Quyền Ngăn Cấm Người Khác Sử Dụng Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

duy nhất, vì vậy việc sử dụng nhãn hiệu đó luôn là hành vi độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, pháp luật trao cho họ quyền năng này. Độc quyền sử dụng có nghĩa chỉ duy nhất chủ sở hữu nhãn hiệu đó được quyền sử dụng và có thể cho phép chủ thể khác cũng được sử dụng nhãn hiệu đó nhưng với điều kiện nhất định (ví dụ: Bên sử dụng phải trả cho bên giao một khoản tiền để được sử dụng nhãn hiệu). Quyền sử dụng độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu là một quyền gần như tuyệt đối. Có thể nói trong số các đối tượng sở hữu công nghiệp thì tính độc quyền trong việc sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu là mạnh nhất vì không phải chịu những qui định bắt buộc của pháp luật về việc cho phép người sử dụng trước được tiếp tục sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay qui định về việc bắt buộc phải cấp "li-xăng không tự nguyện" nhằm bảo vệ lợi ích của toàn xã hội nói chung, nền kinh tế quốc dân nói riêng. Ngay cả đối với chỉ dẫn địa lý thì cũng có thể cấp cho nhiều đối tượng khác nhau cùng sử dụng.

Độc quyền sử dụng nhãn hiệu còn có nghĩa chủ sở hữu nhãn hiệu được toàn quyền sử dụng đối với hàng hóa của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi bảo hộ. Việc sử dụng đó có thể hành vi:

- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

- Nhập, xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Như vậy, tất cả các hành vi trên chỉ chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng mới có quyền thực hiện

2.4.2. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng

Quyền này được xác lập dựa vào chức năng cơ bản của nhãn hiệu là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đối với hàng

hóa, dịch vụ của người khác. Do vậy, đối với quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, pháp luật cho phép chủ sở hữu được quyền ngăn cấm người khác đăng ký và sử dụng nhãn hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1) Đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trùng với hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan nếu việc sử dụng đó làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về nguồn gốc;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

2) Đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tương tự với hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan nếu việc sử dụng đó làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về nguồn gốc;

3) Đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào, kể cả hàng hóa, dịch vụ không cùng loại nếu việc sử dụng đó làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn về nguồn gốc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam - 10

Ngoài ra, chủ sở hữu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình cho một số đối tượng của quyền SHCN:

Một là, chủ sở hữu có quyền ngăn người khác sử dụng nhãn hiệu của mình làm tên thương mại. Theo Điều 4 khoản 21 Luật SHTT "Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh". Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau". Như vậy, có thể thấy sự khác biệt cũng như sự trùng hợp giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong trường hợp khác thì tên thương mại và nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hóa, dịch vụ với chủ thể khác. Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví

dụ: "Đồng Tâm", "Trung Nguyên"… mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó. Đây là sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, luôn luôn là mục tiêu của sự làm giả, sao chép, lợi dụng uy tín của các đối thủ cạnh tranh cũng như những kẻ làm ăn bất chính nên đòi hỏi phải có một chế độ bảo hộ đặc biệt.

Việc pháp luật nước ta dành cho nhãn hiệu nổi tiếng sự bảo hộ này là sự phù hợp với Bản khuyến nghị của WIPO: Một tên thương mại được xem là có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng nếu tên hiệu đó hoặc thành phần chủ yếu của nó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch hoặc chuyển ngữ từ nhãn hiệu nổi tiếng và thỏa mãn ít nhất một trong số các điều kiện sau:

Việc sử dụng tên hiệu kinh doanh cho thấy có mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sử dụng tên hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và có khả năng làm thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu đó;

Việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có thể làm tổn hại hoặc giảm sút đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng một cách sai trái;

Việc sử dụng tên hiệu kinh doanh lợi dụng một cách sai trái đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu ngăn cấm việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu đó sẽ được chấp nhận trong thời hạn không dưới 5 năm kể từ thời điểm chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng biết được việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có tranh chấp. Không giới hạn thời hiệu trên đối với trường hợp có dụng ý xấu.

Hai là, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình làm kiểu dáng công nghiệp. Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng là bao bì của sản phẩm. Trong khi đó "kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này"

(Điều 4 khoản 13 Luật SHTT 2005). Nhãn hiệu cũng là những dấu hiệu bên ngoài của sản phẩm, hàng hóa. Giữa kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu có những điểm tương đồng nếu không có sự phân biệt rõ ràng dễ dẫn tới tình trạng nhầm lẫn hàng hóa mang nhãn hiệu. Vì vậy, pháp luật cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng được quyền ngăn cấm người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp nếu nó có điểm trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng mà việc sử dụng đó làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn.

Ba là, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình làm chỉ dẫn địa lý. Khoản 22, Luật SHTT năm 2005 qui định "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vũng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể". Điềm giao nhau giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn địa lý có thể được sử dụng để đăng ký nhãn hiệu dạng chữ. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre...

Như vậy chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu của mình cho một số đối tượng SHCN như tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý với điều kiện các đối tượng trên chưa được bảo hộ.

2.4.3. Quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm

Trong trường hợp xảy ra xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. Chủ nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu xử lý các vi phạm liên quan đến nhãn hiệu của mình ngay cả trong trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng chưa được đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Khi xét một nhãn hiệu có khả năng xâm phạm một nhãn hiệu nổi tiếng thì không chỉ so sánh với các sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm của nhãn hiệu nổi tiếng mà có thể xem xét với cả các sản phẩm khác loại nếu trong thực tế tồn tại nguy cơ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Thông thường chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có những quyền sau khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình:

- Phản đối việc đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng phát hiện ra rằng có bên thứ ba nộp đơn xin bảo hộ nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình thì chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền phản đối việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể phản đối với cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc thậm chí cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ.

- Yêu cầu Cục SHTT hủy nhãn hiệu đã đăng ký. Nếu chủ sở hiệu nhãn hiệu nổi tiếng phát hiện ra rằng có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình thì chủ sở hữu có thể xin hủy nhãn hiệu đó bằng cách chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng theo các tiêu chí qui định tại Điều 75 Luật SHTT

- Yêu cầu ngừng sử dụng trái phép nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng phát hiện ra rằng có bên thứ ba đang sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình thì có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn việc sử dụng nói trên bằng cách chứng minh nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu nổi tiếng theo các tiêu chí qui định tại Điều 75 Luật SHTT.

Tiếng tăm của sự nổi tiếng của một nhãn hiệu là kết quả của sự kết hợp nhãn hiệu với một sản phẩm, dịch vụ nào đó được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, công nghệ thông tin, truyền thông phát triển danh tiếng của của sản phẩm, dịch vụ có thể vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Do đó, một nhãn hiệu được sử dụng một cách rộng rãi và có danh tiếng ở một quốc gia cũng có thể trở nên nổi tiếng ở các quốc gia nơi mà chủ nhãn hiệu chưa có ý định sử dụng hoặc đăng ký. Nếu điều này xảy ra, sự nổi danh kéo dài mãi thành công của một nhãn hiệu cũng có thể làm nảy sinh các tình huống bất lợi cho chủ của nhãn hiệu đó. Một mặt, sự bảo hộ của các nhãn hiệu nổi tiếng có thể được

mở rộng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Mặt khác, các nhãn hiệu nổi tiếng thường dễ là đối tượng của các hành vi xâm phạm quyền SHTT, buộc chủ nhãn hiệu phải dựa vào các biện pháp kiện phản đối hoặc yêu cầu hủy nhãn hiệu xâm phạm.‌


2.5. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG

2.5.1. Xác định hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Việc một người không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thực hiện một trong các hành vi sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì bị coi là là hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng.

Điều 129 khoản 1 mục d Luật SHTT năm 2005 qui định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng là:

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng [27].

Để đánh giá dấu hiệu trùng hoặc tương tự có khả năng nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng dựa trên cơ sở so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), từ đó đánh giá tác động của tổng thể nhãn hiệu tới nhận thức của người tiêu dùng, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Sở dĩ có qui định này vì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhiều người biết đến do

phạm vi lưu thông hàng hóa có gắn nhãn hiệu trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn, được nhiều người biết đến thông qua kênh quảng cáo, tiếp thị… Chính vì vậy, việc sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng của người khác làm nhãn hiệu cho hàng hóa của mình dễ dàng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa người sử dụng nhãn hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, kể cả loại hàng hóa, dịch đó không liên quan gì đến nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất đồ hộp sử dụng nhãn hiệu Coca-Cola sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu rằng công ty Coca-Cola sản xuất mặt hàng đó. Có các dạng hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng sau đây:

Một là, sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Đây là hành vi sử dụng dấu hiệu giống hệt hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ nếu việc sử dụng gây nhầm lẫn.

Ví dụ 1: Năm 1992, một công ty của Australia đa tiến hành đăng ký nhãn hiệu "McDonald" cho sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống tại Việt Nam. Nhưng Cục SHTT đã từ chối với lý do trùng với nhãn hiệu "McDonald" một nhãn hiệu nổi tiếng của tập đoàn MCDONALD’S CORPORATION (Hoa Kỳ).

Ví dụ 2: Năm 1998, Cụ SHTT bác đơn đăng ký nhãn hiệu "VINATABA" cho sản phẩm giày dép của một công ty ở Indonesia trên cơ sở bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng "VINATABA" dùng cho sản phẩm thuốc lá của Tổng công ty thuốc là Việt Nam.

Hai là, sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Dấu hiệu bị coi là tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng nếu dấu hiệu đó có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu trúc hoặc nội dung hoặc cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc... làm cho người tiêu dùng lầm tưởng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng nguồn gốc.

Trong đó, dấu hiệu bị coi là tương tự về cấu trúc so với nhãn hiệu nổi tiếng nếu trong cấu trúc của dấu hiệu đó chứa toàn bộ hoặc một phần chủ yếu (phần có ảnh hưởng tác động lớn nhất tới ấn tượng, khả năng cảm nhận của người tiêu dùng khi tiếp xúc với hàng hóa) của nhãn hiệu nổi tiếng và toàn bộ hoặc một phần chủ yếu của nhãn hiệu nổi tiếng bị chứa trong cấu trúc đó lại tạo thành phần chủ yếu của nhãn hiệu. Hay nói cách khác, cấu trúc của dấu hiệu được tạo thành bởi việc thêm những thành phần mới thứ yếu vào nhãn hiệu nổi tiếng hoặc vào thành phần chủ chủ yếu của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc bằng cách loại bỏ thành phần thứ yếu khỏi nhãn hiệu nổi tiếng hoặc thay đổi thành phần thứ yếu của nhãn hiệu nổi tiếng. Các yếu tố tương tự có thể bao gồm: 1- sự tương tự của số ký tự và sắp xếp ký tự. Riêng đối với tiếng Việt là sự tương tự của các từ và sắp xếp các từ; 2- mức độ giống nhau của câm tiết đứng ở các vị trí giống nhau; 3- sự tồn tại các kết hợp âm giống nhau và vị trí của chúng; 4- một dấu hiệu nằm trong dấu hiệu khác; 5- tính chất mạnh yếu của các thành phần trùng hoặc tương tự nhau; 6- độ dài của dấu hiệu. Thông thường, trong các dấu hiệu đa âm hoặc các dấu hiệu tương đối dài sẽ tồn tại thành phần có tính phân biệt cao (thành phần chủ yếu) và thành phần có tính phân biệt thấp (thành phần thứ yếu). Trong đó, thành phần chủ yếu thường có tính độc đáo, cách phát âm đặc biệt và thường là các từ tự tạo. Thành phần thứ yếu có thể ít nhiều mang tính mô tả (ví dụ: New Sunrius - Sunrius, Tân Hoàn Mỹ - Hoàn Mỹ, Acofit Super - Acorfit...) hoặc chứa các tiền tố và hậu tố thường dùng (ví dụ: ol, yn...)

Dấu hiệu bị coi là tương tự về ý nghĩa với nhãn hiệu nổi tiếng nếu toàn bộ hoặc phần chủ yếu của dấu hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng đều có cùng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/11/2022