Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 7

(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)


Trong cảm hứng của Chế Lan Viên về Đảng, có một sự thiêng liêng, một sự chân thành. Với Chế Lan Viên, Đảng luôn là ngôi. sao sáng, là, kim chỉ nam dẫn đường. Con người chí tình chí nghĩa ấy sống ở đâu cũng tâm tâm niệm niệm công ơn của Đảng, của nhân dân :

Đâu chẳng đất lành Tổ quốc Chẳng tình Đảng dạy dân nuôi

(Ngoảnh lại mùa đông)


Câu thơ giản dị mà nói lên một chân lý của dân tộc ta trong thời đại có Đảng. Chế Lan Viên cũng là người có ý thức cao về những phẩm chất đẹp đẽ của những người Đảng viên Cộng sản từ những ngày còn trong gian khổ :

Khi đã có hướng rồi, gậy tầm vông trở thành giết giặc Các anh tôi xưa lấy răng cắn nát thịt quan thù

Lá truyền đơn xốc dậy phong trào một huyện Chân lấm tay bùn, ta đạp đổ cả triều vua

(Khi đã có hướng rồi)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.


Vì sự nghiệp của Đảng lớn lao, vì công ơn của Đảng vĩ đại cho nên khi vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, Chế Lan Viên đã viết với cảm xúc thiêng liêng :

Giọng điệu thơ Chế Lan Viên - 7

Ngày vào Đảng, đất trời như đổi khác Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt Đá sỏi, cây cằn, sao bỗng thấy thiêng liêng?

(Kết nạp Đảng trên quê mẹ)


Cảm hứng về Đảng của Chế Lan Viên kết hợp với chiều sâu văn hóa nơi ông đã tạo nên những hình tượng về Đảng thật độc đáo, có lẽ chỉ có Chế Lan Viên mới kết hợp được nhuần nhuyễn tư tưởng trí tuệ của Đảng với truyền thống bất khuất của cha ông hay như thế :

Những năm Đảng ta có con mắt Bạch Đằng, con mắt Đống Đa Nhìn thấu vận mệnh nghìn năm sau cho Tổ quốc

( Con mắt Bạch Đằng - con mắt Đống Đa)

Chế Lan Viên yêu Đảng chân thành, thấm thía chân thành đường lối văn nghệ của

Đảng :


Đảng dạy ta không thể đưa lòng đi theo Đảng Lại xa những gì dân tộc thương yêu

(Đọc Kiều)


Câu thơ đó như định hướng đi của cả nền văn nghệ dân tộc. Nó ngắn gọn mà giản dị như chân lý. Nói đường lối của Đảng bằng giọng giản dị chân tình đầy yêu thương, vì thế thơ Chế Lan Viên có sức mạnh ám ảnh người đọc, bắt người ta phải nhớ vì hình ảnh rất độc đáo có sự kết hợp của trí tuệ tài hoa với cảm xúc chân thành. Đó là những hình ảnh tượng trưng nhưng cũng có những hình ảnh thật như phim tư liệu của Chế Lan Viên cũng làm ta cảm động, cảm động vì bản thân sự kiện chứ không phải vì tài hoa nghệ thuật:

Mưa tám trăm ly, Bác phải lội bùn


Hạn cháy lúa, Thủ tướng cùng dân đi lát nước


(Nghĩ về Đảng)


2.2.4. Cảm hứng lịch sử:‌

Cảm hứng lịch sử của Chế Lan Viên cũng để lại nhiều trang viết tài hoa. Chế Lan Viên viết về lịch sử với rất nhiều cung bậc tình cảm : trân trọng, tự hào, yếu thương và cả xót xa nữa. Trong "Cành phong lan bể" Ông xót xa cho người xưa :

Máu thịt cha ông theo gió tủi trăng buồn mà mất tích


Giọng thơ nghẹn đắng, xót xa vì những buồn bã, tủi hờn, mất mát, vô vọng. Có lúc thơ ông thốt lên đầy cảm thương cho lịch sử :

Ôi ! Thương thay nhwuxng thế kỷ vắng anh hùng


Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn câu ra trận.


(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?)


Trong thơ Chế Lan Viên, lịch sử và hiện tại luôn hòa quyện với nhau. thống nhất biện chứng để tạo thành sức mạnh tư tưởng lớn lao :

Phải chiến thắng lớn thì dân tộc mới chói ngời bản ngã "Ta đã tìm ra ta" trong Rạch Gầm, Đống Đa, Hàm Tử, Chi Lăng

Và "nhân loại tìm ra ta" trong Cách mạng tháng Tám, Hà Nội, Điện Biên hay ở

Bạch Đằng


(Ngày vĩ đại)


Giọng thơ đầy tự hào về truyền thống dân tộc, về sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Chế Lan Viên hay ca ngợi truyền thông, làm cho chúng ta yêu thương tự hào về lịch sử dân tộc, nhưng chủ yếu là để hiểu hôm nay, thấy rò những việc thời đại ta đang làm quả là kỳ diệu., nghìn năm xưa chưa làm nổi :

Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi cầm hỏa hổ, có thấy hồn Tổ quốc mênh mang như ta cưỡi nghìn xe thiết giáp

Và những biên đội anh hùng giết giặc giữa trời mây ?


(Thời sự hè 72 - Bình luận)


Câu thơ mở dài ra, gần như văn xuôi, làm nên giọng chính luận - thời sự của Chế Lan Viên là gam giọng chính của 2 tập "Những bài thơ đánh giặc" "Đối thoại mới".

Cũng có khi cảm hứng sử thi đầy chất lãng mạn làm cho hình ảnh lịch sử trở nên huyền

ảo :


Cá hóa rồng và Bụt hiện thường xuyên


Ở đất nước thường sống bằng tiềm lực


Trong mỗi quả thị nghèo luôn có một nàng tiên


(Ngày vĩ đại)


Cảm hứng lịch sử của Chế Lan Viên không chỉ trân trọng, tự hào, yêu thương, xót xa

mà còn thấm đẫm chất nhân văn :


Ta đã yêu Việt Nam đẹp, Việt Nam thơ, bát ngát câu Kiều , bờ tre mái rạ Mái đình cong cong như bàn tay em gái giữa đêm chèo,

Cánh cò Việt Nam trong hơi mát xấm xoan, cò lả Cái đôn hậu nhân tình trong nét chạm chùa Keo

(Thời sự hè 72 - Bình luận)


2.2.5. Cảm hứng về lãnh tụ:‌

Một trong những cảm hứng chủ đạo của Chế Lan Viên trong thơ giai đoạn 1945 - 1975 là viết về Bác Hồ. Nhà thơ viết về Bác như một nhu cầu, một thôi thúc tình cảm tự thân, hồn

nhiên và thiêng liêng. Nhà thơ như luôn có một khát khao lớn phản ánh được một cách tuyệt vời nhái đối tượng thẩm mỹ cao cả là Bác Hồ. Nếu như Tố Hữu viết về Bác với tình cảm dạt dào, giọng thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng, nêu được cả hai phương diện bình thường và vĩ đại ở nhân cách Bác trong "Bác ơi", "Theo chân Bác'' ; thì Chế Lan Viên lại khắc họa Bác ở góc độ khái quát, cái đau, cái nhớ, cái thương có màu sắc rắn rỏi hơn, giọng thơ tỉnh táo hơn. Chế Lan Viên đã từ cuộc đời Bác phát hiện ra nhiều vấn đề mới : Bác và con đường cách mạng, Bác và nhân dân, Bác và tình thương, Bác và bạo lực cách mạng. Và ông đã giúp người đọc hiểu về Bác từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ : Bác Hồ - người thủy thủ ; Bác Hồ - người cha ; Bác Hổ - người ông ; Bác Hồ - nhà hiền triết ; Bác Hồ - người trồng cây ; Bác Hồ - người thợ ảnh ... trong tập thơ Hoa trước lăng Người.

Thơ Chế Lan Viên viết về Bác có giọng chân thành, thấm thìa. Trong bài "Người đi tìm Hình của Nước", cảm hứng sử thi kết hợp với cảm hứng lịch sử đã nêu bật hình ảnh đại dũng, đại trí của Bác, đó là hai nét hội tụ, hài hòa trong hình tượng vĩ nhân - anh hùng dân tộc. Đấy là "vĩ nhân đẻ ra đời" đồng thời cũng là "vĩ nhân đẻ ra thơ" (Chế Lan Viên - Tùy bút Sen của loài người).

Hiểu sao hết Người đi tìm Hình của Nước ? Không phải hình một bài thơ đá tạo nên người Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất

Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai.


(Người đi tìm Hình của Nước)


Bao giờ nói đến lãnh tụ, Chế Lan Viên cũng viết với cảm hứng chân thành và thấm thía. Trong bài : "Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi", Chế Lan Viên nhìn lại mình, xúc động đối chiếu với cuộc đời cao đẹp của Bác. Sự so sánh hai phạm trù đối lập : Đại

- Giác - Ngộ và Vô - Ý - Thức, cái vĩ đại cao cả và cái nhỏ bé làm bật lên được phẩm chất cao cả của lãnh tụ. Nhà thơ thật chân thành khi nhận về mình tất cả những mê lầm, những ngộ nhận, những phí hoài để càng cảm hết ơn sâu khi Bác đã làm thay đổi cuộc đời mình :

Ôi ! giữa lòng ta, Bác đến tự hồi nào ? Bác vĩ đại mà chẳng làm ai kinh ngạc Một buổi sáng, nhìn lòng ta, ta thấy Bác Nước mắt giàn, ta cảm hết ơn sâu.

(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)

Cảm hứng về Bác ở Tố Hữu thường được bắt đầu bằng hình ảnh chân thật cao độ, rồi trong âm hưởng trữ tình hùng tráng, kỳ vĩ mà hình ảnh ấy được nâng lên mức tượng trưng : lý tưởng hóa, sử thi hóa. Ví dụ hình ảnh chiếc áo vải nâu của Bác là một hình ảnh thực đã được nâng lên thành :

Mong mảnh áo rải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn

(Theo chân Bác)


Cảm hứng về Bác của Chế Lan Viên được tạo dựng bằng sự suy ngẫm về lãnh tụ. Nhà thơ lật đi lật lại vấn đề ở nhiều góc độ: từ đời tư, từ cộng đồng, từ nhân loại, từ chính tâm trạng của Bác để tạo dựng chân dung đa diện về lãnh tụ.

Hòa bóng Bác đang hôn lên hòn đất


Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai


(Người đi tìm hình của Nước)


Rất nhiều, rất nhiều vấn đề được Chế Lan Viên chiêm nghiệm, phân tích để đi đến cùng sự phát hiện những giá trị đa dạng phong phú của Bác. Chế Lan Viên từng viết : "Cứ mỗi bước đi lên, dân tộc lại định nghĩa về Người từ bản chất" (Sen cua loài người). Bác Hồ trong thơ Tố Hữu đơn sơ, giãn dị mà vĩ đại. Bác Hồ trong thơ Chế Lan Viên trang trọng và vĩ đại :

Bác nằm kia như một sự kết tinh Trăm cuộc sống

Cuộc sống nào cũng đẹp


Bác nằm đất như cái gì nối tiếp


Giữa núi sống với núi sống, con người lại con người


(Ta nhận vào ta phẩm chất của Người)


Chế Lan Viên đã có những đúc kết khái quát về ảnh hưởng của lãnh tụ đối với tinh thần, tư tưởng của dân tộc ta qua giọng thơ điềm đạm những nghĩ suy, chiêm nghiệm về sự mất còn của lãnh tụ :

Bác mất rồi. Cái chết uổng công


Từ lâu Người hóa tinh thần, Người hóa non sông Là chiến thắng huy hoàng trời Tổ Quốc

Người hóa dựng xây, Người hóa vun trồng


(Trong lăng và ở bên ngoài)


Chế Lan Viên luôn đi đến tận cùng của vấn đề và những kết luận của ông thường giống như chân lý, như qui luật tâm lý không thể nào khác được. Điều đó làm nên giọng trữ tình triết lý rất đặc trưng của ông.

2.2.6. Cảm hứng đời thường:‌

Trong hoàn cảnh sử thi bay bổng trầm hùng, cảm xúc của nhà thơ vẫn có xu hướng đi tìm sự bình yên để lấy lại thăng bằng, thể hiện niềm tin vào chiến thắng, một sự điềm tĩnh, an nhiên, ngạo nghễ trước bom rơi đạn nổ :

Triệu tấn bom không thể nào làm sổ Một hạt cườm trên cổ chim tơ

(Vòng cườm trên cổ chim cu)


Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh đối lập, tương phản có tác dụng khẳng định sự tồn tại bất khuất của con người Việt Nam trong bạo tàn.

Cảm hứng của nhà thơ về quê hương, về nơi ở, cũng làm nên những câu thơ có giọng

điệu sâu lắng :


Khi ta ở chỉ là nơi đất ở


Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn


Những giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng của Chế Lan Viên khi nói về cuộc sống bình thường thể hiện trái tim tinh tế và nhân hậu của Chế Lan Viên. Ta cũng có thể gọi nó là giọng trữ tình nhân bản nhưng đây là trữ tình nhân bản trong không khí sử thi. Nó không quá đắm say vào những đề tài đời thường, nó chỉ ghi lại một thoáng cảm xúc, một chút rung động tinh tế nhẹ nhàng, những khoảnh khắc tâm tình đằm thắm tình người và sâu xa triết lý. Đó là những bài thơ nhỏ về tình yêu, tình vợ chồng, cha con, bè bạn, về mẹ, về thiên nhiên, về lãnh tụ, về đất nước, về chuyện quốc gia đại sự.

Thơ tình của Chế Lan Viên không có cảm xúc khao khát cuồng nhiệt như Xuân Diệu, không lo âu phấp phỏng như Xuân Quỳnh mà nó là thơ của một người chín chắn, sâu sắc nghĩa tình :

Không em anh chẳng qua vườn


Sợ mùi hương, sợ mùi hương nhắc mình

Tình nghĩa vợ chồng trong thơ Chế Lan Viên thắm thiết và kiêu hãnh :


Sợ gì chim bay đi


Mang bóng chiều bay hết Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về


(Tình ca ban mai)


Tình cảm mẹ con trong thơ Chế Lan Viên đầy ân tình hiếu nghĩa :


Thắp đường Nam - Bắc con thăm mẹ Hái một chùm ngon dâng mẹ ăn

(Gốc nhãn cao)


Hoa trong thơ Chế Lan Viên không chỉ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là biểu tượng của hạnh phúc, là điểm tựa tinh thần, là sự sống bất diệt, là sự "bừng ngộ'''' của niềm tin tôn giáo : "Hoa trên đá" "Hoa trên bê tông", "Hoa Thiền tông", "Sen tư tưởng".

Hạnh phúc trên đầu ta Mọc sao vàng chi chít Mai, hoa em lại về

(Tình ca ban mai)


Tôn giáo trong thơ Chế Lan Viên cũng xôn xao linh động vì cuộc đời:


Phật thức tỉnh hai hàng Áo màu xao cửa động Nhớ đời và nhớ mông Phật ngồi mê trong hương

(Đi trong hương chùa Hương)


Khi cảm hứng của nhà thơ đi tìm sự bình yên trong hoàn cảnh sử thi, giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng, da diết, đầy nhân bản. Đó cũng là lý do người ta nói thơ Chế Lan Viên "lúc thì êm mát như dòng nước, lúc như lửa bốc lên rừng rực"(1)



(1) Phạm Hổ - "Chế Lan Viên - Người làm vườn vĩnh cửu" - Sách đã dẫn.

2.2.7. Cảm hứng về thơ:‌

Không chỉ ngồi một nơi tổng hợp, khái quát những vấn đề của thời đại, cảm hứng sử thi cũng thôi thúc Chế Lan Viên đi đến mọi miền của Tổ quốc mà ông yêu quý. Ông "trở lại giữa rừng sâu Việt Bắc", đến "bát ngát khắp nẻo Trường sơn" sang "những vùng mây trời Miên, trời Việt nối biên thúy" rồi đến vùng than Quảng Ninh, lên Tây Bắc "là mẹ của hồn thơ"... đi đến với cuộc sống đang sinh sôi nảy nở. Càng đi, cảm hứng về cuộc đời, về thơ càng thêm dào dạt, "vị muối của đời" càng làm cho thơ ông thêm độ kết tinh. Hiện thực cuộc sống là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng hồn thơ Chế Lan Viên. Song, không thể phản ánh thực tế một cách đơn điệu. Chế Lan Viên có hẳn cả một hệ thống lý luận về quá trình sáng tác thơ ca, quá trình thai nghén, ấp ủ, sáng tạo lại cuộc sống bằng vẻ đẹp của thơ ca :

Anh nghe cái mặn của đời đang độ kết tinh Nó chưa thành hình, anh cho nó có hình Chưa thành hạt, anh làm nên hạt

Rồi trả tận tay người cùng với máu anh


(Nghĩ về thơ)


Cảm hứng của nhà thơ về quá trình làm thơ, tác dụng của thơ, sự có ích của thơ ca là một trong những cảm hứng lớn mà nhà thơ rất say sưa. Với Chế Lan Viên, thơ ca có nhiệm vụ quan trọng :

Vực sự sống ba chiều Lên trang thơ

Hai mặt phẳng


(Thơ bình phương - Đời lập phương)


Đối với Chế Lan Viên, làm thơ là một cách sống đẹp, suốt đời ông theo đuổi và sống hết mình với thơ, có ỳ thức trách nhiệm rất cao về ngòi bút của mình. Bởi vậy ông luôn trăn trở nghĩ suy về vấn đề cá tính sáng tạo của nhà thơ. vẫn biết trách nhiệm của thơ là vũ khí đấu tranh tư tưởng nhưng ông lại có một quan niệm riêng về cá tính sáng tạo của mình :

Ta chung chế độ


Trên niềm riêng tôi


(Đi ra ngoại ô)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022