty bằng góp vốn bằng quyền sử dụng đất” năm 2009 do Tiến sĩ Lê Đức Thịnh – Viện chiến lược chính sách phát triển nông thôn.

- Kỷ yếu hội thảo “Xây dựng cơ sở pháp lý về thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam” bộ môn Luật Kinh doanh – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2002.

- Sách chuyên khảo "Thị trường bất động sản những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của PGS. TS Thái Bá Cẩn và ThS Trần Nguyên Nam - NXB Tài chính (2003);

- "Thị trường quyền sử dụng đất ở Việt Nam" của Ths. Bùi Thị Tuyết Mai - NXB Lao động - Xã hội (2005);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Bài viết "Hoàn thiện khung pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất" - Nguyễn Văn Hiến - Toà án nhân dân Tối cao, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số ngày 29/08/2016.

- Bài viết “Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai” - Bài viết của LS. Nguyễn Tiến Lập đăng trên Báo điện tử Tia sáng của Bộ Khoa học & Công nghệ ngày 20/10/2010.

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 2

Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, những công trình này hoặc đề cập đến những vấn đề mang tính khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng; hoặc chỉ bàn về vấn đề về thị trường bất động sản, đất đai nói chung, chưa đề cập sâu đến vấn đề tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc vợ chồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3.2. Mục đích nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam kết hợp phân tích đánh giá thực tiễn thực hiện tại nước ta hiện nay.

- Đưa ra giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân gia đình, hoàn thiện các quy định của Luật đất đai và Luật doanh nghiệp về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở nước ta.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp... kết hợp sử dụng các văn bản pháp luật; phương pháp luận khoa học của Triết học Mác – Lê-nin: phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử.

5. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu

5.1. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu một cách khái quát những quy định của pháp luật hiện hành về tài sản chung của vợ chồng, về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất thông qua Luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật hôn nhân & gia đình... từ đó đưa ra những bất cập của các chế định này để đóng góp vào dự thảo bộ Luật Dân sự sửa đổi.

5.2. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu chính của luận văn là địa bàn Hà Nội

6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Luận văn nghiên cứu về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng – đây là vấn đề phức tạp và mới mẻ hiện nay. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2014 lại đặt ra những vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới. Theo đó, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề:

- Nêu ra và phân tích các quy định với tài sản chung của vợ chồng có liên quan tới quyền sử dụng đất

- Nêu ra và phân tích các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng

đất

- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về góp vốn bằng quyền sử

dụng đất là tài sản chung của vợ chồng tại nước ta từ đó tìm ra những điểm hạn chế, vướng mắc và đưa ra phương hướng hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề này.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 phần:

- Chương 1: Lý luận cơ bản về góp vốn bằng quyền sử dụng đất và pháp luật góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

- Chương 2: Thực trạng pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG

1.1. Cơ sở khoa học về góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng

Về cơ sở lý luận về góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của công dân và mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết cần xây dựng đồng bộ các yếu tố cấu thành của nền kinh tế thị trường. Đó là thị trường vốn, thị trường lao động và thị trường quyền sử dụng đất. Giữa thị trường vốn và thị trường quyền sử dụng đất có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Một lượng giá trị có thể luân chuyển từ thị trường quyền sử dụng đất sang quyền thị trường vốn và ngược lại. Thị trường vốn đã hình thành với nhiều hình thức huy động vốn như thế chấp vay ngân hàng hay góp vốn… trong điều kiện đất đai được thừa nhận là một tài sản có giá trị. Do vậy, cần có các quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để xác lập nhiều hình thức huy động vốn cho các chủ thể kinh doanh lựa chọn, đồng thời góp phần thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất phát triển mạnh mẽ ở nước ta.

Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được. Giữa đất đai và lao động có mối quan hệ khăng khít. Mác đã nhấn mạnh vai trò của đất đai và sức lao động: “Đất đai là mẹ, sức lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất” [40]. Như vậy, quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ giúp cho đất đai tích tụ tập trung vào những hộ gia

9

đình, cá nhân có nguồn lao động dồi dào có khả năng và điều kiện sử dụng đất có hiệu quả. Trên cơ sở đó, tạo ra được nhiều của cải vật chất và cải thiện đời sống của chính những người nhận vốn góp cũng như người góp vốn thông qua việc phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ phần trăm vốn góp.

Về mặt lý luận, thừa nhận đất đai là một tài sản đặc biệt thì pháp luật cần ghi nhận và bảo hộ góp vốn bằng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Bởi lẽ đất đai hội tụ trong bản thân nó các yếu tố giá trị và giá trị sử dụng. Nếu mà không cho phép người sử dụng đất được góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một sự vô lý.

Mặt khác, kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có) [24;22]. Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là Chế độ tài sản của vợ chồng. Có một câu hỏi lớn đặt ra là: Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lập theo luật pháp hay theo sự thỏa thuận của vợ chồng? Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của các nước trên thế giới được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân…Do đó, giữa các nước khác nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng và theo các quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) [24;30].

Trong cơ chế thị trường, đất đai trở thành một yếu tố không thể thiếu được của nền sản xuất hàng hóa. Đất đai từ chỗ là điều kiện sinh tồn, chuyển thành tư liệu sản xuất - điều kiện vật chất cần thiết của hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận động không ngừng, nhằm mang lại nhiều lợi

10

nhuận cho người sử dụng đất. Việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức bảo đảm tiền vay chủ yếu của các ngân hàng, đồng thời cũng là một vấn đề pháp lý rất phức tạp, nhất là đặt nó trong bối cảnh hôn nhân. Đây là những điều kiện tiền đề cho việc ra đời quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tải sản chung của vợ chồng.

Về cơ sở thực tiễn

Tài sản vợ chồng, bao gồm đất đai, là một trong những nội dung quan trọng của luật hôn nhân và gia đình. Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, các lợi ích và các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình thành. Do tài sản không chỉ gắn liền với những lợi ích thiết thực của hai bên mà còn liên quan đến người thứ ba, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại, cụ thể trong luận văn này là góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nên vấn đề này lúc nào cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là sau khi vợ chồng ly hôn. Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp của vợ chồng có liên quan đến tài sản [41;19]. Sự phức tạp trong việc xác định tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng cùng những hạn chế trong việc qui định về chế độ tài sản vợ chồng trong luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình nước ta ngày càng trở nên bất cập. Một mặt, việc giải quyết các xung đột trên không thể đảm bảo được công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể (người vợ thường thiệt thòi về tài sản sau khi ly hôn). Mặt khác, số lượng và độ phức tạp của các vụ việc liên quan đến tranh chấp tài sản vợ chồng ngày càng gia tăng gây khó khăn và tốn kém cho ngành tư pháp.

Ngoài ra, theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật dân sự năm 2015, thì trong điều kiện các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được thừa nhận về mặt pháp lý, ta nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là tập hợp các quy tắc về thành phần cấu tạo của các khối tài sản

mà vợ, chồng hoặc cả hai có quyền sở hữu; về các quyền của vợ, chồng đối với các khối tài sản đó và về những nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai có trách nhiệm thực hiện. Trong chừng mực nào đó, có thể nói rằng luật về quan hệ tài sản giữa vợ chồng là sự pha trộn (đúng hơn, là sự kết hợp) giữa luật gia đình và luật dân sự. Dựa vào luật dân sự, luật về quan hệ tài sản của vợ chồng xây dựng các quy tắc liên quan đến thành phần cấu tạo các khối tài sản, đến quyền của vợ chồng đối với các khối tài sản đó, cũng như đến các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba hoặc đối với nhau [22;17]. Dựa vào luật gia đình, luật về quan hệ tài sản xây dựng các quy tắc mang tính đặc thù liên quan đến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản, cũng như đến việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản nhất định, áp dụng trong điều kiện người có tài sản, người có nghĩa vụ, là người có vợ (chồng).

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều qui định hai cách thức xác lập quan hệ tài sản trên. Trong trường hợp không có thỏa thuận của vợ chồng thì việc giải quyết quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Như vậy, chỉ khi không có thỏa thuận của vợ chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc qui định như vậy trước hết đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh những xung đột về tài sản sau khi chia tay. Từ đó, góp phần làm giảm chi phí khi ly hôn và giúp tòa án xác định tài sản riêng, chung dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét về góc độ kinh tế thì vợ chồng được tự do thỏa thuận chế độ tài sản sẽ giúp họ giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, do đó tránh được tình trạng gia đình bấp bênh khi cả hai vợ chồng cùng tham gia các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao. Vì vậy, nghiên cứu tình hình xây dựng và phát triển chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam, từ đó, tìm hiểu

các qui định cụ thể trong lĩnh vực này là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.

Hơn nữa, điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có “quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [36;33], mà muốn kinh doanh thì một trong những điều kiện vật chất ban đầu là họ phải có vốn. Chính vì vậy, việc quy định cho người sử dụng đất được góp vốn bằng quyền sử dụng đất cũng chính là cụ thể hóa quy định trên đây của Hiến pháp.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai trong nền kinh tế thị trường các nhà làm luật Việt Nam phải giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế đòi hỏi của cuộc sống. Về mặt nguyên lý đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, không cho phép tư nhân hóa đất đai, mua bán đất đai. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi đất đai phải có sự chuyển dịch. Nhất là trong thực tiễn hiện nay, khi mà nhiều vợ chồng có nhu cầu và đã dùng quyền sử dụng đất của mình để góp vốn trong sản xuất, kinh doanh. Để giải quyết bài toán này, luận văn sẽ phân tích, đánh giá vấn đề sử dụng đất chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1.2.1. Khái niệm tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng là một khái niệm được pháp luật dân sự quy định. Cụ thể, theo điều Điều 105 BLDS năm 2015, "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai" [34: Điều 105]. Tài sản của vợ chồng gồm tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản mà cả vợ lẫn chồng cùng là chủ sở hữu đối với khối tài sản đó, và có thể phân chia khi vợ chồng ly hôn hoặc theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024