Các Mô Hình Về Sự Bất Bình Đẳng Về Tăng Trưởng Kinh Tế

Điểm I – 20 dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 10 thu nhập Đường 1

- Điểm I – 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 10% thu nhập.

- Đường chéo 450 cho thấy, bất cứ điểm nào trên đường này đều phản ánh tỷ lệ % thu nhập nhận được đúng bằng tỉ lệ % của số người có thu nhập.

Ví dụ: Điểm 3/4 của đường chéo, 75% thu nhập sẽ được phân phối cho 75% dân số.

Như vậy, đường chéo 450 đại diện của sự phân phối công bằng.

- Khoảng cách giữa hai đường chéo 45% và đường Lorenz là dấu hiệu cho biết mức độ bất bình đẳng. Đường Lorenz càng cách xa đường 450 thì mức độ bất bình đẳng càng lớn.

Phân phối thu nhập của Thailand và Việt Nam năm 1998



Tên Nước

Tỉ lệ % thu nhập của 20% dân số

Nghèo

nhất

Gần nghèo

nhất

Trung

bình

Gần giàu

nhất

Giàu nhất

Thailand

4,3

7,8

11,9

19,7

56,3

Việt Nam

8,2

11,9

15,5

21,2

43,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hoá được mức độ bất bình đẳng.

2.3.1.2. Hệ số GINI (G)

- G là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm.

G

=

Diện tích (A)

- Dựa vào đường Lorenz, hệ số G là tỉ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và đường 450 với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 450.


Diện tích(A+B)

Về lý thuyết 0 G 1, thực tế 0 < G < 1. Theo số liệu của WB thì 0,2 G 0,6. Với các nước có thu nhập thấp 0,3 G 0,5, các nước có thu nhập cao 0,2 G 0,4.

- G đã lượng hoá được mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập, nhưng mới chỉ phản ánh được mặt tổng quát, trong một số trường hợp chưa đánh giá được cụ thể.

2.3.2. Các mô hình về sự bất bình đẳng về tăng trưởng kinh tế

2.3.2.1. Mô hình chữ U ngược của Simon Kuznets

Tỉ trọng thu nhập của nhóm 20% giàu nhất trong tổng dân số

Tỷ số Kuznets =

Tỉ trọng thu nhập của nhóm 60% nghèo nhất trong tổng dân số

- 1955 – Kuznets - nhà kinh tế Mỹ đưa ra mô hình nghiên cứu mang tính thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.


Ví dụ: Ấn Độ = 1,95; Srilanca 1,67; Mỹ 1,29; Anh 1,25. Giá trị này cho thấy ở các nước đang phát triển có xu hướng bất bình đẳng cao hơn các nước phát triển.

- Nếu biểu diễn mối quan hệ trên đồ thị thì có dạng hình chữ U ngược. Tức là bất bình đẳng sẽ tăng ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau.

Gini


GDP/người

0,6

1

0,2

0

- Bất bình đẳng về thu nhập sẽ tăng lên từ nước có thu nhập thấp tới nước có thu nhập vừa và giảm từ nước có thu nhập vừa đến nước có thu nhập cao.

- Hạn chế cuả mô hình Kuznets là không giải thích được 2 vấn đề quan trọng sau.

+ Những nguyên nhân cơ bản nào đã tạo ra sự thay đổi bất bình đẳng trong quá trình phát triển.

+ Phạm vi khác biệt giữa các nước về xu thế thay đổi này trong điều kiện họ sử dụng các chính sách khác tác động đến tăng trưởng và bất bình đẳng. Tức là, có phải các nước có thu nhập thấp tất yếu phải chấp nhận gia tăng về bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng kinh tế.

2.3.2.2. Mô hình tăng trưởng trước, bình đẳng sau của Lewis

- Sự bất bình đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định. Nguyên nhân của xu thế này được giải thích như sau:

+ Sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu vì:

Cùng với việc phát triển quy mô sản xuất công nghiệp, số lao động được thu hút vào khu làm việc ngày càng tăng nhưng tiền công vẫn ở mức tối thiểu.

Khi tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của nhà tư bản vẫn tăng lên.

+ Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do lao động dư thừa được thu hút hết vào khu vực thành thị (sản xuất công nghiệp và dịch vụ)

thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất. Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên dẫn đến tiền lương tăng và giảm bớt sự bất bình đẳng.

- Sự bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của sự tăng trưởng. Sự bất bình đẳng có nghĩa là các nhà tư bản và nhóm người có thu nhập cao sẽ nhận được nhiều tiền hơn, đồng thời họ là người sử dụng phần tiết kiệm của mình vào nguồn tích luỹ mở rộng sản xuất.

- Kết luận của mô hình Lewis.

+ Bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích luỹ, tăng đầu tư do đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

+ Khi người giàu tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng của họ cao hơn (hướng vào hàng hoá xa xỉ). Vì vậy tỉ lệ tiết kiệm trung bình của họ thấp hơn. Do đó với các nước đang phát triển, việc giảm bớt bất bình đẳng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tiết kiệm và đầu tư. Tức là có thể kết hợp giữa công bằng và tăng trưởng kinh tế.

2.3.2.3. Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng của Oshima

- Theo mô hình 2 khu vực của Oshima, xuất phát từ đặc điểm sản xuất nông nghiệp Châu Á, sản xuất có tính thời vụ cao, do đó quá trình tăng trưởng cần được bắt đầu từ khu vực nông nghiệp. Chính quá trình này sẽ dẫn đến hạn chế sự bất bình đẳng trong quá trình tăng trưởng.

- Theo Oshima:

+ Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu do tập trung phát triển khu vực nông thôn dựa trên chính sách cải cách ruộng đất, sự trợ giúp của nhà nước về giống, kỹ thuật, phát triển nhiều ngành nghề dẫn đến làm cho thu nhập ở khu vực nông thôn tăng dần.

+ Khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp quy mô lớn và nhỏ ở thành thị, giữa nông trại lớn và nhỏ ở nông thôn được cải thiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu, khoảng cách thu nhập tăng lên do các cơ sở sản xuất lớn tận dụng được lợi thế về quy mô và điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật.

Giai đoạn sau, lợi ích của cơ sở hạ tầng và khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật ở các cơ sở nhỏ mới tăng lên làm cho khoảng cách thu nhập giảm dần.

+ Tiết kiệm sẽ tăng dần lên ở các nhóm dân cư, kể cả các nhóm có thu nhập thấp vì thu nhập tăng dần sẽ thoả mãn nhu cầu chi tiêu, bắt đầu tiết kiệm để đầu tư phát triển sản xuất, giáo dục đào tạo cho con em họ.

2.3.2.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế của WB

- Phân phối lại cùng với tăng trưởng kinh tế là cách thức phân phối lại các thành quả của tăng trưởng kinh tế sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần được cải thiện trong quá trình tăng trưởng vẫn tiếp tục.

- Quá trình này bao gồm 2 yếu tố:

+ Chính sách phân phối lại tài sản (của cải).

+ Chính sách phân phối lại từ tăng trưởng.

- Cần có chính sách trên vì nguyên nhân của sự bất công trong phân phối thu nhập của cá nhân là ở hầu hết các nước đang phát triển tồn tại sự bất công trong vấn đề sở hữu tài sản.

- Lý do chính vì sao gần 20% dân số nhận được hơn 50% thu nhập là vì 20% này đã sở hữu và kiểm soát >70% các nguồn lực sản xuất (vốn vật chất, đất đai, vốn nhân lực dưới hình thức học vấn cao).

- Chính sách được áp dụng là: cải cách ruộng đất, tăng cường cơ hội giáo dục cho nhiều người, đồng thời kết hợp với các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn, tiêu thụ nông sản, chính sách công nghệ.

Ví dụ: Nổi bật là Hàn Quốc, Đài Loan sau khi cải cách ruộng đất có hệ số GINI là 0,34; Đài Loan 0,31.

2.3.3. Bất bình đẳng giới

- Giới là thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Nó có vai trò quyết định chủ yếu đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế.

- Liên hiệp quốc (UNDP) đưa ra 2 chỉ số:

+ Chỉ số phát triển giới (GDI):

Phản ánh những thành tựu trong các khía cạnh tương tự như HDI (tuổi thọ bình quân, giáo dục, thu nhập) nhưng lại điều chỉnh các kết quả đó theo sự bất bình đẳng giới.

Ở mỗi nước, nếu giá trị và thứ hạng của GDI càng gần HDI thì sự khác biệt về giới càng ít và ngược lại.

Ví dụ:


Giá trị

HDI

Nước







Nauy

0,939

1

0,937

1

Singapore

0,876

26

0,871

26

Việt Nam

0,682

101

0,680

89

Xếp hạng Giá trị

GDI

Xếp hạng


+ Thước đo vị thế của giới (GEM):

Thước đo này tập trung xem xét cơ hội của phụ nữ chứ không phải là khả năng (năng lực) của họ. Nó chỉ ra sự bất bình đẳng giới trên 3 khía cạnh.

Tham gia hoạt động chính trị và có quyền quyết định đo bằng tỉ lệ số ghế trong quốc hội của nữ và nam giới.

Tham gia hoạt động kinh tế và có quyền quyết định: Đo bằng tỉ lệ các vị trí lãnh đạo, quản lý do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm và tỉ lệ các vị trí trong ngành kỹ thuật, chuyên gia do phụ nữ và nam giới đảm nhiệm.

Quyền đối với các nguồn lực kinh tế: Đo bằng thu nhập ước tính của nữ và nam (PPPUSD).

- Khi nghiên cứu về GDI và GEM của các nước, UNDP chỉ ra rằng:

+ Sự bất bình đẳng về giới cao hơn trong phát triển con người không phụ thuộc vào mức thu nhập hoặc giai đoạn phát triển.

+ Thu nhập cao không phải là điều kiện tiên quyết để tạo ra cơ hội cho phụ nữ.

+ Trong những thập niên qua tuy có những tiến bộ về sự bình đẳng giới, nhưng sự phân biệt giới vẫn phổ biến ở các nước trên thế giới.

+ Bình đẳng giới là mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố để nâng cao tăng trưởng của các quốc gia và xoá đói giảm nghèo.

Biện pháp:

Phải có một môi trường, thể chế để mang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ.

Có những giải pháp chính sách liên quan đến bất bình đẳng giới.


2.4. Nghèo khổ ở các nước đang phát triển

2.4.1. Nghèo khổ về thu nhập

2.4.1.1. Khái niệm

- Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế, thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định.

- Theo hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP tổ chức tại Bangkok (9/93):

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

2.4.1.2. Phương pháp đánh giá nghèo khổ về thu nhập

a) Nghèo khổ tuyệt đối: biểu thị mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo những nhu cầu vật chất cơ bản như: lương thực, quần áo, nhà ở để cho mỗi người vẫn có thể tiếp tục tồn tại.

- Khi xem xét mức nghèo khổ theo khái niệm trên có một số bất cập

sau:

+ Việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan, gây khó khăn cho

việc so sánh giữa các nước.

+ Mức thu nhập tối thiểu sẽ thay đổi theo tiêu chuẩn của mức sống, theo thời gian và theo quốc gia.

b) Giới hạn nghèo khổ (đường nghèo khổ)

Chúng ta có thể xác định giới hạn nghèo khổ theo thu nhập hoặc theo chi tiêu. Người ta thường dùng chi tiêu hơn vì nó liên quan đến phúc lợi nhiều hơn và số liệu về thu nhập thường không chính xác (do có bộ phận tự hành nghề).

c) Phương pháp của ngân hàng thế giới

- Là phương pháp dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng USD mỗi ngày.

- Ngưỡng nghèo hiện nay là 1USD và 2USD/ngày (theo PPPUSD). Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người là 2100 calo/người/ngày.

- Ngưỡng nghèo này là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm (nghèo đói ở mức thấp). Vì mức chi tiêu này chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho nhu cầu khác.

d) Phương pháp của Việt Nam

* Phương pháp của tổng cục thống kê: Dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người.

Phương pháp này xác định 2 ngưỡng nghèo:

- Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lượng thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng.

- Ngưỡng nghèo thứ hai là ngưỡng nghèo chung, nó bao gồm cả phần chi tiêu hàng hoá phi lương thực.

Ngưỡng nghèo ở Việt Nam


Ngưỡng nghèo

Chi tiêu bình quân đầu người/năm

1/1993

1/1998

- Về lương thực, thực

phẩm

750 000 đ

1 287 000 đ

- Ngưỡng nghèo chung

1116 000 đ

1 788 000 đ

* Phương pháp dựa vào thu nhập của hộ gia đình (Bộ LĐTBXH) áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

- Phương pháp này hiện đang sử dụng để xác định chuẩn nghèo đói của chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.

+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

- Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm ở dưới các giới hạn đã được quy định.

- Việc xác định ai là người nghèo luôn là vấn đề khó khăn. Cách thông thường và đã được các nước đang phát triển và WB sử dụng là dựa vào kết quả điều tra về thu nhập (chi tiêu) của hộ gia đình.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí