Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Với Hình Thức Biểu Hiện:

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng ! (Người thay đổi đời tôi - Người thay đổi thơ tôi) Chế Lan Viên.

Đó là những câu thơ nhớ lại một thời nô lệ phải học "Tổ tiên ta là người Gô - Loa" nên

"Tổ Quốc trong lòng ta mà có cũng như không" và thơ phải xuôi tay, bất lực mà thôi.


Những nhà thơ có tâm hồn lớn, dũng khí lớn luôn luôn vươn lên, luôn luôn có ý thức tự vượt mình để vươn tới tầm cao thời đại, là người phát ngôn của thời đại.

Trên đây là những đặc điểm bản chất của thơ trữ tình. Đó là những căn cứ quan trọng

để ta xác định các cung bậc giọng điệu thơ trữ tình.

1.2.2. Giọng điệu thơ trữ tình:‌

1.2.2.1. Giong điệu với nôi dung thơ trữ tình:

Giọng điệu nổi bật và bao trùm của thơ trữ tình là tự biểu hiện. Tự biểu hiện mình (và thời đại mình) qua niềm vui, nỗi khổ, đớn đau, hạnh phúc, chua cay, ngọt bùi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Giọng điệu chung để thể hiện nội dung thơ trữ tình là trình bày, giãi bày, tâm tình, thổ lộ các nỗi niềm, suy tư, khát vọng để giải tỏa, giải thoát hoặc tìm sự đồng cảm, sẻ chia.

Ở thể thơ tự sự, có thể là "đa thanh" (đa giọng) (Bakhtin) còn ở thơ trữ tình, có thể là tiếng nói "đơn giọng", ở đây tiếng nói của chủ thể trữ tình lấn át hoặc trùng khít với khách thể. Theo Bakhtin "cả những cái xa lạ với mình nhà thơ cũng nói đến bằng tiếng nói của mình" (1). "Còn người viết văn xuôi thì ngay cả cái của mình cũng cố nói đến bằng tiếng người khác''' (2).

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 4

Nhà thơ trữ tình có thể viết về cái chung hay cái riêng, nhưng dù là chung hay riêng bao giờ cũng phải gắn với một xúc cảm mãnh liệt, chân thành tạo nên giọng điệu riêng của mình.

Trường xúc cảm mãnh liệt ấy còn gọi là tâm trạng. Người ta còn gọi thơ trữ tình là "bản tự thuật tâm trạng". Tâm trạng là trạng thái tâm hồn vừa cụ thể vừa trừu tượng không dễ gì gọi tên ra được. Nó giống như một giai điệu đang vang lên trong tâm hồn. Giai điệu ấy buồn hay vui, hạnh phúc hay đau khổ nó sẽ được biểu hiện ra bằng giọng điệu tương tự, bằng nội dung tương tự.

Trong lịch sử thơ trữ tình có những bản tự thuật tâm trạng sống lâu hơn người viết ra nó, sống lâu hơn thời đại của nó. Ví dụ câu thơ của Hồ Xuân Hương :



(1) (2) Bakhtin - Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - Trường viết văn Nguyễn Du -Hà Nội - 1992-trang 105.

Trơ cái hồng nhan với nước non.


(Tự tình II)


Đó chính là tâm trạng cô đơn của người phụ nữ tài sắc mà truân chuyên, tâm trạng ấy còn được đồng cảm mãi, còn sống mãi trong lòng những người cùng cảnh ngộ với Xuân Hương. Bởi thế gian đâu phải ai ai cũng đều có hạnh phúc. Còn nhiều tai ương, còn nhiều éo le, nhiều tai quái của số phận vẫn xảy ra vô số trong cuộc đời.

Thơ hiện đại càng giàu tâm trạng. Bởi các nhà thơ hiện đại không chịu sự chi phối của thời đại văn chương phi ngã. Chính sự giải phóng cá nhân đã dẫn đến sự giải phóng văn chương. Trong phong trào thơ mới 1930 - 1945, ta thấy có vô vàn giọng nói riêng biệt biểu hiện tâm trạng khác nhau. Mỗi một nghệ sĩ đều có ý thức sâu sắc về tính cá biệt trong giọng điệu của mình : "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và

thiết tha, rạo rực, đắm say như Xuân Diệu" (1)

Tâm trạng chung của các nhà thơ mới là nỗi buồn. Mà không buồn sao được, một đất nước bị thực dân Pháp cai trị 100 năm, thân phận nô lệ biết đi đâu về đâu ? Nên các thi sĩ biểu hiện tâm trạng chung là nỗi buồn, nhưng vẫn mỗi người một giọng điệu khác nhau :

Chế Lan Viên thì "nhuốm màu triết lý"


Với tôi tất cả như vô nghĩa


Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau


Xuân Diệu thì kêu lên :



Huy Cận :

Trời ơi hôm nay tôi chán hết Những sắc màu hình ảnh của trần gian.


Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song.

(Tràng Giang)


Khi Aimatôp được hỏi : "Vì sao tác phẩm của ông thường buồn ?", ông trả lời : "Là vì chính bản thân tôi được "nhào nặn" trong nỗi buồn. Tuy nhiên, thực tình mà nói tôi tin rằng


(1) Hoài Thanh - Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học Hà Nội 1988, trang 34.

chính thảm kịch của cuộc đời mới làm tâm tư con người biết suy nghĩ cao hơn về ý nghĩa cuộc sống : trong văn học cổ đại chúng ta luôn tìm thấy cái bi đát, không phải là không có ý nghĩa gì đâu" (1), tác động của tâm trạng buồn nhiều khi lại mang ý nghĩa tích cực.

Thơ sau cách mạng diễn tả tâm trạng vui nhiều hơn tâm trạng buồn. Niềm vui quả là có nhiều thật và giọng điệu chính của thơ nhiều tác giả là niềm vui thật vì con người với tư thế chủ nhân xã hội, tư thế chiến thắng thì giọng điệu giống như bài ca bất tuyệt: "vui sao một sáng tháng năm", "vui thế hôm nay, ta nhảy ta bay". "Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt".

Nhưng không phải tâm trạng các nhà thơ cách mạng chỉ toàn niềm vui. Trong thơ cách mạng cũng có những nỗi buồn, trăn trở, khắc khoải, lo âu, đớn đau, hoài nghi, giận dữ... Đủ mọi sắc thái cung bậc tình cảm của con người. Ngay Tố Hữu, giọng điệu thơ chính là giọng khẳng định, giọng mến thương mà cũng có khi giọng buồn đau đến nhức nhối như trong bài "Nước non ngàn dặm". Hơn 300 câu trong đó có một âm chủ là giọng buồn, buồn nhưng không bi lụy, nhưng rò ràng là không thể là giọng vui như "Ta đi tới" hay "Vui bất tuyệt" được :

Anh về Quảng Trị Gio Linh


Trèo lên Dốc Miễu, lặng nhìn quán Ngang Bời bời cỏ hít dồng hoang

Chim kêu cành cụt, chang chang nắng cồn.


Rò ràng là tư thế của "ngày về" vậy mà giọng vẫn buồn :


Xe lên đường 9 cheo leo


Hố bom đỏ mắt, trắng đèo bông lau Cây khô chết chẳng nghiêng đầu

Nghìn tay than cháy sạch màu trời xanh.


Đó là những câu thơ trong "Nước non ngàn dặm". Và ta hiểu nguyên nhân giọng điệu buồn đến nhức nhối tâm can của nhà thơ cách mạng khi ngày trở về thấy quê hương bị chiến tranh tàn phá đến đau thương, đến "lặng" cả người : "Lặng nhìn quán Ngang"

Rò ràng đấy là tình cảm rất thật nên nó chi phối toàn bộ giọng điệu của bài "Nước non ngàn dặm'.


(1) - "Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca"

- Nhiều tác giả - Nhà xuất bản Giáo dục 1997, trang 72.

Và những khắc khoải lo âu của Xuân Quỳnh cũng là tâm trạng thật :


Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố

(Thuyền và biển)


Thật ra niềm vui và nỗi buồn luôn thay nhau bước ngang đời chúng ta từ ngày này sang tháng nọ, và ta phải biết chấp nhận nó :

Nỗi khổ đau của ta ơi.


Nếu không thể dừng thì ngươi cứ đến


(Nguyễn Nhật Anh - Thơ gửi khổ đau)


Trương Nam Hương cũng có cái ám ảnh của nỗi buồn :


Ôi sông Hương, hỡi sông Hồng Giọng tôi lạc giữa mênh mông nỗi buồn !

(Tự bạch)


Những bài thơ đầy tâm trạng, đầy nỗi niềm thường được trình bày bằng giọng điệu trầm tư thế sự. Còn những bài thơ xuất phát từ cảm hứng lịch sử, thời đại, dân tộc, chiến tranh, cách mạng, hòa bình, xây dựng... thì thường có giọng điệu sử thi. Nhà thơ thường đứng trên tư cách công dân để cảm nhận, suy ngẫm, tự hào, ngợi ca cuộc sống với ý thức trách nhiệm cao trước lịch sử và xã hội. Cho nên ta thấy dường như cái chung được nói đến nhiều hơn cái riêng. Cái riêng có được nói đến cũng phải phù hợp với lợi ích của cái chung. Con người trữ tình ít nói đến cái "tôi trữ tình" mà thường nói đến cái "ta trữ tình". Con người trữ tình tạm gác những vấn đề nhỏ bé cá nhân để gánh vác những nhiệm vụ lịch sử : "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy" (Chế Lan Viên)

Tương đương với cái "ta trữ tình" là các khái niệm : Tổ quốc, đất nước, quê hương, làng mạc, sông núi:

- Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

(Nguyễn Đình Thi)


- Không nỗi đau nào của riêng ai Của chung nhân loại chiến công này

Việt Nam ơi! Máu và hao ấy


Có đủ mai sau thắm những ngày ?


(Tố Hữu)


- Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?

(Chế Lan Viên)


- Đất nước bốn nghìn năm không nghỉ, Những đạo quân song song cùng lịch sử Đi suốt thời gian, đi suốt không gia

(Nam Hà)


Giọng điệu trữ tình sử thi thường rất mạnh mẽ, hào hùng, sảng khoái, đầy niềm vui, niềm tin, có khi có không khí trang nghiêm của tính chính luận, của giọng khẳng định.

Tố Hữu thường hay có giọng quyền uy, tuyên bố các chân lý lớn quyết tâm lớn :


- Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát


- Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống.


- Khóc là nhục, rên hèn, van yếu đuối


Giọng quyền uy thể hiện rò nhất trong bài "Hoan hô chiến sĩ Diện Biên"


- Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt


Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.


Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn

Chỉ một đoạn mở đầu thôi mà thấy giọng, đầy khí thế lớn, quyết tâm lớn, đầy tính chính luận, xã luận.

Trong thơ trữ tình sử thi, con người không phải là biểu hiện của cá nhân đơn lẻ mà thường là biểu hiện của con người tập thể, cộng đồng, dân tộc, con người trong đội ngũ :

- Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi

Dài như sông


(Tố Hữu)


- Đội ngũ ta đi dài như tiếng hát


(Chính Hữu)


- Anh giải phóng quân ơi!


Tên Anh đã thành tên đất nước


(Lê Anh Xuân)


- Đất nước của những người con gái, con trai


Đẹp hơn hoa hồng, mạnh hơn sắt thép


(Nam Hà)


Trong cái "ta trữ tình" ấy, mọi tâm tư tình cảm, những quan niệm về hạnh phúc, tình yêu cũng mang màu sắc chung, có tính chất lý tưởng :

- Hạnh phúc là gì ? Bao lần ta lúng túng

Miền Nam gọi! Hai đứa mình có mặt Và em gọi đó là hạnh phúc

(Bài thơ hạnh phúc - Dương Hương hy)


- Mà nói vậy trái tim anh đó


Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ


Anh dành phần riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu

(Bài ca xuân 61 - Tố Hữu)

Trong giọng điệu sử thi, ngay cả vấn đề sống chết cũng được lý giải bằng lợi ích cộng

đồng, bằng lý tưởng cách mạng.


- Có cái chết hóa thành bất tử


(Tố Hữu)


- Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất có một phần xương thịt của em tôi


(Quê hương - Giang Nam)


- Sống đã vì cách mạng anh em ta


Chết cũng vì cách mạng chẳng phiền hà


(Tố Hữu)


Chính giọng điệu sử thi của thơ văn cách mạng đã châm thêm nhiệt huyết cho hàng vạn hàng triệu chiến sĩ xốc tới chiến trường giành lại thắng lợi cho non sông Tổ quốc. Công lao của các nhà thơ cách mạng không thể là nhỏ. Chiến tranh kết thúc, cuộc sống hòa bình trở lại bình thường với những lo toan vất vả của một đất nước nghèo sau bao nhiêu năm bị chiến tranh tàn phá. Giọng điệu sử thi không còn thích hợp thay thế vào đó là giọng trầm tư thế sự, suy ngẫm về cuộc đời mà ta thấy giọng này là giọng chủ trong Di cảo thơ cửa Chế Lan Viên.

1.2.2.2. Giọng điệu thơ trữ tình với hình thức biểu hiện:

Giọng điệu chỉ là một yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật là tác phẩm thơ nhưng nó không xuất hiện đơn lẻ, rời rạc mà nó chi phối toàn bộ các yếu tố khác của tác phẩm như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu, âm thanh nhip điệu, hình ảnh...

1.2.2.2.1. Giọng điệu với ngôn ngữ thơ:


Về giọng điệu và sức mạnh của ngôn từ, Liliem Jimenes nói : "Mỗi từ có tiếng nói riêng của nó, mỗi từ nôn nao một nỗi xúc động riêng. Mỗi từ mang sẵn trong nó một tiếng vang cực kỳ sâu sắc Có những từ có đọng cả nước mắt, mồ hôi, hơi thở con người" (1). Như vậy theo ông, mỗi từ đã có sắc thái biểu cảm riêng, có giọng riêng của nó. vấn đề ở chỗ là làm sao tìm đúng từ ấy, ngôn ngữ ấy đặt đúng vào vị trí của nó trong câu thơ.

Ta thường nói thơ Tố Hữu có giọng thương mến, có tính dân tộc, là vì Tố Hữu đưa vào thơ hệ thống xứng hô trữ tình phong phú : Bác ơi, đồng bào ơi, Việt Nam ơi, Xuân ơi, Huế ơi

... tạo ra mối quan hệ hết sức gần gũi trong xưng hô của tiếng thơ, tạo thành giọng thương mến.



(1) Mười nhà thơ lớn của thế kỷ - Nhà xuất bản tác phẩm mới Hội nhà văn 1982.

Cũng như vậy thơ Tố Hữu được đánh giá có tính dân tộc vì ông sử dụng các từ địa phương đúng lúc, đúng chỗ :

Nỗi niềm chi rứa Huế ơi !

Ta thử đưa vào không phải "chi rứa" mà là "chi thế" "gì thế" câu thơ trở nên vô duyên và hỏng hẳn. Cho nên ngôn ngữ địa phương đặt đúng lúc đúng chỗ ở đây thật ngọt, thật tình cảm thân thương. Đó là một yếu tố làm nên tính dân tộc ở Tố Hữu.

Những ví dụ trên cho ta thấy sức mạnh của ngôn ngữ đối với việc tạo nên giọng điệu riêng cho tác giả. Còn Chế Lan Viên thì luôn thích dùng những từ to tát, những khái niệm lớn

: vũ trụ, nhân loại, thời đại, cứ muốn nói đến những quá trình : sinh nở, hồi sinh, tái sinh, cứ muốn dùng những danh từ tôn giáo : Thích ca, Đức Phật, cà sa, Đức Chúa trời, quỷ dữ sa tăng, xám hối ... những từ ngữ ấy làm cho thơ Chế Lan Viên có phần xa lạ với quần chúng cần lao. Những từ ngữ ấy hợp với giọng triết lý của Chế Lan Viên "ưa những điều trọng đại".

Giọng thơ Phạm Tiến Duật đặc sắc không lẫn vào với ai ở khía cạnh lạc quan, khúc khích, hóm hỉnh của ngôn ngữ :

- Em ở Thạch Kim sao lại nói lừa anh là Thạch Nhọn


- Không có kính, ừ thì có bụi


Bụi phun tóc trắng như người già


chưa cần sửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

(Tiểu đội xe không kính)


Cái giọng hóm hỉnh, lạc quan, khúc khích này rò ràng là Ưu thế của tuổi trẻ. Nó được hình thành nhờ thái độ thản nhiên đi vào cuộc chiên tranh, coi thường mọi gian khó : "không có kính, ừ thì có bụi". Thái độ "phì phèo" và cười "ha ha." Những từ "ừ, phì phèo, ha ha" rất đời thường được đưa vào thơ làm nên chất trẻ, làm nên giọng hóm hỉnh, lạc quan yêu đời của Phạm Tiến Duật.

Rò ràng ta thấy mỗi nhà thơ có một ưu thế riêng trong việc sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ tạo nên giọng điệu thơ riêng cho mình.

Hô ứng cũng làm cho tiếng thơ âm vang, mà tiếng vang chính là hình thức của giọng điệu. Tố Hữu chủ trương tiếng thơ phải có âm vang. Không chỉ tiếng vang của chữ a, chữ b, mà "cả tiếng vang lên trong chữ", "của khoảng cách giữa những chữ, những dòng", "tiếng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022