Miêu Tả Tâm Lí Qua Độc Thoại Nội Tâm


Cũng như vậy trong tiểu thuyết Đôi bạn, Bướm trắng của Nhất Linh, việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại hàm ẩn giúp cho nhà văn miêu tả thành công tâm lí rụt dè, e lệ và đôi khi mơ mồ mong manh trong tình yêu. Tình yêu giữa Thu và Trương (Bướm trắng) được tác giả tái hiện qua những đoạn đối thoại hàm ẩn. Trong các cuộc đối thoại khi tình yêu giữa hai người mới nhen nhóm, chớm nở, điệp khúc: “Trông nắng mới ngon lạ” với các biến thể của nó: “Ván này ăn được đồng nào mới... ngon lạ.”, hay “Nắng mới trông ngon lạ” như là những kí hiệu của tình yêu

với những cảm giác ngọt ngào[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và

tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 394, 399, 446]. Trương và Thu đều như muốn thể hiện tình cảm, tình yêu của mình mỗi lần nhắc lại, nhớ lại câu nói đó trong các cuộc trò chuyện. Trong chương III (phần thứ nhì) của Bướm trắng, tác giả thành công khi miêu tả vẻ đẹp của tình yêu với các trạng thái tâm lí vừa tinh tế vừa rộn ràng...bằng ngôn ngữ này. Những câu nói khơi gợi kỉ niệm đẹp, đáng nhớ:

“- Anh ở đây từ bao giờ?

- Từ độ ấy.

- Thế à?

Trong trí hai người cũng thoáng hiện ra cái cảnh về ấp ăn mừng thọ”

Rồi những câu trao qua đổi lại mang tính chất vừa thăm dò lại vừa thể hiện tình cảm, khi biết Thu vẫn yêu mình dù đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, Trương cảm động hỏi:

“- Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

- Thế giờ em cũng hỏi lại anh câu ấy thì anh bảo sao?

- Anh không biết. Tự nhiên nó thế, không đừng được. Ngay từ lúc anh nói câu...

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 23

Chàng ngừng lại hỏi Thu:

- Em có nhớ câu nói trên xe điện không? Thu mỉm cười nói:


- Nắng mới trông ngon lạ...”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 445, 446].

Đó là thế giới tâm lí của tình yêu, đan xen, hòa quện của cảm xúc, cảm giác. Có sự cảm phục trước sức mạnh của tình yêu của Thu dành cho chàng trong câu hỏi: “- Nhưng tại sao em lại cứ yêu anh?”. Cũng có tâm trạng cảm thông, tình yêu mãnh liệt của Thu qua những câu trả lời vừa thông minh, vừa tình tứ và mang đậm màu sắc triết lí của Thu.

Khi khám phá đời sống nội tâm, hình thức đối thoại hàm ẩn được vận dụng linh hoạt sáng tác của các nhà văn hiện thực. Trong một số truyện ngắn viết về đề

tài người nông dân, Nam Cao triệt để vận dụng hình thức đối thoại này. Ở tác

phẩm Lão Hạc, đối thoại hàm ẩn hướng tới khám phá nội tâm nhân vật chiếm tỉ lệ lớn. Không gấp gáp, căng thẳng, đôi lúc chậm rãi mà đầy suy ngẫm và sau mỗi câu nói thế giới tâm lí nhân vật như hiện trên trang sách. Nam Cao mở đầu truyện ngắn Lão Hạc bằng một đoạn đối thoại ngắn, bình dị quen thuộc giữa lão Hạc và ông giáo. Ông lão hiện lên qua đoạn đối thoại là con người hiền lành, hiểu biết với thái độ trân trọng con người: Lão rất ý tứ trong hành động tự tay đưa đóm, nhường “ông giáo hút trước”, sau đó ... “Lão cầm lấy đóm, gạt tàn và bảo:

- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

... - Này, thằng cháu nhà tôi đến một năm nay chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!

... - Con chó là của cháu nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt...

... Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi:

- Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáo ạ!...”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 153].


Chỉ bằng mấy câu thoại trong cuộc trò chuyện ngắn này, Nam Cao đã tái

hiện được tình cảnh đáng thương của Lão Hạc: cô đơn, nghèo khó, bất hạnh. Song quan trọng hơn, người đọc thấy được tâm trạng đau đớn của Lão qua suy ngẫm, so sánh, kết nối của ông giáo. Sau câu nói: “Có lẽ Lão phải bán đi con chó...” của Lão là nỗi đau khi phải bán đi kỉ niệm về đứa con trai, bán đi cả hy vọng mong manh về sự trở về của nó... Thật tài tình ở ngòi bút Nam Cao khi xây dựng đoạn đối thoại đặc biệt giữa Lão Hạc và “cậu Vàng” để diễn đạt cảm động tình cảm, cảm xúc của ông lão nông dân hiền lành này. Lão nói với con Vàng như nói với một đứa cháu bé về bố nó:

“- Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm... Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy!

Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì; lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng dọa:

- Nó giết mày đấy! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố!

Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa.

- Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết!”

Và khi con chó sợ quá, chực lảng thì Lão “ôm Đầu nó”... và dấu dí:

“- À không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết...Ông để cậu Vàng ông nuôi”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 155].


Biết bao tâm sự, hi vọng, tình cảm của Lão trong mấy câu thoại ngắn này. Cái cách Lão tính số năm vắng nhà của đưa con trai vừa thể hiện nỗi nhứ da diết, vừa như một lời trách nhẹ nhàng, vừa mong ngóng lại vừa sốt ruột, vừa hi vọng vừa lo âu, khắc khoải. Những câu hỏi ngắn kết hợp với những dấu lặng tạo vừa gợi sự liên tưởng, vừa tạo nhịp, gợi trạng thái thổn thức như nghẹn lại trong lòng nhân vật. Giữa lão Hạc và “cậu Vàng” (nhân vật đặc biệt) không có chung ngôn

ngữ

nhưng dường như

thấu hiểu cõi lòng và tâm trạng của nhau. Những tiếng

“chửi yêu”, cưng nựng của Lão dành cho con Vàng như muốn xoa lấp nỗi lo lắng, nỗi buồn của sự cô đơn. “...Ông không cho giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi!...” – câu thoại như gợi hình ảnh về một ông lão hiền lành và xa hơn là ông tiên ông bụt trong truyện cổ tích xưa.

Trong Lão Hạc, đối thoại hàm ẩn nhiều hơn độc thoại. Cuộc đối thoại của Lão và ông giáo sau khi bán “cậu Vàng” là cuộc đối thoại dài và sau mỗi câu thoại là một trạng thái, một xúc cảm và có khi là một triết lí sống. Nỗi đau của lão Hạc dâng lên tới cực điểm khi tự thấy: “...tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Hiện thực cuộc sống hiện lên cũng xót xa không kém trong lời tự an ủi của Lão: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta nên hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra số nó có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 158]. Hiện thực xót xa qua dư âm của câu thoại còn ngân mãi trong tâm hồn độc giả về kiếp sống khốn khổ của người nông dân trước Cách mạng.

Trong kiệt tác Chí Phèo, kết hợp hình thức đối thoại hàm ẩn với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Nam Cao không những miêu tả tinh tế các trạng thái cảm xúc, cảm giác mà còn tái hiện được quá trình vận động của đời sống tâm lí nhân vật. Mỗi một lần đến gặp Bá Kiến, sau mỗi cuộc đối thoại, bản chất thâm độc, nham hiểm và tâm lí gian hùng của Bá Kiến hiện lên rõ nét. Cũng chỉ bằng một đoạn đối thoại ngắn, Nam Cao cũng đã miêu tả thành công sự thức tỉnh của Chí Phèo sau chuỗi dài những cơn say. Sau đêm gặp thị Nở, sau trận ốm báo hiệu tuổi già, Chí Phèo thức tỉnh với trạng thái lòng “mơ hồ buồn”. Đã lâu lắm rồi, Chí mới nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống:

“- Vải hôm nay bán mấy?


- Kém ba xu dì ạ.

- Thế thì còn ăn thua gì!

- Cố kéo co mới được một tấm năm xu.

- Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 92].

Khi hướng tới miêu tả đời sống bên trong nhân vật, đặc biệt là các nhân vật tha hóa, Vũ Trọng Phụng cũng thường vận dụng ngôn ngữ đối thoại hàm ẩn. Trong tiểu thuyết Làm đĩ, khi đi “khảo cứu sự hư hỏng” của Huyền qua các chặng, từ Tuổi dậy thì đến Trụy lạc, tác giả như muốn cắt nghĩa, lí giải căn nguyên dẫn đến sự “hư hỏng” theo thuyết tính dục Freud. Từ đây, tâm lí tò mò, muốn tìm hiểu với những thắc mắc cứ đeo đuổi nhân vật và sau mỗi cuộc đối thoại, những vấn đề về đời sống sinh lí của con người cứ như chập chờn, vừa khó nắm bắt, vừa như khiêu khích Huyền. Trước những câu hỏi của trẻ, người lớn đưa ra những câu trả lời mập mờ, không nhất quán đã góp phần diễn tả tâm lí tò mò ấy:

“- Thế đẻ ra bằng chỗ nào?

Đến đây đẻ em nín. Cô em cười mà bảo!

- Đẻ ra đằng nách.”

Hoặc “- Thế mẹ đẻ đằng nào? Có như gà không?

- Mẹ đẻ đằng bụng. Thôi, đi chơi, hỏi ít chứ!”[Vũ Trọng Phụng (2012), Làm đĩ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.; tr 48, 49]


Mang tính chất của một tác phẩm tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng hướng tới tái hiện tuổi thơ với những kí ức, kỉ niệm buồn của tác giả. Tuy xuất hiện không nhiều, song ngôn ngữ đối thoại hàm ẩn trong tác phẩm được vận dụng có hiệu quả, mang tính ám chỉ và phù hợp để diễn tả tâm lí hẹp hòi, ích kỉ của

con người. Khi nghe người cô cất “giọng cay độc” và “nụ cười rất kịch” hỏi:

“Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?” thì Hồng đã nhận ra ý định “gieo rắc vào đầu óc” Hồng “những hoài nghi để khinh miệt và ruồng rẫy” chính người mẹ mình chỉ vì cái tội là “góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”[Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 214]. Tâm lí ấy như xoáy sâu hơn trong cuộc thoại:

“- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?...

- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá

sắm sửa cho và thăm em bé chứ”[Phan Cự Đệ (2000), Tuyển tập Nguyên

Hồng, Tập 1,2,3, Nxb Văn học, Hà Nội.; Tập 2; tr 214,215].

Ẩn sau đoạn đối thoại ngắn này là cả quan niệm lỗi thời với những thành

kiến, định kiến về

người phụ nữ

trong xã hội phong kiến. Điều đáng sợ

hơn,

những quan niệm, thành kiến lạc hậu lỗi thời đó đã ăn sâu vào máu của người dân, đặc biệt lại là những người phụ nữ - đối tượng bị coi thường trong xã hội.

Có thể khẳng định, ngôn ngữ đối thoại là biện pháp nghệ thuật khi hướng tới tái hiện tính cách và tâm lí nhân vật trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực. Song đó là ngôn ngữ đối thoại sinh động, phong phú được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tâm lí của từng đối tượng và gần với cuộc sống, của cuộc sống. Đó chính là biểu hiện của ngôn ngữ của văn xuôi hiện đại.

9.2.2.2. Miêu tả tâm lí qua độc thoại nội tâm


Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.”[Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tr 87]. Biện pháp nghệ thuật này được nhiều nhà văn trong văn xuôi lãng mạn và hiện thực sử dụng như chiếc chìa khóa hữu dụng trong việc miêu tả, tái hiện các tầng bậc, chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn con người. Trong nhiều tác phẩm, biện pháp độc thoại nội tâm với dòng liên tưởng, suy ngẫm… đã đưa nhân vật trở về qua khứ với những kỉ niệm, hồi ức hay những dự định, hoài bão về một tương lai tốt đẹp, hoặc hoài bão, khát vọng sống có ý nghĩa. Và ngược lại, nó cũng giúp tác giả phản ánh được đầy đủ và chân thực nhất hiện thực cuộc sống bất hạnh, nỗi đau, sự cô đơn, chán chường… qua những rung cảm, cảm giác, cảm xúc cụ thể. Cũng nhờ độc thoại nội tâm, quá trình vận động tâm lí với những biến chuyển phức tạp của các trạng thái tình cảm của nhân vật được miêu tả cụ thể, chân thực và sống động. Với khả năng to lớn trong việc tái hiện cuộc sống, miêu tả tâm lí yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật này là điểm gặp gỡ, tương đồng trong văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực, đặc biệt trong truyện ngắn, tiểu thuyết tâm lí.

Trước 1932, độc thoại nội tâm xuất hiện trong các tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh như biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Song nghệ thuật thể hiện vẫn còn đơn giản và vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của văn chương biền ngẫu hay lối miêu tả của tiểu thuyết chương hồi. Nếu ở Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách chủ yếu mượn đến hình thức trang thư để trình bày, phô diễn tình cảm của nhân vật thì trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, “suy nghĩ thầm” là hình thức cơ bản của độc thoại nội tâm. Phải đến Tự lực văn đoàn, độc thoại nội tâm mới trở thành phương tiện trực tiếp miêu tả tâm lí nhân vật được vận dụng rộng rãi và ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại.


Khi bàn về sự bền vững của một tác phẩm, Thạch Lam đồng tình với quan điểm của nhà văn Pháp Drieu la Rochelle: “… nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào trong tâm hồn mình, tìm những tính tình và cảm giác thành thực: tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn chính mình đi đến chỗ bất tử mà không biết”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 281]. Đời sống bên trong với ý nghĩa quan trọng của nó đã trở thành đối tượng khám phá của Thạch Lam, trở thành tiêu chí quan trọng trong đánh giá giá trị của tác phẩm cũng như tác giả. Ông cho rằng: “nhà tiểu thuyết gia có biệt tài là nhà văn diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lí uyển chuyển của con người”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 258] vì “cái đời sống cần là cái đời sống bên trong, cái đời sống của tâm hồn”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 297]. Vì vậy, truyện của Thạch Lam thiên về miêu tả cảm xúc, cảm giác với những biến thái tinh tế trong tâm hồn. Nhiều truyện không có truyện, hay nói cách khác, cốt truyện đơn giản nhưng nhiều cảm xúc, cảm giác. Thạch Lam vận dụng hình thức độc thoại nội tâm như phương tiện quan trọng nhất khi chiếm lĩnh thế giới cảm giác, cảm xúc của con người. Xương sống của Hai đứa trẻ không phải là những tình tiết, sự kiện mà là những cảm xúc, suy ngẫm, liên tưởng được biểu hiện qua độc thoại nội tâm. Mở đầu câu chuyện là tâm trạng buồn của Liên trước cảnh chiều quê “êm ả như ru”, những âm thanh, hình ảnh quen thuộc: tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, cảnh nghèo nàn tiêu điều của chợ tàn… Nỗi buồn thấm thía ấy được miêu tả tinh tế từ ngoài vào trong bằng lời độc thoại gián tiếp đến trực tiếp: “…đôi mắt chị, bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 100]. Để tô đậm nỗi buồn, tù đọng của phố huyện nghèo, tác giả xây dựng hình ảnh đối lập giữa hiện tại và quá khứ bằng dòng độc thoại trực tiếp của nhân vật qua kí ức, kỉ niệm. Mùi phở

thơm của gánh phở bác Siêu gợi trong Liên nhớ về Hà Nội, được thưởng thức

những đồ ngon, lạ… “được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ngoài ra, kỉ niệm còn nhớ lại không rõ rệt gì, chỉ là một vùng sáng rực và lấp lánh, Hà Nội nhiều đèn quá”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 103]. Quá khứ, hoài niệm như nuôi dưỡng, kích thích khát vọng đổi đời của nhân vật và bằng độc thoại nội tâm, tác giả đã miêu tả thành công khát vọng sống

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022