Giáo trình Hóa sinh Dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược - Đại học Tây Đô - 15

Lượng protein đào thải hằng ngày phụ thuộc vào tuổi, giới, tư thế đứng lâu, phụ thuộc vào hoạt động của cơ. Trong trường hợp lao động nặng, phụ nữ có thai lượng protein trong nước tiểu cũng tăng hơn bình thường là albumin.

Bằng xét nghiệm thông thường phát hiện có protein trong nước tiểu thì đó là niệu bệnh lý. Protein niệu bệnh lý xuất hiện trong các trường hợp: sốt cao, đái đường, bệnh tim mạch (suy tim, huyết áp cao), bệnh thận.

5.3. Các chất Ketonic

Nước tiểu bình thường chứa khoảng vài mg acetic/1 lít và vài trăm mg acid beta hydroxybutyric. Các chất cetonic trong nước tiểu tăng trong các rối loạn chuyển hóa glucid, bệnh đái đường, đói lâu ngày, tăng chuyển hóa glucid, sau một trường hợp dùng thuốc gây mê.

5.4. Sắc tố mật, muối mật

Trong một số trường hợp tổn thương gan và đường mật, nhất là vàng da do viêm gan, vàng da do tắc mật, bilirubin liên hợp có trong nước tiểu ( gọi là sắc tố mật).

5.5. Hồng cầu và hemoglobin

Nước tiểu có hồng cầu trong viêm thận cấp, lao thận, ung thư thận. Nước tiểu có hemoglobin trong trường hợp sốt rét ác tính, vàng da do tiêu huyết, bỏng nặng.

5.6. Porphyrin

Người bình thường bài xuất khoảng 50-200mg porphyrin/24h. Có hai loại porphyrin niệu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Porphyrin niệu vô căn di truyền do thiếu một enzym của quá trình tổng hợp hem ở tủy xương và gan.

- Rối loạn porphyrin niệu thứ phát do nhiễm độc, chất độc ức chế tổng hợp hem.

Giáo trình Hóa sinh Dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược - Đại học Tây Đô - 15

5.7. Dưỡng chấp

Nước tiểu có dưỡng chấp trong các trường hợp bệnh giun chỉ có tổn thương hệ bạch huyết tại chổ liên quan tới đường bài xuất nước tiểu.

6. THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẬN

6.1. Protein niệu

Protein niệu là một trong những xét nghiệm hàng loạt trong việc kiểm tra sức khỏe thường kỳ. Bằng các xét nghiệm thông thường không phát hiện được protein niệu ở người bình thường.

- Protein niệu trên 150mg /24h được coi là khởi đầu bệnh lý.

- Protein niệu vừa: khi lượng protein trong nước tiểu < 0,2g/l, thường gặp trong viêm thận cấp, viêm bể thận cấp hoặc mạn.

- Protein niệu nặng: khi lượng protein trong nước tiểu > 0,25g/l, thường gặp trong hội chứng thận nhiễm mỡ.

Việc định tính protein nước tiểu bằng phương pháp điện di có thể giúp ta đánh giá được mức độ tổn thương của thận đồng thời có thể xác định được tổn thương ở cầu thận hay ở ống thận.

6.2. Urê

Định lượng urê trong máu là một trong những xét nghiệm cơ bản. Ở người bình thường nồng độ urê trong máu từ 1,7-8,3 mmol/l. Nồng độ urê trong nước tiểu khoảng 333 – 583mmol/24h. Nồng độ urê trong máu được coi là bệnh lý khi > 8,3mmol/l. Nồng độ urê máu giảm rất hiếm khi gặp. Thường gặp urê máu cao thể hiện sự thiểu năng thận.

6.3. Creatinin

Khi bị tổn thương, nồng độ creatinin trong máu tăng sớm hơn so với urê. Ở người bình thường, nồng độ creatinin trong huyết thanh là 53-97mmol/l (nam giới) và 44-80 mmol/l (nữ giới).

Các xét nghiệm nước tiểu và máu sơ bộ có thể đánh giá chức năng của thận. Các xét nghiệm protein niệu, soi cặn để xác định hồng cầu và trụ hạt là hai xét nghiệm đơn giản để nghĩ đến thận có bệnh lý hay không. Sự tăng nồng độ urê hay creatinin máu là một dấu hiệu hóa sinh để nghi vấn chức năng lọc của thân. Theo dòi biến đổi urê hay creatinin máu có thể tiên lượng sự tiến triển của bệnh đặc biệt là viêm thận mạn tính.

Tuy nhiên, các xét nghiệm trên không hoàn toàn đặc hiệu cho thận, mà chúng còn phụ thuộc vào chế độ ăn, dùng thuốc và một số bệnh khác. Để dánh giá chức năng của thận một cách chính xác và cụ thể cần phải tiến hành các nghiệm pháp thăm dò chức năng như độ thanh thải, nghiệm pháp Zimnisky (nghiệm pháp 8 cốc), nghiệm pháp PSP (phenol sulphophtalein). Ngoài ra, ở các cơ sở chuyên khoa có thể thăm dò phức tạp hơn như thăm dò cân bằng acid – base của thận, định lượng hoạt độ renin trong huyết tương.

Ngoài những xét nghiệm trên, để đánh giá mức độ suy thận, người ta làm thêm các xét nghiệm như nồng độ kali trong huyết thanh, nếu kali trong huyết thanh cao phải cho chạy thận nhân tạo. Cần xét nghiệm ion đồ huyết thanh và nước tiểu, các thông số về pH, pO2, pCO2 v.v…


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Các phân tử được lọc qua cầu thận dễ dàng:

A. Protein có trọng lượng phân tử 70000

B. Các phân tử mang điện dương

C. Các phân tử có kích thước nhỏ

D. Câu B, C đúng

2. Chất được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu hoàn toàn:

A. Na và Cl B. Acid Uric và Creatinin

C. Glucose D. Tất cả các chất trên

3. Nước được tái hấp thu ở thận:

A. 10 % B. 20 % C. 50 % D. 99 %

4. Thận điều hoà thăng bằng acid base:

A. Bài tiết Na+ và giữ lại H+ B. Bài tiết Na+ và bài tiết H+

C. Giữ lại Na+ và bài tiết H+ D. Giữ lại Na+ và giữ lại H+

5. Bicarbonat được tái hấp thu trở lại máu cùng với:

A. Ion H+ B. Ion Na+

C. Muối amon NH4+ D. Muối phosphat dinatri

6. Renin:


A. Là một enzyme thuỷ phân protein

B. Trong máu renin tác dụng lên Angiotensinogen được tổng hợp từ gan

C. Renin có trọng lượng phân tử 40000

D. Tất cả các câu đều đúng

7. Angiotensin II:

A. Có hoạt tính sinh học mạnh

B. Có đời sống ngắn

C. Tác dụng co mạch, tăng huyết áp, co cơ trơn, tăng tiết Aldosteron

D. Câu A, C đúng

8. Sự bài tiết Renin tăng khi:

A. Huyết áp hạ B. Huyết áp tăng

C. Tăng nồng độ Natri máu D. Giảm nồng độ Kali máu

9. Sự tổng hợp Aldosteron tăng khi:

A. Tăng Kali máu B. Hạ Natri máu

C. Huyết áp hạ D. Tất cả các câu đều đúng

10. Erythropoietin:

A. Là chất tạo hồng cầu B. Được tổng hợp từ 1 globulin

C. Được tổng hợp từ thận D. Câu A, C đúng

11. Tiền REF chuyển thành REF hoạt động dưới tác động trực tiếp của:

A. Prostaglandin B. Proteinkinase (+) C. AMP vòng

D. Adenylcyclase E. Tất cả các câu đều sai

12. Prostaglandin E2:

A. Được tìm thấy ở một tổ chức cạnh cầu thận cùng với PGI2 và TXA2

B. Tham gia vào sự tổng hợp REF

C. Có tác dụng co mạch

D. Biến đổi tiền Erythropoietin thành Erythropoietin

13. Thể tích nước tiểu phụ thuộc vào:

A. Tuổi B. Chế độ ăn

C. Chế độ làm việc D. Tất cả các câu đều đúng

14. pH nước tiểu bình thường:

A. Hơi acid, khoảng 5 – 6 B. Có tính kiềm mạnh

C. Không phụ thuộc chế độ ăn D. Không phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý

15. Các chất có mặt trong nước tiểu bình thường:

A. Ure, Creatinin, Glucose B. Acid uric, Ure, Creatinin

C. Ure, Cetonic D. Tất cả các câu đều đúng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng việt

1. Trần Thị Ân, Đái Duy Ban, Nguyễn Hữu Chấn, Đỗ Đình Hồ, Lê Đức Trình,

Hoá sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 1980.

2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng, Hóa sinh học, NXB Giáo dục, HN, 2004.

3. Hồ Huỳnh Thuỳ Dương, Sinh học phân tử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

4. Đỗ Quý Hai, Giáo trình Hóa sinh đại cương, Tài liệu lưu hành nội bộ Trường ĐHKH Huế, 2004.

5. Bộ môn Hóa sinh, Đại học Y – Dược TPHCM, Hóa sinh y học, NXB Y học TPHCM, 2003.

6. Đỗ Đình Hồ, Đông Thị Hoài An, Nguyễn Thị Hảo, Đỗ Đình Hồ, Phạm Thị Mai, Trần Thanh Lan Phương, Đỗ Thị Thanh Thủy, Lê Xuân Trường, Hóa sinh y học, NXB Y học, tp. Hồ Chí Minh, 2005.

7. Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên, Giáo trình sinh hóa hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

8. Nguyễn Xuân Thắng, Đào Kim Chi, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Đồng,

Hóa sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 2004.

9. Nguyễn Xuân Thắng, Đào Kim Chi, Phạm Quang Tùng, Nguyễn Văn Đồng,

Hóa sinh học, NXB Y học, Hà Nội, 2004.

10. Phạm Thị Minh Thư, Lê Thị Thủy, Hóa sinh, NXB Giáo dục VN, Bộ Y tế, 2010.


Tài liệu tiếng nước ngoài

1. F. Percheron, R. Perlès, M. J. Foglietti, Biochimie structurale et métabolique,

Tom 1 et 2, Masson, 1992.

2. Peter N. Campbell, Antony D. Smith, Biochemistry Illustrated, 4th edition, Harwal publishing, 2001.

3. Lehninger A. L., Principle of Biochemistry, 4th edition, W.HFreeman, 2004.

4. Nelson D. L., Cox M. M., Lehninger Principles of Biochemistry, 4th edition, Freeman and Company, New York, USA, 2005.

5. R. K. Murray, D.K. Granner, V.W. Rodwell, Harper’s Illustrated Biochemistry, 27th edition – Lange Medical Books/Mcgraw – Hill, 2006.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 19/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí