sử, cảm hứng công dân. Hai yếu tố này kết hợp thành giọng trữ tình sử thi là giọng thơ chung của các nhà thơ thời kỳ này.
Cũng như tất cả các nhà thơ khác, Chế Lan Viên cũng hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc và trong từng bước đi lên cùng với Cách Mạng, giọng trữ tình sử thi của Chế Lan Viên phát triển ngày càng phù hợp với cảm hứng chung của nền thơ ca Cách Mạng.
Có một vấn đề chung của giọng điệu thơ ca thời kỳ này là trữ tình sử thi luôn luôn đi đôi với trữ tình nhân bản, bởi vì thời đại hào hùng luôn làm nến chất sử thi nhưng những vấn đề của thời đại dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ thì lại vô cùng nhân bản. Chế Lan Viên có lần nói : "Diệt Mỹ là cao cả tình yêu". Chân lý ấy phù hợp với hoàn cảnh của dân tộc ta, bởi vì nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến vì ta bị xâm lược, giặc buộc ta phải đánh để bảo vệ non sông gấm vóc, bảo vệ "mây nước, cửa nhà, văn học, ngữ ngôn". Đó chính là những vấn đề nhân bản, vì quyền sống và quyền hạnh phúc của con người. Chính vì vậy mà hai yếu tố trữ tình sử thi và trữ tình nhân bản luôn hòa quyện gắn chặt với nhau, làm nên diện mạo một thời của Chế Lan Viên : ông nói đến những vấn đề lịch sử, chính trị bằng một điệu hồn rất tha thiết tin yêu, bằng một cảm xúc nồng nàn kết hợp với sự sâu sắc của trí tuệ. Điều đó tạo nên giọng điệu trữ tình sử thi có sắc thái của riêng ông, không thể lẫn với ai khác trong nền thơ ca Cách Mạng 1945 - 1975.
Giọng điệu trữ tình sử thi của Chế Lan Viên bộc lộ ở cảm hứng sử thi, ở nhân vật trung tâm, ở hệ thống hình ảnh mang giá trị biểu trứng cao, ở cách cấu trúc và lý giải hình tượng thơ trên tinh thần lý tưởng của thời đại.
2.2. Cảm hứng sử thi:
Cảm hứng sử thi của Chế Lan Viên có nguồn gốc giống như cảm hứng sử thi của các nhà thơ cách mạng khác. Nó bắt nguồn từ cuộc sống và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta.
Trước Cách mạng, Chế Lan Viên có một nguồn cảm hứng đặc biệt hơn các nhà thơ lãng mạn khác. Nguồn cảm hứng không bắt nguồn từ sự sống mà từ sự chết, từ mất mát đau thương vô vọng. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã làm hồi sinh một hồn thơ Chế Lan Viên như chính ông đã nói trong bản tự thuật về đời mình : ''1945. Cách mạng. Vui lại. Và tham gia vào cuộc sông dân tộc. Làm thơ lại. Chính nhờ chính trị mà làm thơ lại. Và khi đã làm thơ thì không phải làm thơ chính trị mà cả thơ tình" (Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - trang 12).
Từ bãi tha ma đầy đầu lâu và xương người tới "Ánh sáng và phù sa'' là cả một chặng
đường dài. Từ lúc chỉ muốn "Trốn vào một tinh cầu giá lạnh. Một vì sao trơ trọi cuối trời xa"
(Điêu tàn) cho đến khi nhìn thay quanh mình : "Người thêm khôn đất mọc thêm hoa" (Bữa cơm thường trong bản nhỏ) ; quả là Cách mạng đã làm cho Chế Lan Viên hồi sinh một cách ngoạn mục về quan điểm nhân sinh và cảm hứng nghệ thuật. Trong cuộc hồi sinh ấy, Chế Lan Viên đã tự vươn lên, đã tự vượt mình đẩy trí tuệ sắc sảo và cảm hứng nghệ thuật của mình đến chỗ thăng, hoa mà "Ánh sáng và phù sa" là một điển hình.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Niệm Giọng Điệu Văn Chương Hiện Đại:
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Với Hình Thức Biểu Hiện:
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Sử Thi Của Chế Lan Viên
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 7
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 8
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Thế Sự Của Chế Lan Viên
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Giọng trữ tình sử thi được phát huy cao độ ở "Ánh sáng và phù sa", cảm hứng nghệ thuật ở đây được cách điệu từ tình cảm nồng nàn với đất nước, nhân dân, cách mạng, lãnh tụ. 'Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui". Cánh đồng thơ Chế Lan Viên từ đây đầy ắp cảm xúc của thời đại : là những niềm vui, nỗi buồn của nhân dân, của đất nước, của Cách mạng nhưng vẫn mang phong cách riêng của nhà thơ, mang cảm hứng có sắc thái độc đáo rất riêng của nhà thơ về nỗi đau dân tộc, ân tình ân nghĩa của cách mạng. Cảm hứng tự hào, cảm hứng anh hùng, chất lãng mạn, chất chính luận, chất văn hóa ngập tràn trong "Ánh sáng và phù sa", đưa Chế Lan Viên lên vị trí là một trong những nhà thơ lớn của thời đại.
Đến các tập thơ sau : "Hoa ngày thường, chim báo bão" "Những bài thơ đánh giặc". Cảm hứng sử thi của Chế Lan Viên còn gia tăng chát tâm tình, chất chính luận ; sự suy tưởng ngày càng sắc sảo ; chất hùng, biện, chất phân tích luận lý ngày càng đậm nét. Bên cạnh đó, ông vẫn có những bài thơ mang cảm hứng đời thường chắt lọc, sâu lắng, tài hoa và nhuần nhụy. Cảm hứng sử thi ở các tập thơ sau tỉnh táo hơn nhờ chất khỏe khoắn, trần trụi của sự kiện.
Ở '''Hoa trước lăng người" và "Hái theo mùa", "Hoa trên đá", "Ta gửi cho mình", cảm xúc sử thi hơi bị yếu đi nhường chỗ cho cảm xúc đời thường : đặc biệt là lòng đau, cảm xúc về nỗi đau mang đến cho thơ Chế Lan Viên một giọng trầm đặc biệt.
Ở ba tập Di cảo thơ, Chế Lan Viên chuyển hẳn sang cảm xúc đời thường. Ẩm hưởng giọng điệu chung của ba tập thơ này là trữ tình thế sự. Trong ba tập thơ này, tiếng nói của người công dân - chiến sĩ đã nhường chỗ cho tiếng nói của người nghệ sĩ với muôn vàn cảm xúc đời thườn". Đây là xu thế chung của thơ ca Việt Nam khi chuyển sang giai đoạn hòa bình như chính Chế Lan Viên có nói :
Xưa giọng cao giờ tôi hát giọng trầm
(Giọng trầm)
Dù là giọng cao hay giọng trầm, thơ Chế Lan Viên vẫn làm tròn nhiệm vụ đối với thời
cuộc.
Cách mạng là ngày hội lớn của dân tộc, nhờ có Cách mạng, thơ Chế Lan Viên ngày càng vươn đến tầm cao tầm xa, thơ ông không chỉ làm rung động bạn đọc trong nước mà thơ ông còn đến với khắp năm châu bốn bể, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa Việt Nam với bạn bè khắp năm châu.
Trần Mạnh Hảo có nhận xét : "Thơ Chế Lan Viên, những trước tác sau này còn đồ sộ, còn hay hơn nhiều những sáng tác thời tiền chiến" (1). Bởi vì Chế Lan Viên có một điểm tựa vững chắc cho thơ, đó là niềm tin. Ở giai đoạn 1945 - 1975, niềm tin ấy có cơ sở vững chắc ở Đảng, Cách mạng, đất nước, nhân dân và thơ. Giai đoạn sau 1975, niềm tin của Chế Lan Viên là tin ở cuộc sống, cuộc đời và tin ở chính lòng người. Chính vì tin ở lòng người nên thơ ông ở giai đoạn cuối đời có tính chất hướng nội rất sâu sắc.
2.2.1. Cảm hứng về Cách Mạng:
Cảm hứng thơ của Chế Lan Viên về Cách mạng có một giọng điệu chân thành và sâu sắc. Chế Lan Viên vốn dĩ là con người thích những gì cao quý, siêu phàm. Ông tự nói về mình : "Mở đầu tôi yêu chúa. Rồi tôi yêu Phật". Chế Lan Viên thấy ở Chúa, ở Phật đức hy sinh cao cả cho các tín đồ, các sinh linh ; cho nên khi đến với Cách Mạng, ông càng yêu quí Cách mạng, hòa nhập say sưa vào với giọng ca chung của Cách mạng bởi vì ông thấy không có gì cao đẹp và đầy đức hy sinh hơn là chính những người chiến sĩ cách mạng, hy sinh cho Tổ Quốc, cho dân tộc, cho nhân dân. Đi với Cách mạng, Chế Lan Viên không còn cái nỗi buồn vay mượn siêu hình mà buồn vui thật, sướng khổ thật, được mất thật cùng với nhân dân, cùng với đất nước. Và cảm hứng thơ của Chế Lan Viên về Cách mạng mang sắc thái thành thật, thành thật đến tận cùng. Chế Lan Viên có nói trong tùy bút "Từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui" "Xưa kia trong trói buộc, chúng tôi yêu con người trong những vực, trong thung lũng đau thương. Giờ đây, trong tự do, chúng tôi yêu con người trẽn các đỉnh cao của nó". Đó là những con người "rũ bùn đứng dậy sáng lòa".
Chính những con người Cách mạng "trên các đỉnh cao của nó" ấy là nguồn cảm hứng sử thi mãnh liệt cho thơ Chế Lan Viên. Đó là những con người luôn khát khao vươn mình lập những chiến cống hiển hách :
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thủy triền vẫy gọi những vầng trăng Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm
(1) Trần Mạnh Hảo - Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu - Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1995 - trang 229.
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng.
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Cảm hứng yêu những con người cách mạng khao khái chiến công này có phần giống với cảm hứng của Tố Hữu :
Yêu biết mấy những con người đi tới Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên.
(Bài ca xuân 61 - Tố Hữu)
Cảm hứng say mê những con người biết "rũ bùn đứng dậy sáng lòa''' ấy khiến Chế Lan Viên nhận ra phẩm chất cao quí của những con người Việt Nam yêu nước trong những ngày Cách mạng gặp gian nan khốc liệt, những ngày mà mỗi con người Việt Nam phải lấy máu ra mà gìn giữ từng lá cây, ngọn cỏ của Tổ Quốc :
Ôi Tổ Quốc ! Ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ Quốc ! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông.
(Sao chiến thắng)
Cảm hứng sử thi làm cho hình tượng con người Cách mạng Việt Nam hiện lên diễm lệ, hùng tráng. Đó là hình tượng đẹp hào hùng, bay bổng và có sức lay động lòng người dữ dội, khơi dậy sâu xa từ trái tim con người tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng xả thân "quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh".
Trong thơ Chế Lan Viên, con người Cách mạng không chỉ đẹp ở tư thế, ở hành động, ở tầm vóc mà còn đẹp cả ở tâm hồn, lâm hồn người Việt Nam trong gian khổ không hề đơn giản mà có chiều sâu của sự suy nghĩ ; có tầm cao của sự hy sinh, có tầm xa của lý tưởng cách mạng. Đó là những con người chỉ thấy mình cao đẹp khi đứng trong hàng ngũ của nhân dân, của đồng đội:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu)
Với giọng thơ chân thành cảm động, nhà thơ cho ta thấy một sự gặp gỡ đẹp đẽ như sự gặp gỡ của qui luật, của đất trời, của lòng người. Đó là sự tìm được chỗ đứng của mình trong lòng nhân dân, trong hàng ngũ cách mạng. Và chính ở trong chỗ đứng ấy, nhà thơ hiểu được sức mạnh thật sự của nhân dân :
Nhân dân không có thanh gươm rung một cái đến trời mây Nhưng họ gánh lịch sử đến nghìn lần lớn hơn đời họ Những bà mẹ đêm đêm đào hầm nuôi cán bộ
Đào từ tuổi trung niên nay tóc bạc phơ đầu.
(Thơ bổ sung)
Sức mạnh của nhân dân là sức mạnh được tôi rèn bền bỉ theo năm tháng. Ngay trong cảm hứng lãng mạn anh hùng của Chế Lan Viên ta đã thấy có một chiều sâu của suy nghĩ tỉnh táo, không nhìn sự vật đơn giản một chiều - một giọng.anh hùng ca, mà vẫn.chất chứa sức nặng của nghĩ suy hiện thực. Thế cho nên có người nói thơ Chế Lan Viên luôn "tỉnh táo quá". Đó chính là một dấu ấn riêng của ông vì ở ông cảm xúc luôn song hành với trí tuệ. Thế nhưng Chế Lan Viên vẫn luôn làm ta mê say sự kỳ vĩ của dân tộc, tư thế đàng hoàng chính nghĩa của dân tộc, đường đi nước bước của cách mạng, chiến thắng hào hùng của nhân dân. Khi nói về những chiến công, giọng thơ trở nên say sưa, sảng khoái, hào hùng :
Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn Trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông Hải Tên Tổ Quốc vang ngoài bờ còi
Ta đợi triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nghìn nhân loại
Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng.
(Thời sự hè 72 - Bình luận)
2.2.2. Cảm hứng về Tổ Quốc:
Cảm hứng sử thi dào dạt bay bổng làm cho hình ảnh Tổ Quốc hiện lên trong thơ Chế Lan Viên đẹp hùng tráng huy hoàng diễm lệ như chưa bao giờ đẹp đến vậy :
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?
Chưa đâu và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Bằng.
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Cảm hứng tự hào về Tổ Quốc đang trưởng thành trong cách mạng làm cho Chế Lan Viên có giọng khẳng định chắc chắn như vậy. Nhà thơ thích nhất hình ảnh Tổ Quốc đang sinh thành và tái tạo với tất cả những bi kịch và hùng ca của nó. Tổ Quốc trong thơ Chế Lan Viên hiện lên cả hai mặt hùng tráng và xót xa :
Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ Thịt xương ta giặc phơi ngoài bãi bắn Lại tái sinh từ Pác - Bó, Ba Tơ
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Rò ràng cảm hứng của Chế Lan Viên là có say mê bay bổng nhưng cũng có tỉnh táo để soi Tổ Quốc từ nhiều phía, với nhiều cung bậc lình cảm : Tổ Quốc là quá khứ và hiện tại, là thực trạng nghiệt ngã và ước mơ rộng lớn, là vinh quang và đau khổ, là vĩ đại và thân quen. Không bao giờ vì quá say sưa mà Chế Lan Viên quên mất thực trạng của Tổ Quốc :
Tổ Quốc như bà mẹ nghèo thì thào cùng tôi qua nước mắt.
(Cành phong lan bể)
Và càng tự hào về "đất nước của Hùng Vương-có Đảng", giọng thơ Chế Lan Viên lại càng xót xa cho bất lực của người xưa :
Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Những pho tượng chùa Tây phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Chế Lan Viên không ca ngợi Tổ Quốc với cái nhìn hời hợt bên ngoài, thiên nhiên đất nước trong thơ ông là một bức họa nhiều màu sắc mà mỗi đường nét đều thấm đượm "điệu hồn" dạt dào thắm thiết của nhà thơ :
Thêm một ngày cho rừng biến thành than Cho lớp đất phù sa thành sữa lúa
Cho lá dâu non dệt thành tơ lụa
Cho lưỡi liềm cong mặt nguyệt nên tròn
(Nhật ký một người chữa bệnh)
Có lúc nhà thơ như bay lượn trên Tổ Quốc để nhìn bao quát "vóc dáng Trường Sơn", "dung mạo những đồng bằng", chứng kiến "buổi dònq sông ra gặp bể", hình ảnh Tổ Quốc hiện lên trong thơ ông đẹp oai hùng và đầy trách nhiệm lịch sử :
Như Hồng Lĩnh tự mình xây núi lớn Cửu Long dài đảm nhiệm lấy phù sa
( Con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa)
Những tên người, tên đất của Tổ Quốc vang lên trong thơ Chế Lan Viên thiêng liêng thắm thiết. Nhà thơ làm ta yêu quí từng gốc lúa ở Điện Biên, từng con tàu đến tàu đi trên cảng, biết trân trọng từng nét hoa văn trên mái đình làng cong cong, từng bức tranh dân gian làng Hồ, từng câu thơ "thấm giọt mưa rơi" của cha ông, biết nghiêng mình nhớ ơn những Bế
Văn Đàn, Nguyên Văn Trỗi ... Giọng thơ đầy chất nhân văn kết hợp hài hòa với giọng sử thi làm cho câu thơ Chế Lan Viên ở giai đoạn này có sức vang và chất truyền cảm mãnh liệt. Trong cả cuộc đời làm thơ của Chế Lan Viên thì đây chính là thời kỳ nhà thơ hát giọng cao, giọng sử thi hào hùng vang động. Có được giọng thơ đó chính là nhờ Đảng, nhờ Cách mạng. Cách Mạng như một cuộc tái sinh màu nhiệm, cuộc hồi sinh vĩ đại cho cả dân tộc Việt Nam trong đó có Chế Lan Viên. Trong thơ trữ tình sử thi của ông, âm hưởng Cách mạng - ngày hội rất đậm đà :
Cho tôi sinh buổi Đảng dựng xây đời Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể
Ta với mẻ thép gang đầu là đứa trẻ sinh đôi
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
2.2.3. Cảm hứng về Đảng:
Càng được tắm trong bầu không khí cách mạng - ngày hội, Chế Lan Viên càng biết ơn Đảng. Đảng trong thơ ông chính là sự nối tiếp hào khí cha ông để làm đất trời bừng sáng:
Rồi với đôi tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê, Đảng làm nên công nghiệp
Điện trời ta là sóng nước sông Hồng
An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép Loa thành này có đẹp mắt Người chăng ?
(Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)
Hình ảnh "đôi tay trắng" của cha ông hiện lên thật là xúc động. Hỏi có dân tộc nào mà lịch sử lại bi hùng và gian nan như dân tộc ta ? Vậy mà Đảng lại dám gánh cả non sông, gánh cả lịch sử và làm nên chiến thắng làm nên chân lý cho cả thời đại.
Cầm nhành hoa Việt Nam Chói ngời trong thế kỷ
Cầm cành đào chân lý Ta đi qua thời gian
(Tùy bút một mùa xuân đánh giặc)
Cảm hứng của Chế Lan Viên về Đảng là cảm hứng tự hào. Giọng thơ tự hào với âm hưởng anh hùng ca khi nói về chiến thắng của dân tộc nhờ có Đảng :
Ôi Trường Sơn vĩ đại của ta ơi
Ta tựa vào Ngươi kéo pháo lên đồi Ta tựa vào Đảng ta lên tiếng hát Dưới chân ta đến đầu hàng Đờ cát
Rồng năm móng vua quan thành bụi đất Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười