Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 7

- Những người sống trong nghèo khổ tuyệt đối là những người mà 4/5 chi tiêu của họ dành cho nhu cầu để ăn mà chủ yếu là lương thực, và một chút ít thực phẩm (thịt hoặc cá); tất cả đều thiếu dinh dưỡng; chỉ khoảng 1/3 số người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình khoảng 40 năm.

* Ngoài ra còn có cách tiếp cận khác là:

- Chia dân cư thành các nhóm khác nhau (5 nhóm): nhóm người nghèo nhất là 20% số có thu nhập thấp nhất.

- Sự nghèo khổ tương đối: là những người sống dưới mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được trong những địa điểm và thời gian xác định. Nó được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc địa điểm cư dân sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó.

2.4.1.3. Chỉ số đánh giá

chỉ số đếm đầu người

- Chỉ số đếm đầu người: là đếm số người sống dưới chuẩn nghèo (HC – Headcount index).

số dân

- Tỉ lệ nghèo (tỉ lệ đếm đầu – HCR) =

- Thông qua HC và HCR.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

+ Đánh giá những thành công trong mục tiêu giảm nghèo của mỗi quốc gia.

+ Có chính sách nhằm giảm nghèo.

Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 7

- Khoảng cách nghèo: Là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo và ngưỡng nghèo (%).

- Khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.

Việt Nam (năm 2002):

+ Khoảng cách nghèo của nông thôn là 8,7%.

+ Khoảng cách nghèo của dân tộc thiểu số là 22,1%.

2.4.2. Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp)

- Khái niệm này được Liên Hợp Quốc đưa ra 1997.

- Nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự nghèo khổ đa chiều của con người, là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Với nước đang phát triển sự thiệt thòi là:

+ Tỉ lệ người dự kiến không thọ quá 40 tuổi (thiệt thòi về cuộc sống lâu dài, khoẻ mạnh).

+ Thiệt thòi về tri thức: xác định bằng tỉ lệ người lớn mù chữ.

+ Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế: xác định bằng tỉ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.

- Để đánh giá nghèo khổ của con người, Liên Hợp Quốc đưa ra mức nghèo khổ của con người (chỉ số nghèo khổ tổng hợp) HPI - Human Poor Index.


HPI =

số người nghèo khổ tổng hợp


số dân


HPI nói lên sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu % dân số.

HPI ở Việt Nam năm 1999 là 29,1% xếp 45/90 nước UNDP nghiên

cứu.

2.4.3. Đặc trưng của người nghèo và chiến lược xoá đói giảm nghèo

- Quy mô và mức độ nghèo đói (phạm vi nghèo đói tuyệt đối) là sự kết hợp của thu nhập đầu người thấp và phân phối không đồng đều (mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập).

- Nghiên cứu phạm vi đói nghèo là cơ sở để các nước đang phát triển có những chính sách toàn diện cho giảm nghèo đói.

- Nhóm nghèo đói:

+ Đạ i bphn là sng khu vc nông thôn, tham gia và o hot

độ ng nông nghip, hthiế u phươ ng tin sn xut, đấ t đ ai.

+ Ở thành thị người nghèo ở trong khu vực phi chính thức, nơi họ nhận được thu nhập do lao động tự làm (buôn bán nhỏ, bán hàng rong, trẻ đánh giày).

+ Họ không có vốn, trình độ giáo dục thấp.

+ Số phụ nữ có thu nhập ít nhất thường nhiều hơn nam giới, do đó những gia đình nghèo do phụ nữ làm chủ thường nằm trong số nhóm người nghèo nhất trong xã hội vì phụ nữ ít cơ hội học hành, ít cơ hội kiếm việc làm, được trả lương thấp hơn nam giới.

- Theo WB các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao đã thành công trong việc xoá đói giảm nghèo.

Ví dụ: Một thế kỷ qua các nước Tây Âu thu nhập bình quân đầu người tăng 10 lần, Trung Quốc 4 lần, Nam Á 3 lần.

Số người nghèo (sống<1USD/ngày) ở Tây Âu không có, Trung Quốc chiếm 20% dân số, Nam Á 40 % dân số.

- Để đánh giá thành công trong giảm nghèo, WB xem xét mức độ giảm nghèo, tương ứng với 1% tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ: Ở Việt Nam giai đoạn 93-98: 1% tăng trưởng GDP/người đã giảm 1,3% nghèo, giai đoạn 98-02 giảm 1,2%.

- Kết luận:

+ Nghèo khổ và sự giảm nghèo không đồng đều giữa các nước, các vùng, nhóm dân cư trong từng nước.

+ Do đó chính sách chống đói nghèo vừa phải mang tính vĩ mô và vi mô. Nó phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời tất cả những tầng lớp dân cư nghèo khổ trong xã hội đều được hưởng lợi từ tăng trưởng.

+ Có chính sách trọng điểm giảm nghèo tuyệt đối.

+ Các chính sách trên thể hiện trong “Chiến lược xoá đói giảm nghèo của mỗi quốc gia”.

+ Việt Nam 21/5/02 Chính phủ phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo”.

CHƯƠNG 3: LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

3.1. Lao động và vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế

3.1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động

3.1.1.1. Nguồn lao động

- Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người lao động ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.

+ Độ tuổi lao động ở mỗi nước được quy định khác nhau:

Việt Nam: cận dưới 15 tới cận trên 60 (nam), cận dưới 15 tới cận trên 55 (nữ)

Úc: không quy định cận trên (tuổi về hưu).

- Nguồn lao động được xem xét trên 2 mặt: đó là số lượng và chất lượng.

+ Về mặt số lượng: nguồn lao động gồm:

Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.

Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc, nghỉ hưu trước tuổi quy định.

+ Về chất lượng lao động được đánh giá bởi:

Trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực) của người lao động.

Sức khoẻ (thể lực) của người lao động.

3.1.1.2. Lực lượng lao động

- Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, tức là gồm người trong độ tuổi lao động có việc làm và những người thất nghiệp.

- Nước ta sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.

- Lực lượng lao động phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động cho xã hội.

- Trong lực lượng lao động chỉ có người lao động đang có việc làm mới là người góp phần trực tiếp tạo thu nhập cho xã hội.

3.1.2. Vai trò của lao động ở các nước đang phát triển

3.1.2.1. Vai trò hai mặt của lao động

- Lao động có vai trò đặc biệt hơn các yếu tố khác vì lao động có vai trò 2 mặt:

* Một là: Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Do đó lao động luôn được xem ở cả 2 khía cạnh đó là chi phí và lợi ích.

+ Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.

+ Lao động bao hàm những lợi ích: Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giảm đói nghèo (thông qua chính sách tạo việc làm, tổ chức lao động có hiệu quả, áp dụng công nghệ phù hợp).

* Hai là: Lao động là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ các lợi ích của quá trình phát triển. Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hầu hết các nước đều đặt trọng tâm vào chiến lược phát triển con người. Khi con người phát triển thì có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tăng, chất lượng cuộc sống tăng. Kết quả là tăng nhu cầu xã hội, đồng thời tác động đến hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động.

3.1.2.2. Đánh giá vai trò lao động của các nước đang phát triển

- Lợi thế của các nước đang phát triển là nhiều lao động, giá lao động rẻ. Trong khi đó lao động lại chưa phải là động lực mạnh cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là các nước mà lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao.

- Lao động nhiều nhưng lại thiếu việc làm.

- Năng suất lao động giảm do kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế chậm cải thiện.

- Quan hệ lao động và thị trường lao động là nhân tố làm hạn chế vai trò lao động.


3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu lao động

3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động

3.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về mặt số lượng

a) Dân số

- Là cơ sở để hình thành lực lượng lao động.

- Sự biến động của dân số được nghiên cứu qua sự biến động tự nhiên và biến động cơ học.

+ Biến động dân số tự nhiên:

Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong.

Tỉ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính sách kiểm soát dân số.

Các nước đang phát triển có tỉ lệ sinh cao hơn các nước phát triển, do đó tốc độ tăng dân số tự nhiên cao hơn.

Ví dụ: Giai đoạn 1975- 1999:

Tỉ lệ tăng dân số của thế giới 1,6%/năm.

Tỉ lệ tăng dân số của nước đang phát triển 1,9%/năm

Tỉ lệ tăng dân số của các nước chậm phát triển 2,8%/năm Tỉ lệ tăng dân số của các nước phát triển 0,6%/năm

Ở các nước đang phát triển, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tốc độ tăng dân số nhanh dẫn tới mức sống thấp và tạo áp lực lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Vì vậy công tác kế hoạch hoá dân số phải đi đôi với phát triển kinh tế.

Yếu tố sinh đẻ và tử vong ảnh hưởng đến quy mô dân số trong độ tuổi lao động. Nên phải có chính sách kiểm soát dân số có hiệu quả ít nhất là 15 năm trước đó.

+ Biến động dân số cơ học:

Biến động dân số cơ học là do tác động của việc di dân (di cư).

ở các nước đang phát triển, di cư ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu lao động đặc biệt là cơ cấu lao động thành thị và nông thôn (xu hướng chuyển từ nông thôn ra thành thị).

Di cư từ nông thôn ra thành thị tăng cung lao động ở thành thị, thúc đẩy tốc độ đô thị hoá, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp.

Ở Việt Nam: Giai đoạn 1999 – 2002, tốc độ tăng lực lượng lao động ở nông thôn là 2,32% năm, thành thị là 5,5% năm.

Nguyên nhân của việc di cư từ nông thôn ra thành thị là chênh lệch thu nhập “dự kiến” giữa nông thôn và thành thị. Đó là chênh lệch về lượng thực tế và xác suất thành công trong việc tìm việc làm ở thành thị.

Đặc điểm của việc di cư ở các nước đang phát triển là:

+ Người di cư phần lớn là thanh niên (15-24 tuổi) và có trình độ học vấn nhất định.

+ Người nghèo chiếm tỉ lệ cao trong số người di cư. Do vậy nhà nước phải lựa chọn chính sách giải quyết vấn đề cung lao động và thất nghiệp ở thành thị.

b) Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động

- Dân số trong độ tuổi lao động phản ánh khả năng lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên không phải tất cả họ đều là những người tham gia lực lượng lao động.

- Cung lao động phụ thuộc vào số lượng người trong độ tuổi lao động và tham gia lao động. Do đó ta phải xét chỉ tiêu tỉ lệ tham gia lực lượng lao động.

Tỉ lệ tham gia

lực lượng lao

Số người trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động

=

x 100(%)


Dân số trong độ tuổi lao động

- Tỉ lệ này có thể khác nhau giữa nam và nữ, nó phụ thuộc yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội (tập quán, thu nhập…). Ở các nước chậm phát triển tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ thấp hơn do các nguyên nhân:

+ Làm việc nội trợ ở nhà.

+ Nhận thức về vai trò của phụ nữ và điều kiện giải phóng phụ đối với công việc gia đình.

- Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động của 1 số nước ASEAN: Thái Lan: 54,83%

Việt Nam: 50%

Indonesia: 45,95%

Philippin: 41,65%

Malaysia: 41,55%

3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động về mặt chất lượng

- Chất lượng lao động được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn và kỹ năng của lao động, sức khoẻ.

- Chất lượng lao động ảnh hướng tới năng suất lao động, sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo trình độ kỹ thuật.

- Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động gồm:

a) Giáo dục và việc cải thiện chất lượng lao động

+ Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.

+ Giáo dục được thực hiện ở 2 bậc:

Giáo dục phổ thông: Nhằm cung cấp kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân.

Giáo dục nghề và đại học: Nhằm cung cấp kiến thức tay nghề, kỹ năng và chuyên môn.

+ Vai trò của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động:

Giáo dục là cách thức để tăng tích luỹ tri thức để giúp con người sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Giáo dục tạo ra 1 lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng, để tăng năng suất lao động thúc đẩy phát triển kinh tế.

Giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân (đặc biệt là phụ nữ) có thể sử dụng kiến thức nhằm tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng.

Ví dụ: giảm tỉ lệ trẻ em tử vong, tăng tỉ lệ dinh dưỡng...

b) Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện chất lượng lao động

- Sức khoẻ của người lao động được đánh giá ở thể lực (chiều cao, cân nặng). Nó phụ thuộc chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ.

- Đối với người đang làm việc, thể lực và tuổi thọ của họ phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, mặt khác phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên, chính sách bảo hiểm y tế.

- Sức khoẻ của người lao động tốt làm nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong công việc.

- Thực tế các nước đều quan tâm đến chất lượng nguồn lao động trong tương lai thể hiện qua chính sách nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và cộng đồng. Từ đó họ có đủ năng lực, nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng giáo dục ở nhà trường.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí