Giao Thoa Trong Cảm Quan Hiện Thực Nhân Đạo, Tiến Bộ


Có sự gặp gỡ giữa Nam Cao, Ngô Tất Tố, Thạch Lam khi nhìn con người cá nhân trên bình diện gia đình gắn với ý thức và trách nhiệm. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tác phẩm của Thạch Lam, của Ngô Tất Tố trước hết là vẻ đẹp truyền thống của sự tần tảo, đức hi sinh, tình cảm yêu chồng thương con hết mực. Trong tác phẩm của Thạch Lam, “Gia đình” là biểu tượng của sự yên bình, ấm cúng khi Tâm ngồi ăn trong “con mắt thương mến của mọi người” sau một ngày vất vả gánh một gánh hàng từ nhà ra đến chợ rồi từ chợ trở về nhà (Cô hàng xén); là hạnh phúc, tươi đẹp trong quá khứ, đối lập với hiện tại dơ bẩn (Tối ba mươi). Ngô Tất Tố và Thạch Lam có một sự gặp gỡ trong việc xây dựng hình ảnh những người phụ nữ truyền thống luôn coi gia đình là chỗ dựa tinh thần trong những thời khắc chông chênh của cuộc đời và cũng là thời khắc để nhân cách của họ được khẳng định. Vẻ đẹp của chị Dậu (Tắt đèn) tỏa sáng trong những tình huống, hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của gia đình nông dân nghèo khi thiếu tiền đóng thuế. Chị Dậu trở thành trụ cột của gia đình khốn khó nhất làng Đông Xá, tất tả ngược xuôi chăm chồng, chăm con và lo tiền trả “món nợ nhà nước”. Vì gia đình, vì chồng con, chị sẵn sàng nhẫn nhịn trước cường hào quan lại. Nhưng cũng vì chồng con, gia đình, chị mạnh mẽ đánh lại bọn chúng với lòng căm thù, sự uất hận. “Gia đình” chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh tiềm tàng của người đàn bà thôn quê nghèo khó này.

Có thể khẳng định rằng, nhìn con người dưới góc độ gia đình đã giúp cho các cây bút lãng mạn và hiện thực khắc họa được rõ nét chân dung con người, đạt tới chiều sâu trong hiện thực phản ánh.

Con người cá nhân trong quan hệ với chính mình in đậm đấu ấn trong văn xuôi thời kì 1932 - 1945. Khi bàn về quan niệm về con người của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú đã phát hiện lịch trình của con người cá nhân: từ con người cá nhân xã hội mang đậm màu sắc chính trị đến con người cá nhân lãng mạn, con người bản năng, cực đoan liều lĩnh và khẳng định: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là tiểu thuyết luận đề về con người cá nhân. Chúng tôi cho rằng nhận định này cũng có thể ứng với nhận định về con người cá nhân trong văn xuôi hiện thực thời kì này. Bên cạnh hình ảnh con người cá nhân - xã hội, con người cá nhân - gia đình là con người cá nhân - bản năng.


Trong những sáng tác thời kì đầu của văn học lãng mạn (tiêu biểu là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn) con người cá nhân mang đậm màu sắc xã hội, mang đậm tính lí tưởng. Đến những giai đoạn sau đã dần xuất hiện con người cá nhân bản năng. Con người cá nhân ở đây luôn suy nghĩ và hành động theo triết lí của cái tôi tuyệt đối. Tuyết (Đời mưa gió - Nhất Linh, Khái Hưng) đã có một quan niệm sống không giống ai “Bao giờ em cũng là của em từ thể phách đến chí tâm hồn” và một châm ngôn khắc sâu vào trái tim sắt đá của nàng “Không tình không cảm, chỉ coi lạc thú ở đời như một vị thuốc trường sinh” và “Ái tình là sự gặp gỡ của hai xác thịt”. Nhận xét về nhân vật Tuyết, nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú cho rằng: “Tuyết là một mẫu hình mới của tự do cá nhân. Nhu cầu giải phóng cá nhân khỏi gia đình

phong kiến như Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng),

Hồng (Thoát ly) không còn đặt ra đối với Tuyết nữa. Tuyết đòi hỏi một sự giải phóng triệt để khỏi gia đình nói chung như một tổ chức tế bào của xã hội chối bỏ trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Tuyết chỉ tôn thờ sự hưởng thụ và ảo tưởng một cõi tự do tuyệt đối không bao giờ trở thành vật sở hữu của ai nhưng lại muốn sở hữu tất cả… để tiến đến một quan niệm sống: Em bao giờ cũng là của em từ thể phách đến chí tâm hồn”[Lê Thị Dục Tú (1994), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn qua ba tác giả Nhất Linh - Khái Hưng, Hoàng Đạo, Luận án P.T.S Khoa học Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội.; tr 44, 45]. Cảnh trong Thanh Đức có một triết lí sống gần như vậy. Trong khi người cha (ông Thanh Đức) theo đuổi mục đích lớn nhất là làm giàu bằng kinh doanh đồn điền thì Cảnh (người con) - một sinh viên trường Y, luôn lấy thú vui ăn chơi thích gì thì làm, thích ai thì yêu làm mục đích sống: “Sinh ra ở đời để mà sung sướng, để thỏa mãn chứ không phải để khổ sở, để than phiền hay để theo đuổi một mục đích viển vông nào”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2]. Cũng như Tuyết, Cảnh có một quan niệm sống tự do theo kiểu phương Tây. Tình yêu đối với Cảnh không ngoài cái đích lạc thú: “chỉ có ái tình xác thịt là thiêng liêng”, vì thế Cảnh đã ve vãn cả ý trung nhân của cha lẫn người yêu của bạn. Cảnh đã cố tình thi trượt nhiều lần để mãi mãi được ngồi trên ghế nhà trường, để tiếp tục được ăn chơi mà không phải giải bài toán “đời mình sẽ ra sao, sẽ xoay ngả nào sau khi tốt nghiệp.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2]. Nhân vật Trương trong Bướm trắng


của Nhất Linh khi biết mình đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời đã bộc lộ quan điểm sống hết sức cực đoan: “nếm đủ các khoái lạc ở đời, sống cho hết để

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

không còn ao ước gì nữa”. Trương đã hành động liều lĩnh: thụt quỹ, hút thuốc

phiện và lao vào chơi cá ngựa (một hình thức đánh bạc) để hưởng thụ cuộc sống tự do tuyệt đối của bản năng, không chấp nhận “những cái đè nén của cuộc đời thường”. Và kết cục là Trương đã phải vào tù.

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 10

Chú ý tới “ái tình xác thịt” là điểm gặp gỡ của Vũ Trọng Phụng với Nhất Linh, Khái Hưng khi khám phá đời sống bản năng của con người. Nếu như các cây bút lãng mạn lí giải “ái tình xác thịt” bằng triết lí cái tôi tuyệt đối thì Vũ Trọng Phụng cắt nghĩa nó bằng “căn tính dâm đãng”. Về một mặt nào đó ta thấy Vũ Trọng Phụng cũng gần với quan điểm của Nhất Linh và Khái Hưng khi cho rằng: “Tình dục đã cần cho xác thịt như sự ăn uống”. Các nhân vật như Trực Ngôn, Phó Đoan, Xuân tóc đỏ (Số đỏ), Long, Mịch (Giông tố), Huyền (Làm đĩ) là những minh chứng sinh động cho quan điểm này. Bác sĩ Trực Ngôn hễ mở miệng là bàn về “cái dâm”, “sinh lí”, “tình dục”. Bà Phó Đoan thì hễ nghe ai nói chuyện hiếp dâm là mắt sáng lên và có một quan niệm “rất mới về trinh tiết” là “thủ tiết với hai đời chồng”. Còn Xuân tóc đỏ thì có “căn tính dâm đãng” ngay từ thủa còn là một thằng bé trèo me, trèo sấu, nhặt ban quần đã “nhìn trộm bà cô tắm và mụ đầm thay váy”.

8.1.2. Giao thoa trong cảm quan hiện thực nhân đạo, tiến bộ


Cảm quan hiện thực nhân đạo, tiến bộ là điểm hội tụ và phát sáng tất yếu trong văn xuôi lãng mạn cũng như hiện thực thời kì 1932 - 1945. Điều này không xảy ra một cách ngẫu nhiên, cá biệt bởi cội nguồn của cảm quan tiến bộ này chính sự kết hợp giữa truyền thống nhân đạo, tinh thần dân tộc với tinh thần dân chủ tiến bộ của nhân loại trong tư tưởng các nhà văn Việt Nam trước hoàn cảnh đen tối của đất nước. Mặc dù không thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân chủ tiến bộ quyết liệt như văn học Cách mạng, song văn học lãng mạn và văn học hiện thực đã tập trung thể hiện tình cảm đối với đất nước, dân tộc một cách rõ nét. Không ít tác phẩm đã hướng tới phơi bày, tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân phong kiến, đặc biệt trong thời kì 1936 - 1939. Mỗi một khuynh hướng có cách riêng để thể hiện tinh thần dân tộc, tinh thần dân chủ và gắn với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể

là các mức độ

biểu hiện khác nhau. Điều đặc biệt trong sự

giao thoa này, các

khuynh hướng văn xuôi đã bổ sung cho nhau làm nên sự phong phú, đa dạng trong cách biểu hiện giá trị nhân văn. Tinh thần dân tộc, dân chủ trong văn xuôi hiện thực thể hiện mạnh mẽ trong giá trị tố cáo, đả kích xã hội thối nát đương thời, tìm và khẳng định vẻ đẹp của người lao động. Văn xuôi lãng mạn nổi bật khi hướng tới ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam và ý thức thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.

8.1.2.1. Tố cáo xã hội bất công, vô nhân đạo

Giá trị nội dung được chú ý trong văn xuôi lãng mạn cũng như văn xuôi hiện thực là tố cáo xã hội vô nhân đạo. Là trí thức, các nhà văn cảm nhận sâu sắc nỗi đau của người dân trong cảnh mất nước, mất tự do và phải sống buồn tẻ, tù túng bởi cái đói, cái nghèo, bởi sự bất công đầy rẫy trong xã hội. Thái độ này thể hiện rõ trong tư tưởng và chủ đề của nhiều tác phẩm lãng mạn và hiện thực.


Với ý thức “Làm cho người ta biết rằng, đạo Khổng không hợp thời

nữa”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn

chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 10], các nhà văn lãng mạn đã tập trung bút lực của mình tố cáo, lên án lễ giáo phong kiến lỗi thời, hủ bại. Trong cái nhìn và cách miêu tả của họ, lễ giáo phong kiến là một trong những nguyên nhân cơ bản ràng buộc quyền sống chính đáng của con người, đẩy con người vào cảnh sống cô đơn, khốn khổ. Đó có thể là số phận của các cô gái trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt được trình bày qua mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu; trong Lạnh lùng qua thứ danh tiết giả tạo đang vây hãm, vùi lấp vĩnh viễn tuổi trẻ và hạnh phúc với bốn chữ: “Tiết Hạnh Khả Phong”. Bà Án (Nửa chừng xuân) là một minh chứng sống động cho bản chất độc ác, thủ đoạn giảo quyệt... của giai cấp phong kiến. Bà đã không từ thủ đoạn nào từ dụ dỗ, dọa nạt cho đến vu oan giá họa để ngăn cản cuộc hôn nhân của Mai và Lộc để ép con trai tiến tới

tới cuộc hôn nhân định trước trong sự “môn đăng hộ đối”. Bà Phán trong Đoạn

tuyệt đã hành hạ Loan từ khi nàng về làm dâu để đẩy nàng đến hành động giết chồng. Bà mẹ chồng của Nhung trong Lạnh lùng đã dùng bốn chữ “Tiết Hạnh Khả Phong” để trói buộc cuộc đời của Nhung - một góa phụ rất trẻ và đẹp. Mặc dù chỉ chú trọng phê phán xã hội trên phương diện văn hóa, song qua một số nhân vật như bà Án, địa chủ Hàn Thanh (Nửa chừng xuân), vợ chồng Án Báo (Gia đình), bà Phán (Đoạn tuyệt), các tác giả Tự lực văn đoàn vừa chỉ ra được nguyên nhân tạo nên bất công trong xã hội, vừa lên án lễ giáo phong kiến cổ hủ đang tàn phá hạnh phúc của con người.


Trong sáng tác của Thạch Lam, những quan niệm cổ hủ, những định kiến đã biến cuộc sống làm dâu của những cô gái như Liên (Một đời người), Dung (Hai lần chết) trở thành địa ngục. Đó là kiếp sống làm dâu đầy tủi nhục, gắn với những lời “đay nghiến, diếc móc” của mẹ chồng và những trận đòn “túi bụi” của tên chồng vũ phu[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 3; tr 303]. Kết thúc Hai lần chết, ám ảnh người đọc là hình ảnh của Dung với những bước chân lầm lũi về nhà chồng như bước vào cõi chết mà không thoát ra được: “Dung ngậm ngùi nghĩ đến cái chết của mình. Lần này về nhà chồng, nàng mới hẳn là chết đuối, chết không bấu víu vào đâu được, chết còn không mong có ai cứu vớt nàng ra nữa”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 3; tr 344].


Giai cấp phong kiến hiện lên trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực là sản phẩm tiêu biểu của xã hội thối nát với đầy đủ các thói hư tật xấu. Đó là cả một hệ thống quan lại từ trên xuống dưới bám gót thực dân mưu cầu quyền lợi và cấu kết với nhau để bóc lột người lao động. Tiêu biểu là những địa chủ như Nghị Lại (Bước đường cùng), Huyện Hinh (Đồng hào có ma), Tri phủ Tư Ân, Nghị Quế (Tắt đèn), Nghị Hách và hệ thống quan lại từ phủ tới huyện (Giông tố) hay Bá Kiến (Chí Phèo). Mỗi tên một vẻ nhưng đều có chung một đặc điểm: Chỉ biết có mỗi một nghề “hà hiếp người”. Hướng vào các chân dung này, các nhà văn hiện thực phê phán một cách toàn diện, sâu sắc. Ngô Tất Tố vạch trần bản chất sâu mọt của bọn cường hào địa phương qua hành động tàn bạo và thủ đoạn ăn chặn lúc “sưu thuế giới kì”. Phải vào đúng thời điểm này, tất cả những gì khốn nạn nhất, tàn bạo nhất của giai cấp phong kiến địa phương mới bộc lộ đầy đủ. Qua những bộ mặt “gay gắt rượu thịt” ở chốn đình trung cùng với những câu nói hách dịch, học đòi chữ nghĩa của lí trưởng làng Đông Xá, bản chất sâu mọt, tàn độc của bọn này bộc lộ rõ nét: “Tôi nói trên có cụ chánh, có ông cai và đông các ông tất cả: vụ thuế này tôi làm cũng cứng lắm... Chúng tôi làm vua làm việc, quanh năm đầu chày đít thớt, chỉ có những lúc “hồng thủy trướng giật” và những khi “sưu thuế giới kì” như thế này, thì mới có quyền. Tha hồ đánh, tha hồ trói, trai làng thằng nào bướng bỉnh... đánh chết vô tội vạ”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; tr 266]. Xúi giục người dân hiềm khích nhau, cho vay lãi, xúi bẩy người nông dân tới cửa quan, biến họ thành miếng mồi cho

quan, xiết nợ bằng ruộng vườn... là tội ác của Nghị Lại trong Bước đường cùng

(Nguyễn Công Hoan). Trước hay sau, những người nông dân hiền lành chất phác như anh Pha đều mất ruộng về tay Nghị Lại và trở thành người làm thuê... Có thể khẳng định, cuộc sống, số phận của những người lao động nghèo bấp bênh hơn bao giờ hết bởi các tai họa do thực dân phong kiến tạo ra: nạn cường hào ức hiếp, nạn sưu cao thuế nặng, nạn đói nghèo, nạn hạn hán lũ lụt, nạn dốt nát mê tín dị đoan... Trong tất cả các tai họa đó, nổi bật là nạn cường hào ức hiếp và đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ cho con người, tạo nên những bất công trong xã hội.


Vấn đề nhân phẩm con người luôn là vấn đề được quan tâm trong văn xuôi hiện thực và lãng mạn. Không phải ngẫu nhiên, trong tác phẩm của hai khuynh hướng này, hình ảnh con người bị lăng nhục, chà đạp về nhân phẩm xuất hiện như một hiện tượng mang tính quy luật, tất yếu xảy ra. Xã hội thực dân phong kiến thối nát mục ruỗng đến tận xương tủy đang hàng ngày tàn phá nhân phẩm con người, tước đoạt những phẩm chất tốt đẹp của con người. Sống trong xã hội đó, con người không có cơ hội để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp mà ngược lại, thường xuyên bị bóc lột về thể xác lẫn tinh thần, rất dễ đánh mất mình bởi cái đói, cái nghèo... và cái bả danh lợi tầm thường. Khi nhân cách bị xúc phạm, Mai (Nửa chừng xuân) quyết định bỏ Lộc ra đi để khẳng định giá trị và lòng tự trọng: nuôi em ăn học thành tài, nuôi con khôn lớn bằng nghị lực, sức lao động của mình. An trong Gia đình (Khái Hưng) vì những ham muốn của Nga và gia đình cũng phải nối gót theo quan lộ, dần đánh mất những nét tốt đẹp trong tâm hồn và nhiễm cuộc sống quan trường với các cách ăn tiền, lối sống phó mặc. Hình ảnh của huyện Viết đã và đang tha hóa tới cùng cực cũng là kết quả tất yếu của lối sống hiềm khích, ghen ghét, đố kị mà gia đình phong kiến tạo ra. Trong cái nhìn phê phán, đả kích, Gia đình hiện lên là một thế lực mạnh mẽ tiêu biểu cho cái xấu, đang trói buộc và chi phối toàn diện con người, từ đời sống vật chất tới tinh thần. Con người trong nhiều tác phẩm đã khuất phục, gục ngã trước thế lực và những cám dỗ của xã hội đồng tiền, danh lợi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022