Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 11

không quy định cụ thể (BLDS Nhật Bản, BLDS và Thương mại Thái Lan, Dân luật Bắc Kỳ ở Việt Nam...).

Riêng BLDS Cộng hòa Pháp (1804), giải pháp mà nhà làm luật lựa chọn trong trường hợp này là "không phục hồi quan hệ hôn nhân". Theo Điều 132 quy định: "Hôn nhân của người mất tích bị chấm dứt, ngay cả khi bản án tuyên bố mất tích đã bị hủy". Như vậy, nếu đã không thể phục hồi quan hệ hôn nhân, thì chế độ tài sản giữa vợ chồng cũng không thể khôi phục. Cũng có nghĩa rằng chế độ tài sản của vợ chồng sẽ đương nhiên chấm dứt khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực (theo Điều 128 BLDS Cộng hòa Pháp thì bản án tuyên bố mất tích, sau khi đã được ghi vào số sách, có đầy dù hiệu lực như khi người ấy chết).

Chúng tôi cho rằng, Điều 67 Luật HN&GĐ năm 2014 của Nhà nước ta nên chính sửa theo hưởng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng Chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cũng không thể "đương nhiên" phục hồi quan hệ hôn nhân được (dù người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác). Nếu vợ, chồng muốn tái hợp chung sống với nhau, họ phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Tức là sẽ phát sinh một quan hệ hôn nhân mới, thời kỳ hôn nhân mới, đủ chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ tài sản mới giữa vợ chống được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn nhân mới này.

- Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Theo Điều 89 BLDS, vợ, chồng bị tuyên bố mất tích không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng trước pháp luật, kể từ ngày phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng bị mất tích có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật. Theo nguyên tắc chung tại

Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, những tài sản do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khổi tài sản chung của vợ chồng. Vậy nên, tất cả những tài sản do vợ, chồng (kể cả người vợ, chồng dù bị tuyên bố mất tích hay không) tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh... của vợ chồng đều được tính thuộc tài sản chung của vợ chồng.

Theo yêu cầu của ngườỉ chồng, vợ (không bị tuyên bổ mất tích) hoăc của những người có quyền lợi liên quan, xét thấy có căn cứ, Tòa ăn ra quyết định tuyên bố người vợ, chồng bị mất tích. Người chồng, vợ kia có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, sử dụng tài sản chung bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình. Trong trường hợp này, các giao dịch mà người vợ, chồng (không bị tuyên bố mất tích) kết ước với người khác vì lợi ích chung của gia đình được bảo đảm bằng khổi tài sản chung của vợ chồng (Điều 27 và khoản 2 Điều 33 Luật HN &GĐ năm 2014 được áp dụng).

Trường hợp người chồng, vợ (không bị tuyên bố mất tích) khi quản lý và sử dụng, định đoạt tài sản chung không nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình (như có hành vi giấu giếm, tẩu tán tài sản...) thì theo yêu cầu của người vợ, chồng bị tuyên bố mất tích mà sau này lại trở về hoặc yêu cầu của những người có quyền lợi liên quan: Tòa án xác định nghĩa vụ của người chồng, vợ kia phải "đền bù" cho khối tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp người chồng, vợ (không bị tuyên bố mất tích) có yêu cầu ly hôn với người vợ, chồng bị tuyên bố mất tích, Tòa án giải quyết theo hướng dẫn tại mục 8 Điểm b của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000. Nếu Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì căn chủ ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 BLDS; theo đó, tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này, thì giao cho người thân

thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

- Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Luật HN&GĐ năm 2014 (Điều 38, Điều 40) không quy định rõ vấn để khôi phục Chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Chúng tôi cho rằng cần phải sửa đổi, bổ sung vào Luật HN&GĐ những vấn đề sau:

Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam - 11

+ Những lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những lý do nào.

+ Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (có thể) do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau nhưng dứt khoát phải được Tòa án công nhận hoặc phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ tài sản đòi với người khác. Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (dù chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng) thì chế độ tài sản chung của vợ chồng phải được coi là chấm dứt; phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia, kể cả các hoa lợi, lợi tức từ các tài sản được chia đó; những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được coi là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng (trừ phần tài sản chung và các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản chung chưa chia; những tài sản mà vợ chống được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung). Nói cách khác, "thời kỳ hôn nhân"

trong trường hợp này không được coi là căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; Vì đây là trường hợp đặc biệt ngoại lệ.

+ Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Có trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa ăn chia một phân hoặc toàn bộ tài sản chung. Có trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng vẫn cùng sống chung hoặc đã ở riêng "mỗi người mỗi ngả". Luật cần dự liệu về nghĩa vụ của vợ chống đối với nhau, đối với con chung và nghĩa vụ đóng góp tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình.

Mặt khác, luật cần dự liệu trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn hoặc một bên vợ, chồng chết trước, những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì mới chia.

+ Vấn để khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cần dự liệu rõ thêm vấn đề về khôi phục tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây không chỉ là việc thỏa thuận của vợ chồng xem xét những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng (vì theo luật, vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung thì khi khôi phục chế độ tài sản chung cũng có thể là khôi phục một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ, coi như chưa có việc chia tài sản chung đó trong thời kỳ hôn nhân); mà ở đây cần phải hiểu rằng việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng là "khôi phục căn cứ pháp lý xác lập tài sản chung của vợ chồng". Bởi lẽ, theo nguyên tắc chung, những tài sản mà vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh... trong thời kỳ hôn nhân (trừ nguồn gốc là tài sản riêng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ này đã tạm chấm dứt khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung của mình nong thời kỳ hôn nhân (Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014; Điều 14 Nghị định số

126/2014/NĐ-CP). Sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì những tài sản mà vợ, chồng được chia từ khôi tài sản chung; các hoa lợi, lợi tức từ tài sản được chia; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Nay khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 phải được áp dụng, khôi phục lại). Các quy định tại Điều 40 của Luật HN&GĐ năm 2014, Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP không áp dụng nữa.

+ Luật HN&GĐ sửa đổi cần quy định về thủ tục chia tài sản chung hoặc khôi phụ chế độ tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thờì kỳ hôn nhân hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc chia tài sản chung hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được ghi chú bên lề giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh của hai vợ chồng. Bởi lẽ, vấn đề này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người khác khi ký kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ, chồng và lợi ích của gia đình. Vấn đề này được pháp luật của một số nước quy định (xem Điều 305 BLDS Cộng hòa Pháp...).

+ Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó kết hôn lại với nhau (khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014) cần phải xác định những tài sản của vợ, chống được chia từ khối tài sản chung khi ly hôn thuộc Sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chống được xác lập từ khi kết hôn lại với nhau (bắt đầu một thời kỳ hôn nhân mới) [1, Điều 9]. Theo nguyên tắc chung tại khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014, nguồn gốc tài sản được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác

của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung [1, Điều 33]. Như vậy, khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi đã ly hôn mà kết hôn lại với nhau) bao gồm toàn bộ những tài sản theo khoản 1 Điều 33 quy định)

Cũng có thể vợ, chồng thỏa thuận nhập tất cả những tài sản đã được chia riêng trước đây khi ly hôn, vào khốì tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014). Trong trường hợp đó, khôì tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm cả những tài sản mà vợ chồng tạo ra... trong thời kỳ hôn nhân mới, kể từ khi kết hôn lại với nhau, và những tài sản được chia riêng cho mỗi bên vợ, chồng khi ly hôn trước đây. Điều đó dẫn tới quy kết là: chưa bao giờ có việc chia tài sản chung giữa hai vợ chồng vì mặc dù trước đây khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung đã được chia cho mỗi bên vợ, chồng; nhưng nay vợ chồng kết hôn lại với nhau và họ thỏa thuận những tài sản đã được chia đó vẫn thuộc khổi tài sản chung của vợ chồng.

* Vấn đề đặt ra là: Pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta có nên chấp nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo sự thỏa thuận của vợ chống (chế độ tài sản ước định) hay không?

Cần khẳng định rằng, hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay không dự liệu về loại chế độ tài sản này giữa vợ chồng. Quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 với cụm từ "...và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung" cần được hiểu: Quy định này có tính chất "mở" cho phép vợ, chồng được linh hoạt khi thực hiện quyền Sở hữu của mình, tự nguyện nhập tài sản riêng vào khổi tài sản chung của vợ chồng; hoặc do tính chất của quan hệ hôn nhân được xác lập, quá trình sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sẽ phát sinh loại tài sản mà khi có tranh chấp, không thể xác định được là tài sản riêng hoặc tài sản chung, có nguồn gốc từ đâu; vì vậy vợ, chồng có thể thỏa thuận những tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng;

hoặc pháp luật suy đoán là tài sản chung của vợ chồng [3, Điều 33]. Quy định này không phải là gián tiếp chấp nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận giữa vợ chống (chế độ tài sản uớc định).

Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 39, Điều 40 Luật HN&GĐ năm 2014; Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) thực chất là đã chấp nhận "chế độ biệt sản" giữa vợ chồng, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Mặc dù Vậy, nó vẫn phải được điều chỉnh bởi pháp luật, chứ không phụ thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau đó vợ chồng muốn khôi phục lại chế độ tài sản chung, vẫn phải tuân theo những quy định của pháp luật.

Nghiên cứu cụ thể vấn đề này, xét theo bản chất của chế độ tài sản của vợ chồng, vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chống đối với lợi ích của vợ chồng, gia đình và xã hội; Sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và truyền thống, tập quán của gia đình Việt Nam, chúng tôi cho rằng: thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi vợ chồng ly hôn đã luôn được pháp luật quy định. Vậy, nên chăng Luật cần thiết dự liệu, trong một số trường hợp "ngoại lệ", vẫn có thể cho phép vợ chồng tự lựa chọn một chế độ tài sản phù hợp, theo nguyên tắc sự thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản đó không trái với đạo đức xã hội, bảo đảm được lợi ích của gia đình, của các con.

Ví dụ: vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản của mình là chế độ cộng đồng toàn sản. Đây là loại chế độ tài sản đã được áp dụng nhiều năm ở nước ta trước đây (theo Dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Dân luật

Trung Kỳ năm 1936, Luật Gia đình năm 1959 dưới thời Ngô Đình Diệm và Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta).

Trong chừng mực nhất định, loại chế độ tài sản này cũng có nhiều ưu điểm và phù hợp với khá nhiều gia đình truyền thống Việt Nam. Việc áp dụng loại chế độ tài sản này trong thực tế có nhiều thuận lợi, đặc biệt là giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác.

* Về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng: Điều 59 của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Để có quan điểm thống nhất khi áp dụng, theo chúng tôi, Luật HN&GĐ cẩn dự liệu cụ thể nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng trong cả ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng không phụ thuộc bởi công sức, mức thu nhập cao, thấp, nhiều, ít khác nhau giữa vợ chồng và nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đổi với tài sản chung, trong đó tỷ lệ phân quyền Sở hữu của vợ chống đối với tài sản chung luôn được tính là bằng nhau. Nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng đã được áp dụng nhiều năm nay ở nước ta, kể từ khi Nhà nước ta ban hành Luật HN&GĐ năm 1959.

* Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng:

Theo các quy định tại Điều 27, Điều 35, Điều 37 và Điều 59 của Luật HN&GĐ năm 2014, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng chưa được luật định cụ thể.

- Về trách nhiệm liên đới của vợ, chống đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (Điều 37); Luật cần dự liệu "nhu cầu sinh hoạt thiểt yếu của gia đình" bao gồm các như cầu về ăn, ở, mặc, học hành,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/03/2024