nhà, khách sạn được tạo lập từ nguồn vốn vay để bảo đảm thế chấp tại các tổ chức tín dụng. Khách hàng cũng có thể vay vốn để tạo lập các tài sản vô hình như các phát minh, sáng chế, các phần mềm máy tính và dùng chính tài sản này để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Tất nhiên, đối với những tài sản vô hình này thì chúng ta không sờ mó được và nó cũng không có hình
đạng nhất định, tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng về sự hình thành của các loại tài sản này khi chúng hình thành, đó là các bằng phát minh sáng chế…Nhìn chung, giá trị của các loại tài sản được tạo lập từ vốn vay là rất lớn. Ví dụ điển hình về tài sản vô hình được tạo vốn vay chính là các phần mềm của hãng Microsoft. Để có nguồn vốn sản xuất phần mềm máy tính, công ty này thường vay vốn ngân hàng để sản xuất các phần mềm máy tính cung cấp cho thị trường toàn cầu và dùng chính các phần mềm, tài sản vô hình này để thế chấp.
1.2.3.2. Tài sản được hình thành từ việc sử dụng vốn vay để hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng
Tài sản này đã hình thành về mặt vật lý nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán hoặc bên cung cấp hàng hoá, sản phẩm. Tài sản này bao gồm tài sản hữu hình như hàng hoá, nguyên vật liệu nhưng có thể là những tài sản vô hình như chương trình phần mềm máy tính, quyền thương mại, quyền sử dụng đất. Bản thân các tài sản này đã mang đầy đủ các đặc điểm của tài sản, tuy nhiên, tài sản chưa thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn vì chưa chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định pháp luật nên tiền vay đóng vai trò hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Đối với những sản hữu hình như
ôtô, máy bay..thì tỷ lệ vốn vay để chuyển quyền sở hữu thường chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu tài chính hình thành nên tài sản. Tuy nhiên, đối với tài sản vô hình như quyền thương mại thì nhiều khi vốn vay để nhận chuyển nhượng quyền thương mại là rất lớn, thậm chí có thể lên tới hàng triệu đôla. Do những tài sản này đã hình thành nên người ta có thể xác định được tính năng, giá trị
của tài sản thông qua giá thị trường hoặc bằng những phương pháp định giá và việc nhận bảo đảm bằng loại tài sản này khá phổ biến.
1.2.3.3. Tài sản hình thành từ vốn vay là hoa lợi, lợi tức
Cũng giống như tài sản được tạo lập từ vốn vay, hoa lợi, lợi tức chưa hình thành về mặt vật lý tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nguồn vốn vay được sử dụng để tạo lập các điều kiện tốt cho việc hình thành các loại tài sản này. Ví dụ, chủ các đồn điền cao su, cafe thường vay vốn để chăm bón, mua thuốc trừ sâu để chăm sóc cây cối. Thậm chí việc vay vốn để trả tiền nhân công thu hoạch và cầm cố bằng chính tài sản là hoa lợi thu được. Việc hình thành tài sản là hoa lợi phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, thời tiết và thường mang tính mùa vụ. Trong khi đó lợi tức là phần tài sản mang lại từ việc
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 1
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 2
- Quan Hệ Của Giao Dịch Bảo Đảm Tiền Vay Và Hợp Đồng Tín Dụng
- Điều Kiện Áp Dụng Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Tài Sản Hình Thành Từ Vốn Vay
- Nhu Cầu Bảo Đảm Tiền Vay Bằng Tài Sản Hình Thành Từ Vốn Vay
- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay - 7
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
đầu tư vào kinh doanh hoặc từ tăng gia sản xuất. Quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức. Trong thực tế, các loại tài sản hình thành từ vốn vay phổ biến là sản phẩm nông sản như cafe, lúa, hạt điều...Tuy nhiên, tỷ lệ vốn vay vốn vay thường chiếm tỷ lệ nhỏ so với cơ cấu hình thành nên các loại tài sản này bởi tính rủi ro cao trong quá trình hình thành tài sản.
1.2.3.4. Tài sản được hình thành bằng việc sử dụng vốn vay để sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
Đối với tài sản này có thể hình thành về mặt vật lý tuy nhiên, tính năng công dụng chưa hoàn thiện hoặc mới dạng nguyên liệu. Nhiều trường hợp, giá trị tài sản chỉ tăng lên khi tài sản đó được trộn lẫn, sáp nhập, chế biến. Thực tế, loại tài sản này rất đa dạng. Nhiều tài sản được hình thành từ chế biến có giá trị thương mại lớn trong khi nguyên liệu hình thành nên nó chỉ là phế liệu có giá trị rất thấp (cấu tạo giá trị phần lớn từ nhân công, chất xám). Tuỳ từng loại tài sản mà tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu nguồn tài chính của tài sản này có thể nhỏ hoặc lớn.
Trong các loại tài sản hình thành từ vốn vay thì tài sản hình thành từ vốn
vay do tạo lập và để hình thành quyền sở hữu là phổ biến nhất. Các dạng tài sản trên chỉ mang tính tương đối, thực tế trong một tài sản đảm bảo có tính trộn lẫn của các loại tài sản và trong tài sản bảo đảm bao gồm cả tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản đã có sẵn.
1.3. Những biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Điểm lại các quy định của pháp luật trước kia (Nghị định số 178/1999/NĐ- CP, Nghị định số 85/2002/NĐ-CP), chúng ta thấy rằng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được coi là một biện pháp bảo đảm. Theo tôi, quy
định tại các văn bản trên là trái luật bởi Điều 324 BLDS năm 1995 không ghi nhận biện pháp bảo đảm này. Hơn nữa, quy định trên cũng không có tính khoa học bởi xét cho cùng khi áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, các bên lại tự quy về biện pháp cầm cố, thế chấp để lập hợp đồng và xác lập quyền và nghĩa vụ của hai bên.
Theo pháp luật hiện hành, trong bảy biện pháp bảo đảm mà BLDS năm 2005 quy định thì biện pháp bảo lãnh và tín chấp là biện pháp đối nhân. Như vậy, các biện pháp bảo đảm bằng tài sản bao gồm: ký quỹ, ký cược, đặt cọc, cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, các biện pháp đặt cọc, ký cược, ký quỹ không áp dụng được với hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trước hết, theo quy định tại các điều 358, 359, 360 BLDS năm 2005 thì tài sản mà bên bảo đảm dùng để thực hiện biện pháp bảo đảm là “một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá hoặc vật có giá trị khác.” Như vậy, tại thời điểm vay vốn các tài sản này đã hình thành và thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm (các tài sản này không phải đăng ký quyền sở hữu và việc nắm giữ tài sản chính là cơ sở để xác lập quyền sở hữu), do vậy, tài sản này không hình thành từ vốn vay. Mặt khác, mỗi biện pháp đặt cọc, ký quỹ, ký cược có
đặc trưng và phạm vi áp dụng riêng. Cụ thể, đặt cọc thường áp dụng để bảo
đảm việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Chế tài của biện pháp này áp dụng với cả bên đặt cọc và bên đặt cọc. Trong khi đó ký cược được sử dụng trong lĩnh
vực thuê động sản. Ký quỹ được áp dụng chủ yếu trong quan hệ dân sự và nhằm để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, do bên có quyền chỉ định. Từ các phân tích trên cho thấy, cầm cố và thế chấp là hai biện pháp được áp dụng trong quan hệ giao dịch bảo đảm giữa TCTD và khách hàng vay vốn.
1.3.1. Biện pháp thế chấp:
Thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay là “việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình sau thời điểm nghĩa vụ
được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.”
1.3.1.1. Các bên trong quan hệ thế chấp
Trong giao dịch thế chấp tài sản, có hai chủ thể là bên thế chấp và bên nhận thế chấp (TCTD). Bên thế chấp là khách hàng vay vốn. Các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Đối với các chủ thể là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi (trừ cá nhân từ đủ 15 tuổi, có thu nhập và là một thành viên của Hộ gia đình), có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi. Đối với pháp nhân, phải có năng lực hành vi dân sự và thực hiện giao dịch thông qua người đại diện. Điều này có nghĩa là đối với các tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch bảo đảm đối với khách hàng thông qua các chi nhánh và phòng giao dịch phải có uỷ quyền. Việc uỷ quyền thường là uỷ quyền thường xuyên và người được uỷ quyền được uỷ quyền lại cho người khác. Bên cạnh các quy định của pháp luật dân sự thì TCTD cần tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN thì Phòng giao dịch được cấp tín dụng từ 500 triệu đến 2 tỷ, do đó, Phòng giao dịch chỉ được ký các hợp
đồng thế chấp để bảo đảm cho những khoản cấp tín có mức tối đa là hai tỷ (thường do trưởng phòng giao dịch ký và đóng dấu của Phòng giao dịch). Thực tiễn, đối với những khoản cấp tín dụng có mức trên 2 tỷ các Phòng giao dịch
vẫn thẩm định và ký hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay (theo uỷ quyền của chi nhánh) nhưng đóng dấu của chi nhánh. Cách thức này vừa phù hợp với quy định của pháp luật, vừa giảm chi phí cho khách hàng và thuận lợi cho TCTD.
1.3.1.2. Đối tượng
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng của biện pháp thế chấp là vật phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch. Như vậy,
điều kiện đầu tiên đối với tài sản thế chấp là thuộc quyền sở hữu của bên bảo
đảm. Vì quyền đối vật là quyền tuyệt đối, đối kháng lại với bên thứ ba nên chỉ chủ sở hữu mới có toàn bộ các quyền đối với vật. Khi chủ sở hữu thế chấp đồng nghĩa với việc họ chấp nhận san sẻ quyền năng của mình đối với bên nhận thế chấp. Theo đó, bên nhận thế chấp được xác lập một tập hợp quyền trên vật thế chấp. Việc quy định bắt buộc tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên bảo
đảm để đảm bảo rằng tập hợp quyền của bên nhận thế chấp trên vật sẽ không bị gián đoạn hay xâm phạm bởi bên thứ ba có quyền đối với vật (Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 256, 257, 258 BLDS năm 2005). Tuy nhiên, việc nhận thế chấp đối với tài sản hình thành từ vốn vay không yêu cầu điều kiện trên bởi: thực tế đã chứng tỏ việc xác lập quyền sở hữu chỉ là vấn
đề thời gian và bên nhận thế chấp hoàn toàn kiểm soát được quá trình hình thành tài sản và các cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hình thành từ vốn vay của bên bảo đảm. Do vậy, những lo ngại về rủi ro có thế xảy ra nếu tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba là không nhiều. Cụ thể, bên nhận thế chấp thoả thuận để giữ các giấy tờ tài hiệu như vận đơn, hợp đồng đối với hàng hoá nhập khẩu hay ký cam kết thoả thuận ba bên giữa bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên cung cấp vật bảo đảm (ví dụ như chủ đầu tư trong giao dịch mua bán nhà chung cư). Theo đó, chủ đầu tư cam kết sẽ chuyển giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên bảo đảm cho bên nhận thế chấp, cam kết không xác nhận hay cung cấp bất cứ tài liệu nào làm cơ sở cho việc chuyển nhượng tài
sản thế chấp.
Trong lịch sử hình thành pháp luật dân sự đã có những sáng tạo được thừa nhận để giải quyết yêu cầu đòi hỏi của thực tế như chế định quyền sử dụng đất trong pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa mà tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam. Theo chế định này, quyền sử dụng đất không thuộc quyền của chủ sở hữu như quyền sử dụng đất nhưng pháp luật vẫn ghi nhận người sử dụng có
đầy đủ quyền như chủ sở hữu: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, để thừa kế, góp vốn. Vì vậy, người sử dụng đất có thể dùng quyền sử dụng đất để làm tài sản bảo đảm và đây là loại tài sản bảo đảm được sử dụng phổ biến trong các quan hệ giao dịch bảo đảm tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Thực tiễn, các tài sản sau thường dùng làm tài sản thế chấp:
Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó, các tài sản gắn liền với đất.
Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.
Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sản thế chấp thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ, thì vật phụ cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất
động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận.
Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp
được thế chấp.
Ngoài điều kiện thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, tài sản bảo đảm phải được giao dịch. Đây là điều kiện cần bởi biện pháp thế chấp là một giao dịch nên nếu tài sản không được phép giao dịch thì biện pháp thế chấp sẽ không có hiệu lực pháp luật do vi phạm điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS năm
2005 “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội”. Những tài sản được giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Như vậy, những tài sản nằm ngoài Phụ lục I Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Theo quy định này thì có 18 danh mục hàng hoá không được dùng làm tài sản thế chấp. Có thể liệt kê một số danh mục hàng hoá tiêu biểu bị cấm kinh doanh như các chất ma tuý, các loại pháo. Ngoài ra, các loại khoáng sản đặc biệt, độc hại; phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam… cũng là những hàng hoá bị cấm. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt các loại hàng hoá này không phải lúc nào cũng rõ ràng, vì vậy, các TCTD cần hết sức cảnh giác để tránh rủi ro và vi phạm các quy định của pháp luật. Trong các văn bản nội bộ của TCTD cũng cấm hoặc hạn chế nhận những tài sản trên làm tài sản đảm bảo.
1.3.1.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
Các chủ thể trong giao dịch thế chấp tài sản có các quyền và nghĩa vụ
được ghi nhận tại Điều 348, 349, 350, 351 BLDS năm 2005. Trong các quyền trên, có một số quyền mang tính chất đặc trưng của biện pháp bảo đảm này.
Đối với bên thế chấp thì quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh...đây là các quy định thực sự có ý nghĩa đối với bên bảo đảm bởi họ vừa có cái tài sản thế chấp, vừa có công cụ để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với bên nhận thế chấp do không nắm giữ tài sản nên quyền đầu tiên của bên nhận thế chấp được pháp luật là yêu cầu bên thế chấp tài sản, bên mượn tài sản thế chấp …phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp nếu việc sử dụng làm mất tài sản hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó.
Đó chỉ là các quy định chung về quyền và nghĩa vụ các bên đối với tài sản thế chấp thông thường. Riêng với tài sản hình thành từ vốn vay, ngoài các quy
định trên, các bên thường thoả thuận các quyền và nghĩa vụ sau: Bên bảo đảm có nghĩa vụ phối hợp với TCTD thực hiện thủ tục công chứng (theo quy định của pháp luật và của TCTD) và đăng ký giao dịch bảo đảm khi tài sản hình thành; Tổ chức tín dụng có quyền thay thế hoặc chỉ định bên thứ ba thay thế khách hàng vay vốn để tiếp tục thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư hoặc bên cung cấp sản phẩm trong trường hợp bên bảo đảm không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã ký kết. Ví dụ, việc cho vay mua nhà và bảo đảm bằng chính căn nhà đó. Theo đó, TCTD, khách hàng vay vốn và chủ đầu tư thường ký Cam kết với nội dung như thoả thuận ở trên.
1.3.1.4. Hình thức của giao dịch:
Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm là: “Thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; Thế chấp tàu bay, tàu biển; Thế chấp một tài sản để thực hiện nhiều nghĩa vụ;” hầu hết đều là đối tượng của biện pháp thế chấp.
Pháp luật quy định những trường hợp phải công chứng, chứng thực. Việc
đăng ký giao dịch bảo đảm hay công chứng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị hiệu lực của giao dịch bảo đảm: “Việc thế chấp quyền sử dụng đất; Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; Thế chấp tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.” (điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 163/2006) hoặc “Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.” Trong trường hợp tài sản hình thành từ vốn vay là một trong những