Phạm Xuân Nguyên trong bài "Chế Lan Viên - Người đi tìm mặt" thì cho rằng : "Thành thực giãi bày và thừa nhận những góc khuất đời thật của mình, đó là điểm khá thú của Di cảo thơ Chế Lan Viên". (2)
Huỳnh Văn Hoa trong bài "Chế Lan Viên với cái nhìn nghệ thuật trong thơ'' (3) lại không đồng ý với Nguyễn Bá Thành cho là "ở Di cảo Chế Lan Viên rơi vào cái trận đồ siêu hình ... hạ thấp thơ mình" mà cho là "vấn đề sống chết, ý nghĩa thời gian, về công nghiệp một đời người, về còi quên là những vấn đề triết học muôn đời của con người",
Trong bài "Con đường và tầm vóc thơ Chế Lan Viên" (4) Phạm Hổ nhận xét : "Chế Lan Viên nhiều giọng nói, lúc như có lửa bốc lên rừng rực, lúc như dòng nước mát chảy êm — nhưng cái chất Chế Lan Viên chì một".
Hoài Anh ở bài "Chế Lan Viên - một bản lĩnh một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và bí ẩn" (5) lại nhận xét Di cảo thơ "mang giọng tiêu tao, hiện thực pha màu huyền ảo".
Còn rất nhiều nhận định khác nhau về thơ Chế Lan Viên. Nhưng chỉ là bàn qua, bàn về, chưa làm rò một sự thống nhất trước sau như một ở thơ ông. Sự thay đổi do hoàn cảnh tuyệt đối không phải là bước lùi mà chỉ là một tiếng nói phù hợp với thời đại.
Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng tìm tòi phát hiện vấn đề
giọng điệu thơ Chế Lan Viên một cách toàn diện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thơ của Chế Lan Viên từ sau cách mạng tháng 8 cho đến ba tập Di cảo thơ. Và cũng chỉ tập trung vào một vấn đề "giọng điệu nghệ thuật" - một phương diện của cá tính sáng tạo.
Một số bài thơ trong Di cảo thơ nhưng năm ra đời từ trước năm 1945 cũng không nằm trong diện khảo sát cua chúng tôi, vì chúng chịu ảnh hưởng quá trình phát triển chung của phong trào Thơ Mới cũng như khuynh hướng thần bí, siêu hình của riêng nhà thơ giai đoạn trước cách mạng tháng 8.
Có thể bạn quan tâm!
- Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 1
- Quan Niệm Giọng Điệu Văn Chương Hiện Đại:
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Với Hình Thức Biểu Hiện:
- Giọng Điệu Thơ Trữ Tình Sử Thi Của Chế Lan Viên
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Giọng điệu nghệ thuật thuộc về cả nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện. Nó là "điệu hồn" của nhà thơ, cái "rám" của nhà thơ và được biểu hiệu qua cảm hứng, ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, kết cấu và cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ, qua nhân vật trữ tình ... Tim hiểu giọng điệu có nhiều hướng tiếp cận, song trong luận án này, chúng tôi tìm hiểu giọng điệu thông qua một số phương diện : cảm hứng, nhân vật và hệ thống hình ảnh. Đi theo hướng này, chúng tồi muốn tìm tính nội dung của giọng điệu. Còn các yếu tố ngôn ngữ, nhịp điệu, kết cấu, điểm nhìn nghệ thuật ... xin được tiếp tục bàn đến trong một thời gian khác.
Một điều đáng lưu ý là ba tập Di cảo thơ không phải ra đời dưới bàn tay sắp xếp có chủ đích của chính nhà thơ Chế Lan Viên. Mà nó là nhiều bản thảo chưa hoàn chỉnh, ở dạng phác thảo, do vợ nhà văn tuyển chọn, sắp xếp. Cũng có một số bài đã hoàn chỉnh, nhưng cũng không phải do chính Chế Lan Viên tuyển chọn, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình. Nên theo tôi, đưa ra những nhận xét quyết đoán, thậm chí nặng nề về một công trình không phải do chính nhà thơ đem đến nhà xuất bản là không nên. Chắc gì nếu còn sống nhà thơ sẽ cho in những phác thảo đó bởi vì có thể có bài còn yếu về nội dung hoặc yếu về nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
4.1. Phương pháp lịch sử:
Đọc toàn bộ tác phẩm thơ Chế Lan Viên, luôn luôn đặt tác phẩm vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể để hiểu mối quan hệ tác động qua lại giữa hoàn cảnh và tác phẩm.
4.2. Phương pháp hệ thống:
Hệ thống lại những yếu tố gần nhau, tương đồng hoặc những yếu tố khác nhau, đối lập để làm nổi bật vấn đề chính. Việc rút ra những kết luận về giọng điệu thơ Chế Lan Viên phải dựa trên cơ sở phân tích cụ thổ từng yếu tố nghệ thuật của thơ ông : Hệ thống cảm hứng chủ đạo. hệ thống hình ảnh, nhân vật trung tâm ...
4.3. Phương pháp so sánh:
- So sánh thơ Chế Lan Viên với một số nhà thơ lớn cùng thời Xuân Diệu, Tố Hữu ... để
tìm ra những điểm khu biệt.
- So sánh thơ Chế Lan Viên giai đoạn 1945 - 1975 và dai đoạn sau của đời ông : từ 1975 - 1989 để làm rò các luận điểm khác nhau về thơ ông ở hai thời kỳ này. Từ đó toát lên cái độc đáo và sự đóng góp của Chế Lan Viên cho thơ Việt Nam hiện đại.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận án.
5. Phương pháp triển khai đề tài và cấu trúc luận án:
Chúng tôi đi sâu tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật thơ Chế Lan Viên nhằm khẳng định những nét đặc trưng làm nên phong cách riêng của Chế Lan Viên. Qua đó, tìm hiểu những
đóng góp cho nền thơ hiện đại của Chế Lan Viên : một giọng thơ tư duy chính luận, tư duy suy ngẫm độc đáo và sáng tạo.
Cấu trúc của luận văn :
Ngoài phần dẫn luận (9 trang) và phần kết luận (4 trang), nội dung của luận án được triển khai trong ba chương :
Chương 1 : Khái niệm về giọng điệu văn chương và giọng điệu thơ trữ tình (35 trang).
Chương 2 : Giọng điệu nghệ thuật trong thơ trữ tình sử thi của Chế Lan Viên (35 trang).
Chương 3 : Giọng điệu nghệ thuật trong thơ trữ tình thế sự của Chế Lan Viên (39 trang).
* * *
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ GIỌNG ĐIỆU VĂN CHƯƠNG VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ TRỮ TÌNH
1.1. Khái niệm về giọng điệu văn chương:
1.1.1. Giọng và giọng điệu:
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời văn nghệ thuật là giọng và giọng điệu. Không những thế giọng và giọng điệu còn góp phần khu biệt đặc trưng phong cách của mỗi một nhà văn, mỗi một khuynh hướng sáng tác. Trong bất kỳ hình thức văn học nào cũng đều có sự lựa chọn chung một giọng điệu : giọng của tiểu thuyết khác giọng của thơ trữ tình. M. Bakhtin đã đưa ra khái
niệm "đa thanh" nhàm ghi nhận sự phát triển của giọng và giọng điệu. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu của phó giáo sư Đặng Anh Đào (Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, 1995), giáo sư Trần Bình Sử (Lý luận và phê bình văn học, 1996) cũng đều có quan tâm đến giọng và giọng điệu.
Trong nghiên cứu văn học, khi đề cập đến vấn đề âm thanh (sound) của tác phẩm, giới nghiên cứu thường sử dụng hai khái niệm voice và tone. Ta có thể dịch là voice = giọng ; tone = giọng điệu.
Bách khoa toàn thư Mỹ định nghĩa :(1): "Voice là âm thanh được sinh vật phát ra", "Tone là âm thanh được xét trong sự can thiệp của trường độ, cường độ, âm sắc và âm lượng của nó". Như thế, ở đây người ta dựa trên cơ chế xác định âm thanh để phân biệt, và giọng điệu (tone) thì cụ thể hơn giọng (voice).
Các nhà phê bình văn học đã xác định "voỉce" và "tone" theo nhiều kiểu khác nhau.
Năm 1961, trong Nhập môn phê bình văn học, K. Danzger và S. Johnson (2) không đề cập đến giọng (voice) mà chỉ ghi nhận giọng điệu (tone) : "Là một phạm trù có liên quan đến tất cả các yếu tố tạo nên văn phong (style) bao gồm : cách diễn đạt, hình tượng, cú pháp, âm thanh và nhịp điệu, là biểu hiện của một thái độ về phía đối tượng (object) được nêu rò hay ngụ ý".
Nhưng trong Từ điển thuật ngữ văn học (1971) M. H. Abrams (1) đã phân biệt giọng và giọng điệu. Theo ông, giọng điệu : "Là thái độ của người phát ngôn văn học đối với người nghe của anh tà". Bên cạnh đó, ông còn chỉ rò : "Một số người sử dụng giọng điệu với nghĩa rộng hơn, trùng với phạm vi mà những nhà phê bình khác gọi là giọng, giọng được xác định :
(1) (2) theo Lê Huy Bắc - "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại" Tạp chí văn học số 9- 1998.
(1) (2) (3) theo Lê Huy Bắc - Sách đã dẫn.
có một giọng bao trùm lên tất cả các giọng hư cấu trong một tác phẩm và có một người ở đằng sau tất cả những nhân vật văn học, thậm chí kể cả người kể chuyện ở ngôi thứ nhất".
Đến đây ta thấy về cơ bản giọng điệu của Abrams và Danziger là giống nhau nhưng Abrams, ngoài việc phân biệt giọng và giọng điệu, chỉ ra các cấp độ giọng, ông còn nêu thêm quan niệm khác với Danziger, ở chỗ "thái độ đối với người nghe" chứ không phải với "đối tượng" như Danziger đã viết.
X.LKennedy (2) thì lại không đề cập đến giọng mà ông cho rằng "Bất cứ cái gì giúp ta luận ra thái độ của tác giả thì thường được gọi là giọng điệu".
Cũng đề cập đến giọng và giọng điệu, Katie Wales (3) trong Từ điển phong cách học (1989) quan niệm : "Giọng được dùng để miêu tả ai là người nói". "Giọng điệu được dùng với nghĩa một phẩm chất âm thanh đặc biệt nào đó có liên quan đến những xúc cảm hoặc tình cảm đặc biệt nào đó". Nhưng ông còn nói thêm: "đôi lúc giọng điệu được dùng để chỉ một chất giọng phổ quát được điều hành bởi một tác giả ẩn".
Theo Từ điển tiếng Việt của các soạn giả Việt Nam, giọng được xác định như sau : 1/ Độ cao thấp mạnh yếu của lời nói, tiếng hát.
2/ Cách phát âm riêng của một địa phương.
3/ Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm thái độ nhất định. 4/ Gam đã xác định âm chủ.
Và giọng điệu được xác định như sau :
1/ Giọng nói, lối nói biểu thị một thái độ nhất định. 2/ Như ngữ điệu.
Như thể điểm chung giữa hai khái niệm là : "Biểu thị một thái độ nhất định".
Đến đây ta thấy, do bản chất của giọng và giọng điệu là âm thanh nên trường giao thoa giữa chúng là khó tránh. Nhưng trong lãnh vực phê bình văn học, dựa vào các định nghĩa đã nêu, chúng ta có thể phân biệt chúng như sau :
1/ Giọng : là âm thanh được xét ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng.
Giọng điệu : là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện các thái độ : buồn, vui, giận, hờ hững...
2/ Các cơ sở để tạo nên giọng và giọng điệu : cách diễn đạt, hình ảnh, ngôn ngữ, cú pháp, âm thanh , nhịp điệu, thể loại.
3/ Đối tượng của giọng và giọng điệu : là các sự kiện, tình huống, tâm trạng. Còn đối tượng để nhận biết giọng và giọng điệu ấy chính là độc giả.
Giọng và giọng điệu là một bộ phận của phong cách (Style) và góp phần tạo nên phong cách cho mỗi tác phẩm, tác giả.
Giọng và giọng điệu cũng chịu sự chi phối của điểm nhìn (point of view) nhưng lại góp phần thể hiện điểm nhìn.
Như vậy đường biên giới giữa các phạm vi điểm nhìn, giọng, giọng ? điệu và phong cách luôn có những điểm giao nhau : nhìn từ góc độ này, chúng là giọng điệu, nhưng ở khía cạnh kia, chúng lại là điểm nhìn hay phong cách... Tuy nhiên, các phạm vi ấy vẫn có những nội hàm nhất định để tồn tại như một đơn vị nghệ thuật mang nghĩa trong tổng thể các đơn vị nghệ thuật khác của tác giả.
1.1.2. Giọng điệu văn chương:
1.1.2.1. Quan niệm giọng điệu trong văn chương cổ:
Vấn đề giọng điệu văn chương đã được bàn đến từ lâu trong lý luận văn học cổ. Những khái niệm "hơi văn", "điệu văn", "văn khí", "thần văn", "âm hưởng" trong mỹ học phương Đông đều là những khái niệm gần gũi với khái niệm giọng điệu. Bởi nó hàm chứa cái "điệu hồn", cái "tình", cái "mạch", cái "khúc ca bên trong" của người viết. Nó là cái cốt lòi làm nên giọng điệu văn chương.
Cách đây năm thế kỷ, người xưa đã nhắc đến giọng. Khi đề tựa cho cuốn "Việt Nam thi tập" do Phan Phu Tiên và Chu Xa biên soạn, Lý Tử Tấn có viết : "Lời ý phải giản dị đầy đủ, mạch lạc thông suốt, chất phác mà vẫn nhã, mới lạ mà không trúc trắc, trung hậu mà không thô kệch, cao siêu mà vẫn giọng ôn hòa" (1)
Để nói về mối quan hệ giữa cảm xúc và cái "điệu hồn" của nhà thơ, Ngô Thời Nhậm trong Cúc hoa thi trận viết : "Hãy xúc động hồn thơ để cho ngòi bút có thần'' (2)
Người xưa làm thơ cót biêu hiện cái chí. Phùng Khác Khoan nói : "Nếu chí mà ở đạo đức thì tất phát ra lời lẽ hồn hậu, chí mà ở sự nghiệp tất nhả ra khí phách hào hùng, chí ở
(1) Thơ văn Lý Trần tập I NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1989.
(2) Tác phẩm mới số 57 (1976) trang 88.
rừng núi gò hoang thì thích giọng thơ liêu tịch, chí ở gió mây trăng tuyết thì thích vẻ thơ thanh cao, chí ở niềm thương cảm thì làm ra điệu thơ ai oán" (3)
Người xưa thường bình thơ, bình văn. Bình thơ văn là phải đọc lớn tiếng, lên bổng xuống trầm, ngân nga không theo tùy hứng mà phải theo qui luật, nhấn mạnh vào một số tiếng, giọng khoan thai, nhẹ nhàng, kéo dài. Bình văn thơ như vậy sẽ thấm được, hiểu được cái hay của giọng văn, hơi văn, "khí văn", "thần văn". Giọng thơ làm cho con người xúc động, đồng cảm, thương cảm với số phận con người, hiểu và cảm được cái bí mật cùng cái đẹp của vũ trụ.
Như vậy, kể cả ở quan niệm, kể cả ở sinh hoạt bình văn thơ, người xưa đều thấy tầm quan trọng của giọng điệu trong tác phẩm.
Theo cổ nhân, "thần" và "khí" là những vấn đề cốt yếu của văn chương. Cái "thần" là độ sâu thẳm của tâm hồn, phút thăng hoa của tâm hồn, và cái "khí" lại là tầm cao của tri thức. Trong Thạch Nông toàn tập, Nguyễn Tư Giản viêt: "Bàn về văn của văn nhân có văn nghĩa lý, có văn chính sự, có văn từ chương mà cốt yếu là ở thần, ở khí... Tình nghĩa nhập thần thì cái thần văn sẽ đầy đặn. Nuôi tầm nhìn rộng, trông xa thì hơi văn sẽ thăng bằng" (1).
Trong lời tựa tập Thập Anh đường thi tập, nhà giáo Bùi Dương Lịch cho rằng : "Thơ xuất phát từ tình, nhưng cái thần vận lành ở trong đó. Cái đúng ở tình thì ai chẳng có nhưng cái tột cùng của tình lại là cái thần" (2) . Theo đó, ta hiểu cái tình là nơi vận hành của cái chần, nhưng không phải cái tình nào cũng là thần. Chỉ có cái tình ở mức độ cao mới tạo nên cái thần, tức giây phút làm nên "điệu hồn" của người nghệ sĩ, phút thăng hoa của tâm hồn, sáng tạo.
Theo quan niệm văn chương cổ, giọng điệu còn là một tiêu chí quan trọng để xác định tư cách và chí khí của người cầm bút. Văn như người vậy. Trong "Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét về thơ Trần Quang Khải : "Lời thơ thanh thoát, nhàn nhã, xem thơ có thể thấy tướng mạo, phong thái của người". Khi đọc truyện Kiều, cái giọng xé ruột xé gan của Nguyễn Du làm ta đau đến tận bây giờ :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
(3) Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam - Lê Trí Viễn - trang 165.
(1) (2) Từ trong di sản trang 189 và trang 155 Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1988.
Không chỉ có ta đau mà các thế hệ mai sau cũng sẽ đau cùng Nguyễn Du. Giọng xé ruột xé gan ấy là cơ sở để xác định Nguyễn Du có tư tưởng nhân đạo và nhân bản. Qua giọng điệu, ta biết được tư chất người cầm bút.
Trong Nam Sơn Tùng Thoại, Nguyễn Đức Đạt viết : "Văn thâm hậu thì con người của nó trầm mà tĩnh. Vãn ôn nhu thì con người của nó khiêm mà hòa. Văn cao khiết thì con người của nó đạm mà giản. Văn hùng hồn thì con người cửa nó thuần tuy mà đứng đắn" (1)
Đúng như vậy, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thể hiện giọng hùng văn, truyền cảm và lôi cuốn miêu tả cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
Trận Bồ đằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay Cơn gió to trút mạnh lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đó là giọng hùng tráng, mạnh mẽ, sảng khoái, hào hùng như những đợt sóng dồn dập liên tiếp nhau, gối đầu nhau cho đến cuối bài. Giọng hùng văn đó làm Bình Ngô đại cáo có giá trị như một tuyên ngôn độc lập và tên tuổi Nguyễn Trãi mãi sáng rực trên thi đàn dân tộc.
Giọng điệu là khúc nhạc tự bên trong lòng người. Những khúc nhạc tấu lên từ đáy sâu lòng người ấy có tác dụng diệu kỳ. Nó có sức lay động, cả non sông trời đất, nó biến cải những thế lực hắc ám, như trường hợp bài thơ "Thần" của Lý Thường Kiệt.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Nhừ hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư
Cái thần của bài thơ là giọng sang sảng khẳng định chủ quyền đất nước, sự mềm dẻo trong cái cứng rắn là ở giọng hỏi và giọng trả lời cuối bài. Hỏi thì cứng rắn, giọng chính nghĩa, bề trên còn trả lời giọng lại mềm mỏng : mình đánh nó thất bại mà cứ nói là tự chúng chuốc lấy thất bại vì làm việc phi nghĩa. Cái giọng nói lên cái cứng và mềm chính trị, ngoại giao. Đó là giọng của một ý chí lớn, một sự nghiệp lớn của một dân tộc mang nhiều tình cảm lớn và cao thượng. Chẳng thế mà theo truyền thuyết, Lý Thường Kiệt cho người nấp vào trong điện thờ hai anh em Trương Hướng, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt, đọc to lên
(1) Từ trong di sản - Sách đã dẫn trang 189.