Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 8

+ Thời gian thực hiện dành cho mỗi nội dung chính, ý nhỏ.

+ Thời gian dành cho vào đề, kết thúc, dự phòng.

+ Phim ảnh, biểu bảng minh họa.

Sử dụng thiết bị phụ trợ và các yếu tố phi ngôn ngữ hợp lý làm tăng hiệu quả của cuộc diễn thuyết

- Sử dụng ngôn ngữ

- Sử dụng micro (loại cố định loại không cố định): không thổi hoặc gõ vào micro trước khi nói; khoảng cách giữa micro và miệng không quá gần hoặc không quá xa âm lượng nói vừa phải. Nếu micro không cố định TTV cầm chắc ở tay trái tay phải dùng để viết hay phụ hoạ trong khi nói. Nếu micro không dây(nhỏ) thường được gài vào trước ngực và hướng về phía miệng với khoảng cách vừa phải. Loại này phải gài cố định hạn chế di chuyển hoặc có vật khác va quệt vào như cavat...

- Sử dụng các hỗ trợ khác: biểu bảng sơ đồ tranh vẽ phim ảnh cần có những thao tác thuần thục hợp l chuẩn bị kỹ lưỡng.

Kết thúc cuộc diễn thuyết một cách hợp lý và gây ấn tượng

Kết thúc bài diễn thuyết tốt, tạo ấn tượng đẹp cho người nghe là điều rất quan trọng và cần thiết. Đây không chỉ là kết quả có được nhờ công lao vun trồng trong suốt một quá trình trước đó mà còn là cơ sở, là bằng chứng cuối cùng đánh giá phán xét năng lựa, uy tín và chất lượng bài diễn thuyết của thuyết minh viên. Đồng thời kết thúc bài diễn thuyết tốt sẽ mãi mãi để lại ấn tượng đẹp, sự ngưỡng mộ lưu luyến trong lòng người nghe.

Thông thường phần kết thúc cần có một số điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Tóm tắt những ý chính của nội dung bài diễn thuyết.

- Xin ý kiến phản hồi từ phía người nghe.

Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 8

- Hy vọng những điều tốt đẹp sẽ được nảy nở và phát triển sau cuộc diễn thuyết.

- Cảm ơn sự có mặt và quan tâm chú ý của người nghe.

- Chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

1.2. ỹ năng phỏng vấn

Các kiểu phỏng vấn có thể chia: Phỏng vấn để thu thập thông tin; phỏng vấn xin việc làm; phỏng vấn nhân viên ; phỏng vấn bán hàng hay thuyết phục

Cần lưu khi phỏng vấn:

- Chú lắng nghe để nhận ra sự khác biệt hoặc bất bình trong kiến của người đối diện.

- Đề cập lại điểm bất đồng theo ngôn ngữ của bạn để làm bớt mức độ gay gắt hơn.

- Sử dụng các sự kiện sự việc làm bằng chứng phải mang tính xác thực làm căn cứ để hiểu rõ hơn những hiểu lầm do diễn đạt.

- Trong các cuộc phỏng vấn mang tính thuyết phục cần giữ bình tĩnh không nên tự phụ nói về khả năng của mình.

Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không” hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.

Trang phục nghiêm túc

- Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Dù cho bạn có là người yêu thích sự thoải mái và tiện lợi thì cũng đừng nên diện quần jeans và áo pull để tham dự một buổi phỏng vấn xin việc. Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu không lưu tâm đến vấn đề trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Và không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ dãi như vậy cả.

Ngôn ngữ cơ thể

- Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không thẳng lưng vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói hai bàn tay thường xuyên làm

nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó hãy chú đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Thái độ tự tin và thẳng thắn

- Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ đừng úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Để làm được điều đó bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn nhưng cũng nên xem đây như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.

Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”

- Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.

Sức mạnh của nụ cười

- Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Chẳng hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công tác nào đó tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc như thế nào… Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.

Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ

- Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của

họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.

Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động

- Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.

- Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, tính chất phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?” hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với công việc ở đây không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?”……

- Cho đến cuối cùng điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng

Trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ tìm hiểu xem bạn là ai có năng lực gì. Và không khó để trả lời những câu hỏi có sẵn trong lý lịch. Nhưng trên thực tế, một cuộc phỏng vấn sẽ không bao giờ dừng lại ở đó. Lúc phỏng vấn, bạn có nên uống ly cà phê họ mời? Có nên hành động thân thiện? Khi được hỏi thì cần phải nhìn vào ai để trả lời?

Dưới đây là những kỹ năng phỏng vấn xin việc hết sức cần thiết mà mỗi người nên trang bị cho mình trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện với các lãnh đạo tương lai của bạn.

Ngoài nước lọc, nếu được mời uống thêm cà phê, bạn hãy từ chối

Một ly cà phê sẽ giúp bạn tỉnh táo nhưng hãy uống trong bữa sáng trước khi rời nhà, hoặc trong phòng chờ của văn phòng trước khi được mời vào phỏng vấn.

Việc được mời uống cà phê tại cuộc phỏng vấn đôi khi chỉ là phép lịch sự xã giao của các lãnh đạo. Cho nên bạn hãy khéo léo từ chối để họ không phải mất thêm thời gian chờ bạn nhâm nhi ly cà phê của mình.

Đừng ngồi xuống trước khi được mời

Đừng vội vàng ngồi ngay vào ghế khi người ta còn chưa mời bạn. Và một khi ngồi xuống thì hãy cố gắng giữ tư thế thẳng lưng và điềm đạm. Đừng e dè ngồi nép mình trên một mép ghế hay để hai vai buông thõng và mắt cụp xuống không dám nhìn thẳng vào nhà tuyển dụng. Họ sẽ không bao giờ sẵn lòng giao việc cho những cấp dưới nhút nhát và thiếu tự tin.

Hãy ước lượng độ tuổi của người phỏng vấn bạn để có cách nói chuyện phù hợp

Những thế hệ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về cuộc sống. Đoán được độ tuổi của họ sẽ giúp bạn gây ấn tượng bằng những câu chuyện phù hợp và dễ dàng cảm nhận được yêu cầu của họ trước ứng viên tiềm năng.

Để có được kỹ năng này bạn cần luyện tập ở nhà, với ngay chính người thân và khách đến nhà. Tùy vào tính cách từng người mà tập chọn lối nói chuyện dễ nghe để lại ấn tượng tốt.

Khi trả lời phỏng vấn, hãy nhìn thẳng vào mắt các giám khảo

Trong một cuộc trò chuyện trực diện, ánh mắt chính là hình thức kết nối đầu tiên giữa người nói và người nghe. Nếu có nhiều giám khảo cùng phỏng vấn bạn một lúc, hãy cố gắng nhìn từng người khi đáp lại các câu trả lời thay vì chỉ tập trung nhìn người hỏi bạn. Chỉ khi nào hoàn thành phần trả lời của mình mới dừng ánh mắt về phía người hỏi. Tuy nhiên đừng miễn cưỡng đảo mắt liên tục mà hãy cố gắng tạo ra ánh nhìn thân thiện, tự nhiên.

Nếu các nhà tuyển dụng muốn thử trí thông minh của bạn với những câu đố mẹo mà bạn đã biết từ trước, đừng vội tỏ ra rằng mình đã có ngay câu trả lời

Hãy để họ làm chủ trong phần thử thách trí tuệ và giữ chiến lược riêng trong đầu mình.

Chuyện đấu trí để chọn nhân viên đối với các lãnh đạo không còn là điều xa lạ.

Thế nên hãy biết phản ứng linh hoạt để chứng tỏ rằng mình không quá chậm chạp,

cũng không quá khôn ngoan. Một nhân viên nhanh nhẹn nhưng biết vị trí của mình sẽ dễ được lòng nhà tuyển dụng.

Hãy lựa chọn trang phục sáng màu để đi phỏng vấn

Ăn mặc lịch sự khi đi xin việc là điều tối thiểu bạn cần chuẩn bị từ trước. Trong trường hợp không biết nên mặc gì cho phù hợp thì tốt hơn hết bạn nên lựa chọn trang phục sáng màu. Trong khi trang phục sáng màu tạo cho người đối diện ấn tượng nhẹ nhàng, thân thiện và năng động thì trang phục tối màu thường gợi cảm giác quá nghiêm chỉnh và khó gần.

Đừng bỏ qua những cử chỉ của đôi bàn tay bạn

Ngửa lòng bàn tay khi nói chuyện thường tao ra sự chân thành trong lời nói của bạn. Trong khi úp bàn tay lên nhau và đặt trên bàn lại cho thấy bạn đang làm chủ tình huống được hỏi. Tuy nhiên khi bắt tay với nhà tuyển dụng đừng thả lỏng và hạ thấp bàn tay xuống.

Đan các ngón tay vào nhau là biểu hiện của việc bạn đang rất tự tin, không run sợ hay hồi hộp. Bỏ tay vào túi chứng tỏ bạn đang muốn giấu điều gì đó và gõ các ngón tay lên bàn cho thấy bạn đang mất bình tĩnh. Bạn không nên khoanh tay trước ngực, kể cả khi bất đồng quan điểm với nhà tuyển dụng. Hãy để ý những thông điệp từ đôi tay mình mà qua đó các lãnh đạo sẽ dễ dàng đoán được bạn đang nghĩ gì.

Cử chỉ ở đầu và vai cũng mang những thông điệp nào đó

Gãi tai, gãi cằm sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Cúi đầu là tín hiệu của sự rụt rè còn quá nghiêng đầu về phía trước lại khiến bạn trở nên dư thừa sự tự tin. Mắt nhìn lên trần nhà là biểu hiện của sự nhàm chán còn đôi mắt chớp liên tục đôi khi lại khiến nhà tuyển dụng có cảm giác bạn đang không thành thật.

Đặc biệt bạn không nên nhún vai và bĩu môi bởi người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn không hiểu vấn đề, mất bình tĩnh thậm chí bất mãn.

Quan sát tính cách của nhà phỏng vấn để có những hành vi phù hợp

Tuy bạn đang ở vị trí “bị” hỏi nhưng không có nghĩa là bạn bị động trong mọi tình huống. Hãy thử đoán tính cách của lãnh đạo để dễ dàng tự tin trong cuộc trò chuyện. Nếu bạn đang ngồi trước mặt một con người điềm đạm, hãy trả lời những gì được hỏi và đừng kể lể dài dòng. Nhưng nếu đó là một người trẻ năng động thì tốt hơn hết bạn đừng im như thóc và thu mình một chỗ.

Cách bạn đáp lại người phỏng vấn chính là yếu tố quyết định xem bạn có được

nhận hay không. Do đó bạn nên suy nghĩ và thận trọng trước khi trả lời.

Những tín hiệu cho thấy bạn đang được lòng nhà tuyển dụng

Khi nhà tuyển dụng nghiêng đầu về phía bạn, tắt chuông điện thoại hay gật đầu và cười chứng tỏ họ đã bị bạn thuyết phục. Một số lãnh đạo sẽ mời bạn vào làm ngay lập tức hoặc yêu cầu ghi riêng địa chỉ để liên lạc sau cuộc phỏng vấn. Đừng nghi ngờ gì nữa, bạn đã làm họ hài lòng.

Những tín hiệu cho thấy cuộc phỏng vấn của bạn đã thất bại

Nếu nhà tuyển dụng đề nghị dừng cuộc phỏng vấn giữa chừng nghe điện thoại hoặc lật đống tài liệu không liên quan điều này đồng nghĩa với việc bạn không gây được sự chú đối với họ.

Một khi nhà tuyển dụng không động chạm gì đến mức lương chế độ đãi ngộ của công ty, hay tối thiểu là địa chỉ liên lạc sau cuộc phỏng vấn thì bạn không nên hi vọng nhiều.

1.3. ỹ năng nói chuyện qua điện thọai

Mọi giao tiếp đạt được thành công là do có sự chuẩn bị ngay từ đầu. Giao tiếp qua điện thọai cũng không là ngọai lệ. Cần tìm hiểu rõ người bạn sắp gọi là ai thời gian thích hợp nhất để gọi l do và khả năng giúp được gì cho họ.

- Hãy cố gắng làm cho cuộc gọi có chuẩn bị trước phải có cấu trúc ngắn gọn và rõ ràng. Nếu người bạn gọi chưa biết về bạn thì ngay từ phút đầu tiên hãy giới thiệu về bản thân. Một vài lời giới thiệu ban đầu không chỉ cho thấy khả năng giao thiệp mà còn cho phép người bạn gọi có được những thông tin ban đầu cho cuộc nói chuyện.

- Nêu rõ mục đích gọi ngay khi đã giới thiệu. Đừng bao giờ nghĩ rằng người nghe hiểu được l do bạn gọi và những gì bạn mong đợi từ họ. Hãy nói rõ hơn về vấn đề đó cũng như các thông tin khác. Những vấn đề hay thông tin quan trọng phải nói rõ ràng. Nói chuyện dông dài hay chỉ nêu ra một cách đại khái sẽ làm người nghe mất tập trung và phản ứng không tốt.

- Nghi thức nói chuyện trên điện thọai luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Khi nói chuyện với người chưa quen thì tránh những nội dung ít mang tính trang trọng và các câu hỏi mang tính cá nhân. Một khi mối quan hệ tốt đã được xây dựng thì bạn có thể hỏi thăm gia đình hay cả về những hoạt động cuối tuần nhưng vẫn phải tránh những vấn đề nhạy cảm ( chính trị tôn giáo phân biệt giới tính…)

- Tính riêng tư và bào mật đối với những nội dung nhất định cần phải được thức rõ khi nói chuyện qua điện thọai. Hãy xác nhận với người nghe liệu đây có phải là lúc thích hợp để nói về những vấn đề đó hay không

- Hãy thật kiên nhẫn: Một khả năng giao tiếp tốt đòi hỏi bạn phải thật bình tĩnh và chấp nhận áp lực trong một tình huống thử thách qua điện thọai. Bạn sẹ tránh được những qu êt định sai lầm và nhận được sự tôn trọng.

Nhận điện thọai

Khi có chuông điện thọai rung thì bạn nên:

+ Để điện thọai reo không quá 3 lần+ Nói: xin chào và tự giới thiệu mình: + Hỏi: tôi có thể giúp được gì?

Người nhận điện thoại được coi là người bị động trong cuộc điện thoại nên trên bàn điện thoại phải có sẵn giấy bút sổ điện thoại mẫu nhắn tin. Cần nhanh chóng nhấc máy khi nghe thấy tiếng chuông điện thoại chậm nhất là sau hồi chuông thứ ba lưu nhấc máy khi chuông reo.

- Khi nhấc máy điện thoại nên chủ động chào hỏi và xưng danh (họ tên chức vụ tên bộ phận hay cơ quan). Nếu nhầm máy do người gọi cần nhanh chóng thông báo cho họ biết với thái độ lịch sự và đặt máy.

- Chúng ta phải biết lắng nghe khi nhận điện thoại để tránh nhầm lẫn. Hãy chú nghe người ở đầu dây bên kia trình bày yêu cầu những gì đối với bạn. Khi nghe gặp câu từ nào khó hiểu bình tĩnh ghi lại vào giấy đừng vội vã cắt lời họ. Đừng yêu cầu họ nhắc đi nhắc lại nhiều quá. Họ có thể hiểu lầm là chúng ta không chú lắng nghe hay trình độ trình bày của họ quá kém dễ dẫn đến mất tình cảm đột ngột. Có thể người gọi không có kỹ năng diễn đạt nội dung lộn xộn thì bạn cũng đừng nóng vội. Bạn cố gắng gạn lọc ngôn ngữ của họ để tìm ra nội dung đích thực nếu cần bạn nhắc lại để họ xác nhận. Đừng bao giờ nói với họ rằng “khó nghe khó hiểu”. Bạn có thể yêu cầu bên kia nói to hơn nếu bạn nghe nhỏ quá chậm hơn nếu bạn nghe nhanh quá. Khi xung quanh có nhiều tiếng ồn bạn có thể ra hiệu cho mọi người giữ yên lặng chớ quát mắng gắt gỏng đối với những người xung quanh. Nếu phải bỏ ống nghe để lục tìm tư liệu khi nói chuyện điện thoại bạn phải đề nghị người ở đầu dây kia đừng dập máy và chờ một lúc. Tìm mãi chưa thấy tài liệu đâu mà đã quá một phút bạn phải xin lỗi và báo sẽ gọi điện lại sau khi đã tìm thấy tài liệu. Điều quan trọng là bạn phải gọi lại đừng thất hứa. Nếu bạn phải hỏi ai trong phòng để có thông tin bạn phải nói

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 27/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí