Quản Lý An Toàn Trong Lắp Đặt Và Sử Dụng Hệ Thống Lạnh Cho Cơ Sở Khí Hoá Lỏng

lát cho quen dần trước khi vào kho lạnh để tránh cảm lạnh đột ngột. Khi từ trong kho lạnh ra ngoài cũng vậy, cần phải dừng lại ở phòng đệm một lát trước khi đi ra ngoài.

1.3.3. Quản lý an toàn trong lắp đặt và sử dụng hệ thống lạnh cho cơ sở khí hoá lỏng

1.3.3.1. Đào tạo

a. Cán bộ, công nhân làm việc ở các bộ phận sinh lạnh bằng khí hóa lỏng như CO2 lỏng, nitơ lỏng, ôxi lỏng, LPG (Liquid Petroleum Gas) và NLG (Natural Liquid Gas) lỏng khác cần phải biết:

- Kiến thức sơ cấp về quá trình sinh lạnh do các khí hóa lỏng sôi.

- Tính chất, đặc điểm và thông số về áp suất, nhiệt độ sôi, thể tích riêng và năng suất lạnh của từng loại khí hóa lỏng.

b. Ở khu vực có bộ phận sinh lạnh bằng các khí hoá lỏng phải treo biển : "KHU VỰC NGUY HIỂM - KHÔNG NHIỆM VỤ MIỄN VÀO" ?

c. Tất cả các cán bộ, công nhân và người tham quan muốn đến khu vực có bộ phận sinh lạnh bằng khí hoa lỏng, nhất thiết phải được phổ biến nội quy riêng của khu vực này, do cán bộ kỹ thuật an toàn lao động của xí nghiệp phụ trách.

1.3.3.2. Bố trí thiết bị và trang bị bảo hộ lao động:

a. Các bình chứa khí hóa lỏng, thiết bị sinh lạnh bằng khí hóa lỏng, thiết bị sản xuất CO2 rắn, lỏng... đều phải bố trí thành khối, tập trung vào một khu vực riêng biệt để hạn chế sự cố tai nạn đến các bộ phận khác và dễ dàng kiểm soát, hướng dẫn những nguời đến, quan hệ với bô phận này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

b. Các bình, thùng phát lạnh bằng khí hóa lỏng phải được trang bị đầy đủ đồng hồ áp lực, van an toàn, bộ chỉ báo mức lòng theo đúng quy định của các thiết bị và bình áp lực.

c. Cán bộ kỹ thuật, công nhân trực tiếp sử dụng các thiết bị sinh lạnh bằng khí hóa lỏng phải được trang bị quần áo ấm, mũ ấm, găng tay và kính bảo hiểm. Cần có biện pháp đề phòng "bỏng lạnh" do lỏng bắn vào người.

Giáo trình An toàn điện lạnh Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 10

2. AN TOÀN MÔI CHẤT LẠNH

2.1. Biện pháp chung đề phòng về kỹ thuật

2.1.1. Thiết bị che chắn an toàn

Thiết bị an toàn là những dụng cụ thiết bị nhằm phòng ngừa những tai nạn có thể xảy ra trong sản xuất, bảo vệ công nhân khỏi bị ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong quá trình làm việc (như bức xạ, phóng xạ...)

Thiết bị che chắn an toàn là thiết bị ngăn cách người lao động với vùng nguy hiểm, cách ly các bộ phân quay, chuyển động có thể gây nguy hiểm, cũng như không cho công nhân tiếp xúc hoặc đi vào vùng nguy hiểm.

Thiết bị che chắn có thể là các tấm kín, lưới chắn hay rào chắn. Thiết bị che chắn có thể chia thành hai loại:

Thiết bị che chắn tạm thời, sử dụng ở những nơi làm việc không ổn định (VD: hiện trường sửa chữa, lắp đặt thiết bị, ...), hay:

Thiết bị che chắn cố định (đối với các bộ phận chuyển động của máy như dây curoa, các bộ truyền bánh răng, xích, vit quay, trục truyền, các khớp truyền động...):

Loại kín, như các dạng hộp giảm tốc, hộp tốc độ, bàn xe dao....

Loại hở, dùng cho những cơ cấu cần theo dõi, xem xét các chi tiết bên trong và thường được làm bằng lưới sắt hoặc bằng thép rồi bắt vít vào khung để che chắn bộ đai truyền, chắn xích và các cơ cấu con lăn cấp phôi...

2.1.2. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa

Là các cơ cấu đềphòng sự cố thiết bị có liên quan tới điều kiện lao động an toàn của công nhân.

Sư cố hỏng hóc thiết bị có thể do các nguyên nhân kỹ thuật khác nhau (như do quá tải, do bộ phận chuyển động quá vị trí giới hạn, do quá nhiệt, do tốc độ chuyển động hay cường độ dòng điện vượt quá giới hạn quy định, ...)

Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị, hoặc bộphận máy khi có một thông số nào đó vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép. Không một máy móc thiết bị nào được coi là hoàn thiện và đưa vào sử dụng nếu không có các thiết bị phòng ngừa thích hợp.


việc:

Cơ cấu phòng ngừa được chia ra ba loại theo khả năng phục hồi trở lại làm


Các hệ thống có thểtự phục hồi khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã

trở lại mức quy định (như ly hợp ma sát, ly hợp vấu, lòxo, rele nhiệt, van an toàn kiểu đối trọng hoặc kiểu lòxo...). VD: Các loại ly hợp an toàn có tác dụng cắt chuyển động của xích truyền động, trục quay khi máy quá tải, rồi lại tự động đóng chuyển động của xích khi tải trọng trở về mức bình thường. Ly hợp an toàn có ưu điểm hơn các chốt cắt và then cắt quá tải, vì chúng không bị phá hỏng mà chỉ bịtrượt.

Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắt, then cắt, ... Các bộ phận này thường là khâu yếu nhất của hệthống.

Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng tay: rele đóng/ngắt điện, cầu dao điện, ...

2.1.3. Các cơ cấu điều khiển và phanh hãm

Cơ cấu điều khiển. Gồm các nút mở/đóng máy, hệ thống tay gạt, các vôlăng điều khiển, vv... cần phải tin cậy, dễ thao tác trong tầm tay, dễ phân biệt.

Đối với những núm quay có đường kinh nhỏ (nhỏ hơn 20[mm]): moment lớn nhất không nên quá 1,5[N.m].

Các tay quay cần quay nhanh: tải trọng đặt không nên quá 20[N]. Các tay gạt ở các hộp tốc độ: lực yêu cầu không nên quá 120[N]. Các nút bấm "điều khiển": nên sơn màu dễ phân biệt.

Nút bấm "mở máy" nên sơn màu đen hoặc xanh, và làm thụt vào thân hộp khoảng 3[mm]; trái lại, nút bấm "ngừng máy" nên sơn màu đỏ và làm thò ra khoảng (3-5) [mm].

Phanh hãm. Là bộ phận dùng hãm nhanh những bộ phận đang chuyển động của máy để có thể ngăn chặn kịp thời những trường hợp hỏng hóc hoặc tai nạn. Yêu cầu:

Phải gọn, nhẹ, nhanh nhạy, không bị trượt, không bị kẹt, ... Không bị rạn nứt,

Không tự động đóng mở khi không có điều khiển.

Khoá liên động. Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị và con người trong khi sử dụng nếu vì một lý do nào đó thao tác không đúng nguyên tắc an toàn. Khoá liên động có thể là loại điện, cơ khí, thuỷ lực, điện-cơ kết hợp hoặc tế bào quang-điện. VD: máy hàn khi chưa đóng cửa che chắn, khi quạt làm mát chưa hoạt động thì máy chưa làm việc được.

Điều khiển từ xa. Có tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc (như điều khiển đóng/mở hoặc điều chỉnh các van trong công nghiệp hoá chất, điều khiển sản xuất từ phòng điều khiển trung tâm nhà máy điện, ...

2.1.4. Tín hiệu an toàn

Là các thiết bị phát tín hiệu báo trước nguy cơ hư hỏng máy, hay có sự trục trặc trong vận hành máy sắp xảy ra, để công nhân kịp đề phòng và kịp thời xử lý.

Tín hiệu có thể là ánh sáng (màu sắc) hay âm thanh.

Tín hiệu ánh sáng (bằng màu sắc, như thường dùng trong giao thông): đèn đỏ, xanh, vàng. Màu đỏ là có điện nguy hiểm hay mức điện áp cao nguy hiểm; xanh là an toàn; ...

Tín hiệu âm thanh. Thường sử dụng còi, chuông. Dùng cho các xe nâng hạ qua lại, các phương tiện vận tải, các báo động sự cố, ...

2.1.5. Biển báo phòng ngừa

Là các bảng báo hiệu cho người lao động biết nơi nguy hiểm để cẩn thận khi qua lại hay cấm qua lại.

Có ba loại:

Bảng biển báo hiệu: "Nguy hiểm chết người", "STOP", ...

Bảng biển cấm: "Khu vực cao áp, cấm đến gần", "Cấm đóng điện, đang sửa chữa!", "Cấm hút thuốc lá", ...

Bảng hướng dẫn: "Khu làm việc", "Khu cách ly", ...

2.1.6. Kiểm nghiệm, dự phòng thiết bị

Mục đích là đánh giá chất lượng thiết bị bảo hộ về các tính năng, độ bền, vàđộ tin cậy để quyết định đưa vào sử dụng.

Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy, thiết bị, công trình, các bộ phận của chúng trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm nghiệm dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ hạn sửa chữa, bảo dưỡng. VD:

Thử nghiệm độ tin cậy của phanh hãm.

Thử nghiệm độ bền, độ khít của thiết bị áp lực, đường ống, van an toàn, ...

Thử nghiệm độ cách điện của các dụng cụ kỹ thuật điện và phương tiện bảo vệ cá nhân.

2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân

Là những vật dụng dành cho công nhân nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị tác động của các yếu tố nguy hiểm.

Được phân theo các nhóm chính:

Trang bị bảo vệ mắt: kính bảo hộ trong suốt, kinh màu, kính hàn, ...

Trang bị BV cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có phin lọc, ...

Trang bị bảo vệ thính giác: nút tai chống ồn, chụp tai chống ồn, ...

Trang bị bảo vệ đầu: các loại mũ mềm/cứng, mũ vải/nhựa/sắt, mũ cho công nhân hầm lò, mũ chống mưa/nắng, mũ chống cháy, chống va chạm mạnh,...

Trang bị bảo vệ tay: găng tay các loại. Trang bị bảo vệ chân: dày, dép, ủng các loại.

Trang bị bảo vệ thân: áo quần bảo hộ loại thường/chống nóng/chống cháy,

...


2.2.1. Biện pháp phòng hộ cho người trong buồng lạnh

a. Thông thường không được làm việc một mình trong buồng lạnh. Tuy

nhiên nếu phải làm việc một mình trong buồng lạnh thì tối thiểu phải kiểm tra sự an toàn cho người đó mỗi giờ một lần.

b. Trong trường hợp đèn chiếu sáng bị hỏng, cần có một nguồn sáng độc lập (hoặc phải đánh dấu bằng sơn phát quang) để chỉ dẫn đường ra cửa thoát hiểm.

c. Sau một thời gian ngừng công việc, người phụ trách phải kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng không còn ai sót lại trong buông lạnh và phải khóa các buồng lạnh sau khi đã kiểm tra.

d. Có thể rời buồng lạnh bất cứ lúc nào nhưng phải chắc chắn rằng, những người trong buồng lạnh có thể báo cho những người bên ngoài hoặc có thể tự ra ngoài được. Khi đó, có thể lựa chọn một trong các cách sau đây:

1. Các cửa ra vào có thể mở được cả từ bên trong và bên ngoài.

2. Bố trí 1 đèn báo tín hiệu cố định hoặc nhấp nháy, hoặc còi, hoặc chuồng được điều khiển từ bên trong. Để dễ nhận biết có thể dùng công tắc phát sáng hoặc xích treo gần sàn.

3. Bố trí 1 cái rìu gần cửa ra vào ở mỗi buồng.

4. Trường hợp cửa được đóng mờ bằng điện hoặc khí nén, phải bố trí một cơ cấu mở cửa bằng tay.

5. Có một cửa dự phòng an toàn cách nhiệt không khóa chỉ có thể mở đuợc từ bên trong, hoặc có một tấm cửa phụ có thể tháo được từ bên trong bố trí trên cửa đủ để người có thể chui qua một cách dễ dàng.

e. Tất cả các cửa thoát khấn cấp phải ở trạng thái hoạt động tốt, phải được kiểm tra định kỳ và phải tiếp cận dễ dàng bất kỳ lúc nào.

2.2.2. Biện pháp phòng hộ cho công nhân ở kho lạnh

a. Nữ công nhân đang có thai và đang có con nhỏ dưới 1 tuổi, không được làm việc trong kho lạnh (nhiệt độ thấp hơn 20°C) và kho lạnh đông (nhiệt độ thấp hơn -18°C).

b. Công nhân làm việc ở kho lạnh nhất thiết phải mặc áo ấm.Những người làm việt suốt ca trong kho lạnh phải mặc quần áo không thấm khí (vải tráng nhựa).

c. Công nhân làm việc ởkho lạnh có nhiệt độ âm và lạnh đông nên cứ sau 1 giờ làm việc lại được nghỉ 10 phút ở phòng có nhiệt độ bình thường.Cấm làm việc 2 giờ liên tục rồi mới nghỉ.

d. Công nhân làm việc có tiếp xúc với sản phẩm lạnh đồng phải mang găng tay ấm. Cấm tiếp xúc với sản phẩm bằng tay trần.

e. Tuyệt đối không được ăn các sản phẩm còn đang ở trạng thái lạnh đông (rau, quà, bánh, hải sản...), tránh buốt răng và viêm họng.

f. Biện pháp tránh người bị nhốt trong kho lạnh

2.3. Biện pháp vệ sinh y tế

Bỏng lạnh là một trường hợp đặc biệt của bỏng, tuy không quá hiếm gặp nhưng lại rất ít người biết đến. Bỏng lạnh cũng giống như các loại bỏng khác tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm như gây phù nề dẫn đến tổn thương tế bào, vết thương bị hoại tử đặc biệt là trong môi trường bỏng lạnh quá lâu mà không được sơ cứu chữa trị người bệnh có thể dẫn đến co giật, thân nhiệt hạ thấp dẫn đến rối loạn ý thức thậm chí là tử vong.

2.3.1. Các cấp độ của bỏng lạnh

Cũng như các loại bỏng khác, bỏng lạnh được chia làm nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:

Cấp độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất, người bị bỏng vùng tổn thương sẽ có triệu chứng ngứa và đau, vùng da bị tổn thương có thể chuyển màu đỏ hoặc vàng và mất cảm giác tạm thời. Đây là cấp độ nhẹ nhất nên gần như không có nguy hiểm có người bỏng và mức độ phục hồi rất nhanh ngay sau sơ cứu.

Cấp độ 2: Ở cấp độ này vùng do tổn thương sẽ bị đông cứng lại, chỉ bị tổn thương các lớp da ngoài chưa ảnh hưởng đến các mô sâu vì vậy vẫn còn mềm. Ở mức độ này vùng da bỏng lạnh có thể xuất hiện các bọng nước, màu da trở thành màu đen và cứng, mức tổn thương này có thể khỏi sau 1 tháng hoặc mất cảm giác nóng lạnh vùng tổn thương.

Cấp độ 3,4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất và dễ dẫn đến tình trạng hoại tử. Tổn thương ở các cấp độ này là tổn thương toàn bộ, các mô sâu, cơ, máu, gân, các tế bảo thần kinh đều bị đông cứng hoặc chết. Màu da vùng tổn thương này chuyển dần sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử. Đối với cấp độ này thông thường sẽ phải tháo cụt các chi hay cắt bỏ phần vùng bị hoại tử.

2.3.2. Xử trí khi bị bỏng lạnh

Khi bị bỏng lạnh, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu dưới đây:

- Ngay khi phát hiện có người bị bỏng lạnh cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi ấm áp để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm bệnh nhân.

- Nếu quần áo của bệnh nhân bị ướt, ngay lập tức hãy cởi bỏ chúng ra vì nếu để bệnh nhân sẽ tiếp tục bị nhiễm lạnh, nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên.

- Để bệnh nhân bất động hoặc băng kín nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô.

- Ngâm các tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C. Cần lưu ý, không được cho bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi, vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn. Trong thời gian đó, nhanh chóng di chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.

2.3.3. Phòng tránh bỏng lạnh

Để phòng tránh bỏng lạnh, chúng ta cần mang bảo hộ lao động đầy đủ để giảm tổn thương. Đối với công nhân làm việc trong môi trường lạnh, bảo hộ lao động sẽ giảm tối thiểu tổn thương tế bào.

Luôn chú ý giữ ấm bàn tay, bàn chân dù là mùa nào trong năm bởi đây là phần cơ thể tiếp xúc nhiều nhất. Các bậc cha, mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ vì trẻ em là đối tượng dễ tổn thương trước tác động của môi trường và hậu quả để lại thường rất nặng nề.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường lạnh nhiệt độ thấp cần nâng cao sức đề kháng bằng việc tập thể dục đều đặn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng và lượng nước cần thiết cho cơ thể hoạt động trong môi trường lạnh.

2.4. Biện pháp sơ cấp cứu

Nhanh chóng di chuyển ra khỏi nơi nhiễm khí NH3. Nếu bị nhiễm độc khí trong nhà thì nhanh chóng ra khỏi nhà, còn nếu xảy ra ở bên ngoài thì hãy vào trong nhà đóng kín cửa và tắt máy điều hòa.

Bên cạnh đó, nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính NH3, tránh cởi áo qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Nếu có thể, áo chui đầu nên cắt bỏ. Sau đó, cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng túi lại để tránh gây nhiễm thêm cho mình và những người khác. Để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2023