Kỹ Năng Nghe Có Hiệu Quả Trong Giao Tiếp

“mong ông (bà) chờ cho một lát” và bịt ống nói để nói chuyện với đồng nghiệp thời gian cũng không quá 60 giây.

- Khi người gọi cần nói chuyên với đồng nghiệp bạn có thể nói “xin chờ tôi đi gọi ngay” và bịt ống nói gọi đồng nghiệp đến nghe điện thoại. Trường hợp đồng nghiệp đi vắng chớ nói “anh ta không có đây” và dập máy. Nên thông báo cho người gọi và hỏi xem có cần nhắn gì không với nội dung phiếu nhắn cần có: họ tên người gọi tên cơ quan số điện thoại nội dung cần nhắn thời gian họ sẽ gọi lại hoặc thời gian họ có thể nghe máy…. Sau đó đặt phiếu nhắn lên bàn của đồng nghiệp nếu không gặp trực tiếp.

- Kết thúc cuộc gọi nên dành quyền cho người gọi. Nên cảm ơn người gọi đã gọi điện thoại cho bạn. Chào tạm biệt và hứa hẹn.

Có một số nguyên tắc về kỹ năng nghe điện thoại một cách lịch sự để gi p bạn tránh thất bại trong giao tiếp như sau:

+ Không nên dí sát ống nói vào miệng bạn mà giữ cách xa khỏang 10cm để tránh cho người gọi nghe thất rõ hơi thở của bạn vọng vào.

+ Không biểu lộ sự bực bội mà thay vào đó hãy nín thở rồi nhẩm đếm từ 1 – 10; gác mọi công việc khác mà bạn đang làm dỡ hoặc quay lưng lại với những gì gây mất tập trung rồi nhìn vào khỏang giữa hay vật gì đó để tập trung trả lời; Lắng nghe cách ngắt câu và hơi thở của người gọi.

+ Luôn lịch sự nhãn nhặn: Sử dụng lời nói nhẹ nhàng đủ nghe. Không nói quá to nhất là nói chuyện đường dài thường sợ đầu dây bên kia không nghe rõ. Không nên nói quá nhỏ để đầu nghe không được rõ phải hỏi lại nhiều lần. Khi nói chuyện điện thoại nên có nụ cười trên môi nhất là nhân viên lễ tân tại khách sạn hoặc nhà hàng tuy người nghe không nhìn thấy nhưng họ vẫn cảm nhận được. Không nên vừa nói chuyện vừa làm việ riêng như đọc viết tài liệu khác hay hút thuốc.

+ Thận trọng không để sai sót: Khi nói chuyện nên có giấy bút tại bàn khi là người nhận ghi lại những chính: ngày giờ họ tên nội dung… nếu cần phải kiểm tra lại những từ nước ngoài cần yêu cầu người gọi đánh vần để ghi lại. Khi là người gọi phải có nội dung tóm tắt vào tờ giấy để tránh trường hợp sót thông tin khi nói chuyện.

+ Rõ ràng: Nói rõ trước là chủ đề chính sau phải logic trước. Phát âm rõ âm tiết không nên nói quá nhanh không nên sử dụng tiếng địa phương không nên

dùng từ đa nghĩa khi không cần thiết. Không nói dính chữ. Cần đạt được yêu cầu nghe rõ, nói rõ, ghi rõ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

+ Đầy đủ hoàn chỉnh: Khi nói nên nói câu đủ chủ ngữ và vị ngữ không nên nói tắt nói câu rút gọn tránh người nghe suy diễn có thể hiểu sai mình cần truyền đạt. Không nên sử dụng quá nhiều từ đệm tránh nói lắp. Khi nghe để ghi vào phiếu nhắn phải ghi đủ mọi chi tiết nếu người nhắn không nói rõ ta phải hỏi lại có điều nào chưa phản ánh được thông tin xung quanh thì ta phải hỏi lại.

+ Ngắn gọn: Thông tin hết thì nên kết thúc cuộc gọi nếu là người ngeh thì nhường quyền kết thuhcs cuộc gọi cho người gọi. Khi nói chuyện không nên kể lể dài dòng phải đi thẳng vào nội dung cuộc gọi. Không vì ngắn gọn mà trở thành cộc lốc cục cằn mất lịch sự. Thời gian là vàng thời gian cuộc gọi là tiền.

Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 9

2. Kỹ năng nghe có hiệu quả trong giao tiếp

2.1 Lợi ích của việc biết lắng nghe người khác

- Thỏa mãn nhu cầu của người nói. Ai cũng muốn được tôn trọng, khi ta lắng nghe là ta đang thoả mãn nhu cầu đó của họ. Sẽ khó chịu khi nói mà không ai nghe

- Thu thập được thông tin: Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng nghe. Do đó việc chú ý lắng nghe người đối thoại giúp ta hiểu và nắm bắt được những điều người khác nói, kích thích họ nói nhiều hơn và cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn

- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp. Khi chú ý lắng nghe người đối thoại, sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn đồng thời cũng có thời gian cân nhắc xem đối đáp thế nào cho hợp lý

- Tạo không khí biết lắng nghe: Khi người đối thoại nói, bạn chú ý lắng nghe thì đến khi bạn lên tiếng, họ cũng sẽ lắng nghe bạn.

- Giúp giải quyết vấn đề: có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu hơn về quan điểm, lập trường của bên kia xác định được nguyên nhân gây mâu thuẫn và từ đó cùng đưa ra giải pháp để thoát khỏi xung đột.

2.2 Những thói quen xấu trong lắng nghe

- Sự thiếu kiên nhẫn. Để lắng nghe có hiệu quả, chúng ta cần phải biết kiên nhẫn với ý kiến của người khác. Tuy nhiên, thực tế lại thường không như vậy. Trong cuộc

sống, hiện tượng ”cả hai cùng nói” ”tranh nhau nói”… thường xảy ra. Khi nghe người khác nói, chúng ta thường bị kích thích, có ý kiến đáp lại và muốn nói ngay ra ý kiến đó không biết kiềm chế, không biết lắng nghe người kia

- Sự thiếu quan sát bằng mắt. Trong giao tiếp 80% lượng thông tin được truyền đi qua phương tiện phi ngôn ngữ, vì vậy phải dùng cả các giác quan đặc biệt là mắt để nắm bắt tất cả các thông tin mà người đối thoại phát ra, cả thông tin bằng lời và khôg bằng lời

- Những thành kiến định kiến ban đầu. Khi có thành kiến định kiến về người đối thoại hoặc vấn đề họ nói thì chính những điều này ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết quả lắng nghe của chúng ta.

- Lười suy nghĩ. Chỉ nghe mà không cần biết điều đó là gì nghe tai này bỏ qua tai kia, dẫn đến việc không tập trung vào điều người khác đang nói.

- Cắt ngang lời người nói - Làm cho người nói bị ngắt lời, mất hứng.

- Giả vờ lắng nghe. Mặt rất chăm chú lắng nghe nhưng trong đầu lại nghĩ những điều khác. Thường hành động này sẽ làm người khác càng chú hơn và khi hỏi lại thì không biết người nói đang nói gì.

- Đoán trước người nói. – Người nói chưa kịp nói thì người nghe đã nói trước ý người nói. Điều này đôi khi đúng nhưng đôi khi không đúng vô tình lại ngắt ngang lời người nói làm họ sẽ mất hứng hoặc sẽ quên rằng mình sẽ định nói gì.

2.3 Các kiểu lắng nghe

- Lờ đi không nghe gì cả: Là những hành động không chú ý, ví dụ như nhìn ra cửa sổ suy nghĩ miên man.

- Giả vờ nghe: Người nghe thường đang suy nghĩ một vấn đề khác nhưng lại tỏ vẻ chú nghe người đối thoại để an ủi họ đồng thời để che giấu việc mình chẳng nghe gì cả.

- Nghe có chọn lọc: chỉ nghe phần mình quan tâm. Cách nghe này khó có hiệu quả cao, bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên không nắm được đầy đủ và chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa ra.

- Nghe chăm chú: Tập trng mọi sự chú ý vào lời người đối thoại và cố gắng hiểu

họ.

- Nghe thấu cảm: Người nghe không những chăm chú nghe mà còn đặt mình

vào vị trí của người nói để hiểu người nói có cảm nghĩ gì. Khi nghe thấu cảm, chúng

ta không những hiểu được lời nói của người đối thoại mà còn hiểu tại sao họ nói như vậy, họ muốn gì, có nhu cầu gì.

2.4 Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả

- Kỹ năng tạo không khí bình đẳng, cởi mở: Cần chú đến khoảng cách giữa bạn và người đối thoại, vị trí tư thế các động tác, cử chỉ của mình. Khoảng cách không quá xa tư thế ngang tầm đối diện. Khoảng cách không quá xa. Tư thế ngang tầm đối diện. Cùng đứng hoặc cùng nồi hướng vào nhau hoặc ngồi ngang tầm nhau, không khoanh tay hoặc đút tay túi quần vì những điệu bộ, cử chỉ này biểu hiện sự khép kín, không muốn tham gia.

- Kỹ năng bộc lộc sự quan tâm: Cần thể hiện rõ sự quan tâm thông qua tư thế, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt của mình.

+ Tư thế dấn thân: Nghiêng người về phía người đối thoại.

+ Tiếp xúc bằng mắt: Mắt nhìn ngowfi đối thoại một cách nhẹ nhàng, chân thành nhưng không tập trung vào một điểm ào đó mà tựa như bao quát toàn bộ con người họ.

- Kỹ năng gợi mở: Nghe là một hành động tích cực, muốn nghe được nhiều cần khuyến khích người đối thoại trút bầu tâm sự bằng cách:

+ Tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người đối thoại. Chảng hạn : tôi hiểu, tôi biết tại sao anh nghĩ như vậy…

+ Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và cả điệu bộ, cử

chỉ.

+ Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: ”rồi sao” ”anh phản ứng như thế nào”…. Việc

đưa ra những câu hỏi như vậy vừa giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề, vừa chứng tỏ bạn rất quan tâm đến câu chuyện của người đối thoại.

+ Giữ sự im lặng đầy vẻ quan tâm: Trong quá trình nói, có những lúc người đối thoại dừng lại và im lặng. Trong tình huống này, nếu bạn không lên tiếng nhưng vẫn thể hiện được rằng bạn đang chờ nghe tiếp câu chuyện của người đối thoại, thì người đối thoại sẽ lấp đầy khoảng trống bằng những lời giải thích, bổ sung. Tuy nhiên nếu người đối thoại vẫn không lên tiếng và bạn muốn câu chuyện được tiếp tục thì bạn cần phải phá vỡ sự im lặng đó. Trong trường hợp ngược lại, sự im lặng kếo dài dễ làm người đối thoại xa rời chủ đề của câu chuyện.

- Kỹ năng phản ánh lại: Sau khi nghe người đối thoại trình bày, bạn có thể diễn đạt lại nội dung đó theo cách hiểu của bạn. Chẳng hạn như ”Theo tôi hiểu thì ý anh là… có đúng không?”. Việc phản ánh lại cho người đối thoại biết bạn đã hiểu họ như thế nào, có cần giải thích, bổ sung đính chính gì không đồng thời cho họ thấy họ đã được chú ý lắng nghe.

3. Kỹ năng viết trong giao tiếp kinh doanh

3.1. Giao tiếp qua thư tín

Thư tín là một lọi văn bản không mang tính chính thức, được viết với tư cách cá nhân, được dùng để trao đổi với các cá nhân, tổ chức.

Mặc dù hiện nay công nghệ truyền thông phát triển rất nhanh, nhiều phương tiện truyền tin hiện đại và thuận tiện xuất hiện song thư tín – phương thức truyền tin có từ lâu đời, vẫn có giá trị quan trọng. Theo kết quả một cuộc khảo sát tại Mỹ vào những năm cuối thế kỷ XX hơn 80% số người được hỏi cho rằng những cú điện thoại, những công thư dù được đăng k vào sổ tốt đến đâu vẫn có thể bị lãng quên nhanh chóng nhưng những thư từ giao dịch cá nhân thể hiện mối quan hệ liên nhân cách lại được quan tâm chú ý nhiều hơn.

So với những phương tiện trao đổi thông tin khác, chẳng hạn như điện thoại, thư tín có những ưu thế cơ bản sau:

- Thông thường viết thư tiết kiệm hơn điện thoại.

- Người nhận có thể đọc vào thời gian thuận tiện

- Biểu hiện tầm quan trọng hơn điện thoại.

- Tư tín đảm bảo được tính bí mật thường được đọc riêng và nghiên cứu kỹ hơn.

- Có thể chỉ viết một lần nhưng gửi đến cho nhiều đối tượng.

- Người viết có thời gian để suy ngẫm và trình bày sao cho có hiệu quả nhất.

- Có thể trình bày cả những điều mà thông thường người ta khó nói qua điện thoại hay gặp gỡ trực tiếp.

Trong thương mại thư tín là phương tiện trao đổi thông tin phổ biến và được dùng trong nhiều tình huống đa dạng, từ chúc mừng thăm hỏi, hẹn gặp cho đến việc trao đổi ý kiến nhằm thống nhất các điều khoản để đi đến ký kết hợp đồng.

Kết cấu thư tín

Thư tín là loại văn bản không mang tính chính thức được viết với tư cách cá nhân, vì vậy hình thức, kết cấu cũng như nội dung của thư tín mang tính uyển chuyển cao và tuỳ thuộc vào người viết. Song nhìn chung thư thường được viết trên khổ giấy A4 và bao gồm các phần được trình bày như sau:

- Tên tổ chức: Phần này được đặt ở góc phía trên, bên trái của tờ giấy. Trong trường hợp tổ chức gửi thư có biểu tượng riêng và được in sẵn trên giấy viết thư thì phần này nằm ngay dưới biểu tượng của tổ chức.

- Địa danh, ngày tháng: Phần này nằm ở phía trên hơi lệch về bên phải tờ giấy.

- Kính gửi +họ tên, chức vụ địa chỉ và người nhận

- Lời chào đầu thư. Tuỳ theo mối quan hệ và nội dung của lá thư mà chọn lời chào đầu thư cho phù hợp. Ví dụ: Thưa ông (bà) Anh T thân mến…

- Nội dung thư: Đây là phần quan trọng nhất của lá thư. Phần này cần trình bày rõ ràng, hấp dẫn.

- Lời chào cuối thư. Giống như lời chào mở đầu, lời chào cuối thư mang tính phong tục, thể hiện phép lịch sự đồng thời để kết thúc lá thư. Lời chào cuối thư cần phải phù hợp với hoàn cảnh, lời chào đầu thư và tính chất của lá thư.

- Chức vụ, chữ ký, họ tên. Nguyên tắc và các viết thư tín Nguyên tắc.

- Đi thẳng vào vấn đề: Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, thời gian là vàng, vì vậy bạn không nên quanh co, vòng vèo làm tốn thời gian của người đọc mà nên đi thằng vào vấn đề cần trao đổi, thảo luận. Nêu bật những nét chính của vấn đề, những yêu cầu cần đáp ứng.

- Rõ ràng: Các ý mà bạn nói trong thư cần phải rõ ràng để người nhận có thể giải quyết công việc với những thông tin đó. Chẳng hạn, viết thư đặt hàng mà bạn dùng cụm từ ”Chúng tôi muốn mua…” thì người nhận thư rất có thể sẽ phải tìm cách liên lạc với bạn để làm rõ vấn đề, tức là bạn đã gây ra cho bên bán sự phiền hà không đáng có.

- Đúng chính xác: Các sự việc, các tình tiết nêu trong thư như: ngày giờ địa điểm giao hàng, giá cả… phải đúng chính xác. Cho nên sau khi viết xong lá thư bạn cần kiểm tra lại những điểm này.

- Đầy đủ: Nghĩa là trong thư phải nêu đủ những điều cần thiết để giải quyết công việc. Ví dụ thư đặt hàng phải nêu đủ các yêu cầu như tên hàng chủng loại, số lượng, màu sắc, vấn đề vận chuyển địa điểm và thời gian giao hàng phương thức thanh toán… Thư viết không thoả mãn nguyên tắc này dễ làm cho người nhận bực mình.

- Nhất quán: Các trong thư phải thống nhất, không mâu thuẫn với nhau

- Thận trọng: Các thông tin, số liệu đưa vào trong thư phải qua kiểm tra, không đưa vào thư những thông tin mà người viết cũng chưa tin chắc.

- Lịch sự: Lá thư không những thể hiện năng lực, sự am hiểu vấn đề mà còn thể hiện văn hoá giao tiếp văn hoá ứng xử của bạn. Hơn nữa, giao dịch bằng thư tín chỉ có hiệu quả khi hai bên tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, lời lẽ trong thư của bạn cần phải nhã nhặn, lịch sự tư ngay cả trong những tình huống mâu thuẫn xung đột.

Ngoài những nguyên tắc nêu trên, khi viết thư bạn cũng cần lưu một số điểm

sau:


- Xác định rõ mục tiêu viết thư.

- Cân nhắc những nội dung cần viết và sắp xếp chúng theo trình tự hợp lý nhất.

- Cố gắng lường trước phản ứng của người nhận khi đọc thư.

- Lối viết tốt nhất là lối viết tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh.

- Từ ngữ và cách lập luận phải phù hợp với trình độ nhận thức của người nhận

- Trong những tình huống phức tạp, có nhiều nội dung cần trình bày thì nên lập dàn trước khi viết để tránh bỏ sót hoặc trùng lặp ý.

Cách viết thư tín

- Viết theo lối diễn giải: ý chính được đă lên đầu, sau đó mới đưa ra lời giải thích.

- Lối viết này có những ưu điểm sau:

+ Dễ mở đầu lá thư.

+ Ý chính mở đầu có tác dụng cuốn hút người đọc.

+ Người nhận nắm ngay được nội dung chính của lá thư và có thể đọc lướt phần sau để tiết kiệm thời gian.

+ Trong trường hợp thư mang đến tin vui thì ngay từ đầu đã tạo được tâm lí vui vẻ, thoải mái ở người nhận và làm họ dễ chấp nhận những chi tiết được đưa ra sau đó.

- Lối viết diễn giải thường được áp dụng cho loại thư mang đến tin vui như: thư đặt hàng thư chúc mừng, loại thư được người nhận quan tâm mặc dù không gây phản ứng vui buồn rõ rệt

Viết theo lối quy nạp: Ý chính không được đặt ở đầu thư mà đặt ở một đoạn thích hợp trong lá thư sau khi đã đưa ra lời giải thích.

- Cách viết theo lối quy nạp thường được áp dụng cho các loại thư gây phản ứng tiêu cực ở người nhận, chẳng hạn: thư từ chối.

- Thư viết theo kiểu quy nạp có những ưu điểm sau:

+ Cho phép người nhận tiếp tục đọc hết lá thư hiểu nội dung và lý lẽ trình bày trong thư mà không bị hẫng hụt ngay từ đầu tránh được những hành động mang tính kích động như xé vụn lá thư ném thư vào thùng rác khi chưa đọc hết nội dung.

+ Lá thư có nhấn mạh lời giải thích do chỗ trình bày lỹ lẽ trước rồi mới đến lời từ chối.

+ Lời giải thích mở đường dần dần cho lời từ chối do đó không gây sốc cho người nhận.

3.1. Giao tiếp qua công văn

Công văn thường có các yếu tố sau:

+ Địa danh và thời gian gửi công văn.

+ Tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn.

+ Chủ thể nhận công văn.

+ Số và ký hiệu công văn.

+ Trích yếu nội dung công văn.

+ Chữ k đóng dấu.

+ Nơi nhận.

Phương pháp soạn thảo nội dung công văn: Nội dung công văn gồm 3 phần:

+ Đặt vấn đề

+ Giải quyết vấn đề.

+ Kết luận vấn đề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2023