Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đăng Ký, Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn



không cho mượn

GCN cũ






Thiếu hướng dẫn

2

13

13

15,38%


Không đủ điều

kiện cấp giấy CN

1

13

13

7,69%


Không biết thủ tục

thế nào

1

13

13

7,69%


Lý do khác

0





Những cơ quan gây khó khăn cho ông, bà trong quá trình lập hồ

sơ cấp GCN

UBND xã, thị trấn

13

25

25

52,00%


Chi nhánh

VPĐKĐĐ

2

25

25

8,0%


Phòng TN và MT

6

25

25

24,00%


Bộ phận “Một

cửa”

4

25

25

16,0%


Theo ông, bà thủ tục cấp GCNQSD đất ở cho hộ gia đình, cá nhân như thế nào

Rất thuận lợi


112

150

150

74,66%



Thuận lợi


13

150

150

8,67%


Không thuận lợi

25

150

150

16,67%



Theo ông, bà cơ quan Nhà nước cần phải làm gì để việc cấp GCN cho người dân được thuận lợi





Cần đơn giản thủ tục hơn

nữa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại văn phòng đăng ký một cấp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 11

Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu điều tra Trong số 150 phiếu nghiên cứu thực hiện, có 13 phiếu điều tra tương đương 8,67% chưa được cấp GCN Quyền sử dụng đất. Những lý do chưa được cấp GCN bao gồm: Chưa có nhu cầu (15,38%), Thuế (30,76%), Thủ tục hành chính phức tạp (46,15%), Ngại đến công quyền (7,69%), Tiền thuế sử dụng đất cao (30,76%), Tranh chấp đất đai (15,38%), Thiếu chứng từ chứng minh nguồn gốc (7,69%), Thiếu bản vẽ (0%), Chủ sử dụng không cho mượn GCN cũ 15,38%, Thiếu hướng dẫn (15,38%), Không đủ điều kiện cấp GCN (7,69%), Không biết thủ tục thế nào (7,69%), Lý do khác (0%). Qua đó có thể thấy các nguyên nhân liên quan đến thuế và thủ tục hành chính là những lý do chính khiến người dân vẫn chưa được cấp

GCN.

Qua kết quả phiếu điều tra đánh giá mức độ hài lòng của người dân cho thấy: Thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận QSD đất còn rất rườm rà, người dân phải đi lại nhiều lần( do đi đến nhiều cơ quan) chưa tập trung được tại một đầu mối, dẫn tới mất nhiều thời gian và kinh phí đi lại, đặc biệt việc cấp đất ở lần đầu công chức địa chính xã thiếu hướng dẫn cho người dân, xét hồ sơ chưa đúng theo quy định, khi chuyển lên Chi nhánh Văn phòng đăng ký không đủ điều kiện do thiếu thành phần hồ sơ phải bổ sung.

Ngoài ra có một số ý kiến đóng góp của hộ gia đình, cá nhân được điều tra đề nghị cải cách thủ tục nộp lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân có thể nộp ngay tại nơi lấy kết quả thủ tục hành chính (nơi nhận giấy chứng nhận) là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa của UBND huyện, hiện nay chi cục thuế huyện không tham gia tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa của UBND huyện dẫn tới người dân phải đi lại nhiều nơi.

Đối với hồ sơ đăng ký biến động: Người dân rất hài lòng, hẹn trả đúng thời gian quy định, nhân viên tiếp nhận và trả kết quả nhiệt tình hướng dẫn người dân tận tình chu đáo, có biểu mẫu hướng dẫn tại bàn kê khai hồ sơ. Nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc hồ sơ đã có kết quả thì phần mền hệ thống tiếp nhận và trả kết quả sẽ nhắn tin cho người dân đến nhận kết quả theo quy định.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌‌


3.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

Việc xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ công cho xã hội, đặc biệt là hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cần đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước bằng hệ thống GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để thuận lợi, dễ dàng trong công tác quản lý. Mặt khác, nhằm từng bước hiện đại hoá công tác quản lý đất đai, hướng tới việc thay thế toàn bộ các loại giấy tờ tồn tại qua nhiều thời kỳ lịch sử để thống nhất quản lí bằng một loại giấy tờ thống nhất - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai, Hoạt động cấp giấy phải được triển khai đơn giản, thuận lợi, dễ dàng, tránh gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân. Đối với người sử dụng đất muốn có giấy chứng nhận trong tay nhanh, muốn vậy các tiêu chí trên giấy chứng nhận càng giảm thiểu càng tốt. Tức càng ít các điều kiện về cấp giấy hay điều kiện càng dễ thì thời gian sẽ nhanh, trái lại nếu giảm thiểu các yếu tố cấp giấy chứng nhận sẽ không có cơ sở bảo vệ cho người sử dụng đất và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước hoặc giản đơn các điều kiện xem xét cấp giấy chứng nhận sẽ dẫn tới sự không công bằng từ đó ý thức chấp hành pháp luật không cao. Theo đó, cần tiếp tục cải cách sâu sắc và toàn diện các thủ tục hành chính về cấp giấy; thay đổi lề lối làm việc, thái độ làm việc của cán bộ khi thực hiện hoạt động này;

Thứ ba, Cần phải công khai, minh bạch quy trình, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ gia đình, cá nhân được biết. Đây là cơ sở để người dân được biết, được bàn, được tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất. Thông qua hoạt động này để người dân được hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của

mình. Từ đó, sẽ có ý thức và trách nhiệm cùng với nhà nước trong việc thực hiện tốt và có hiệu quả việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3.1.1. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công tác kiểm tra, giám sát việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một trong những công việc không thể thiếu trong quá trình quản lý đất đai cũng như hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật của CQNN, CBCC cũng như người dân trong hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để từ đó có điều chỉnh kịp thời.

- Xuất phát từ hạn chế công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Hiện nay việc kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả của công tác này cũng chưa thực sự cao.

Nội dung của giải pháp:

Thứ nhất: Tăng cường công tác kiểm tra đối với các CQNN, CBCC trong thực hiện việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

UBND huyện cần tăng cường kiểm tra hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của phòng Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn. Cần tăng cường kiểm tra tính tuân thủ trong các quy định của quá trình đăng ký kê khai cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, ý thức làm việc của CBCC, thực hiện nghiêm chế độ công vụ của cCBCC làm công tác quản lý đất đai, kiểm tra tình trạng trang thiết bị máy móc, kiểm tra giám sát việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai trong việc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng

nhận, lập hồ sơ địa chính ở các cấp để phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời các sai phạm trong quá trình thực hiện.

Công tác kiểm tra, giám sát cần được tiến hành thường xuyên và sát sao hơn. Thông qua công tác này sẽ kịp thời phát hiện được những sai sót trong quá trình quản lý điều hành, tính thiếu thực tế trong các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện. Qua đó đề xuất những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để có những biện pháp khắc phục kịp thời, đối với những sai phạm phải quy trách nhiệm cụ thể để sớm có hướng giải quyết, không những vậy, thông qua những sai phạm ấy, cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn cụ thể, truyền đạt những kinh nghiệm giúp các địa phương hạn chế được các sai phạm, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ hai: Tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh kiến nghị của các cá nhân, tổ chức trên địa bàn huyện

Tranh chấp, khiếu nại là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tồn đọng trong cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để giải quyết vấn đề khó khăn này đòi hỏi UBND huyện cần tăng cường tiếp nhận phản ánh kiến nghị của các nhân, tổ chức trên địa bàn. UBND huyện cần xem xét, kiểm tra trực tiếp thực địa, tiến hành nghiên cứu quy định Luật đất đai để giải quyết, nếu UBND các xã, thị trấn không giải quyết được thì cần phải kịp thời chuyển lên cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải kết hợp với công chức địa chính xã, UBND các xã, thị trấn xem xét giải quyết, phù hợp với quy định của pháp luật.

Với những trường hợp tồn đọng khác cần phải tiến hành giải quyết nhanh, không được để kéo dài từ năm này qua năm khác. Những trường hợp chưa được quy định trong Luật đất đai thì UBND huyện Nhà Bè cần phải trình UBND thành phố để xin ý kiến. Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phải công khai minh bạch. Cần giải quyết dứt điểm các trường hợp còn tồn tại do lịch sử để lại đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mỗi thông tin do người dân cung cấp, các CQNN cần xem xét và giải quyết kịp thời. Có như vậy thì những thông tin người dân cung cấp mới có ý nghĩa và người dân sẽ sẵn sàng cung cấp cho những lần tiếp theo. Nếu thông tin những người dân cung cấp không được CQNN xử lý thì sẽ làm giảm lòng tin của người dân đối với CQNN. UBND huyện Nhà Bè cần làm cho người dân hiểu rằng việc lấy thông

tin này không phải chỉ mang tính hình thức mà những thông tin này sẽ được huyện tiếp nhận và xử lý. UBND huyện cần chủ động và kịp thời giải quyết các ý kiến phản ánh của người, đồng thời công khai minh bạch quá trình giải quyết. Ngoài ra UBND huyện cũng cần thể hiện rõ thiện chí và quyết tâm của mình trong quá trình giải quyết các ý kiến của người dân. Cần thông tin kịp thời để người dân nắm bắt kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị của mình.

UBND huyện Nhà Bè cần quan tâm và chú trọng đến công tác tiếp dân. Việc tiếp công dân phải được thực hiện đúng theo những quy định của luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Công tác tiếp dân cần phải được tiến hành thường xuyên, và có thể bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của người dân. Lịch tiếp công dân cần phải được công khai để người dân biết. Việc công khai này không chỉ dừng lại ở việc niêm yết ở trụ sở mà cần phải được thông báo rộng rãi để cho người dân nắm bắt. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp dân ở trụ sở UBND huyện, UBND các xã, thị trấn mà UBND huyện, UBND các xã, thị trấn cần chủ động liên hệ trực tiếp với người dân để lắng nghe các ý kiến đóng góp của người dân. Bên cạnh đó cần “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, khắc phục tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng, chậm giải quyết, né tránh trách nhiệm; không để xảy ra việc cấp có thẩm quyền đã xử lý đúng pháp luật nhưng cơ quan khác lại có ý kiến làm vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”.

Thứ ba: Xử lý nghiêm minh các cá nhân, cơ quan vi phạm trong quá trình cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

UBND huyện Nhà Bè cần chỉ đạo UBND các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát, thống kê các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xã, thị trấn nào không hoàn thành kế hoạch cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cấp ủy, chính quyền, trước hết là đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện.

UBND huyện cũng cần kiên quyết xử lý triệt để đối với các CBCC cố ý gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân, làm chậm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nếu có sai phạm cần kịp thời xử lý nghiêm minh và triệt để, tránh tối đa tình trạng cán bộ gây sách nhiễu

cho nhân dân cũng như hạn chế tối đa tình trạng bao che, đùn đẩy trách nhiệm, không có tinh thần tự giác khi xảy ra sai phạm trên thực tế.


3.1.2. Giải pháp về tăng cường tuyên truyền phổ biến nhận thức và pháp luật về đất đai cho người dân

Người dân cũng là một trong những chủ thể tham gia vào hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó mức độ hiểu biết, sự chấp hành của người dân sẽ quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của công tác cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Xuất phát từ vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Người dân là đối tượng thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do đó mức độ hiểu biết của người dân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Xuất phát từ hạn chế về nhận thức, hiểu biết của người dân đối với hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng như hạn chế trong công tác tuyên truyền trên địa bàn huyện Nhà Bè, Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Nhiều người dân chưa hiểu biết về các quy định liên quan đến hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến của huyện Nhà Bè hiệu quả mang lại cũng chưa thực sự cao.

Nội dung của giải pháp tập trung vào các vấn đề sau:

Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đối với người dân thì CBCC cần tích cực tuyên truyền để họ thấy được lợi ích của việc cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hoạt động cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ liên quan trực tiếp và gián tiếp những quyền và lợi ích hợp pháp hằng ngày của người dân. Vì vậy, người dân muốn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cần chủ động thực hiện việc đăng ký cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. “Việc đăng ký GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người dân. Cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất liên quan trực tiếp và gián tiếp đến người dân, là cách thức để

người dân bảo vệ quyền lợi của mình”[22]. Bản thân mỗi người dân cần nhận thức được điều này. Ngoài ra hiện nay một số người dân sợ tốn kém chi phí cấp GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vì vậy chậm trong quá trình đăng ký. Người dân cần nhận thức được lợi ích lâu dài của công tác đăng ký GCN QSD đất QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để nâng cao nhận thức của người dân thì UBND huyện cần chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các phướng tăng cường tuyên truyền phổ biến cho người dân.

Thứ hai: Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân trên địa bàn huyện

UBND huyện cần chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho người dân ý thức rõ việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận; nâng cao ý thức của người sử dụng đất đối với việc chấp hành các văn bản pháp luật về đất đai; thông báo cụ thể kế hoạch kê khai đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và công khai hồ sơ để người dân biết thực hiện; xác nhận kịp thời hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, trường hợp chưa xác định rõ nguồn gốc sử dụng đất lấy ý kiến khu dân cư trước khi xác nhận, không để kéo dài thời gian xác nhận hồ sơ tại xã. UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai thực hiện công khai dân chủ nội dung kế hoạch triển khai, chỉ đạo công chức địa chính, trưởng các xóm bản, tổ dân phố tham gia xác định danh giới, mốc giới cho từng thửa đất, tham gia công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính… đến từng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa đăng ký thực hiện kê khai, xét duyệt hồ sơ giấy chứng nhận.

Bên cạnh đó cũng cần Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phối hợp nâng cao kỹ năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức; tạo ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật đất đai, nâng cao khả năng áp dụng pháp luật đất đai trong hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn. “Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai dưới nhiều hình thức để người dân nhận thức được trách nhiệm trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận và tự giác làm thủ tục cấp giấy chứng nhận, thủ tục về biến động đất đai theo quy định của pháp luật đất đai”.

UBND huyện cần có những hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến người dân như: tuyên truyền phổ biến hằng ngày trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thành, loa truyền thanh, tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu luật

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí