Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 8

c) Tác phong công nghiệp, tính kỷ luật của người lao động và chất lượng lao động

- Trong khu vực thành thị, điều kiện làm việc có xu hướng hiện đại hoá, sự phối hợp trong công việc giữa các cá nhân, tổ chức có xu hướng gia tăng và đặt ra những yêu cầu về tính nhịp nhàng (phối hợp ăn khớp). Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ, sáng tạo, thái độ hợp tác và tính kỷ luật chặt chẽ.

3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động

- Theo các nhà kinh tế lao động, việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.

- Theo Bộ Luật Lao động nước ta, việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.

- Từ quan niệm trên, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:

+ Việc làm là hoạt động của con người.

+ Hoạt động này nhằm tạo ra thu nhập.

+ Hoạt động này không bị pháp luật ngăn cấm.

- Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các đơn vị kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

- Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng (đầu ra).

+ Quy mô sản xuất hàng hoá và dịch vụ, quyết định lượng đầu vào lao động được sử dụng.

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 8

Lượng tăng tuyệt đối LĐ

Giá trị tuyệt đối 1% tăng sản lượng

+ Hệ số co giãn việc làm =


+ Vốn đầu tư và công nghệ sản xuất.

+ Mức đầu tư để tạo ra 1 chỗ làm việc mới (Việt Nam 39,3 triệu đồng năm 1990). Nó phụ thuộc vào công nghệ sản xuất (nếu công nghệ hiện đại thì mức vốn tăng và ngược lại).

3.2.3. Thất nghiệp ở các nước đang phát triển

3.2.3.1. Khái niệm

- Theo ILO, thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người lao động trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.

- Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm.

Số người thất nghiệp

x 100%

Lực lượng lao động

- Tình trạng thất nghiệp được đánh giá bằng tỉ lệ thất nghiệp.


Tỉ lệ thất nghiệp =


3.2.3.2. Hình thức thất nghiệp ở các nước đang phát triển

- Người nghèo ở các nước đang phát triển là không có nguồn dự trữ do vậy họ phải chấp nhận việc làm ở mọi mức thu nhập và nếu bị thất nghiệp họ không để thời gian này bị kéo dài. Khi có việc làm ở mức thu nhập thấp thì thực chất là đang thất nghiệp.

- Thất nghiệp có 2 dạng sau:

+ Thất nghiệp hữu hình: Là thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỉ lệ cao. Theo ILO (2004): tỉ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao hơn 3,3 lần so với lứa tuổi khác. Nguyên nhân do kinh tế chưa phát triển trong khi đó người lao động trong độ tuổi thanh niên tăng (10 năm qua tăng 10,5%) trong khi đó tốc độ tăng việc làm cho thanh niên tăng chậm (tăng 0,2%).

+ Thất nghịêp trá hình (thiếu việc làm): là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển.

Ở thành thị: Nó tồn tại dưới dạng làm việc với năng suất thấp, không góp phần tạo ra thu nhập cho xã hội, chỉ tạo ra thu nhập đủ sống, dưới mức tối thiểu (còn gọi là thất nghiệp vô hình).

Ở nông thôn: nó tồn tại dưới dạng thiếu việc làm do nguyên nhân đất đai nông nghiệp hẹp, khu vực kinh tế phi nhà nước chậm phát triển, tính thời vụ của công việc (còn gọi là bán thất ngiệp).

+ Thất nghiệp khác: Thất nghiệp tự nguyện (nội trợ).

Thất nghiệp tạm thời do thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc vì muốn tìm việc làm tốt hơn.

Ở Việt Nam: một lao động chuyển từ nghề nông nghiệp sang nghề khác thu nhập sẽ tăng khoảng 30 - 50%. Hiện tại có khoảng 22% lao động nông thôn đổi nghề.


3.3. Phân chia thị trường lao động ở các nước đang phát triển

3.3.1. Đặc trưng cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển

- Ý nghĩa: Nghiên cứu thị trường lao động nhằm định hướng phát triển thị trường lao động, hoạch định chính sách lao động - việc làm nhằm khai thác tối ưu nguồn lực lao động cho phát triển kinh tế.

- Các đặc trưng:

a) Đại bộ phận việc làm là trong khu vực nông nghiệp: Nó có xu hướng giảm theo thời gian nhưng vẫn chiếm tỉ trọng lớn, xu hướng giảm dần do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP giảm.

b) Số người tự làm việc chiếm đa số:

- Thị trường lao động gồm 2 bộ phận: Việc làm được trả công và tự

làm.

- Việc làm được trả công nảy sinh trong quá trình mua bán sức lao

động và nó phụ thuộc vào 2 yếu tố: cung và cầu.

- Tự làm được hiểu là bản thân người lao động tự khai thác sức lao động của mình mà không cần có sự trao đổi. Quy mô của những người lao động này phụ thuộc vào yếu tố cung lao động.

- Ở các nước đang phát triển: tỉ lệ người tự làm lớn, đa số trong khu vực nông nghiệp và nhiều lao động nữ.

- Để giảm tỉ lệ người tự làm:

+ Ở khu vực nông nghiệp: Có chính sách sử dụng đất đai, nâng cao trình độ văn hoá xã hội, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản lượng ngành nông nghiệp trong GDP.

+ Ở khu vực thành thị: Tỉ lệ này do nền kinh tế phát triển và quá trình công nghiệp hoá được tiến hành với quy mô rộng.

c) Thị trường lao động bị phân mảng

- Trong nền kinh tế thị trường phát triển, lao động được di chuyển linh hoạt giữa các ngành nghề và khu vực kinh tế do đó sự chênh lệch về tiền lương có xu hướng giảm, thị trường lao động không bị chia cắt.

- Ở các nước đang phát triển, sự chênh lệch về tiền lương, điều kiện lao động là đáng kể. Do đó thị trường lao động bị phân mảng thành các thị trường lao động khác. Mỗi thị trường có cơ chế vận động khác nhau nên khả năng chuyển đổi từ thị trường này sang thị trường khác là rất khó.

3.3.2. Phân chia thị trường lao động ở các nước đang phát triển

3.3.2.1. Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức

- Khu vực thành thị chính thức gồm: Các đơn vị kinh tế có quy mô tương đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực như sản xuất (công nghiệp, xây dựng…), dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, y tế…) và lĩnh vực quản lý.

- Đặc điểm của các đơn vị này:

+ Hoạt động theo quy định, pháp luật của nhà nước: lương tối thiểu, bảo hiểm.

+ Được nhà nước hỗ trợ và đảm bảo tạo điều kiện để hoạt động.

+ Dễ tiếp cận với các nguồn lực (vốn, công nghệ, lao động có trình

độ).


+ Có cơ cấu tổ chức tương đối hoàn chỉnh .

+ Có nghĩa vụ thuế với nhà nước (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế

thu nhập cá nhân).

- Xu hướng phổ biến là người lao động luôn có xu hướng muốn được làm việc ở khu vực này vì họ có việc làm và thu nhập ổn định. Tuy nhiên cung về việc làm và cầu lao động tăng chậm nên tại thị trường này luôn có dòng người đang chờ việc.

- Để tham gia vào thị trường này, người lao động phải được đào tạo, chuyên môn tay nghề cao.

3.3.2.2. Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức (kinh tế ngầm, kinh tế không chính thức)

- Khu vực này gồm có các đơn vị có quy mô nhỏ, hoạt động đa dạng.

- Đặc điểm về hoạt động kinh tế ở khu vực này:

+ Là khu vực kinh tế có tính dễ thâm nhập.

+ Hoạt động không theo quy luật và phần lớn là không đăng ký.

+ Không chịu sự quản lý và điều tiết trực tiếp của nhà nước (ví dụ: chính sách, thị trường lao động).

- So với doanh nghiệp trong khu vực thành thị chính thức, các doanh nghiệp trong khu vực này có những đặc điểm:

+ Quy mô hoạt động nhỏ: có thể chỉ có 1 người chủ và vài công nhân hộ gia đình.

+ Cơ sở vật chất cho sản xuất yếu kém, địa điểm kinh doanh chật hẹp, vốn ít khó tiếp cận công nghệ mới.

+ Không đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cao mà cần có kinh nghiệm trong công việc.

- Khu vực này có thể tạo việc làm cho người di cư từ nông thôn ra, thâm nhập vào khu vực này dễ dàng: khu vực này cung cấp 1 khối lượng lớn việc làm, mức tiền công thấp nhưng vẫn cao hơn khu vực nông thôn.

- Thị trường này phát triển mạnh ở các nước đang phát triển. Ví dụ: Sahara Châu Phi chiếm 60% lực lượng lao động.

Mỹ Latinh chiếm 30% lực lượng lao động.

Nam Á và Đông Nam Á chiếm 50-70% lực lượng lao động.

- Nguyên nhân của sự phát triển trên là:

+ Do dư thừa lao động ở khu vực nông nghiệp.

+ Do chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội ở khu vực nông nghiệp kém linh hoạt.

+ Do trình độ của người lao động thấp nên những người di cư ở nông thôn ra dễ thâm nhập.

- Hoạt động trong khu vực này ở nước ta chia thành 3 loại như sau:

+ Loại hình hoạt động đơn lẻ (bán hàng rong, đạp xích lô, cắt tóc…) công việc đơn giản, thiếu vốn, không được đào tạo, thu nhập thấp, kiếm sống hàng ngày.

+ Loại hình hoạt động mang tính tập thể, tổ chức theo nhóm người nhưng vốn đầu tư ít, cơ sở vật chất sơ sài, quy mô hoạt động trong phạm vi gia đình hoặc 1 số người góp vốn hoạt động. Họ có chuyên môn và thu nhập cao hơn, có tích luỹ.

+ Loại hình là những đơn vị kinh tế có tính tổ chức, hoạch toán kinh doanh chặt chẽ, vốn đầu tư lớn, có trang bị kỹ thuật, kinh doanh ổn định, có hiệu quả, yêu cầu lao động có chuyên môn.

3.3.2.3. Thị trường lao động khu vực nông thôn.

- Là khu vực mà việc làm chủ yếu trong nông nghiệp, còn việc làm phi nông nghiệp (chế biến, thủ công…) chiếm tỉ lệ nhỏ.

- Thị trường lao động này có những đặc điểm sau:

+ Người lao động chủ yếu làm việc trong kinh tế hộ gia đình.

+ Cung lao động khu vực nông thôn co giãn nhiều vì tỉ lệ tăng dân số nhanh. Cầu lao động lại co giãn ít vì cơ cấu sản xuất nông thôn chậm thay đổi.

+ Việc làm đơn giản, nặng nhọc và tiền công ít.

- Thị trường lao động ở khu vực nông thôn ở nước ta có đặc điểm sau đây:

+ Quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ làm công ăn lương chưa phát triển, hình thức đổi công làm thuê theo công nhật là chính.

+ Quan hệ cung cầu lao động ở nông thôn thể hiện sự dư thừa lao

động.

+ Tính cạnh tranh thấp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022