Tập Quán Giao Tiếp Của Người Châu Mỹ

- Khi ngón trỏ gõ lên cánh mũi có nghĩa là” giữ bí mật”

- Khi ngón trỏ vuốt mi mắt và kéo dài thấp xuống nghĩa là” bạn đừng bịp tôi

2.3 Tập quán giao tiếp của người châu Mỹ

ập qu n giao tiếp một số nước Nam M

Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Tây Ban Nha Bồ Đào Nha. Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha các nước khác nói tiếng Tây Ban Nha.

Tôn giáo phổ biến là Thiên Chúa Giáo.

Trực tính thực tế yêu gét rõ ràng hay tranh luận đề cao yếu tố vật chất hình thức thích sự vui vẻ náo nhiệt.

Người Achentina có thói quen bắt tay trong bất cứ trường hợp nào.

Người Brazil nổi tiếng ham vui đến mức cuồng nhiệt nhất là thái độ đối với bóng

đá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Người Chilê Uruguay Colombia rất lễ độ kể cả trong ngôn ngữ và phong cách

giao tiếp.

Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 11

Người Vênezuela rất kính trọng sùng bái ông Simon Bolivar - người đã giải phóng nước này và các quốc gia lân cận thoát khỏi sự đô hộ của người Tây Ban Nha. Do vậy khi tiếp xúc với họ nên nhắc đến tên ông ta một cách tôn kính.

Người Mỹ

- Thông minh, thủ đọan hay phô trương và rất thực dụng

- Ham mê thường có ấn tượng mạnh trước tất cả những gì to lớn đồ sộ.

- Thích phiêu lưu liều lĩnh và sáng tạo, tự lập và tự tin

- Thường bộc lộ tình cảm rõ ràng và thái quá, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân tin vào sức mạnh thần bí.

- Người Mỹ ăn rất nhiều và yêu cầu tuyệt đối sạch sẽ.

- Người Mỹ quan niệm sang hèn là ở chỗ tài sản nhiều hay ít, mục tiêu l tưởng của họ là tiền bạc và của cải. Họ rất tự hào về đồng dollar.

- Nụ cười luôn được coi trọng trong giao tiếp.

- Tránh đề cập đến vấn đề tôn giáo và chủng tộc vì nước Mỹ là nước đa sắc tộc. Kiêng con số 13 gương vỡ, gặp mèo đen. Hai chủ đề người Mỹ không thích đề cập là tuổi tác và tiền bạc.

- Đề tài ưa thích của họ là thể thao gia đình công việc.

- Thích được đón tiếp nồng hậu như ngôi sao.

Một số điều kiêng kỵ:

+ Hắt hơi ợ nếu không kìm được sẽ bị coi là thô lỗ

+ Khạc nhỗ bậy.

+ Nhai kẹo cao su gây ra tiếng

+ Nhìn chằm chằm vào người mà mình không cùng nói chuyện

+ Huýt sáo gọi phụ nữ


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Nội dung đánh giá:

- Kỹ năng giao tiếp tiêu biểu theo tôn giáo và theo vùng lãnh thổ.

- Tập quán giao tiếp của người theo Phật giáo Hồi giáo và Cơ đốc giáo.

- Tập quán giao tiếp của người Châu Á Châu Âu Mỹ và Nam Mỹ.

- Cách thức và phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra kiến thức của sinh viên tại lớp

- Gợi ý tài liệu học tập:

+ Đinh Văn Đáng 2006 Giáo trình Kỹ năng giao tiếp NXB Lao động - Xã

hội.

+ Trịnh Xuân Dũng Đinh Văn Đáng 2000 Kỹ năng giao tiếp NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

+ Chu Văn Đức, 2005, Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội.

+ Trần Thị Thu Hà, 2006,Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Hà Nội.

Ghi nhớ

- Tập quán giao tiếp theo tôn giáo

- Tập quán giao tiếp theo vùng lãnh thổ.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 . Nêu những nét đặc trưng trong tập quán giao tiếp theo từng tôn giáo.

2 . Trình bày những đặc điểm chung trong tập quán giao tiếp của người châu Âu châu Á.

3/. Anh (chị) có những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Phương Tây (lấy Anh, Mỹ, Pháp, Đức làm đại diện) và người phương Đông (lấy Nhật, Việt Nam làm đại diện).


NỘI UNG THẢO LUẬN

1/. Anh (chị) có nhận xét gì về những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam? Theo bạn những đặc điểm nào cần phát huy những đặc điểm nào cần điều chỉnh?

2/. Hiện nay trong xã hội đặc biệt ở lớp trẻ có xu hướng bắt chước lối sống, phong cách giao tiếp của người phương Tây chẳng hạn trong ăn mặc trang điểm, quan hệ, ứng xử.v.v...ý kiến của Anh (chị) về vấn đề này thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Văn Đáng 2006 Giáo trình Kỹ năng giao tiếp NXB Lao động - Xã hội.

2. Trịnh Xuân Dũng Đinh Văn Đáng 2000 Kỹ năng giao tiếp NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Chu Văn Đức, 2005, Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Hà Nội.

4. Trần Thị Thu Hà, 2006,Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh, NXB Hà Nội.

5. Trịnh Quốc Trung, 2012, Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội

PHỤ LỤC 1:

CÁC CÂU TRẢ LỜI HAY KHI ĐI PHỎNG VẤN

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.

Ví dụ: “Tôi có những tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng".

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?

Nếu bạn thiếu kỹ năng điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình".

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".


Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

PHỤ LỤC 2: 20 CÁCH GÂY ỨNG TƯỢNG KHI ĐI PHỎNG VẤN


1. - Chuẩn bị

Hãy chắn chắn rằng bạn biết rõ nơi buổi phỏng vấn sẽ được diễn ra, thời gian, tên của người phỏng vấn và cách phát âm nó một cách chính xác.

2. - Biết về hình thức phỏng vấn

Hỏi xem đó sẽ là buổi phỏng vấn một với một, hội đồng phỏng vấn với nhiều người hoặc một hoạt động đánh giá nhóm. Hỏi nếu có làm bài kiểm tra hay không. Biết về hình thức phỏng vấn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.

3. - Dành thời gian những sự trở ngại

Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng, hãy dành ra thời gian cho việc giao thông. Nếu bạn lái xe, hãy dành thời gian cho việc tìm bãi đậu xe, vì thế bạn không cảm thấy vội vã và căng thẳng trước buổi phỏng vấn.

4. - Đến sớm hơn 5 đến 10 phút

Đến trễ không bao giờ được chấp nhận. Thuận lợi của việc đến sớm cho buổi phỏng vấn là nếu nó được thực hiện tại trụ sở chính thì bạn có thể quan sát văn phòng và cảm nhận về hình tượng công ty và cách ăn mặc của những nhân viên.

5. - Ăn mặc thích hợp

Chọn cách ăn mặc truyền thống. Chọn những màu trang trọng như màu xanh đậm, xám hoặc đen. Không mang quá nhiều trang sức và tránh nước hoa quá mạnh hoặc xịt nhiều nước sau khi cạo râu.

6. - Bắt tay khi bạn gặp đối phương

Hãy có cái bắt tay mạnh mẽ và duy trì sự liên lạc bằng mắt khi bắt tay. Nếu bạn không biết cách bắt tay một cách đúng đắn - hãy học hỏi.

7. - Cười

Hãy nhìn vào mắt người phỏng vấn và họ sẽ cười với bạn. Duy trì nụ cười trong suốt buổi phỏng vấn.

8. - Ý tứ ngôn ngữ cử chỉ

Đừng làm ra vẻ lo lắng; hãy để tay lên đùi và không rung chân.

9. - Sử dụng kỹ thuật STAR

Hầu hết những người tuyển dụng sử dụng một kỹ thuật phỏng vấn dựa trên sự chuyên

môn. Họ hỏi những câu hỏi giúp họ có sự hiểu biết về bạn. STAR có nghĩa: S: Hoàn cảnh; T: Nhiệm vụ; A: Hành động; R: Kết quả

Khi người tuyển dụng hỏi bạn, hãy luôn cố gắng đưa ra câu trả lời cụ thể như là: "Hoàn cảnh hay nhiệm vụ là...." "hành động mà tôi đã làm là...." hoặc "và kết quả là..."

10. - Ghi chú

Hãy để người tuyển dụng biết rằng bạn đang ghi chú những điểm mà bạn đang trình bày. Việc này giúp bạn ghi nhớ những chi tiết và cũng làm cho đôi tay của bạn có việc làm.

11. - Sử dụng một cây viết đẹp

Đừng sử dụng cây viết tồi cho buổi phỏng vấn tuyển dụng. Nếu bạn không có một cây viết đẹp hãy mượn nó từ ai đó. Những chi tiết nhỏ này có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt.

12. - Thực hiện việc tìm hiểu

Xem lại những chi tiết trên mạng, tìm một bản báo cáo hàng năm của công ty hoặc hỏi những người khác về những gì họ biết về công ty. Việc này sẽ giúp bạn hỏi những câu hỏi thông minh về việc kinh doanh.

13. - Hiểu về lý lịch của bạn

Hãy tự tin khi nói về mỗi phần trong lý lịch của bạn, và tập trung vào những thành tích của bạn.

14. - Giữ bản dự phòng

Luôn mang theo một bản lý lịch của bạn để trao cho người tuyển dụng nếu họ yêu cầu.

15. - Tránh những cặp hồ sơ màu mè hoặc bằng nhựa

Lý lịch của bạn nên được trình bày trên giấy màu trắng và những tờ giấy nên được bấm lại. Người tuyển dụng có thể cảm thấy khó chịu với bìa bằng nhựa.

16. - Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Sử dụng những mệnh đề như "Nếu tôi trong vị trí này", "Khi tôi bắt đầu công việc" và "Khi tôi bắt đầu làm việc với ông" sẽ làm như bạn đã được tuyển dụng.

17. - Phỏng vấn người tuyển dụng

Đây không chỉ là lúc họ kiểm tra bạn. Bạn cần đặt những câu hỏi và có cảm nhận về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2023