- Chính thế.
- Cái thằng cha độc ác đánh chết người làm rồi vứt xác người ta xuống giếng, mà khai người ta tự tử ấy à?
- Nó đấy!
- Thế sao? Thế thì phải kiện cho bỏ mẹ nó đi chứ? Ông Lý bình tĩnh đáp ông Chánh:
- Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ! Ông đồ vứt bút xuống chiếu, ngồi lên mà rằng:
- Ông nói đến chó cũng không nghe được. Ông Lý vẫn bình tĩnh một cách khả ố:
- Chó không nghe được nhưng mà tôi nghe được! Đây nhé: lão Nghị ấy có năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh này, một cái mỏ than ở Quảng Yên này, ba chục nóc nhà tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Phòng này, bạc nhà nó cứ gọi là gà ăn không hết, vậy ông có đủ tiền chọi nhau với nó không? Vô phúc thời đáo tụng đình ông ạ.
Ông phó hội cự ông Lý:
- Chả nhẽ nó hiếp con gái làng mà không kiện à? Sao ông cứ bàn ngang thế?
Có thể bạn quan tâm!
- Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20
- Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật Qua Ngôn Ngữ Đối Thoại, Độc Thoại Nội Tâm
- Miêu Tả Tâm Lí Qua Độc Thoại Nội Tâm
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 24
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 25
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
- Tôi không bàn ngang mà cũng không ngăn trở gì ai hết ... Ông chánh ngồi lên ngay mà rằng:
- À thế mà lúc nãy ông cứ tự do ngồi vào đánh chén! Ông tưởng cụ đồ làm bữa rượu ấy để cho ông ăn không đấy à? Ông phải biết nghĩa lí mâm rượu ấy mới được chứ!
- Thôi, ông say rồi, tôi không dám nói nữa.
- Ông bảo ai say? Ông bảo ai say?
- Kìa chết chửa kìa! Sao lại thế hai ông”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 186, 187,188]
Chân dung của Nghị Hách được phác họa qua đoạn đối thoại ở ba đặc điểm cơ bản: lối sống xa hoa, thủ đoạn thâm hiểm, bản chất tàn bạo. Song đoạn đối thoại cũng diễn tả thành công tâm lí số đông nhân vật - đám chức sắc cường hào địa phương. Bao trùm là trạng thái tâm lí sợ hãi trước một thế lực, trước sức mạnh của ông trùm tư bản (Nghị Hách) quyền lực và giàu có - nhà tư sản cỡ “phú gia địch quốc”. Sau mỗi một câu giả định của chánh hội, phó lý về quyền lực, sức mạnh và sự giàu có của Nghị Hách là những câu trả lời ngắn, đanh và gọn của lý trưởng: “Phải”, “Chính thế”, “Nó đấy” vừa như tô đậm, nhấn mạnh thế lực bất khả xâm phạm đang hiện hữu lại vừa thể hiện trạng thái sợ hãi, bất lực của lý trưởng làng Quỳnh Thôn. Đan xen trong đó, người đọc cũng nhận thấy thái độ giễu cợt, thách thức và ngầm coi thường “cụ Chánh”. Tâm lí đố kị, khích bác theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy” cũng là tâm lí thường bắt gặp trong đời sống nông thôn Việt Nam.
Khi miêu tả tâm lí của Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng giúp cho người đọc thấy được thế giới tâm lí của kẻ mạnh, của kẻ nắm chắc sức mạnh của đồng tiền. Tâm lí ấy, không chỉ diễn ra qua những hành động tàn bạo, quyết đoán mà còn qua ngôn ngữ đối thoại. Cuộc đối thoại giữa Nghị Hách và Long ở chương X, nhà tư bản hiện lên ấn tượng thái độ hách dịch pha lẫn cái tự đắc, hãnh tiến của kẻ giàu có nhưng vô học. Từ cách xưng hô: tao, mày, chúng nó tới đến cách giảng giải, mặc cả hơn thiệt, lưu manh của một gã thầu khoán. Qua ngôn ngữ Đối thoại, ngýời Đọc còn thấy Đýợc sự biến Đổi tâm lí nhân vật khi rõi vào các cảnh huống cũng nhý Địa vị khác nhau. Hai Đoạn Đối thoại dài giữa Long và Mịch ở chýõng V và XIV (khi Mịch chưa lên xe hoa làm vợ hai Nghị Hách) bên cạnh tâm trạng đau khổ của Mịch là thái độ cảm thông chia sẻ của Long. Cho dù không còn cái hồn nhiên của một cô thôn nữ nhưng cái chân thực, mộc mạc vẫn là nét tâm lí nổi trội. Vừa đau đớn, tủi hổ lại vừa như kẻ có lỗi khi thấy Long bị tổn thương, thị Mịch liên tục đưa lời xin lỗi:
“Anh Long
ơi, tôi xin lỗi anh...” hay “Lạy anh, anh tha cho, tôi xấu hổ
quá.”...
[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 224] Nhưng khi địa vị xã hội thay đổi, trở thành vợ hai Nghị Hách thì ta cũng bắt gặp sự đổi thay trong tâm lí của Mịch. Giờ đây không còn là tâm lí e dè, nhút nhát sợ hãi nữa mà thay vào đó là thái độ chủ động, có phần nanh nọc:
“- Anh Long!... Anh Long!... Anh phụ tôi đến như thế, mà anh còn dám vác mặt anh lại đây... hỏi tôi thế nữa à?
- Tôi? Tôi phụ cô? Mịch cứng cỏi hỏi lại:
- Thế thì ai?...”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 403]
Nếu ở Giông tố, có xuất hiện ngôn ngữ độc thoại thì ở Số đỏ, không có độc thoại. Thế giới tâm lí nhân vật trong Số đỏ chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Nhà nghiên cứu Đinh Trí Dũng đã nêu và phân tích nhiều kiểu đối thoại mới xuất hiện như: “đối thoại đám đông”, “đối thoại cãi lộn”, “đối thoại kiểu đầu Ngô mình Sở” bên cạnh hình thức đối thoại truyền thống để khẳng định sự phong phú, sinh động. Thật vậy, tài năng của họ Vũ khẳng định qua sự sáng tạo độc đáo ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm này. Với ông, chỉ một đoạn đối thoại ngắn cũng phác thảo được trạng thái tâm lí của nhân vật. Tâm lí gàn dở, lẩm cẩm của cụ cố Hồng để lại ấn tượng không phai qua đoạn đối thoại giữa cụ ông và cụ bà trong chương VII:
“ Cụ bà nói:
- Ông ạ, tuy vậy tôi cũng cứ cho mời cụ lang...
Cụ Hồng lai nhăn mặt lần thứ mười mà khẽ gắt cũng lần thứ mười rằng:
- Biết rồi! Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!
Đã hiểu cái tính ấy, cụ bà cứ thản nhiên nói tiếp:
- Ấy thế rồi, ta cứ lo toan trước việc ma chay đi mà thôi.
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!
- Tôi thì tôi nghĩ nên theo cả lối cổ và lối mới, nghĩa là cứ minh tinh, nhà táng, kèn tàu, kiệu bát cống, và rõ nhiều câu đối...
- Biết rồi! Khổ lắm... nói mãi!
Đến đây thì cụ bà không nói gì nữa, ngồi trầm ngâm nghĩ ngợi, làm cho cụ ông phải hỏi ngay:
- Thế sao nữa hả bà?”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 328].
Đan xen với sự gàn dở buồn cười của cụ cố Hồng là tâm lí thời thượng, học đòi vô lối đã xuất hiện trong ý nghĩ của cụ cố bà.
Ngôn ngữ đối thoại cũng xuất hiện trong những tình huống căng thẳng giữa các nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Trong Nửa chừng xuân, những cuộc chạm chán giữa Mai và bà án luôn thể hiện xung đột mạnh mẽ, một mất một còn,
không có sự thỏa hiệp. Ngôn ngữ đối thoại trong những xung đột ấy luôn căng
thẳng và thể hiện được tâm lí, tính cách nhất quán của nhân vật. Tâm lí chống lại lễ giáo phong kiến của Mai được bộc lộ rõ nét qua những đoạn đối thoại đó, và ngược lại tâm lí nệ cổ, bảo thủ đã ăn vào máu của bà Án cũng được tái hiện rất ấn tượng. Trong chương Hội kiến (Nửa chừng xuân), qua đoạn đối thoại dài, các biểu hiện trong tâm lí bảo thủ, lạc hậu của bà án. Để thể hiện thái độ và quan niệm “môn đăng hộ đối”, bà án luôn xoáy sâu vào gia cảnh khốn khó, mồ côi cha mẹ của Mai. “Thảo nào”, “Con có cha như nhà có nóc. Cô là gái mà lại mồ côi cha mẹ thì tránh sao khỏi sự lầm lỡ” là những câu đối thoại vừa mang đậm màu sắc tâm lí, quan điểm lễ giáo phong kiến, vừa bộc lộ thái độ coi thường, dè bỉu của bà án. Mai cũng trình bày quan niệm sống tiến bộ, mới mẻ của mình qua đoạn đối thoại kéo dài và căng thẳng đó:
“...Nhưng thuở xưa, cha con còn dạy con nhiều điều mà cha con còn cho là hay hơn, quý hơn cả những điều lễ nghi.
.... Bẩm bà lớn, là lòng thương người và lòng hy sinh.
.... Bẩm bà lớn, vâng, chính thế, nhưng điều nhân của đạo nho ta cũng chỉ là điều nhân trong phạm vi nho giáo mà thôi.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., tập 2; tr 147...150]
Tâm lí hướng theo cái mới, không chấp nhận bất kì sự thỏa hiệp nào toát lên mạnh mẽ trong câu nói mạnh mẽ, ấn tượng của Mai: “Bẩm bà lớn, nhà con không có mả đi lấy lẽ”. Đây cũng là câu nói được Mai khẳng định trong phần cuối của câu chuyện như một lời tuyên chiến với lễ giáo phong kiến cổ hủ, lỗi thời.
Trong Đoạn tuyệt của Nhất Linh, đối thoại căng thẳng cũng xuất hiện nhiều và góp phần quan trọng trong miêu tả tâm lí nhân vật. Xung đột giữa Loan và mẹ chồng ngày càng căng thẳng và bùng phát mạnh mẽ trong hoàn cảnh đặc biệt: cái chết đang đến với đứa con của Loan mà không còn cách cứu chữa (chương VII, phần thứ hai). Cuộc đối thoại dài giữa Loan và gia đình chồng thực sự căng thẳng và qua cuộc đối thoại này, tư tưởng phong kiến thể hiện rõ trong những câu nói áp đặt của mẹ chồng. Các quan niệm cổ hủ được bà phán Lợi vận dụng như thứ phương tiện hữu hiệu để thể hiện uy quyền của mình. Từ những câu nói khẳng định quyền của mẹ chồng trong quan hệ “mẹ chồng nàng dâu” như: “Mợ phải biết, con mợ nhưng nó là cháu tôi. Mợ muốn giết nó thì giết sao? Mợ không có quyền”, đến những câu mắng cửa miệng nhằm xúc phạm nhân phẩm “mẹ nào, con nấy”, và cả mệnh lệnh tàn nhẫn, coi con dâu không khác gì một thứ nô lệ: “Nó hỗn với mẹ anh mà anh không tát cho nó được một cái hay sao? Anh tát nó cho tôi một cái xem nó còn nỏ mồm nữa hay không?”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 83, 84]. Và ở trong xung đột lần sau (Chương 1, phần thứ ba), đó còn là những mệnh lệnh tàn độc hơn:
“... Bà phán ngừng tay, ngoảnh lại:
- Tha gì. Đánh cho chết!
Rồi bà vừa thở vừa bảo Thân:
- Tao không thèm tát nữa, bẩn tay. Mày dần xác nó ra cho tao.
.... Đánh chết nó đi cho tôi. Chết đã có tôi chịu tội.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 83, 84]
Qua đối thoại căng thẳng, tâm lí và ý thức chống lễ giáo phong kiến và khát vọng thể hiện cuộc sống bình đẳng, dân chủ và tiến bộ bộc lộ đầy đủ trong nhân vật Loan. Loan lần lượt thể hiện quan niệm sống mới, thể hiện quyền làm người, quyền được sống chính đáng qua những câu đáp trả mạnh mẽ:
“... Mất dạy là đánh người đàn bà yếu ớt, hèn nhát một lũ...
... Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi.” Và mạnh mẽ “nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng:
- Bà là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 99]
Bên cạnh ngôn ngữ
đối thoại căng thẳng, giàu kịch tính là ngôn ngữ
đối
thoại hàm ẩn hướng tới khai thác tâm lí với chiều sâu nội tâm. Các đối thoại kiểu này chủ yếu hướng tới thể hiện đời sống bên trong nhân vật và luôn đòi hỏi người trong cuộc cũng như độc giả phải liên tưởng, suy nghĩ, cảm nhận được cảm xúc, cảm giác của đối tượng giao tiếp. Với hình thức này, ẩn sau lớp nghĩa tường minh là lớp nghĩa hàm ẩn và đây cũng là kiểu đối thoại xuất hiện nhiều trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực.
Chú trọng tới khám phá tâm lí nhân vật, nhà văn thường vận dụng hình thức đối thoại hàm ẩn trong tác phẩm của mình. Chính vì vậy, hình thức đối thoại này xuất hiện với nhiều trong tác phẩm của các cây bút lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam. Nói tới ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam thì phải nói tới ngôn
ngữ trần thuật hướng vào việc miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại hàm ẩn
nhiều cảm xúc. Mỗi một câu văn như chất chứa trong nó một tâm trạng nào đó của nhân vật. Chỉ bằng một vài câu văn ngắn, đầy ẩn ý, Thạch Lam đã tái hiện được tâm trạng xót xa, tủi cực ê chề của các cô gái nhà săm trong Tối ba mươi: “Hai chị em nhìn quanh gian buồng, nghĩ ngợi. Liên bỗng reo lên:
- Đổ vào cái cốc này này. Phải đấy, rất là...
Nàng im bặt dừng lại. Hình ảnh ô uế vừa đến trí nàng. Cái cốc bẩn ở góc tường, mà cả đến những khách làng chơi cũng không thèm dùng đến, nàng định làm bát hương cúng tổ tiên...
Huệ cất tiếng nói trước, thản nhiên như không có gì:
- Hay cắm trên cái chai này... Không! Cắm trên tường này cũng được, mày nhỉ.
- Liên không dám trả lời, sẽ gật đầu”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 131].
Trong ngôn ngữ đối thoại, Thạch Lam đặc biệt chú ý tới giá trị biểu cảm của những khoảng lặng trong ngôn từ. Chính điều nŕy đã tạo cho ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của ông có những câu văn ngắn, cạn lời nhưng chưa dứt ý, giàu sức gợi cảm. Ẩn sau khoảng lặng ấy, là cảm giác xấu hổ, tủi nhục của Liên và Huệ khi phải thực hiện hành động thành kính hướng về tổ tiên trong không gian chật hẹp, ô uế. Và cũng xót xa biết bao trong lời chúc đứt quãng, ấp úng của anh bồi “săm”: “À chút nữa quên, tôi xin chúc mừng trước hai cô nhé. Chúc hai cô sang năm mới được... được...”. Với họ, một lời chúc bình thường của con người trong mỗi dịp tết về cũng không có được và vô hình chung, cái tết cổ truyền như hất họ ra ngoài lề cuộc sống, đẩy họ tới tận cùng nỗi đau của sự cô đơn.
Đây cũng là hình thức đối thoại được vận dụng nhiều trong tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng. Nó xuất hiện trong tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lí, có tác dụng kích thích tâm lí, gợi sự liên tưởng và cảm xúc của nhân vật. Khái Hưng đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Gia đình. Có thể khẳng định, bao trùm tiểu thuyết gia đình là thứ tâm lí đố kị, hẹp hòi, ích kỉ trong con người, nói như cách nói của Vũ Trọng Phụng: Không ai muốn ai hơn cả. Trong cái nhìn của Khái Hưng, tâm lí ích kỉ, hẹp hòi kết hợp với tâm lí hám danh là một trong những nguyên nhân cơ bản đẩy con người vào tình trạng biến chất, tha hóa. Khát vọng được làm bà huyện, bà phủ là khát vọng thường trực trong tâm lí của Nga và nó hiện hữu trong từng câu nói của người đàn bà này. Từ những câu nói vui vẻ khiến chồng ngạc nhiên đến những câu hỏi đầy ẩn ý, những câu nói bóng gió xa xôi, sự im lặng vờ “ngẫm nghĩ” của Nga đều toát lên tâm lí háo danh. Đoạn đối thoại giữa đôi vợ chồng trẻ diễn ra trong trạng thái tâm lí này:
“Một lúc lâu, An bảo vợ:
- Nga chán cảnh nhà quê rồi! Nga không thích nghề làm ruộng? Nga trả lời:
- Không, em thì em cần gì, em nói anh kia chứ.
- Nói anh?
- Vâng. Anh định già đời với cái nghề làm ruộng hay sao?
... Nhưng còn ngờ vực, An hỏi lại:
- Nga không thích nghề làm ruộng?
Nga cười:
- Anh hỏi thế
thì em trả lời sao được!”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ
(giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 505]
Và khi chưa lay chuyển được thú điền viên của chồng “thích làm ruộng và nuôi súc vật”, thì thái độ khích bác, mỉa mai... vẫn ẩn sau những cuộc đối thoại của hai vợ chồng nàng. Đối với Nga, khi bực tức trước thái độ bướng bỉnh của An thì
ẩn trong những lời “tru tréo”, trong cơn phẫn nộ vẫn là thứ tâm lí háo danh ấy:
“Phải, tôi bần tiện! Tôi bần tiện vì tôi chỉ là con nhà quê mùa, con nhà nông phu”. Câu nói đã chạm tới gốc gác thường dân của An khiến chàng “cáu tiết cự lại”: “Dễ mợ phải nhắc, tôi mới nhớ rằng mợ là con quan, và tôi là con thường dân”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 507]. Tâm lí háo danh của Nga và cũng là tâm lí của đại gia đình ông án Báo qua những câu nói khích bác, châm chọc trong nhiều đoạn đối thoại. Với bà Án, khích bác được coi là phương châm hành động để thúc đẩy con đường tiến thân của con cái và bà đã tạo nên không khí hiềm khích, bất hòa trong gia đình. Chỉ qua đoạn đối thoại, Khái Hưng đã diễn tả thành công âm mưu của bà án và qua đó thấy được những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Nắm được tâm lí ghen tị của Nga, bà Án buông một câu khích bác trong cái giọng “kéo dài” hướng tới Nga: “Thì cô bảo cậu ấy học đi rồi cũng đỗ tri huyện chứ sao! Việc gì mà phải ghen với ghét”. Và để đáp lại lời của thầy mẹ, để giễu cợt và nhắc cho huyện Viết rằng mình chỉ đỗ bằng thành chung trước lúc học tại trường Pháp chính, Nga đã thốt ra một câu chua chát và tự thưởng cho mình một hớp rượu sau khi hả cơn tức: “Bẩm thầy, ở bên làng có hai người đỗ bằng thành chung đến xin học tư nhà con để dự kì thi tú tài sang năm, nhưng nhà con đều từ
chối không dạy”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn)
(2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 2; tr 527, 528].