Thái Độ Cảm Thông Và Ý Thức Khẳng Định Vẻ Đẹp Của Con Người


Hướng về cuộc sống của những người dưới đáy xã hội, tình trạng con

người bị tha hóa nhân phẩm, méo mó dị dạng về nhân cách diễn ra phổ biến và mang tính quy luật trong cảm quan của các nhà văn hiện thực phê phán. Giá trị tố cáo xã hội mạnh mẽ, sâu sắc bởi cái nhìn mang tính quy luật này: Con người trở thành nạn nhân bất lực trước sức mạnh của xã hội đồng tiền. Vũ Trọng Phụng là nhà văn bức xúc nhiều nhất về tình trạng tha hóa của con người và luôn tìm cách lí

giải, cắt nghĩa qua tác phẩm của mình. Các nhân vật của ông như Long, Mịch

(Giông tố), Việt Anh (Dứt tình)... rất dễ tha hóa trước cái “bả vật chất”. Có lẽ một phần do sự “hèn yếu của lòng người”, song nguyên nhân quan trọng hơn trong cảm quan của ông là do cái “bả vật chất”. Mịch từ một cô gái quê chân chất đã nhanh chóng biến chất bởi địa vị và quyền lực. Long (xuất thân từ trại trẻ mồ côi, là thư kí cho một trường tư thục, có tình yêu và một ước mơ về cuộc sống giản dị, hạnh phúc với cô gái thôn quê) cũng đã dần gục ngã, lao vào cuộc sống trụy lạc, vô nghĩa. Từ sợ hãi, khuất phục đến tự biến mình thành công cụ, phương tiện của cái ác là quá trình tha hóa tiêu biểu của Long nói riêng và con người nói chung trong xã hội đồng tiền. Mỗi một nhân vật là một hoàn cảnh sống riêng, song nguyên nhân cơ bản đẩy con người tới tình trạng tha hóa là xã hội bất công. Những Tám Bính (Bỉ vỏ - Nguyên Hồng), Chí Phèo (Chí Phèo) và những trí thức tiểu tư sản nghèo của Nam Cao đều là nạn nhân của hoàn cảnh sống khốn cùng. Xã hội thực dân nửa phong kiến trước Cách mạng đã biến Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành một con quỷ dữ, biến dạng về cả nhân hình lẫn nhân tính. Bước ra từ nhà tù thực dân trong hình hài đặc như thằng “sắng đá” với “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 70] cùng tiếng chửi đời cay nghiệt, Chí Phèo dần lún sâu vào cuộc đời tội lỗi của mình. Cuộc đời Chí sau khi ra tù là cuộc sống của những cơn say dài và “đâm thuê chém mướn”, tự biến mình thành phương tiện của cái ác (tay sai cho bá Kiến) và trở thành nỗi kinh hoàng của dân làng Vũ Đại khi hắn “đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 84]. Hãy cứu lấy nhân phẩm của con người là tiếng kêu cứu khẩn thiết vang lên trong tác phẩm và đồng thời là lời kết


tội đanh thép tội ác của xã hội thực dân phong kiến. Xã hội đen tối đó không chỉ tước đoạt quyền làm người, bản chất lương thiện của con người mà còn khơi dậy cái ác, cái xấu trong con người.

Nam Cao là người hay “băn khoăn về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người”[Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 277], chính vì vậy ông hướng vào tố cáo xã hội mà ở đó cái đói, cái nghèo đang ngự trị, tàn phá tâm hồn con người. Những trí thức tiểu tư sản nghèo trong tác phẩm của ông phải đối diện hàng ngày với cái nghèo, phải chịu cảnh gánh nặng “áo cơm ghì sát đất” và phải bán dần sự sống cho khỏi chết đói. Hiện thực đáng sợ hơn khi cái đói, cái nghèo bám riết lấy cuộc sống của họ, trở thành thứ “chất độc” có ngay trong cuộc sống đang gặm nhấm, hủy hoại tâm hồn họ, buộc họ phải sống một cuộc “đời thừa”, một lối “sống mòn”.

Nam Cao đã gặp gỡ Thạch Lam khi đặc biệt quan tâm tới nhân phẩm của con

người trước những biến động của xã hội. Trong truyện của mình, Thạch Lam cũng bước đầu đặt vấn đề về nhân phẩm, trước cái đói, trước danh lợi qua các tác phẩm Đói, Cái chân què, Trở về. Không lấy gì làm lạ khi chứng kiến những cơn giận dữ cùng thái độ khinh bỉ lên tới cực điểm của Sinh (Đói) khi hất tung những gói đồ ăn rất ngon do vợ chàng bán mình mà có được. Song thật đau đớn khi chứng kiến cảnh “Sinh vơ lấy miếng thịt hồng hào. Sinh ăn vội vàng, không kịp nhai, kịp nuốt. Chàng nắm chặt miếng thịt trong tay, nhây nhớp mỡ, không nghĩ ngợi gì, luôn luôn đưa vào miệng”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 70]. Sinh không phải là người xấu nhưng chàng đã gục ngã trước sự tấn công của cái đói. Kết thúc câu chuyện là nỗi uất ức, đau đớn và nỗi chán nản mênh mông tràn ngập trong tâm trạng nhân vật. Chỉ tập trung miêu tả cảm giác về cái “đói” trong một hoàn cảnh cụ thể, Thạch Lam cũng bước đầu đặt vấn đề về sự tha hóa của con người trước hoàn cảnh. Giá trị tố cáo xã hội toát lên từ yếu tố này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

Xã hội Việt Nam trước Cách mạng hiện lên thật đáng sợ trong cảm quan hiện thực của các nhà văn lãng mạn cũng như hiện thực. Tố cáo cái xã hội bất công ấy là nội dung mà họ cùng hướng tới trên tinh thần dân chủ sâu sắc. Khi thì chĩa mũi nhọn vào bình diện tư tưởng văn hóa, lúc thì phơi bày bản chất thối nát xã hội song dù ở góc độ nào, các tác giả cũng làm nổi bật vấn đề quyền của con người và tố cáo mạnh mẽ xã hội đang tàn phá con người.


Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 11

8.1.2.2. Thái độ cảm thông và ý thức khẳng định vẻ đẹp của con người

Cảm quan dân chủ, tiến bộ trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực được bộc lộ rõ nét trong cái nhìn đồng cảm, thái độ cảm thông chia sẻ, nâng niu trân trọng những ước mơ, khát vọng cao đẹp khi hướng tới thể hiện con người cá nhân. Đây là yếu tố giao thoa đậm nét trong tư tưởng nghệ thuật giữa hai khuynh hướng bởi nó được bắt nguồn từ đạo lí, truyền thống nhân văn của dân tộc. Đây cũng là yếu tố thể hiện màu sắc hiện đại rõ nét bởi tinh thần dân chủ tiến bộ được các nhà văn tiếp nhận từ bên ngoài trên cơ sở kế thừa, sáng tạo.

*Thái độ cảm thông trước những số phận bất hạnh


Cảm thông trước những số phận bất hạnh, văn xuôi lãng mạn hướng tới đấu tranh chống lễ giáo phong kiến đang trói buộc tự do cá nhân và kêu gọi cho sự tiến bộ xã hội. Trong các tiểu thuyết luận đề, thái độ của họ đứng hẳn về phía những cô gái đang phải sống nhẫn nhục, thiệt thòi do những quan niệm hẹp hòi, cổ hủ chi phối. Mai (Nửa chừng xuân) hiện lên thật đẹp trong cách miêu tả của Khái Hưng. Là một cô gái được giáo dục, có tình yêu lãng mạn và chân thành với Lộc, đặc biệt có ý thức đấu tranh mạnh mẽ bảo vệ tình yêu, bảo vệ quyền được hạnh phúc của mình. Trong cuộc đấu tranh đó, dù phải chịu nhiều đau khổ, phải chấp nhận cuộc sống dang dở “nửa chừng xuân”, Mai đẹp hơn lên trong những hành động quyết liệt chống lại sự áp đặt, những mưu mô, thủ đoạn thâm độc của bà Án bằng nghị lực và tình yêu chung thủy. Sáng tác Đoạn tuyệt trên tinh thần ấy, Nhất Linh mượn lời viên trạng sư để bênh vực Loan, mượn phiên tòa để khẳng định sự

chiến thắng của cái mới, cái tiến bộ. Đúng như báo chí đương thời bình luận:

“Cuốn Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt trên đầu chủ nghĩa cá nhân. Tác giả đường hoàng công nhận sự tiến bộ và hăng hái tín ngưỡng tương lai. Ông giúp bạn trẻ vững lòng phấn đấu, nghĩa là vui mà sống”(Loa, 8 - 8 - 1935) (dẫn theo Phan Cự Đệ, Gt; tr 535). Trong thời kì 1936-1939, tinh thần nhân đạo thể hiện sâu sắc hơn khi văn xuôi lãng mạn hướng ngòi bút về cảnh “bùn lầy nước đọng” Các tác phẩm: Gia đình (Khái Hưng), Hai vẻ đẹp (Nhất Linh), Con đường sáng (Hoàng Đạo) lần lượt ra đời với những "chàng", "nàng" hoạt động trong môi trường (gần gũi) nông thôn, trong quan hệ với dân nghèo. Họ là những điền chủ lớn, tự nguyện rời bỏ thành thị về sống ở nông thôn, vừa hưởng hạnh phúc tình yêu trong môi trường thơ mộng của thiên nhiên, vừa thực hiện lý tưởng cao cả của mình: Đem ánh sáng văn minh, khoa học tiến bộ đến cho nông dân bằng cách mở mang dân trí, dựng trường học, bỏ hủ tục, dùng thuốc Tây, mở chợ mong mỏi làm “thay đổi hiện tình của dân quê”… Có thể nói, đó chỉ là những ảo tưởng song cũng phải khẳng định nó xuất phát từ những tình cảm chân thực của họ đối với người nông dân.


Hướng tới những số phận bất hạnh là tâm niệm của Thạch Lam khi cầm bút. Thái độ cảm thông của ông được khơi nguồn từ sự đồng cảm với những người lao động nghèo. Nhà văn đã bộc bạch niềm tâm sự của mình trước biến thiên của cuộc sống, của lòng người: “Trước ngọn gió đầu mùa… Tôi lại nghĩ đến những người nghèo khổ đang lầm than trong cái đói rét cả một đời. Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu vì lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ trên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù.”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; Lời nói đầu]. Đây là sự quan tâm của một người có cùng cảnh ngộ với người lao động nghèo, hay nói một cách khác, phải là một người gần gũi, từng phải sống cảnh cơ cực, phải chịu cảnh “đói rét lầm than” thì mới có những tình cảm sâu sắc như vậy. Đặc điểm này không chỉ tạo ra quan điểm thẩm mĩ riêng mà còn tạo ra sự một số khác biệt trong cách biểu hiện tình thương, sự cảm thông trong tác phẩm của ông so với các nhà văn lãng mạn cùng thời. Ngòi bút của Thạch Lam nhẹ nhàng, thận trọng, tỉ mỉ và cảm động khi miêu tả chân thực cuộc sống của những người nghèo trong Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Tối ba mươi, Hai lần chết… Đặc biệt, khi tác giả hướng về phụ nữ và trẻ thơ, ông không chỉ cho người đọc nhìn thấy mà giúp người đọc thấu hiểu, cảm nhận thấm thía nỗi đau, tủi cực của họ. Là nhà văn lãng mạn nhưng Thạch Lam không tô hồng, lí tưởng hóa hiện thực, ông cũng không cực đoan, “khách quan chủ nghĩa” mà miêu tả bằng tất cả trải nghiệm thận trọng của mình và giọng văn nhỏ nhẹ, không ồn ào

mà sâu lắng. Nhà văn Vũ Bằng trong bài viết: “Bình Đào Lê Mỹ Tửu của Thạch

Lam” nhận định: “Trong nhóm Phong Hóa, Ngày Nay, Hoàng Đạo là người lí

thuyết, Nhất Linh là người thực hành, Khái Hưng là người đả phá nếp cũ để tiến đến một đời sống mới, tựu chung đều là thương người, yêu người cả; nhưng muốn nói tới một người tôn thờ nhân bản thực sự, một người thương yêu xót xa đồng bào từ tâm can tỳ phế thương ra thì người ấy chính là Thạch Lam.”[Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn, giới thiệu)(2003), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 384]. Cảm quan nhân đạo trong tư tưởng Thạch Lam gần gũi với cảm quan nhân đạo của các cây bút hiện thực. Viết về người lao động, Thạch Lam muốn cho người đọc thấy một thế giới khác với thế giới thực tại của cái đói, cái nghèo với nỗi buồn. Đó là thế giới tinh thần trong tâm hồn con người với vẻ đẹp của “tình thương, lòng trắc ẩn, sự vị tha giữa con người với con người, giữa con người với loài vật”[Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn, giới thiệu)(2003),


Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 171]. Viết về cuộc

sống chốn lầu xanh nhơ

nhớp trong

Tối ba mươi, Thạch Lam không nổi xung,

không lớn tiếng nguyền rủa xã hội mà như dằn lòng để miêu tả tỉ mỉ, chậm rãi nỗi đau cũng như những giá trị người tồn tại trong tâm hồn của các cô gái khốn khổ. Họ hiện lên thật đáng thương và cũng đầy trân trọng trong cảm nhận và cách miêu tả của ông.


Giữa Thạch Lam, Khái Hưng và các cây bút hiện thực có nhiều yếu tố tương đồng trong quan điểm nhân đạo. Miêu tả chân thực cuộc sống khốn khổ cùng cực của người lao động nghèo trong tác phẩm cũng là một biểu hiện đồng cảm, cảm thông, chia sẻ của các nhà văn hiện thực. Để chống lại thứ văn chương giả dối, quay lưng lại với cuộc sống hiện thực, các nhà văn hiện thực hướng tới tái hiện cuộc sống một cách chân thực nhất và lấy đó làm tiêu chí khẳng định giá trị tác phẩm. Ý thức tái hiện chân thực cuộc sống thể hiện trong các tuyên ngôn cầm bút

cũng như các hình tượng nghệ thuật. Trong bài luận chiến Để đáp lời báo Ngày

nay: dâm hay là không dâm, Vũ Trọng Phụng mạnh mẽ và dứt khoát khẳng định mục đích cầm bút của mình và các nhà văn hiện thực hướng đến: “Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội

công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế dâm đãng”[Vũ Trọng Phụng

(2012), Làm đĩ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 271, 272]. Và khẳng định: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Với nhà văn Nam Cao, trở về với quần chúng lao khổ và tự nguyện sáng tác theo quan điểm hiện thực là kết quả của cuộc đấu tranh đau đớn, dữ dội nhưng dứt khoát trong tư tưởng. Từ chối xu hướng thoát li hưởng lạc, Nam cao hướng văn học nghệ thuật vào phản ánh cuộc sống hiện thực và phục vụ cuộc sống: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 42]. Với các nhà văn hiện thực, miêu tả chân thực cuộc sống của người lao động nghèo không chỉ nhằm mục đích tố cáo, phơi bày bất công trong xã hội mà còn hướng tới cảm thông, bênh vực họ. Nhìn và miêu tả người lao động như những nạn nhân của xã hội là biểu hiện tiến bộ trong tư tưởng các cây bút hiện thực. Bằng cái nhìn nhân văn, họ đã hướng tới cắt nghĩa, lí giải hiện thực cuộc sống nhằm chỉ ra nguyên nhân tất yếu đẩy người lao động vào cảnh sống khốn khổ, tủi nhục. Từ đó họ lên tiếng bênh vực những kiếp sống khốn khổ của người lao động. Qua các tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, người đọc nhận ra quy luật của hiện thực xã hội đồng tiền. Chừng nào xã hội “chó đểu” - xã hội đồng tiền còn được tôn vinh, chừng nào trong xã hội ấy còn tồn tại những trùm tư bản độc ác và tàn bạo như Nghị Hách và lũ quan lại


trong Vỡ đê... thì số phận và tính mạng người lao động, người dân lương thiện còn bấp bênh, cay đắng, đói khổ. Chú ý nhiều tới sự băng hoại nhân phẩm của con người trong xã hội, Nam Cao muốn bênh vực, “chiêu tuyết” cho những con người lương thiện khi khẳng định rằng cái đói, cái nghèo “là chất độc ở ngay trong sự sống” hàng ngày gặm nhấm phần người trong tâm hồn họ và “Chừng nào, người còn phải giật của người từng miếng ăn thì mới có ăn, chừng nào một số người còn phải dẫm lên đầu những người kia để nhô lên, thì loài người còn phải xấu xa, bì ổi, tàn nhẫn và ích kỉ... Người nọ, người kia không đáng cho ta ghét. Đáng ghét, đáng nguyền rủa, ấy là cái sống lầm than nó đã bắt buộc người ích kỷ, nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn và tham lam.”[Hà Minh Đức (1999), Sống mòn, “Nam Cao toàn tập”, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 62].

Sức mạnh và cũng là cảm hứng nổi trội của văn xuôi hiện thực là đả kích, căm hờn, là thái độ phủ định xã hội đồng tiền bất công giả dối. Vì vậy, miêu tả chân thực cái xã hội bất công giả dối, cắt nghĩa, lí giải quá trình tha hóa của con người là phương diện quan trọng trong ý thức và cảm quan nhân đạo của các cây bút hiện thực. Trên tinh thần này, một số cây bút lãng mạn cũng có sự gặp gỡ, đồng cảm.

*Tìm và khẳng định vẻ đẹp của con người

Phát hiện, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp của con người bộc lộ chiều sâu trong giá trị nhân đạo, tinh thần dân chủ khi hướng tới khám phá hiện thực cuộc sống nhà văn. Bàn về yếu tố này, văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực có sự gặp gỡ, giao thoa đặc biệt, nhiều chiều. Trước hết, đó là sự gặp gỡ được tạo nên từ truyền thống nhân văn, nhân đạo của dân tộc trong từng tác giả. Đó còn là giao thoa giữa truyền thống và hiện đại trong quan niệm và cách miêu tả, thể hiện cái đẹp. Xét trên phương diện nội dung, sự giao thoa này có ý nghĩa quan trọng vì hai khuynh hướng văn xuôi như bổ sung cho nhau khi miêu tả vẻ đẹp hoàn thiện của con người.

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí