Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 15


bên cạnh tiếng mẹ đẻ. Nhiều gia đình vùng đồng bào DTTS có điều kiện kinh tế khấm khá đã sẵn sàng chi ra một khoản tiền để đầu tư cho con cái học thêm ngoại ngữ, đầu tư cho con du học nước ngoài. Khoa học kỹ thuật phát triển và việc vận dụng nó vào sản xuất làm cho đồng bào các DTTS giảm cho phí sản xuất, thời gian, lao động mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho đồng bào có thêm thời gian nông nhàn để chăm lo đến đời sống tinh thần, tham gia tích cực vào những phong trào, hoạt động VH của địa phương như: phong trào xây dựng nông thôn mới, tham gia vào nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ văn nghệ để tiếp tục gìn giữ, bảo lưu nhiều nhiều lễ hội đặc sắc, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp, nhiều làn điệu dân ca, bài múa truyền thống. Với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, đồng bào các DTTS có điều kiện giao lưu, tiếp xúc để tự tin hơn, lạc quan hơn và tự hào hơn về giá trị VH truyền thống của DT mình đồng thời học hỏi, tiếp thu được nhiều giá trị VH mới của DT khác, nền VH khác để làm mới nền VH của DT mình, đẩy lùi được những lạc hậu, mê tín dị đoan.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS.

Vùng Đông Bắc nước ta là nơi tập trung nhiều thành phần DT với BSVH đặc trưng, phong phú, đa dạng, là nền tảng tinh thần cho đồng bào các DTTS nơi đây tồn tại và phát triển. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta trước sau như một luôn chủ trương giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS một cách có chọn lọc được thể hiện trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước.

Trong Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về VH, văn học, nghệ thuật của các DTTS. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các DT. Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các DTTS học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của các DT mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị VH, văn học, nghệ thuật của các DTTS”[29;69].


Có thể nói, đây chính là một quan điểm có ý nghĩa triết lý chỉ đạo rất quan trọng và sâu sắc đối với việc giữ gìn và phát huy BSVHDT nói chung, BSVH của các DTTS nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó định hướng cho việc khơi dậy và nhân lên những giá trị ưu tú của VHDT, VH tộc người từ lâu đời để thúc đẩy công cuộc phát triển đất nước hiện nay.

Trong các chỉ thị về sau, Đảng ta vẫn tiếp tục chủ trương giữ gìn, phát huy tinh hoa VH truyền thống của các DTTS.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng nêu rõ: “Bảo tồn và phát huy các di sản VHDT, các giá trị VH, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của các DT”[30;90].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về các văn kiện trình Đại hội XI ngày 12/01/2011 nêu rõ: “Xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT, vừa kế thừa, phát huy những truyền thống VH tốt đẹp của cộng đồng các DT Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa VH nhân loại… ”[32;40].

Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển VH, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể là “Giữ gìn và phát huy di sản VH các DTTS, nhất là tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống, các giá trị VH tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng”[33].

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay - 15

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đề ra nhiệm vụ “Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị VH truyền thống DT; khích lệ sáng tạo các giá trị VH mới, tiếp thu tinh hoa VH nhân loại, làm giàu VHDT”[34;129].

Như vậy, thông qua các văn kiện, nghị quyết, cho thấy rõ sự nâng cao không ngừng nhận thức của Đảng về vấn đề giữ gìn và phát huy BSVHDT nói chung và BSVH các DTTS nói riêng và nhận thức đó luôn bám sát với tình hình, điều kiện mới.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế, Đảng ta nhấn mạnh việc quan tâm giữ gìn và nâng cao BSVH đồng thời phải đấu tranh chống sự xâm nhập của các yếu tố phản VH, những khuynh hướng lai căng, mất gốc, khuynh


hướng sùng bái đồng tiền mà bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn. Những yếu tố này xuất hiện là do mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động và là một trong những hệ quả của quá trình giao lưu quốc tế. Do đó, dựa vào màng lọc là BSVH, một mặt chúng ta tiếp nhận các giá trị mà nền kinh tế thị trường và quá trình giao lưu quốc tế mang lại, một mặt chúng ta phải chủ động đào thải, loại bỏ những cái đi ngược với thuần phong mỹ tục của DT.

Đảng đã nhận thấy được rằng, bên cạnh tính tất yếu của những giá trị VH mới được tạo ra, được tiếp thu từ nhân loại thì có nguy cơ mai một, mất dần BSVH của DT cũng như BSVH của các DTTS. Do đó, Đảng ta chủ trương tích cực giữ gìn và phát huy các thành tố của VH như tiếng nói, chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống, những giá trị VH trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo….

Cùng với đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều luật và nghị định nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị VH, đỉnh cao là Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Trong Luật di sản văn hóa, ngoài tính hệ thống và bao quát của nó, lần đầu tiên các di sản VH phi vật thể được đưa vào nội dung quản lí và điều chỉnh của bộ luật này. Đây là bước phát triển trong việc hoàn chỉnh bộ Luật di sản văn hóa mà không phải quốc gia hiện đại nào cũng đạt được. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên chúng ta có được sự hội nhập quốc tế khá toàn diện về phương diện VH, tạo nên sự gắn kết trên phương diện luật pháp và hoạt động bảo tồn VH giữa Việt Nam và quốc tế. Trên cơ sở bộ luật, từ đó đến nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều chính sách VH cụ thể nhằm bảo tồn, phát triển các giá trị VH truyền thống, trong đó có giá trị VH của DTTS vùng Đông Bắc. Với điều kiện còn khó khăn của một nước đang phát triển, nhà nước Việt Nam đã tích cực, chủ động giữ gìn những giá trị VHDT, được tổ chức VH quốc tế UNESCO đánh giá cao.

Những văn kiện, nghị quyết của Đảng đã được chính phủ, chính quyền các cấp, các ngành, các vùng, miền, các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia và đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa góp phần vào mục tiêu xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc DT có tính DT, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Thứ hai, hệ thống chính trị cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc cụ thể hóa


chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Hầu hết các địa phương vùng Đông Bắc, đã xác định được công tác giữ gìn và phát huy BSVHDT là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), về xây dựng và phát triển nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc DT, Nghị quyết TW 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển VH, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông Bắc đã nỗ lực chỉ đạo, ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về giữ gìn BSVH các DTTS trên địa bàn. Tỉnh ủy các tỉnh đã đưa mục tiêu, nhiệm vụ giữ gìn, phát triển VH các DTTS vào nghị quyết của từng nhiệm kỳ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đó, ủy ban nhân dân các tỉnh đã chỉ đạo các sở VH thể thao và du lịch xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện. Kế hoạch cụ thể được thể hiện chi tiết qua các đề án trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đang được thực hiện. Chẳng hạn tỉnh Tuyên Quang thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển VH các DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”[161] với nội dung nghiên cứu, sưu tầm các giá trị VH truyền thống các DTTS, xây dựng, bảo tồn làng VH du lịch, hỗ trợ phát triển một số làng nghề truyền thống, phục dựng bảo tồn một số lễ hội truyền thống của các DTTS; tổ chức ngày hội VH các DT cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức thi, tìm hiểu và hát dân ca; dàn dựng, biểu diễn các điệu hát - múa đặc sắc, tiêu biểu của các DT. “Đề án giáo dục kỹ năng sống và VH truyền thống các DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020”[159] với nội dung quan trọng là giáo dục cho học sinh những giá trị VH truyền thống của các DT trên địa bàn, giúp học sinh hình hành, phát triển, rèn luyện, biểu diễn một số nhạc cụ DT như: Khèn, sáo, các làn điệu dân ca bằng ngôn ngữ dân DT; biết thêu, dệt và làm các sản phẩm truyền thống của địa phương như khèn Mông, thêu đan váy, áo, túi, sách, khăn, mũ… để phục vụ khách du lịch và giữ gìn BSDT; Sở VH thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn thực hiện đề án “Bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết và kiến trúc nhà ở


người DTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”[157], đề án triển khai việc đưa tiếng nói, chữ viết các DTTS vào giảng dạy trong các nhà trường, khuyến khích, hướng dẫn quần chúng nhân dân tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị VH truyền thống của đồng bào các DT như hát then, sli, lượn… tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các câu lạc bộ VH, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ VH; Sở VH, thể thao và du lịch tỉnh Thái Nguyên thực hiện đề án “Bảo tồn, phát triển VH các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”[165]. Trong đề án này có các dự án thành phần là: Dự án “Khôi phục, bảo tồn tinh hoa VH truyền thống các DTTS của các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai”; dự án “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, phát huy hiệu quả các thiết chế VH cơ sở vùng đồng bào các DTTS”; dự án “Gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển VH các DTTS của các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai”; dự án “Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm VH nghệ thuật và các di sản VH tiêu biểu của các DTTS và đưa giáo dục VH truyền thống các DT vào trường học thuộc địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai”; dự án “Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn VH, nghệ thuật các DT cấp huyện, cấp tỉnh, tham gia cấp vùng, quốc gia giai đoạn 2014 - 2020”.

Với tư duy linh hoạt, nhạy bén, các cấp ủy, chính quyền ở các tỉnh vùng Đông Bắc ngoài những chương trình, chuyên đề phát triển VH riêng còn ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch chuyên đề về phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. Chủ trương “lấy VH để phát triển du lịch, lấy du lịch để bảo tồn, phát triển VH” xem VH là tài nguyên du lịch có giá trị… đã thể hiện rõ sự gắn kết giữa kinh tế và VH trong quá trình phát triển vùng đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Do đó, vấn đề giữ gìn và phát huy BSVHDT được chú trọng, quan tâm và khai thác nhằm hướng tới sự phát triển hài hòa, kinh tế tăng trưởng mà vẫn giữ gìn, bảo lưu được các giá trị VH truyền thống. Sự gắn kết này được thể hiển hiện rõ trong việc xây dựng các mô hình làng VH. Từ khi mô hình này đi vào hoạt động đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch đến thăm quan và trải nghiệm, góp


phần tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho đồng bào các DTTS đồng thời vẫn giữ gìn, bảo lưu, khơi dậy, phát huy các giá trị VH vật thể và phi vật thể.

Các cấp địa phương cũng đã kết hợp với đồng bào các DTTS xây dựng các mô hình làng VH như làng VH du lịch Bản Quyên xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Thái Nguyên; làng VH truyền thống DT Tày bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn; bản VH Khuổi Ky của DT Tày (Cao Bằng); Hà Giang xây dựng được 29 làng VH của các DT Tày ở thành phố Hà Giang, DT Dao ở Hoàng Su Phì, Xín Mần, DT Mông ở Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc; làng VH du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn. Mô hình làng VH đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng từ phía đồng bào các DTTS, trong đó phục dựng lại ngôi nhà truyền thống, duy trì mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày, chế biến món ăn truyền thống để phục vụ bản thân, gia đình và du khách….Sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và người dân đã đáp ứng được hai mục tiêu lớn đó là vừa phát triển kinh tế du lịch vừa giữ gìn và phát huy được BSVH tộc người. Có thể nói đây là hướng bảo tồn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn. Sự xuất hiện các làng bản VH đã tạo động lực dấy lên phong trào khôi phục, bảo tồn các giá trị VH vật thể của đồng bào các DTTS ở các địa phương.

Những hoạt động đa dạng trên cho thấy công tác giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS từ phía cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý VH vùng Đông Bắc đã được triển khai tích cực, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc.

Thứ ba, sự phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác của đồng bào các DTTS với tư cách là chủ thể của nền VH.

Bản thân đồng bào các DTTS chính là chủ thể của nền VH của họ, do đó, nền VH đó có được giữ gìn, phát huy hay không ngoài sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài như sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành và chính quyền địa phương thì vai trò quyết định vẫn chính là bản thân đồng bào các DTTS. Nếu như Đảng, Nhà nước, cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương có quan tâm, tạo mọi điều kiện đến đâu đi chăng nữa mà đồng bào các DTTS không tiếp nhận, không chủ động, tự giác phối kết hợp thì công tác


giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS cũng chỉ là sự cưỡng ép từ bên trên mà không đạt được hiệu quả. Do đó, có lúc, có nơi, Nhà nước làm thay cho đồng bào như tự phục dựng lại các ngôi nhà truyền thống, phục dựng lại các giá trị VH phi vật thể… không đúng bản chất của nó, làm mất đi vẻ đẹp đậm đà bản sắc trong VH của đồng bào các DTTS và các giá trị VH đó cũng chỉ được lưu giữ, trưng bày trong các bảo tàng, trong băng đĩa, sách vở mà không thực sự được sống trong chính đời sống của đồng bào. Vì thế, ý thức tự giác và tích cực tham gia vào duy trì, thực hiện các các giá trị VH giàu BSDT của đồng bào các DTTS sẽ không chỉ giúp cho các giá trị đó tồn tại bền vững trong đời sống đồng bào mà nó mới thực sự đóng vai trò là nền tảng tinh thần để đồng bào các DTTS vươn lên hòa nhập theo xu thế phát triển.

Thực tế hiện nay, các thế hệ người già của đồng bào các DTTS vẫn luôn thường trực ý thức gìn giữ vốn liếng của cha ông, họ vẫn đang thường xuyên duy trì, thực hành, trao truyền cho thế hệ sau những vốn liếng tốt đẹp đó. Họ luôn nuối tiếc những giá trị VH đã mất mát, mai một và cũng đang mong muốn được tham gia vào khôi phục để gìn giữ BSVH cho thế hệ mai sau. Các nghệ nhân cũng đang miệt mài lan tỏa những giá trị tinh hoa đến cộng đồng, đến thế hệ trẻ thông qua việc mở lớp truyền dạy các giá trị VH phi vật thể như mở lớp dạy ngôn ngữ DT, dân ca, dân vũ, sử dụng nhạc cụ truyền thống, các bài hát, điệu múa truyền thống. Tuyên truyền, giáo dục mọi người cùng tham gia vào việc duy trì, giữ gìn, phát huy các giá trị đó. Họ luôn có ý thức tự hào về kho tàng VH của DT đồng thời luôn biết tự làm mới nền VH của DT mình bằng cách loại bỏ những yếu tố đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển, tiếp thu cái hay, tiến bộ, tích cực trong VH các DT khác kể cả trong nước và quốc tế, góp phần tạo nên một nền VH tiên tiến, đậm đà BSDT, trở thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh cho đồng bào các DTTS vươn lên, phát triển.

3.3.1.1. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Những hạn chế của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong những năm qua bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan đó là sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

113


Sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường như bàn tay vô hình làm đảo lộn nhiều giá trị, chuẩn mực truyền thống, làm lu mờ BSVHDT, nhiều giá trị VH truyền thống mang tính bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc bị biến dạng, mai một. Khát vọng lợi nhuận trong kinh tế đã dẫn đến sự bất chấp mà hủy hoại môi trường tự nhiên và phá hoại môi trường VH. Không gian VH rừng, bản làng vốn là cơ sở để nảy sinh, tồn tại nhiều giá trị VH có nguy cơ bị phá mất để xây dựng các thủy điện, các khu công nghiệp, các dự án quốc gia. Quá trình di dân đã làm ảnh hưởng lớn đến việc duy trì và thực hành các hoạt động VH mang tính bản sắc của đồng bào các DTTS. Các nguồn tài nguyên để tạo dựng nên các giá trị VH vật thể ngày càng khan hiếm. Sự mải mê tập trung phát triển kinh tế, sự cạnh tranh trong làm ăn làm cho đồng bào các DTTS ít chú ý thậm chí lãng quên các giá trị VH truyền thống cũng như việc thực hành nó trong đời sống hàng ngày. Những giá trị VH nghệ thuật như ca dao, tục ngữ, làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống, nhạc cụ truyền thống không được trao truyền, truyền dạy cho thế hệ sau trong nội bộ gia đình, dòng họ; các lễ hội truyền thống của DT thưa thớt người tham gia. Bản chất của đồng bào các DTTS luôn thật thà, chất phác, giản dị, cần cù, chịu thương, chịu khó, thích nghi với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng khi bước vào nền kinh tế thị trường, một bộ phận nảy sinh tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào kết quả lao động của người khác, ham chơi, sa đà vào các tụ điểm tệ nạn, làm biến đổi bản chất tự nhiên của mình. Để có tiền, có lợi nhuận cao, họ chấp nhận mọi cách làm ăn phi pháp: buôn lậu, buôn thuốc phiện, làm hàng chất lượng kém.... Lợi dụng địa hình khó khăn, hiểm trở, giáp biên giới, nhiều đối tượng là đồng bào DTTS vùng Đông Bắc đã trực tiếp cầm đầu hoặc tham gia vào đường dây buôn bán ma túy với số lượng lớn. Nhiều thanh niên thoát ly khỏi bản làng xuống các thành phố làm ăn đã sớm thích nghi với cuộc sống sôi động, tiêu xài hoang phí, thay đổi dần bản tính hiền lành, lương thiện, giản dị, mộc mạc của người DTTS.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đang tạo ra những sản phẩm mới hiện đại, làm cho đồng bào choáng ngợp trước tính hữu dụng cao của những sản phẩm mới, từ đó họ cho rằng những cái thuộc về truyền thống là lạc hậu nên cần bỏ qua. Hoặc do tư tưởng cho rằng hiện đại hóa là làm cho

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022