BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
******
NGUYỄN HỮU ĐOÀN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, LẤY HÀ NỘI LÀM VÍ DỤ
Mã chuyên ngành : 62.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh
HÀ NỘI – 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những tư liệu được sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc trích dẫn rò ràng.
Tác giả luận án
Nguyễn Hữu Đoàn
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TRONG LUẬN ÁN
Cán bộ công nhân viên | |
CN | Công nghiệp |
CSHT | Cơ sở hạ tầng |
DV | Dịch vụ |
DS | Dân số |
ĐTH | Đô thị hoá |
ĐTNN | Đầu tư nước ngoài |
GPMB | Giải phóng mặt bằng |
HAIDEP | Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội 2006 |
HTKT | Hạ tầng kỹ thuật |
KV | Khu vực |
TGTSX | Tổng giá trị sản xuất |
TM | Thương mại |
TNMN | Tài nguyên môi trường |
TSPTN | Tổng sản phẩm trong nước |
TTKTMTDT&KCN | Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí đánh giá mức độ đô thị hóa nhằm góp phần xây dựng các quan điểm phát triển đô thị ở Việt Nam đến năm 2020, lấy Hà Nội làm ví dụ - 2
- Mô Hình Thành Phố Phát Triển Theo Kiểu Làn Sóng Điện
- Sự Lựa Chọn Vị Trí Của Các Doanh Nghiệp Và Hình Thành Đô Thị
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 2.1. Dân số đô thị Việt Nam giai đoạn 1950-2005 65
Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng dân số Hà Nội giai đoạn 1995- 75
2007
Bảng 2.3. Dân số trung bình và mật độ dân số chia theo quận huyện 76
Bảng 2.4. Lao động và việc làm của Hà Nội giai đoạn 1996-2005 77
Bảng 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp ở hai đô thị lớn và cả nước 78
Bảng 2.6. Giải quyết việc làm tại khu vực nội thành 79
Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm 79
Bảng 2.8. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành 80
Bảng 2.9. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất theo ngành của khu vực nông 80 thôn ngoại thành Hà Nội
Bảng 2.10. GDP bình quân đầu người và bình quân lao động 81
Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của các đô thị lớn năm 82
1996
Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của các đô thị lớn năm 82
2007
Bảng 2.13. Biến động diện tích hành chính các Quận huyện của Hà 83
Nội
Bảng 2.14. Quỹ nhà ở năm 1999 và năm 2005 84
Bảng 2.15. Diện tích nhà ở mới được xây dựng trong các năm 85
Bảng 2.16. Số lượng cơ sở Y tế 86
Bảng 2.17. Số cơ sở giáo dục và học sinh, sinh viên 87
Bảng 2.18. Phạm vi cấp nước máy 90
Bảng 2.19. Cơ sở hạ tầng cấp nước giai đoạn 2000-2005 91
Bảng 2.20. Cơ sở hạ tầng thoát nước giai đoạn 2000-2005 92
Bảng 2.21. Biến động đất nông, lâm nghiệp và thủy sản 96
Bảng 2.22. Kết quả đánh giá theo các tiêu chí và chỉ tiêu 98
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển du lịch Hà Nội 136
Bảng 3.2. Mục tiêu cấp nước đô thị 140
Bảng 3.3. Dự báo về dân số và nhà ở đến năm 2010 – 2020 142
-6-
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang | |
Hình 1.1. Mô hình thành phố phát triển theo kiểu làn sóng | 16 |
Hình 1.2. Mô hình thành phố phát triển đa cực | 16 |
Hình 1.3. Mô hình thành phố phát triển theo khu vực | 17 |
Hình 2.1. Bản đồ Phân bố và phát triển đô thị trên các vùng lãnh thổ | 68 |
Hình 2.2. Bản đồ Hà Nội năm 1890 | 72 |
Hình 3.1. Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 | 129 |
Hình 3.2. Bản đồ Hà Nội mở rộng (từ 1-8-2008) | 131 |
Hình 3.3. Bản đồ Quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2020 | 139 |
-0-
Mục lục
Trang
MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÔ THỊ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ9
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI22
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ37
1.4. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ CỦA VIỆT NAM40
1.5. TIỂU KẾT CHƯƠNG 158
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM, LẤY HÀ NỘI (TRƯỚC NGÀY 1-8-2008) LÀM VÍ DỤ60
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM VÀ HÀ NỘI60
2.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HOÁ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2007 QUA CÁC TIÊU CHÍ75
2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT MỨC ĐÔ ĐÔ THỊ HOÁ HÀ NỘI (TRƯỚC NGÀY 1-8-2008)98
2.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2105
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM VÀ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020.107
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020107
3.2. DỰ BÁO XU THẾ ĐÔ THỊ HOÁ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020121
3.3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020126
3.4. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3154
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ157
• Những công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận ánI
• Tài liệu tham khảoII
• Phụ lục 1. Xác định nội dung các tiêu chíVI
• Phụ lục 2. Phụ lục ban hành kèm theo thông tư 02/2002/TTLT-
BXD-TCCP Ngày 8 - 3 - 2002XVIII
• Phụ lục 3. Một số hình ảnh Hà Nội từ vệ tinhXXV
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là biểu hiện của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để hiểu rò bản chất của đô thị hóa cần xem xét vấn đề từ các góc độ khác nhau.
Đô thị hóa là sự quá độ chuyển từ hình thức sống ít văn minh, ít tiện nghi lên một hình thức sống hiện đại, văn minh trên tất cả các phương diện. Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trong sinh hoạt xã hội.
Những biểu hiện cụ thể của đô thị hoá là sự tăng cường mức độ tập trung dân cư, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô diện tích đô thị hiện có, hình thành các đô thị mới và các khu đô thị mới.
Về mặt lý luận, các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa phải dựa trên cơ sở phát triển kinh tế, mà cốt lòi là phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đô thị hoá không chỉ tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị hoá là cơ sở của quá trình phát triển và tích luỹ nguồn lực cho phát triển.
Trên thực tế, giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau và biểu hiện của nó có sự khác nhau tùy theo thời gian. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, tốc độ đô thị hóa hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế. Sự hình thành và phát triển các đô thị mang tính tự phát và trên cơ sở thế mạnh tự nhiên ở mỗi vùng. Hoạt động đầu tư cho phát triển đô thị chưa được nhận thức đầy đủ, chưa được tính toán một cách khoa học. Khi đó, tác động trở lại của đô thị hóa đối với phát triển kinh tế còn rất yếu. Khi lực lượng sản xuất phát triển, đặc biệt là với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, trong đó phải kể đến khoa học kinh tế với sự trợ giúp của các khoa học thống kê, kinh tế lượng, và tin học thì các nhà kinh tế đều nhận thấy quá trình đô thị hoá có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng nói riêng và cả quốc gia nói chung. Với điều kiện thống kê và tin học hiện
nay chúng ta có thể lượng hóa được mối quan hệ biện chứng giữa quá trình đô thị hóa và các quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thực trạng đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay, chúng ta đã có một hệ thống đô thị từ Bắc vào Nam là các trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của vùng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và cả nước. Tuy nhiên trong quá trình đô thị hóa, cũng còn nhiều vấn đề được đặt ra cho các nhà lãnh đạo các cấp các ngành, cho công tác quản lý vĩ mô và vi mô. Do sự hiểu biết về phát triển đô thị còn nhiều hạn chế, quá trình xem xét, đánh giá mức độ đô thị hoáấch được coi trọng đúng mức. Việc đánh giá sự chuẩn xác, tính hợp lý của các chủ trương đô thị hoá ở Việt Nam còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất.
Trên phương diện vĩ mô, các câu hỏi được đặt ra là: hệ thống đô thị hiện tại của chúng ta sẽ phát triển như thế nào trong tương lai? Các đô thị mới sẽ được xây dựng ở đâu? với quy mô như thế nào? Xác định mức độ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa của các đô thị như thế nào? Giải quyết hậu quả của đô thị hóa như thế nào? Những vấn đề như môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng, người lao động bị thu hồi đất trở thành thất nghiệp, an ninh xã hội ngày càng phức tạp, phát triển bền vững bị đe dọa… Trên phương diện vi mô, ở mỗi thành phố việc đầu tư xây dựng, cung cấp các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ công cộng, quản lý đất đai, quản lý và khai thác các công trình còn nhiều bất cập. Để quá trình đô thị hóa diễn ra một cách có hiệu quả và với tốc độ mong muốn cần có những giải pháp đúng, điều đó đòi hỏi trước hết cần có những nhận thức đầy đủ, có hệ thống về bản chất, tính quy luật của quá trình đô thị hóa và tiếp theo đó là nhận thức về hoàn cảnh cụ thể, thực trạng của mỗi quốc gia, mỗi thành phố và bối cảnh chung của khu vực và thế giới.
Để góp phần xây dựng các quan điểm và giải pháp đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý đô thị hiện đại, về mặt lý luận cần làm rò bản chất, tính quy luật của đô thị hóa, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá mức độ đô thị hóa của các đô thị. Về mặt thực tiễn, cần vận dụng một phương pháp thống nhất để đánh giá mức độ đô thị hóa cho các đô thị, góp phần bổ sung các quan điểm phát triển đô thị Việt Nam.