Vũ Trọng Phụng là một dấu mốc phát triển trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của khuynh hướng văn xuôi hiện thực phê phán nói riêng và văn xuôi hiện đại nói chung. Với biện pháp ngoại hiện, ông đặc biệt thành công khi miêu tả thế giới tâm lí của các nhân vật phản diện, tiêu biểu như nghị Hách (Giông tố), Xuân tóc đỏ, cố Hồng... (Số đỏ). Trong Giông tố, qua mỗi hành động của nghị Hách, tâm lí hãnh tiến, tự đắc một cách trâng tráo của kẻ nắm chắc sức mạnh của đồng tiền hiện lên rõ nét. Nghị Hách dám thực hiện mọi tội ác mà không hề run sợ, ghê tay. Từ hành động đồi bại, cưỡng hiếp con gái nhà lành trên ô tô, trước mặt cả tài xế, tài nhì đến mệnh lệnh tàn độc và quyết đoán khi trương tuần làng Quỳnh Thôn đứng chặn phía trước xe: “Cứ mở hết máy, tội vạ đâu tao chịu!”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội., tập 1,tr 181]. Hành vi trâng tráo khi thanh minh trước tri huyện Cúc Lâm trẻ với câu nói: “dẫu người tai to mặt nhớn đến thế nào đi nữa, thì cũng phải có lúc giăng gió một chút, cái ấy do trời sinh ra” cũng như khi tuyên bố “nén bạc đâm toạc tờ giấy” và khẳng định: vụ kiện này “... chúng tôi chỉ hơi phiền lòng mà thôi, chứ
thua thì không thể” biểu hiện thái độ thách thức pháp luật, thách thức công
lí[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 231]. Đó là tâm lí của những kẻ như nghị Hách - những ông trùm tư bản giàu có cỡ “phú gia địch quốc”, nắm chắc và điều khiển được sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Qua thái độ trâng tráo đó, người đọc cũng thấy được nét tâm lí hám dục của một ông chủ vô học, vô liêm sỉ. Đó còn là tâm lí cuồng điên vì danh lợi khi nghị Hách dám cho hai đứa con đẻ của mình lấy nhau để quảng bá cho sự nghiệp chính trị của mình.
Hướng tới miêu tả thế giới thượng lưu thị thành, ở Số đỏ, Vũ Trọng Phụng làm nổi bật tâm lí học đòi, bon chen nhố nhăng... đang diễn ra trong thời kì “mưa Âu gió Mĩ”. Đó có thể là tâm lí học đòi một cách lẩm cẩm của cố Hồng, hễ mở miệng là: “ Biết rồi, biết rồi, khổ lắm, nói mãi!...”[Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá (1998)(sưu tầm, tuyển chọn), Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tập 1, 2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 2; tr 321] mặc dù chưa hiểu đầu đuôi câu chuyện ra làm sao. Tâm lí “được làm một cụ cố” khiến cụ luôn hành động ra vẻ già cả, sắp chết khi chưa đến “50 tuổi”. Tâm lí háo danh, học đòi văn minh, hợm hĩnh khoe của trong xã hội thị thành ấy thể hiện rõ nét qua đám tang cụ cố tổ được tổ chức một cách linh đình và huyên náo. Từ cô Tuyết ao ước trở thành trang “bán sử nữ” với bộ trang phục “ngây thơ” độc đáo, đến bà Văn Minh, ông Typn đang hào hứng khoe những “bộ đồ xô gai tân thời” của tiệm Âu hóa, cậu tú Tân đang “bắt bẻ” từng người “như thế này, như thế nọ” để thỏa chí với cái máy ảnh. Tâm lí vui sướng, hạnh phúc là tâm lí nổi bật trong đám tang với đủ cả lối “Ta, Tàu, Tây”, với một đám con cháu nhố nhăng, bất hiếu, với cả xã hội thị thành vô nghĩa lí. Có thể khẳng định, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả thành công thế giới tâm lí nhân vật phức tạp qua biện pháp ngoại hiện, đặc biệt là các nhân vật phản diện. Ông cũng là một trong những nhà văn đầu tiên hướng tới trực tiếp thăm dò thế giới tâm lí bằng thủ pháp độc thoại nội tâm khi
miêu tả tâm lí của một số nhân vật tha hóa như Long, Mịch (Giông tố), Huyền
(Làm đĩ) và số ít nhân vật tiến bộ như Minh, Phú (Vỡ đê). Ý này, chúng tôi sẽ trình bày ở mục sau.
Biện pháp ngoại hiện cũng là biện pháp được nhà văn Nam Cao sử dụng trong một số tác phẩm viết về đề tài người nông dân. Bên cạnh biện pháp trực tiếp thâm nhập, miêu tả trạng thái cảm xúc... của nhân vật, Nam Cao vận dụng biện
Có thể bạn quan tâm!
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 18
- Giao Thoa Trong Nghệ Thuật Miêu Tả Tâm Lí Nhân Vật
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 20
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 22
- Miêu Tả Tâm Lí Qua Độc Thoại Nội Tâm
- Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 24
Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.
pháp ngoại hiện (tuy không nhiều) để miêu tả tâm lí nhân vật. Trong kiệt tác Chí
Phèo, nhiều nhân vật của ông được soi chiếu, làm nổi bật đời sống tâm lí qua các yếu tố ngoại hiện. Người đọc bắt gặp các trạng thái tâm lí của Chí Phèo sau mỗi một hành động. Một Chí Phèo mang tâm lí bất lực, liều lĩnh với tiếng chửi trời, chửi đời..., những hành động rạch mặt ăn vạ. Ẩn trong những hành động đó còn là sự phẫn uất đến tận cùng xen lẫn khát vọng trả thù. Mở đầu tác phẩm là tiếng chửi sau mỗi cơn say của Chí Phèo. Bằng cách này, Nam Cao đã tác động mạnh tới tâm lí của độc giả trước hiện tượng con người với cuộc sống cô độc đang diễn ra ở nông thôn trước Cách mạng. Từ tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cả những ai “không chửi nhau với hắn” đến chửi cả bậc sinh thành, Chí Phèo hiện lên là kẻ cô độc trong tất cả các mối quan hệ của cuộc sống xã hội. Cũng bằng cách này, tác giả đã tô đậm trạng thái đau đớn, bất cần, phẫn uất tới tận cùng của Chí trước sự chối từ, xa lánh của xã hội. Qua hành động này của Chí, Nam Cao đã diễn tả những biến chuyển trong tâm trạng của nhân vật một cách tinh tế. Từ “cứ thế mà chửi” đến “nghiến răng vào mà chửi” là tâm lí của con người nhận thức được sự cô đơn tận cùng của cá nhân mình.
Cũng như vậy, sau mỗi lần đối đầu với Chí Phèo, chân dung bá Kiến hiện lên rõ nét từ bản chất tới đời sống tâm lí qua hành động, cử chỉ. Cũng như nghị Lại của Nguyễn Công Hoan, nghị Quế của Ngô Tất Tố, bá Kiến được Nam Cao tập trung khắc họa bản chất độc ác của bọn địa chủ cường hào: không những giết chết bản chất lương thiện trong người nông dân mà còn khơi dậy cái ác trong họ. Bên cạnh đó, ở bá Kiến luôn toát lên nét tâm lí dạn dày, bản lĩnh của kẻ cai trị dân đầy kinh nghiệm sau mỗi hành động. Không những không rối trí trong lần đầu Chí Phèo rạch mặt ăn vạ mà còn thản nhiên của kẻ mạnh là nét tâm lí tiêu biểu của bá Kiến -
bậc tiên chỉ
của làng trước những tình huống này. Đó là sự
thản nhiên của cái
“thoáng nhìn” đã hiểu ra cơ sự. Các hành động thân mật vỗ về, hỏi han Chí Phèo: “Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế” hay “Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước”... vừa tô đậm cho tâm lí này vừa tác động mạnh tới tâm lí của Chí, khơi dậy “nỗi sợ cố hữu” trong Chí và làm bùng phát tâm lí A Quy “thấy mình cũng oai”.[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 72, 73]. Chuỗi hành động của bá Kiến là hành động của những kẻ hiểu sâu sắc đời sống tâm lí của dân quê “vốn ghét lôi thôi”, đồng thời cũng nắm bắt được tâm lí của những kẻ “cố cùng liều thân” như Chí Phèo. Bá Kiến luôn hành động theo kinh nghiệm và triết lí của kẻ bốn đời làm tổng lí: từ việc “quát thử dây thần kinh” đến hành động hướng Chí về phía đội Tảo với triết lí dùng thằng “đầu bò” trị thằng “đầu bò” cũng như triết lí “không trị được thì dùng”.
Trong truyện ngắn Lão Hạc, thế giới tâm lí của người nông dân hiền lành, thật thà, chất phác và đáng trọng chủ yếu được Nam Cao miêu tả qua ngoại hiện.
Lão Hạc là người đếm từng ngày ốm của mình trong tâm lí lo lắng, sợ hãi trước tuổi già và cái đói: “Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng, mười tám ngày,... Hai tháng, mười tám ngày đã không làm ra một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn...”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 156]. Và cũng là lão nông giữ sĩ diện, không muốn bị thương hại cũng như làm phiền đến ai khi từ chối “một cách gần như hách dịch” tất cả những sự giúp đỡ “ngấm ngầm” của ông giáo. Tâm lí đau đớn, xót xa khi Lão bán đi “cậu Vàng”, bán đi “đứa con cầu tự”, bán đi “người bạn” những lúc buồn, bán đi kỉ niệm, hi vọng mong manh về sự trở về của đứa con trai. “Khốn nạn”, lão tự đay nghiến mình khi “già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Có nhà nghiên cứu cho rằng: Trong Lão Hạc có hai lần chết. Lần chết thứ nhất là lần chết về tâm hồn khi bán đi “cậu Vàng”. Lần chết thứ hai là lần chết vể thể xác khi ăn bả chó tự tử, song lại tỏa sáng một nhân cách đáng trọng. Sau mỗi hành động của lão Hạc, người đọc thấy được các trạng thái vận động, chuyển biến tâm lí với quy luật bên trong của nó. Khi miêu tả tâm lí qua các biểu hiện bên ngoài của nhân vật, Nam Cao thường kết hợp giữa miêu tả và bình luận, lí giải, cắt nghĩa để gia tăng chiều sâu, độ chín của các trạng thái cảm xúc, cảm giác. Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Nam Cao vả các cây bút Tự lực văn đoàn.
Miêu tả tâm lí qua ngoại hiện không phải là biện pháp nghệ thuật mới mà là biện pháp quen thuộc, có từ truyền thống. Bước sang phạm trù văn học hiện đại, khi chú ý tới tâm lí nhân vật, bên cạnh biện pháp trực tiếp đi vào khám phá thế giới tâm lí, đời sống nội tâm đã được vận dụng và ngày càng thành công, các nhà văn vẫn sử dụng biện pháp miêu tả tâm lí qua ngoại hiện rất linh hoạt và hiệu quả trong nhiều trường hợp.
9.2.2. Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm
Trong quá trình miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật được coi là một trong những yếu tố nghệ thuật đóng góp đặc biệt có hiệu quả trong khả năng khám phá chiều sâu tâm hồn với các cung bậc và những diễn biến phức tạp của tâm trạng. Khảo sát các tác phẩm văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy giữa hai khuynh hướng đã có sự gặp gỡ, giao thoa trong ý thức cũng như việc vận dụng ngày càng hiệu quả ngôn ngữ nghệ thuật miêu tả thế giới tâm lí nhân vật. Với ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ trần thuật và độc thoại nội tâm, các cây bút văn xuôi tiêu biểu của hai khuynh hướng này đã rất thành công khi diễn tả được những biến thái tinh vi cũng như quá trình diễn biến tâm lí phức tạp trong tâm hồn nhân vật. Không những vậy, họ còn thể hiện khả năng phân tích, cắt nghĩa, lí giải một cách thuyết phục thế giới tâm lí phức tạp ấy nhờ ngôn ngữ trần thuật linh hoạt, luôn đan xen giữa kể, tả, bình luận. Chính vì vậy, nhân vật của họ xuất hiện sống động, chân thực với chiều sâu tâm lí. Nhiều nhân vật bước từ tác phẩm vào cuộc sống với những bước đi vững chắc, hay nói cách khác đó là những con người với đời sống tâm hồn phong phú, phức tạp chứ không chỉ là những phiên bản giống người.
9.2.2.1. Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ
đối thoại giàu kịch tính là yếu tố
nghệ
thuật tương đồng khi
hướng tới miêu tả tâm lí nhân vật trong văn xuôi lãng mạn cũng như văn xuôi hiện thực. Nếu như ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính xuất hiện trong văn xuôi lãng mạn nhằm mục đích nổi bật tính cách, tâm lí nhân vật thì trong văn xuôi hiện thực, bên cạnh mục đích khám phá bản chất, tính cách là mục đích miêu tả, thể hiện tâm lí. Những tác phẩm xuất sắc trong văn xuôi hiện thực phê phán như Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan) ngôn ngữ đối thoại giàu kịch tính trở thành một yếu tố nghệ thuật giữ vai trò quan trọng (bên cạnh các yếu tố tình huống, kết cấu...) trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Một mặt diễn tả được những xung đột, mặt khác nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, cảm xúc một cách tự nhiên, phù hợp với tính cách, địa vị xã hội.
Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố sử dụng nhiều đoạn đối thoại kéo dài giữa nhân vật với nhân vật vừa để phơi bày bản chất, vừa thể hiện tâm trạng, tình cảm với các cung bậc khác nhau. Đoạn đối thoại, mặc cả “bán con bán chó” giữa chị Dậu và vợ chồng nghị Quế là đoạn đối thoại dài, nối từ chương V sang chương VI và miêu tả thành công tâm lí trưởng giả của địa chủ vừa hách dịch, lạnh lùng đến tàn nhẫn vừa hợm của, học đòi kệch cỡm kết hợp với tinh thần nô lệ phản động thấm vào máu. Từ những câu nói cộc lốc, xách mé: “Con mẹ kia! Bán con bán cái thế nào? Vào mà nói chuyện với bà!...” đến những tiếng quát nạt, dọa dẫm của nghị Quế: “Thiếu bao nhiêu mặc kệ mày, kể lể gì? Mày định bổ vào nhà tao đấy à”, hay “Đem ngay đi chợ mà bán! Không nói lôi thôi! Mất thì giờ!...”. Phụ họa với ngôn ngữ cộc cằn hách dịch đó là ngôn ngữ của bà nghị, lạnh lùng và tàn nhẫn không kém, song giả dối, nham hiểm và xảo quyệt hơn: khi thì “quai thật dài cặp môi” với câu nói lạnh lùng: “Chẳng cứu với vớt gì cả! Mày có bán đứa con gái tao mua!”, khi thì “yên ủi”, thẽ thọt, lúc lại đay nghiến, chì chiết[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; tr 254...263]. Ngô Tất Tố như tô đậm chân dung loài cầm thú khi đặt vợ chồng nghị Quế trong các chương XII, XIII qua ngôn ngữ đối thoại mà nổi bật trong đó là tâm lí lạnh lùng, tàn nhẫn, vô cảm đối với con người của bọn địa chủ. Qua những đoạn đối thoại đó ông đã xây dựng thành công chân dung tinh thần của chị Dậu, một phụ nữ đảm đang tháo vát, vừa hiền lành, biết nhẫn nhịn song khi cần cũng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt và liều lĩnh. Cuộc đối thoại ở chương XI giữa chị Dậu và cái Tí vừa thể hiện được tận cùng nỗi đau đớn, xót xa trong tâm hồn chị Dậu khi phải bán con đúng vào lúc phát hiện được đức tính tốt đẹp của đứa bé:
“- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
Chị Dậu lã chã hai hàng nước mắt:
- U van con, u lạy con, con có thương thày thương u, thì con cứ đi với u, đừng khóc lóc nữa, đau ruột u lắm...”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 4; tr 287].
Điệp khúc “U van con, u lạy con, con có thương thày thương u” được nhắc lại ba lần trong đọan đối thoại như những nhát dao cứa sâu vào tâm hồn chị tạo nên nỗi đau giằng xé. Qua đoạn đối thoại này, tâm lí của cái Tí cũng hiện lên rõ nét. Các trạng thái tâm lí từ sợ hãi xen lẫn hi vọng mong manh khi nghĩ đàn chó sẽ thay cho mình đến đau đớn, không muốn rời xa gia đình của cái Tí diễn ra chân thật và cảm động. Đó còn là nét tâm lí đặc biệt của đứa bé con nhà nghèo, ngoan ngoãn, hiếu thảo và đặc biệt đã sớm hiểu biết về hoàn cảnh của gia đình.
Miêu tả tâm lí qua ngôn ngữ đối thoại cũng được Vũ Trọng Phụng sử dụng như một biện pháp nghệ thuật chính trong tiểu thuyết của mình. Ta có thể bắt gặp ở Giông tố và Số đỏ rất nhiều kiểu đối thoại với tần suất cao và qua các đối thoại đó, không chỉ bản chất, tính cách mà tâm lí nhân vật hiện lên rõ nét, sống động. Trong nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, khi bàn về ngôn ngữ đối thoại, các nhà nghiên cứu chú ý khai thác chức năng tái hiện làm nổi bật tính cách của nhân vật. Trong thực tế, qua các đối thoại sinh động trong tiểu thuyết của ông, người đọc cũng thấy rõ tâm lí của nhân vật hay của một nhóm người. Trong Giông tố và Số đỏ xuất hiện nhiều đoạn đối thoại đám đông - một kiểu đối thoại sáng tạo của Vũ Trọng Phụng, vừa tái hiện phần nào chân dung nhân vật, vừa thể hiện được các trạng thái tâm lí khác nhau. Đoạn đối thoại giữa các bậc chức sắc ở làng Quỳnh Thôn và gia đình ông đồ Uẩn diễn ra trong trạng thái tâm lí hỗn loạn bởi tai nạn lớn, bởi sự ăn uống, bởi bất đồng quan điểm, bởi trạng thái không
đủ tự
tin vào lẽ
phải mà phải chờ
vào thái độ
của quan trên. Sau câu hét “oai
quyền” của chánh hội, đám người làng sợ hãi, lấm lét ra về, cuộc đối thoại tiếp tục:
“Ông lý trưởng nói:
- Cái kiện này to lắm! Tôi không được mục kích nên không dám chắc nhưng mà cứ theo như lời bác Trương nói thì dễ thường chủ xe là lão Nghị Hách ở tỉnh miền trên ấy chứ chẳng ai xa lạ đâu!
- Thằng cha có hai chục con vợ lẽ trong đồn điền ấy à?
- Phải.
- Cái thằng cha bỏ bã rượu vào ruộng lương dân rồi báo nhà đoan và chỉ bởi một thủ đoạn ấy đã tậu được ba trăm mẫu ruộng rất rẻ tiền ấy à?