98
lạp xưởng của DT Tày, Nùng được chế biến từ thịt lợn rừng và các loại gia vị như hồi, quế và gừng gió mọc tự nhiên trên núi đá, …, nhưng do sự khan hiếm các loại gia vị trên, đồng bào đã dùng các loại gừng trồng ở miền xuôi hay gừng trồng trên ruộng đất kết hợp với thịt lợn nuôi bằng cám công nghiệp, làm mất đi hương vị thơm ngon vốn có của món ăn. Thậm chí để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc, có những gia đình còn sử dụng những chất gia vị, chất bảo quản Trung Quốc trôi nổi kém chất lượng để ướp, tẩm món ăn, gây tổn hại đến sức khỏe người sử dụng.
Dường như các món ăn truyền thống chỉ được các thế hệ người già và người trung niên duy trì và còn nhớ cách chế biến của nó, còn thế hệ người trẻ, nhất là thế hệ người trẻ đi công tác hay đi học, làm ăn xa nhà thì hầu như lãng quên cách chế biến vì không thường xuyên duy trì và thực hành nó trong cuộc sống hàng ngày, họ quen dần với thói quen trong cuộc sống công nghiệp nên đồ ăn, thức uống chủ yếu mua sẵn ngoài chợ hoặc là chế biến món ăn đơn giản chứ không chú ý đến những món ăn truyền thống của DT mình với cách chế biến cầu kì. Theo kết quả phỏng vấn sâu và điều tra về việc có biết và thường xuyên chế biến món ăn truyền thống của DT mình đối với các em học sinh trường trung học phổ thông nội trú tỉnh Thái Nguyên và trường vùng cao Việt Bắc, kết quả cho thấy chỉ có 30% học sinh trả lời biết chế biến món ăn truyền thống của DT mình nhưng không chế biến thường xuyên do bận học hành và không đủ nguyên liệu tự nhiên để thực hành, 70% học sinh trả lời không biết chế biến món ăn truyền thống, thậm chí không biết cả món ăn truyền thống, đặc trưng của DT mình là món nào. Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng có sự khác nhau giữa các thế hệ trong việc duy trì chế biến món ăn truyền thống. Đối với thế hệ người già thì vẫn còn ý thức gìn giữ và thường xuyên thực hành các món ăn truyền thống không chỉ trong các dịp lễ tết, mà còn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng đối với lớp trẻ thì hầu như họ lãng quên và thờ ơ. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì sớm muộn món ăn truyền thống cùng cách thức chế biến của nó sẽ mất đi cùng với sự mất đi của thế hệ người già, thế hệ sau sẽ không ai biết về món ăn truyền thống cũng như cách thức chế biến của nó nữa. Và như thế, chính bản thân họ đã đánh mất đi BSVH của DT mình.
Như vậy, với nhịp sống thời hội nhập, phát triển kinh tế thị trường mà nhiều yếu tố trong VH truyền thống của đồng bào các DTTS dần mai một, đi vào lãng quên. Đối với người cao tuổi, đó là cảm giác nuối tiếc nhưng đối với thế hệ trẻ thì họ xem đó là sự tất yếu trong quá trình phát triển nên không có ý thức giữ gìn, bảo lưu hoặc nếu có cũng là sự cách tân theo trào lưu mới nên không còn gìn giữ được nét đậm đà bản sắc trong kho tàng VH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.
3.2.2. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể
Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ban ngành, phòng ban chuyên môn và chính quyền địa phương là sự nhiệt tình tham gia của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc trong việc giữ gìn, phát huy BSVH nói chung và các giá trị VH phi vật thể nói riêng, do đó đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc DT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, của hội nhập, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều giá trị VH phi vật thể bị mai một, mất mát, biểu hiện ở nhiều sắc thái như: ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và nghệ thuật dân gian với những mức độ khác nhau ở các sắc thái biểu hiện BSVHDT
Về ngôn ngữ: Thế hệ người cao tuổi các DTTS cư trú ở vùng sâu, vùng xa vẫn biết và sử dụng ngôn ngữ DT để giao tiếp với nhau, tuy nhiên, đối với thế hệ trẻ thì mức độ duy trì giao tiếp bằng ngôn ngữ DT mình đã giảm, thay vào đó là việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Ở các khu vực thành thị thì gần như các thế hệ chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng phổ thông, không quen và dần lãng quên đi ngôn ngữ của DT mình, chính điều đó đã làm mai một dần đi tiếng DT, mất khả năng trao truyền qua các thế hệ. Xu hướng này tiếp tục lan dần đến khu vực giáp ranh thành thị và vùng nông thôn, hiện tượng giao tiếp bằng tiếng phổ thông và không còn khả năng giao tiếp bằng tiếng DT đang là một hiện tượng phổ biến.
Kết quả khảo sát của tác giả Hoàng Thị Hương cho thấy, mức độ sử dụng được ngôn ngữ DT ở đối tượng là học sinh trung học phổ thông người
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số.
- Thành Tựu Của Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Hạn Chế Của Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 15
- Khoảng Cách Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Những Bất Cập Giữa Yêu Cầu Phát Triển Kinh Tế Với Yêu Cầu Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc.
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
DT Tày, Nùng, H’Mông, Dao…ở vùng II, vùng III của các tỉnh Đông Bắc là 70% sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thành thạo, biết ở mức độ vừa phải là 25%, biết một ít là 0,5%, không biết là 0%. Khảo sát mức độ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ ở đối tượng cũng là học sinh trung học phổ thông người Tày, Nùng, H’Mông, Dao ở vùng I (thành thị) cho kết quả ngược lại, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thành thạo là 0,5%, biết ở mức độ vừa phải (nghe được ít nhưng không nói được) là 25%, không biết là 70%.[73;121] Như vậy, biểu hiện sự mai một ngôn ngữ DT đang diễn ra ở các vùng là khác nhau, mức độ trầm trọng đang diễn ra ở khu vực thành thị đang có xu hướng lan dần đến các khu vực khác. Chính việc ít duy trì giao tiếp ngôn ngữ DT trong gia đình (giữa ông bà - cha mẹ - các con, cháu) và ngoài cộng đồng nên qua thời gian, ngôn ngữ DT sẽ bị mai một dần qua các thế hệ. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ sau này hoàn toàn sẽ không còn khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ DT, trong khi ngôn ngữ là công cụ lưu giữ và thể hiện BSVHDT.
Về phong tục tập quán và lễ hội truyền thống:
Đồng bào các DTTS vùng Đông bắc, đặc biệt là đồng bào cư trú ở vùng sâu, vùng xa, do điều kiện khó khăn về giao thông, về thông tin liên lạc, về sự tiếp xúc, tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên chưa biết chắt lọc những tinh hoa trong BSVHDT để gìn giữ, phát huy đồng thời loại bỏ những hủ tục, tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào. Đó là những hủ tục liên quan đến chữa bệnh bằng cúng bái, khi gia đình có người thân bị ốm đau, họ không được đưa đến cơ sở y tế để chữa trị mà được giữ ở nhà để mời thầy cúng về cúng vì cho rằng người thân bị ma nhập. Hay tập tục tảo hôn thường diễn ra ở DT H’Mông, thực hiện đám tang nhiều ngày của các DT Tày, Nùng, H’Mông, những kiêng kị khắt khe trong đám tang, trong sinh đẻ… làm ảnh hưởng đến mọi mặt cuộc sống của đồng bào…
Ngoài ra còn tồn tại niềm tin đến mê muội vào các lực lượng siêu nhiên có quyền uy vạn năng nên đồng bào vẫn duy trì và thực hành những nghi lễ với những thủ tục rườm rà, lễ vật nhiều gây lãng phí. Đối với những gia đình khó khăn về kinh tế thì những hủ tục, tập quán lạc hậu này là một gánh nặng kinh tế đè lên họ….
Như vậy, mặc dù xã hội đã phát triển nhưng đồng bào ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thoát khỏi được những lạc hậu, những hủ tục. Tác giả luận án đã có dịp chứng kiến đám tang của người Nùng ở Thái Nguyên, một gia đình có 6 người con (3 trai, 3 gái), khi người cha mất đi, mỗi người con phải dâng cúng cha một con lợn thịt và mấy con gà, dải bên cạnh thi thể người cha để thầy cúng làm lễ mấy tiếng, thậm chí mất cả ngày làm lễ. Cúng xong, lợn gà được mang ra nấu nướng để bầy cỗ. Với số lượng lợn, gà nhiều như vậy, để sống trong nhiều giờ (kể cả khi thời tiết nóng) đã bốc mùi được mang ra chế biến ăn trong những ngày tang ma, vừa lãng phí vừa mất vệ sinh… Do đó, rất cần có sự giản lược về thủ tục và lễ vật để đồng bào các DTTS thoát khỏi tư tưởng nặng nề, tập trung làm ăn, phát triển kinh tế gia đình để cải thiện cuộc sống. Bà con DTTS thường ngại giao lưu, tiếp xúc với người ngoài làng,
ngoài bản, người DT khác, họ khép mình trong cộng đồng của mình, với họ, tất cả truyền thống tổ tiên để lại là tốt đẹp, thế hệ sau cần phải tiếp nối, giữ gìn nguyên vẹn những truyền thống, tập quán đó. Do đó, họ lưu giữ, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp, lưu giữ ngay cả những hủ tục, tập quán lạc hậu và giáo dục cho thế hệ sau ý thức gìn giữ đó. Nó đã hằn sâu vào nếp ăn, nếp nghĩ của đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa, làm cho đời sống tinh thần và đời sống vật chất của họ thiếu thốn và luôn tồn tại trong sự lạc hậu, khó có thể thoát ra khi chưa thay đổi được nhận thức trong đồng bào.
Đối với đồng bào các DTTS cư trú ở vùng thành thị và vùng giáp ranh thành thị, do sự tác động của nền kinh tế thị trường nên ngoài những tác động tích cực, nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có làm mai một, mất mát, biến tướng một số phong tục tập quán tốt đẹp và một số lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS vùng Đông Bắc. Chẳng hạn, nhiều người lợi dụng phong tục, tập quán tốt đẹp của DT để đạt được những mục đích riêng của mình, như tục “cướp vợ” của người H’Mông. Bản chất tốt đẹp của phong tục này là khi đôi trai gái đã thuận tình, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc thì nhà trai tiến hành tục “cướp vợ”. Lợi dụng phong tục này mà hiện nay, một số trai bản người H’Mông đã cố tình cướp vợ trong khi người con gái không đồng ý, dẫn đến cảnh giằng co, la hét và cảm giác không an toàn khi người con gái ra
đường, điều này làm cho phong tục tốt đẹp của người H’Mông bị biến dạng, biến tướng theo hướng phản tiến bộ.
Thực tế còn có tình trạng những sinh hoạt VH không còn chú ý, quan tâm đầy đủ đến yếu tố VH nữa mà chú tâm đến yếu tố kinh tế, lợi nhuận. Chẳng hạn, các lễ hội diễn ra trong năm của đồng bào các DTTS không còn quan tâm chăm lo đến các nghi lễ mang tính cộng đồng có tác dụng gắn kết các thành viên với nhau để cùng thực hiện các nhiệm vụ chung mà chủ yếu quan tâm đến các hoạt động kinh tế trong đó như quảng cáo các mặt hàng. Những nét đẹp trong phong tục cúng Thần rừng, cúng thần Thổ công, tục đi tết bố mẹ vợ, những bài văn dạy con cháu cách ứng xử với tự nhiên và con người… đều bị mất đi trước lối sống gấp gáp, chóng vánh của con người trong một nền kinh tế thị trường đặt lợi nhuận tối đa lên hàng đầu. Đặc biệt, đối với những gia đình sống ở thành thị mải làm ăn, kinh doanh, buôn bán nên cũng thờ ơ với những phong tục truyền thống của DT mình, mặc dù những phong tục tập quán đó có ý nghĩa tốt đẹp trong việc cố kết cộng đồng (thành viên trong gia đình, dòng họ, bản làng); giáo dục những điều hay, lẽ phải (uống nước nhớ nguồn, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau)… như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần, phong tục trong đám cưới, đám tang…
Trong những ngày giỗ, ngày tết trong năm của DT mình, đồng bào các DTTS thường phải tụ họp để cùng nấu nướng những món ăn truyền thống của DT để dâng cúng tổ tiên, qua đó cũng ôn lại gốc gác lịch sử của cha ông để nhắc nhở, giáo dục con cháu đời sau biết về cội nguồn, về ý nghĩa của những ngày giỗ, ngày tết. Nhưng với cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, nhiều gia đình đã bỏ qua các phong tục tập quán này, hoặc có chú ý đến cũng chỉ qua loa, chẳng hạn mua gói bánh, gói kẹo bán ở chợ về đặt lên bàn thờ, thắp hương là xong.
Nếu như trước đây, các phong tục trong đám cưới, đám tang được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình nhất định của từng DT, thì ngày nay, đồng bào các DTTS ở các vùng thành thị, giáp ranh thành thị và các gia đình trẻ hầu như không thực hiện, thậm chí không còn biết đến phong tục truyền thống của DT mình, thay vào đó là sự “Kinh hóa”, tiến hành theo phong tục của
người Kinh. Chiều hướng này đang tiếp tục diễn ra và lan tỏa đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài thì một thời gian không xa, BSVH của đồng bào các DTTS sẽ bị lu mờ, các thế hệ trẻ về sau sẽ không còn biết đến các giá trị VH cổ truyền của DT. Qua tìm hiểu học sinh, sinh viên là người DTTS đang theo học tại các trường DT nội trú cũng như một số trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên thì được biết các em cũng không biết đến hoặc lơ mơ về các phong tục tập quán của DT mình. Lý do các em đưa ra là do từ bé chỉ chú tâm học hành những kiến thức ở trường lớp và cũng do cảnh sống xa nhà từ nhỏ nên cũng không được tham gia vào các hoạt động VH truyền thống của DT nên đã bỏ hổng một kiến thức quan trọng về những giá trị trong kho tàng VH truyền thống của DT.
Những lễ hội truyền thống như: lễ hội Gầu Tào của DT H’Mông, lễ hội chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), lễ hội Lồng Tồng của DT Tày, Nùng, lễ hội Tết Nhảy của DT Dao đã bị thay đổi cả về phần lễ lẫn phần hội cũng như sự giảm thiểu về đối tượng tham gia. Tất cả đều có sự giản lược đến mức sơ sài không còn nguyên giá trị mang dấu ấn đậm đà bản sắc của từng DT. Điều đó xuất phát từ khâu tổ chức cũng như từ tâm lý của đồng bào các DTTS khi tham gia lễ hội, họ không còn tâm trạng háo hức, phẩn khởi, nhiệt tình như trước. Thế hệ trẻ thì dường như thờ ơ bởi họ có thú vui mới bên những chiếc điện thoại hay máy tính với những trò chơi game, chát zalo, facebook, messeger…Đó cùng là lý do vì sao các lễ hội của đồng bào các DTTS dần bị phai nhạt trong đời sống cộng đồng, mất dần ý nghĩa giáo dục, cố kết cộng đồng, cân bằng tâm lý cho đồng bào sau những ngày lao động vất vả.
Về nghệ thuật dân gian:
Nghệ thuật dân gian thể hiện trong điệu múa, bài hát, nhạc cụ của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc cũng đang bị mai một nghiêm trọng. Tỷ lệ duy trì VH truyền thống này ở người Tày là 29,4%, người Nùng là 27,63%, người Dao là 35,41% và người H’Mông là 56,87%. Trong đó, chỉ có 3,4% hộ người Tày là biết điệu múa truyền thống của DT mình, người Nùng là 0,9%, người H’Mông là 15,7%, người Dao là 5,7%. 8,2% hộ người Tày có các thành viên của hộ biết hát bài hát truyền thống, tỷ lệ này ở người Nùng là 7,1%, người H’Mông là 28,7%, người Dao là 10,8%. Về sử dụng nhạc cụ truyền thống, chỉ
có 2,2% hộ người Tày biết sử dụng nhạc cụ truyền thống của DT mình, tỷ lệ này ở người Nùng là 0,9%, người H’Mông là 15,1%, người Dao là 3,4%[166;171-174].
Như vậy, việc duy trì VH truyền thống của DT ít được thực hiện, đặc biệt thế hệ trẻ, sinh viên không biết những điệu múa, bài hát, nhạc cụ truyền thống của DT mình. Số ít biết đến thì cũng chỉ tồn tại ở người già (lưu lại trong trí nhớ và cũng không còn khả năng biểu diễn) và những người tham gia vào đội văn nghệ ở địa phương. Trong các đám cưới, không còn tồn tại những làn điệu dân ca truyền thống mà thay vào đó là nhạc trẻ, nhạc rốc… trong các phiên chợ tình, chợ phiên, hội xuân, trai gái không còn giao lưu với nhau qua các làn điệu Sli, lượn… mà thay vào đó là mỗi người trên tay chiếc điện thoại để chụp hình, tạo dáng, lướt web, chơi game. Không gian đậm BSDT giờ đã lùi vào quá khứ để mở ra không gian với những yếu tố cũ, mới đan xen tạo nên sự hỗn tạp.
Nhìn chung, xung quanh việc giữ gìn và phát BSVH các DTTS vùng Đông Bắc đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp. Đó là sự mai một dần những giá trị VH truyền thống do sự tiếp nhận cái mới một cách ồ ạt - hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc và hội nhập. Cũng chính do quá trình này mà hiện tượng Kinh hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở vùng Đông Bắc, mạnh nhất là ở khu vực thành phố, thị trấn và những vùng giáp ranh. Giao lưu, tiếp xúc là tốt khi biết học hỏi những giá trị tốt đẹp của DT khác để bổ sung và làm mới nền VH của DT mình, để cải biến những hủ tục, lạc hậu đưa DT mình phát triển đi lên nhưng trên thực tế sự giao lưu, tiếp xúc đã làm cho một bộ phận đồng bào các DTTS tự ti, mặc cảm từ đó chối bỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp của DT mình để chạy theo cái mới, thậm chí tiếp nhận cả những cái phản động, tiêu cực, phản tiến bộ… Biểu hiện này đang hủy hoại, làm nghèo đi nền VH, đời sống tinh thần của các DTTS, làm mai một đi nhiều giá trị VH truyền thống của DTTS nói riêng và nền VH Việt Nam nói chung.
Như vậy, nền kinh tế thị trường với sự mở cửa hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Nhiều giá trị truyền thống bị biến dạng, lai tạp, giới trẻ quay lưng lại với giá trị truyền thống để chạy theo cái mới, làm mai một, mất dần BSVDHT.
3.3. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
3.3.1. Nguyên nhân của thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc.
3.3.1.1. Nguyên nhân của thành tựu
*Nguyên nhân khách quan
Giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan đó là sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, sự thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế đất nước đã và đang tác động tích cực đến việc giữ gìn và phát huy BSVH nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Những thành tựu của kinh tế đang là yếu tố đắc lực cho Đảng, Nhà nước, các cơ quan chuyên môn sử dụng để nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn, phát huy BSVHDT và đó cũng là cơ sở để Đảng, Nhà nước đưa ra chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch cụ thể giao cho các phòng ban chuyên môn thực hiện thông qua cấp phát về nguồn kinh phí. Cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật cho phép sử dụng những công cụ lưu giữ hiện đại thông qua băng đĩa, đầu thu, đầu ghi âm, máy quay… , các trang thiết bị hiện đại để trưng bày, bảo quản trong các bảo tàng, thư viện. Qua đó, các giá trị VH vật thể và phi vật thể có điều kiện được giữ gìn tốt hơn.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế đã tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS. Đời sống vật chất được cải thiện, nâng cao thông qua việc sử dụng các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt hiện đại (ti vi, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…) trong chính ngôi nhà truyền thống của đồng bào; sử dụng các loại trang phục truyền thống trên nền chất liệu mới; những món ăn truyền thống kết hợp với những món ăn mới làm tăng chất lượng bữa ăn. Đời sống vật chất thay đổi làm cho đời sống tinh thần cũng từng bước được nâng lên. Để thuận lợi trong giao tiếp, trong làm ăn, buôn bán, trong học hành, trong việc tiếp cận những thông tin mới…, đồng bào đã thành thạo hơn với việc sử dụng ngôn ngữ phổ thông, ngoại ngữ