Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn còn là một khoảng cách khá xa. Chủ trương, đường lối là đúng đắn nhưng quá trình thực hiện lại vấp phải những vướng mắc do những những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên không đạt được kết quả hoàn hoàn như mục tiêu chủ trương đề ra. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu, nắm chắc chủ trương, đường lối để từ đó vận dụng linh hoạt, sáng tạo có hiệu quả vào thực tiễn dể đạt được những hiệu quả tốt nhất.
3.3.2.2. Những bất cập giữa yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc.
Vùng Đông Bắc thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, địa hình phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn. Ngoại trừ thành phố, thị xã, thị trấn còn các vùng khác trong các tỉnh đều là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - nơi đồng bào các DTTS sinh sống là chủ yếu. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế miền núi, vùng đồng bào các DTTS như chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội như cho vay vốn để phát triển sản xuất; dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú… chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào các DTTS … , chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào các DTTS số sinh sống, trong đó có vùng Đông Bắc, nhằm mục đích cải thiện đời sống vật chất cho đồng bào, giảm tỷ lệ nghèo, đưa vùng Đông Bắc hòa chung vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế là chủ yếu, trọng tâm, chính sách phát triển VH các DTTS vùng Đông Bắc ít được chú ý và đề cập đến, đã tạo ra một sự chênh lệch khá lớn trong yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu phát triển VH, trong đó có giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS.
Mặt khác, chính sự đặc biệt ưu tiên cho phát triển kinh tế, tập trung vào phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, nông sản, lâm sản mà làm cho đồng bào các DTTS bị cuốn hút mạnh vào yêu cầu phát triển kinh tế, phát triển nền sản xuất hàng hóa. Sự tập trung vào phát triển kinh tế với nền sản xuất hàng hóa là chủ đạo đã làm cho bản thân đồng bào các DTTS thờ ơ, thiếu quan tâm, thậm trí quay lưng lại với các giá trị VH truyền thống, chỉ chăm lo đến đời sống vật chất mà không chú tâm đến đời sống tinh thần.
123
Đồng bào ít thực hành các giá trị VH truyền thống như tham gia lễ hội truyền thống, thực hành các loại hình VH tâm linh (các nghi thức thờ cúng trong gia đình, dòng họ, cộng đồng); ít tham gia vào các ngày hội VH các DTTS các cấp (quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện); thiếu quan tâm đến việc giáo dục, trao truyền cho thế hệ sau các giá trị VH của DT mình. Chính điều đó đã làm cho VH truyền thống với những phong tục, tập quán tốt đẹp bị đứt quãng… Sự cân đối không hài hòa giữa yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu phát triển VH đã làm giảm sức lan tỏa của các giá trị VH truyền thống đến mọi tầng lớp nhân dân. Môi trường VH (bản làng, rừng, chợ…) - nơi sản sinh, nuôi dưỡng các giá trị VH đã thay đổi theo hướng phục vụ cho phát triển kinh tế, làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ, nguyên thủy của nó. Nhiều bản làng đã bị quy hoạch ra chỗ mới để nhường chỗ cho các dự án quốc gia, những khu công nghiệp, những nhà máy; những cánh rừng bạt ngàn - nơi diễn ra các lễ hội đã bị chặt phá, khai thác thành đồi trọc; các chợ phiên không còn là nơi diễn ra các hoạt động VH đặc trưng, nơi bán các sản phẩm VH do chính bàn tay khéo léo của các chị em phụ nữ người DTTS làm ra, thay vào đó là các sản phẩm kém chất lượng, giá rẻ có xuất xứ từ Trung Quốc được bày bán tràn lan. Tất cả điều đó đều hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, tuy nhiên nó không bền vững vì sự phát triển không dựa trên nền tảng truyền thống. Do đó, cần thiết phải có giải pháp đồng thời hai mục tiêu, hai nhiệm vụ là vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển VH. Nâng cao đời sống vật chất đồng thời cũng phải nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc để nó thực sự trở thành nội lực cho sự phát triển bền vững.
3.3.3.3. Mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống trong quá trình giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế Của Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Giá Trị Văn Hóa Phi Vật Thể
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 15
- Khoảng Cách Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn Trong Việc Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Đông Bắc
- Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Bằng Việc Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Xây Dựng Đội Ngũ Làm Công Tác Văn Hóa Đáp Ứng Yêu Cầu Giữ Gìn, Phát Huy Bản Sắc Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 20
Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng đến mọi vùng miền của đất nước ta, vùng Đông Bắc cũng nằm trong sự tác động nhanh và mạnh mẽ đó, bởi vị trí đặc biệt tiếp giáp với thủ đô - trung tâm kinh tế, VH, chính trị của cả nước và có đường biên giới kéo dài tiếp giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang). Bên cạnh sự giao lưu về kinh tế thì đó là sự giao lưu, tiếp xúc về VH. Nhiều yếu tố VH mới xuất hiện, thâm nhập tạo nên sự pha tạp trong VH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.
Bên cạnh nhu cầu bảo vệ, giữ gìn cái truyền thống là nhu cầu tiếp thu cái mới, cái hiện đại. Nếu như cố gìn giữ những vật dụng, những tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất truyền thống - kết quả của nền sản xuất thủ công thì sẽ không tiếp cận được những vật dụng, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất hiện đại - kết quả của nền sản xuất công nghiệp phát triển. Những bộ trang phục truyền thống, những món ăn chế biến cầu kỳ với những loại gia vị tự nhiên sẽ không còn thuận lợi, nhanh gọn trong xã hội với nhịp điệu và tốc độ diễn ra nhanh, mạnh của nền kinh tế thị trường. Những nếp nhà sàn xinh xắn, nhà trình tường, nhà đất không còn đủ nguyên liệu để làm khi những loại gỗ càng ngày càng hiếm do nạn chặt phá rừng bừa bãi, trong khi các nguyên liệu hiện đại: Prô xi măng, sắt, thép, xi măng, tấm lợp ngày càng phổ biến với giá thành hợp lý. Ngôn ngữ phổ thông, ngoại ngữ đang là lợi thế trong giao dịch, trong việc làm, trong các thủ tục hành chính…; những bài hát nhạc rốc, nhạc rimix, nhạc nước ngoài đang trở nên hót, là sự lựa chọn có giới trẻ, thanh niên, sinh viên…; những phương pháp chữa bệnh mới dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, của y học hiện đại đang được phổ biến trong các bệnh viện, các cơ sở y tế đang dần thay thế những phương pháp chữa bệnh bằng kinh nghiệm dân gian, gia truyền…; những lối tư duy nhạy bén, phong cách sống thoáng, thích hưởng thụ, sự cạnh tranh “mạnh được, yếu thua” trong nền kinh tế thị trường, sự chạy theo lợi ích vật chất mà chà đạp không thương tiếc nên những quan hệ thân thích (làng xóm, bạn bè, anh em, láng giềng) đang len lỏi vào đời sống vốn giản dị, hiền lành, chất phác, chịu thương, chịu khó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình, dòng họ, bản làng…
Tất cả những yếu tố VH mới đó đang lan tỏa, xâm nhập vào trong đời sống của đồng bào các DTTS, nó va chạm với các yếu tố VH truyền thống tạo nên sự mâu thuẫn giữa yếu tố mới với yếu tố cũ, đan xen, đấu tranh và phủ định lẫn nhau. Nếu tiếp nhận hoàn toàn cái mới thì cái truyền thống sẽ bị đẩy lùi vào quá khứ. Nếu đóng của, khép mình, chối bỏ, phủ nhận cái hiện đại thì bản thân đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc sẽ rơi vào lạc hậu, chậm phát triển. Do đó, bản thân đồng bào các DTTS cần phải được nâng cao trình độ nhận thức để biết kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc, làm cho nền VH của đồng bào vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc DT.
Tiểu kết chương 3
Vùng Đông Bắc là nơi tập trung hơn 20 DTTS cùng chung sống, trong đó phân bố rộng rãi, đan xen lẫn nhau giữa các vùng. Nếu như vùng thấp với địa hình thung lũng, đồng bào DT Tày, Nùng chiếm số đông và VH của họ mang tính đặc trưng của vùng thì vùng cao với địa hình trườn dốc, đồng bào H’Mông, Dao chiếm số đông và VH của họ cũng mang đặc trưng của vùng cao. Các giá trị VH của đồng bào các DTTS nơi đây vô cùng phong phú, độc đáo được hình thành và tồn tại, phát triển cùng với sự hình thành, tồn tại và phát triển của tộc người, nó là yếu tố đóng vai trò là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh để các DTTS phát triển bền vững trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Nhận thức được vai trò đó, Đảng, Nhà nước cũng có những chủ trương, đường lối, chính sách và được các ban ngành chuyên môn, chính quyền địa phương cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch cụ thể để giữ gìn, phát huy BSVH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và bản thân đồng bào các DTTS, nên công tác giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần bảo lưu, gìn giữ nhiều giá trị VH tốt đẹp, góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác giữ gìn, phát huy cũng gặp phải những vướng mắc, những hạn chế nhất định do những nguyên nhân khách quan (sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế) và nguyên nhân chủ quan (nhận thức chưa đầy đủ và hoạt động kém hiệu quả của các cấp, ban ngành và chính quyền từ trung ương đến địa phương và bản thân đồng bào các DTTS).
Trước thực trạng đó, các chủ thể giữ gìn, phát huy cần nhận thức được những vấn đề đặt ra cần giải quyết để có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS Đông Bắc.
Chương 4
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
4.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc
4.1.1. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền văn hóa Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 DT). Do đó, nền VH Việt Nam là nền VH thống nhất của 54 DT anh em, mỗi một DT đều có những nét VH riêng biệt của mình, đều góp những mảng màu rực rỡ trong bức tranh VH Việt Nam đa sắc màu. Vì thế, BSVHDT Việt Nam là sự hòa hợp biện chứng BSVH của các DT, giữa chúng có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau, làm phong phú nền VH Việt Nam thống nhất và củng cố sự thống nhất quốc gia - DT.
Nghị quyết của hội nghị lần thứ V của Ban Chấp hành trung ương Đảng chỉ rõ: “Hơn 50 DT sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái VH riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau làm phong phú thêm nền VH Việt Nam, củng cố sự thống nhất DT là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng VH của các DT anh em”[29;57].
Do đó, để giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trước hết chúng ta cần quán triệt sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa những giá trị VH chung - cơ sở của sự thống nhất VH với những sắc thái VH riêng độc đáo biểu hiện của sự đa dạng trong gia tài VH của các DTTS vùng Đông Bắc. Nghĩa là phát huy được sự đa dạng trong khi vẫn đảm bảo được sự thống nhất, không chỉ chăm chút quá khứ và các truyền thống địa phương mà cần nhận rõ và đánh thức tiềm năng bí ẩn, quý giá trong sắc thái VH của các DT để cùng hướng tới những giá trị, những tiêu chí chung có lợi cho sự tiến bộ. Những giá trị chung có lợi cho sự tiến bộ ấy chính là “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường DT, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng nước; lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; đầu óc
thực tế; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư xử, giản dị trong lối sống”[29;23]. Những giá trị chung này được biểu hiện cụ thể hóa khác nhau ở những DT khác nhau. Vì thế, sẽ có những cách thức biểu hiện khác nhau của cùng một giá trị nên cần tránh tư tưởng miệt thị, DT hẹp hòi, cực đoan, coi cách thức biểu hiện của DT có dân số chiếm số đông trong vùng, trong cả nước là giá trị chung áp đặt các DT khác có số dân ít hơn, tình hình kinh tế - xã hội kém hơn phải lệ thuộc. Càng tránh tư tưởng tự ti DT, không dám khẳng định bản sắc riêng của DT mình. Nếu như vậy sẽ làm nghèo nàn cái riêng, sớm muộn cái riêng sẽ bị đồng hóa và biến mất.
Sự đa dạng trong cái riêng của VH các DT được thể hiện trong VH vật thể (nhà ở, trang phục, ẩm thực, công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt…) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, nghệ thuật, tri thức dân gian…). Tất cả những cái riêng đó là do hoàn cảnh, điều kiện và trình độ canh tác, đời sống kinh tế - xã hội của các DT phát triển không đồng đều. Vì vậy, nền VH của các DT đều mang những sắc thái riêng biệt. Lấy ví dụ về kiến trúc nhà ở, cùng sinh sống ở vùng Đông Bắc, nhưng mỗi một DT có một kiểu kiến trúc nhà ở riêng: Người H’Mông với kiến trúc nhà trình tường, người Tày, Nùng với kiến trúc nhà sàn, người Dao với kiến trúc nhà đất… Về trang phục, chúng ta thấy thị hiếu thẩm mỹ riêng về màu sắc, hình dáng, họa tiết hoa văn… của mỗi DT, nếu như người H’Mông và người Dao với những bộ trang phục rực rỡ kèm theo nhiều họa tiết hoa văn thì người Tày và người Nùng giản dị với những bộ trang phục màu chàm, ít họa tiết. Cái riêng của nghệ thuật của từng DT được thể hiện từ văn vần đến văn xuôi, từ thêu đan đến vẽ, nhiều màu sắc, bố cục hình khối trong hội họa, điêu khắc, từ các điệu múa, bài hát đến các loại nhạc khí như đàn tính, khèn,….
Cái riêng phong phú, đa dạng của nền VH các DTTS đã được thống nhất bởi cái chung của nền VH Việt Nam. Do đó, luôn phải quán triệt quan điểm giữ gìn và phát huy cái riêng luôn phải dựa trên nguyên tắc thống nhất trong đa dạng. Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguyên tắc tiên tiến hóa nền VH Việt Nam.
Tiên tiến hóa nền VH Việt Nam là đảm bảo nền VH Việt Nam không rơi vào trì trệ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Tuy nhiên, ở đây cần nhận thức
đầy đủ và đúng đắn rằng không phải tiên tiến là chỉ các giá trị chỉ có trong tương lai, mà nó có cả ngay trong bản thân truyền thống. Truyền thống mang trong mình sự thống nhất giữa hai yếu tố lạc hậu và tiên tiến.
Ngay trong truyền thống VH của các DTTS vùng Đông Bắc cũng có những yếu tố đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp và có cả những yếu tố có giá trị tích cực trong xã hội hiện đại thì nó là tiên tiến. Do đó, cần nhìn nhận theo quan điểm biện chứng, tránh quan điểm siêu hình để lọc bỏ những yếu tố cũ đã trở nên lạc hậu, kìm hãm sự phát triển, thúc đẩy, cải tiến những giá trị cũ có tác dụng tích cực theo hướng cấu trúc lại, bổ sung nội dung mới cho thích hợp với xã hội mới.
Đồng thời, trong quá trình tiếp xúc, giao thoa với các nền VH khác cần chủ động, tích cực tiếp thu những giá trị VH mới, cải biến nó phù hợp với VH DT để tạo nên một nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc DT. Một nền VH không tiếp thu tinh hoa VH của DT khác, của nhân loại để làm mới mình thì một nền VH đó luôn nghèo nàn, trì trệ, chậm phát triển và nó sẽ kéo theo sự chậm phát triển trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của DT.
Do đó, BSVHDT không phải chỉ là những giá trị truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác mà qua thời gian, nó được lọc bỏ, cải biến vừa được tiếp thu những giá trị mới phù hợp với đời sống VH của DT. Ví dụ, ngôi nhà sàn truyền thống của các DT Tày, Nùng biểu hiện giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật của đồng bào cần được tiếp tục duy trì trong xã hội hiện đại nhưng cũng cần cải biến, thay đổi để phù hợp hơn với xã hội hiện đại như cần thoát ly chuồng gia súc dưới gầm sàn ra phạm vi riêng cách xa nơi ở để không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của đồng bào DT. Cần thiết kê lại cách bố trí mặt bằng trong sinh hoạt theo hướng bình đẳng, hài hòa thống nhất không có sự phân biệt, phân chia ranh giới theo hướng bất bình đẳng như kiểu thiết kế hai cầu thang, hai bếp lửa trong ngôi nhà sàn của người Tày. Một cầu thang và một bếp lửa chỉ dành cho đàn ông và khách trong gia đình, phụ nữ không được bén mảng đến, chỉ được sử dụng cầu thang và bếp lửa được thiết kế dành riêng cho phụ nữ trong gia đình. Hay trong tập quán của người Nùng vùng Đông Bắc, con dâu không được ngồi chung mâm cơm với bố chồng… những
thứ truyền thống đã trở nên lạc hậu, có ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào thì cần được xóa bỏ, thay đổi, có truyền thống không ảnh hưởng xấu đến đời sống của đồng bào mà cũng không có tác dụng thúc đẩy sự phát triển (yếu tố trung tính), nhưng nó hàm chứa những thông tin liên quan đến lịch sử tộc người thì nên được duy trì, phát huy để giáo dục cho thế hệ sau nguồn gốc lịch sử tộc người. Còn những truyền thống có vai trò tích cực kích thích sự phát triển, động lực của sự phát triển (thể hiện sự tiên tiến) thì nên khuyến khích duy trì, phát huy, tạo điều kiện, môi trường để nó tồn tại và phát triển hoặc cấu trúc lại, cải biên, bổ sung và phát triển mới. Có như vậy, mới góp phần tiên tiến hóa nền VH Việt Nam. Nếu chỉ chú tâm đến giữ gìn quá khứ một cách nguyên vẹn mà không lọc bỏ, cải tiến thì Việt Nam sẽ trở thành bảo tàng của quá khứ.
4.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
Chủ trương giữ gìn BSVH các DTTS không phải là để các giá trị đó không mất đi mà phải phát huy nó trong đời sống để đạt được những mục tiêu, cụ thể mục tiêu ở đây là đời sống vật chất và đời sống tinh thần được nâng cao.
Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là giữ gìn, phát huy nền tảng tinh thần của đồng bào các DTTS trong quá trình phát triển. Đó chính là quá trình khơi dậy, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp như lòng yêu quê hương, đất nước, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, chịu thương, chịu khó vượt qua mọi điều kiện khắc nghiệt về địa hình, khí hậu để tiếp tục sinh tồn và phát triển; tinh thần đoàn kết cộng đồng, dòng họ, thôn bản, làng xã… Những giá trị này được khơi dậy, phát huy sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn để đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc phát triển vươn lên theo kịp sự phát triển chung của đất nước. Những yếu tố đó được khơi dậy, phát huy và có ý nghĩa khi nó tham gia vào cải thiện và nâng cao đời sống vật chất như xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời với việc đời sống vật chất được cải thiện, thì đời sống tinh thần cũng được nâng cao. Đồng bào các DTTS có điều kiện hơn để tham gia các hoạt động tinh thần như tham gia lễ hội, tham gia vào sáng tạo và hưởng thụ các giá trị tinh thần.