Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 12

công ty để xác định bạn muốn làm việc ở đây không.

18. - Chuẩn bị những câu hỏi

Bạn có thể hỏi những câu hỏi như

Khi nào tôi được báo tôi được tuyển dụng? Khi nào tôi sẽ bắt đầu làm việc?

Tôi sẽ làm việc với bao nhiêu người? Tôi sẽ làm việc tại lầu mấy?

Cách ăn mặc ở đây như thế nào?

19. - Gởi thư cảm ơn

Sau khi bạn ra về, hãy gởi đến người tuyển dụng thư cám ơn về thời gian của ông ta và gởi nó trong cùng ngày. Việc này sẽ để lại một ấn tượng tốt và tạo một ảnh hưởng đến người tuyển dụng.

20. - Tạo ấn tượng

Hãy bình tĩnh vui vẻ và tự chủ. Bạn có thể có một buổi phỏng vấn tuyển dụng thành công nếu bạn chuẩn bị kỹ, tự tin và hành động hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

PHỤ LỤC 3: CÁC ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC


Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng - Trường CĐN Đà Lạt - 12

1. Mức lương cho công việc này là bao nhiêu? Bạn nên hiểu mức lương được trả với đúng khả năng làm việc đợi đến khi làm được việc hãy nói. Đề cập đến chuyện lương thưởng trong buổi gặp gỡ đầu tiên là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng đặc biệt khi bạn đang đi xin việc. Bởi điều đó cho thấy điều bạn quan tâm nhất với công việc này là bao nhiêu tiền mà thôi.

2. Chê bai sếp cũ: Nếu bạn liên tục chê bai sếp cũ là bất tài, ngốc nghếch ngay trong cuộc phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng mới nghi ngại và cho rằng sẽ khó mà quản lý nổi bạn.

3. Tôi sẽ ngồi vào vị trí của ông/bà trong 5 năm tới: Nếu bạn tỏ ra tự tin khi nói rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới thì có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự tin là điều tốt nhưng đừng ngạo mạn quá sẽ khiến người đối diện mất cảm tình với bạn.

4. Tôi ghét công việc hiện tại: Khi trả lời tại sao bạn lại xin vào vị trí này thì tốt hơn hết bạn nên đề cập đến những điểm hấp dẫn của công việc mới hơn là tỏ thái độ bất mãn, chán ghét với công việc hiện tại. Và khi nói về công việc cũ bạn nên nhấn mạnh đến những kỹ năng sống và kinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc mới hơn là thái độ của bạn ra sao với công việc đó.

5. Tán tỉnh người phỏng vấn: Nhìn anh/cô tuyệt đấy! Hãy tránh tối đa những câu đại loại như vậy, bởi nó chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang tán tỉnh hay cợt nhả họ.

6. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót: Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.

7. Hỏi về những điều tiêu cực của công ty: Những câu đại loại như “tại sao lợi nhuận của công ty ông/bà lại sụt giảm trong 2 quý vừa qua?” không nên nói ra trong buổi phỏng vấn, bởi ở khía cạnh nào đó nó sẽ lái câu chuyện theo chiều hướng tiêu cực. Thay vào đó bạn nên đặt những câu hỏi trung tính hơn như “Theo ông/bà, thách

thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt thời điểm này là gì?

8. Hỏi về mức thưởng trong các kỳ nghỉ? Những câu hỏi như „liệu tôi có được làm việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy nên đặt ra sau khi bạn đã được nhận vào hoặc khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về động lực làm việc của bạn.

9. Ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi: Nếu bạn tự tin nói rằng “ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi. Vì tôi là người có đủ tiêu chuẩn nhất cho vị trí này” thì đó là điều sai lầm trừ phi bạn đã nắm được thông tin và đánh giá khả năng của những ứng viên khác. Nhưng điều đó là không thể. Quá tự tin đôi khi cũng gây phản ứng ngược cho người tuyển dụng.

10. Tôi không có câu hỏi gì: Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: Mức độ, trách nhiệm của công việc.

Tham dự khóa học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tại Các Trung tâm đào tạo Kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử, và kỹ năng nói chuyện một cách tự nhiên lưu loát.

11. “Sếp của tôi là một kẻ ngốc” hay “Tôi rời bỏ công ty cũ vì môi trường làm việc ở đó vô cùng tệ”

Đừng bao giờ nói xấu sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn. Dù bạn có gặp bất đồng với đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ thì cũng không nên để người phỏng vấn biết điều này. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Hãy nói những câu chung chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với vị trí mới.

12. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu? Lát nữa tôi có một cuộc hẹn rồi” hoặc “Ông/bà có phiền không nếu tôi gọi điện một chút?”

Hỏi như vậy cho thấy bạn không hề tôn trọng nhà tuyển dụng – một điều hết sức nên

tránh trong buổi phỏng vấn việc làm. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất quan tâm đến công việc là điều cần làm. Bạn nên đến tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút nếu có thể. Luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý hoặc hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn nên tránh khoanh tay, dậm chân hoặc những dấu hiệu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Nếu bạn thật sự có hẹn sau buổi phỏng vấn, hãy dự trù một khoảng thời gian vừa đủ để tránh trường hợp buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự tính.

13. “Tôi không muốn làm việc muộn” hoặc „Tôi không thích học PowerPoint” Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là con người không năng động lười học hỏi nếu bạn nói những câu như vậy. Bạn luôn phải sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới về vị trí

mà mình đang quan tâm cho dù đó là vấn đề bạn không hề thích thú. Ngoài ra nếu

bạn muốn được nhận mức lương cao hoặc được thăng tiến nhanh chóng thì rất có thể bạn phải làm việc trong cả kỳ nghỉ. Vì vậy nếu bạn không muốn làm thêm giờ hay đi công tác, hãy cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể chọn được người phù hợp.

14. “May mắn là tôi không hề có một thói quen xấu nào” hoặc “ Tôi là một người ưa thích tiệc tùng”

Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi ch t về bản thân bạn”. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con người bạn. Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương đương nhau. Phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng.

PHỤ LỤC4: TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG GIAO TIẾP

1. Trong một cuộc nói chuyện, bạn thường.

a. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện

b. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện nhỏ

c. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn đề quan trọng hơn

2. Bạn thường:

a. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi

b. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi

c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi

3. Trong suốt câu chuyện, bạn:

a. Liên tục gật đầu

b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp

c. Giữ yên đầu

4. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hướng:

a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện

b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện

c. Cười đúng lúc

5. Bạndùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện

a. Luôn luôn

b. Thỉnh thoảng

c. Không bao giờ

6. Bạnsử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; “rất vui”; “xin lỗi”

a. Không bao giờ

b. Thường xuyên

c. Thỉnh thoảng

7. Trong cuộc nói chuyện, bạn:

a. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân

b. Đứng cách người nói 1 bước chân

c. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân

8. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:

a. Vui mừng và ôm chặt người đó

b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay

c. Đợi người khác giới thiệu

9. Khi trò chuyện với một người nào đó,.

a. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn

b. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại

c. Bạn thường là người nói nhiều nhất

10. Trong khi nói chuyện, bạn thường.

a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác

b. Chỉ nhớ tên những người quan trọng

c. Không chú đến tên và có khuynh hướng quên chúng

11. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:

a. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình

b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình

c. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề

12. Khi bạn thảo luận về một chủ đề, bạn thường:

a. Tập trung vào những lời phê bình

b. Tập trung vào những mặt xấu của vấn đề

c. Tập trung vào những mặt tốt của vấn đề

13. Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:

a. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện

b. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm với tình huống, mọi việc không tồi tệ đến mức như thế

c. Không bình luận gì thêm về điều đó

14. Nếu đồng nghiệp của bạn càng ngày càng mập, bạn sẽ:

a. Nói với người khác rằng anh/chị ấy trông quá mập

b. Không nói gì cả

c. Nói với người khác rằng anh/chị ấy thay đổi nhiều kể từ lúc gặp

15. Khi đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:

a. Khoanh tay trước ngực

b. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói

c. Đứng tựa lưng cách xa người nói

16. Trong khi nghe,.

a. Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống

b. Bạn nhìn chăm chú vờ như đang nghe

c. Bạn lắng nghe để hiểu rõ nghĩa và hỏi lại nếu cần

17. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trước một vấn đề,

.

a. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước

b. Bạn chẳng nói gì cả

c. Đơn giản, bạn sẽ phát biểu

18. Khi bạn nhận được ý kiến phản đối từ người khác, bạn sẽ:

a. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng

b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ

c. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ

19. Tư thế bắt chéo chân:

a. Hướng về người nói

b. Hướng ra xa người nói

c. Nhịp chân

20. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện,.

a. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý

b. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng

c. Bạn thường chỉ bỏ đi

21. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất bản chất của giao tiếp

a. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng nhau

b. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh gây hiểu nhầm

c. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh nhất định

d. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến người nghe

e. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe

22. Khi không đồng ý với một người,.

a. Nhanh chóng chỉ ra cho người đó những điểm sai và tại sao sai

b. Đầu tiên bạn sẽ lắng nghe, hỏi lại những điều chưa sáng tỏ và nói lên ý kiến phản đối của mình

c. Nói ý kiến thật nhỏ hoặc không nói gì

23. Khi bạn muốn đưa ra ý kiến phản đối ý kiến của đồng nghiệp, bạn sẽ:

a. Nói thẳng ý kiến của mình trước mặt người quản lý

b. Nói cho tất cả mọi người đều biết

c. Nói riêng với người đó tại một nơi riêng tư

24. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai?

Đúng Sai

25. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là người chủ động được quyền bắt tay người kia?

a. Bạn

b. Phụ nữ

26. Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất.

a. Nội dung thông điệp

b. Giọng nói

c. Hình ảnh và cử chỉ

27. Khi bạn làm việc trong một nhóm, bạn:

a. Tạo vẻ mặt thật nghiêm túc

b. Giữ vẻ mặt thật nghiêm trang, khó chịu

c. Vẫn hài hước và cười đùa những lúc thích hợp

28. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những người tham gia vào quá trình giao tiếp là bao nhiêu?

a. 50%

b. 30%

c. 20%

d. 80%

29. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tượng tốt cho người khác?

a. 1 phút

b. 5 phút

c. 20 giây

30. Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào sau đây mô tả phương pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu quả nhất?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2023