Thể Hiện Tình Cảm Yêu Nước Trên Tinh Thần Dân Chủ


Tiêu chí quan trọng trong mục đích và tôn chỉ của Tự lực văn đoàn là miêu tả vẻ đẹp của đất nước, của con người Việt Nam trong cái nhìn mới, trẻ, yêu đời,

tiến bộ. Chính vì vậy, các nhân vật trung tâm của

Tự lực văn Đoàn

- những

“chàng”, “nàng” hiện lên đẹp từ ngoại hình tới phẩm chất bên trong. Vẻ đẹp của sự hoàn thiện có từ sự kế thừa trong truyền thống (Văn học dân gian), kết hợp với vẻ đẹp của đời sống hiện đại, mang đậm màu sắc cá nhân. Đây cũng là đóng góp quan trọng trong cảm quan nhân đạo, tiến bộ của các cây bút văn xuôi lãng mạn. Đấu tranh chống lại những nề nếp cũ của đời sống gia đình, phá bỏ những quan niệm cổ hủ, hẹp hòi của phong kiến về giá trị và vẻ đẹp của con người để đòi quyền làm người, đòi quyền sống chính đáng là hành động của những cô gái mới trong xă hội. Mới nhưng không lăng loàn mà ngược lại, họ là những cô gái với vẻ đẹp của sự hiếu thảo, chung thủy trong tình yêu của truyền thống kết hợp với vẻ đẹp hiện đại đầy cá tính mạnh mẽ, quyết liệt khẳng định bản lĩnh để đấu tranh đến cùng cho sự tiến bộ.


Theo tôn chỉ mục và đích của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam hướng tới tìm và khẳng định vẻ đẹp của con người, nhưng đó không phải là vẻ đẹp cao sang của những người thuộc tầng lớp trên mà là vẻ đẹp bình dị của những con người lam lũ, bất hạnh, khổ sở trong cuộc sống đời thường. Trong tiểu luận Theo dòng ông cho rằng: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường” và nhiệm vụ nhà văn phải tìm và phát biểu cho người đọc “trông nhìn và thưởng thức”[Phong Lê (1988), Tuyển tập Thạch Lam, Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 294]. Thạch Lam hướng tới phát hiện vẻ đẹp trong sự cảm thông chia sẻ, trong hành động chan chứa tình thương (Gió lạnh đầu mùa, Tối ba mươi, Tiếng chim kêu, Cô hàng xén, Hai lần chết...), trong khát vọng thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ, tù túng bởi nghèo đói (Hai đứa trẻ), và trong nỗi ăn năn, ân hận hối tiếc của con người trước những sai lầm (Một cơn giận)... Ông ít chú ý tới miêu tả vẻ đẹp thể chất mà chú ý nhiều tới vẻ đẹp trong tâm hồn con người, một vẻ đẹp trầm lắng, bình dị, đượm tình thương và lòng trắc ẩn. Có thể thấy, giữa Thạch Lam và các tác giả của xu hướng Tự lực văn đoàn không hoàn toàn giống nhau trong quan niệm thẩm mĩ, song không đối lập nhau. Nếu cảm quan hiện thực dân chủ, nhân đạo của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo thể hiện vẻ đẹp của con người cá nhân trong

cuộc đấu tranh quyết liệt, không thỏa hiệp giữa tư

tưởng mới, tiến bộ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

với tư

tưởng cũ, bảo thủ của những người thuộc tầng lớp trên thì Thạch Lam chăm chú đi tìm vẻ đẹp trong cuộc sống hàng ngày của con người bình thường. Song chắc chắn vẻ đẹp mà họ hướng tới ca ngợi không phải là viển vông, mơ hồ mà bắt nguồn từ cuộc sống hiện thực. Điều này không phải ngẫu nhiên mà có mà do “Nhân tố hiện thực, nhân đạo vẫn có cơ sở trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ lãng mạn”[Nguyễn Hoành Khung (1989), “Lời giới thiệu”, Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.; tr 9].

Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945 - 12


Khi nghiên cứu văn xuôi hiện thực bằng cái nhìn khách quan, khoa học, nhiều nhà nghiên cứu phát hiện và chỉ ra giá trị lớn bên cạnh giá trị tố cáo, phủ định xã hội cũ thối nát: Khuynh hướng hiện thực hướng tới miêu tả và khẳng định vẻ đẹp của người lao động. Không chỉ dừng lại ở việc phát hiện và miêu tả chân thực vẻ đẹp mà các cây bút hiện thực muốn khơi dậy vẻ đẹp từ những hoàn cảnh tối tăm, cùng cực nhất của người lao động. Đây cũng là nội dung phản ánh sâu sắc cảm quan nhân đạo, dân chủ tiến bộ của các nhà văn hiện thực phê phán. Người đọc bắt gặp hình ảnh những con người tha hóa trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi hiện thực đúng với quy luật của cuộc sống, thậm chí “cả một nhân loại trên đường tha hóa” trong cảm quan của Vũ Trọng Phụng. Người đọc cũng bắt gặp những người lao động với vẻ đẹp tỏa sáng trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố là nhân vật như vậy. Với cảm quan của một nhà nho tiến bộ, sống gần gũi với người nông dân nên Ngô Tất Tố là người hơn ai hết, vừa thấu hiểu cuộc sống nông thôn vừa phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp toàn vẹn của người nông dân. Chị Dậu là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống, yêu chồng thương con hết mực, đảm đang tháo vát, trong trắng thủy chung. Chị là hiện thân cho vẻ đẹp toàn vẹn, một vẻ đẹp khỏe khoắn từ hình thức đến tâm hồn, trí tuệ khiến Nguyễn Tuân hết lời ca ngợi: “Trên bãi ruộng oan khiên, chị Dậu là một gốc nhánh của thiện căn, của dưỡng khí cánh đồng kết tụ lại”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 5; tr 624]. Hay chị là “đài hoa sen dã ngoại”, hoặc “chân dung lạc quan” sừng sững trên cái “Tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 5; tr 648]. Chị Dậu là hình tượng nghệ thuật đặc biệt được xây dựng trong sự hài hòa giữa cái nhìn hiện thực

sắc sảo về xã hội và màu sắc đạo lí. Qua hình tượng nghệ thuật đặc biệt này,

người đọc cảm nhận được thái độ đặc biệt trân trọng của Ngô Tất Tố hướng về người nông dân. Hoài Thanh rất cảm phục và đề cao thái độ đặc biệt trân trọng người nông dân của Ngô Tất Tố: “Thương người nông dân nghèo khổ thì chúng tôi cũng thương, nhưng anh tiểu tư sản trí thức mà biết kính trọng người nông dân thì

chỉ có Ngô Tất Tố. Nhân vật chị Dậu không chỉ đáng thương mà còn đáng kính

trọng nữa.”[Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội.; tr 379, 380]. Thái độ này ta sẽ cũng sẽ gặp ở nhân vật chị Lạc trong truyện ngắn Anh phải sống của Khái Hưng. Chị Lạc đã hi sinh thân mình


trong dòng nước giá lạnh để cứu mạng sống của chồng và những đứa con. Cũng viết về người phụ nữ trong xã hội thực dân phong kiến, Nguyên Hồng vẫn muốn níu giữ đến tận cùng bản chất nhân hậu, vị tha của Tám Bính (Bỉ vỏ). Dù phải sống trong lầu xanh, dù phải sống cuộc sống của một “bỉ vỏ”, Tám Bính vẫn khát khao một cuộc sống lương thiện, vẫn sẵn sàng hi sinh để trả nghĩa trước sau. Tìm thấy vẻ đẹp ở những con người tưởng như đã mất hết nhân tính là cảm quan đặc biệt tiến bộ của các nhà văn hiện thực. Nam Cao luôn đòi hỏi rất cao về “Đôi mắt” của người nghệ sĩ khi cầm bút: “Đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bì ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn;... không bao giờ ta thương...”[Hà Minh Đức (sưu tầm & giới thiệu), (1975, 1976), Nam Cao tác phẩm, tập 1,2, Nxb Văn học, Hà Nội.; tập 1; tr 160]. Và cũng chỉ có cái nhìn đúng đắn về bản chất lương thiện, tốt đẹp của người lao động giúp Nam Cao phát hiện và đánh thức khát vọng sống lương thiện trong Chí Phèo, khẳng định nhân cách đáng trọng của lão Hạc. Về đặc điểm này, Nam Cao có sự gặp gỡ với Thạch Lam. Tâm niệm sáng tác của Thạch Lam vừa tố cáo “xã hội giả dối và tàn ác”, vừa “làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” thì Nam Cao sáng tác hướng tới nâng đỡ con người, “ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...” và “làm cho người gần người hơn”. Vẻ đẹp mà Nam Cao cũng như Thạch Lam chú ý là vẻ đẹp bên trong tâm hồn con người - vẻ

đẹp tiềm ẩn, khuất lấp đang đòi được khám phá bởi những trái tim nhân hậu.

Chiều sâu trong cảm quan nhân đạo của Nam Cao là ý thức khơi dậy hạt nhân người, khát vọng sống lương thiện từ những nạn nhân của xã hội cũ, những kẻ méo mó từ hình hài đến nhân phẩm.

Giao thoa trong cảm quan nhân đạo, dân chủ và tiến bộ giữa văn xuôi lãng mạn và hiện thực là một thực tiễn trong đời sống văn học thời kì này. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân văn, tinh thần dân tộc sâu sắc trong tâm hồn kết hợp với khát vọng dân chủ trong ý thức sáng tạo của các nhà văn. Chính vì vây, cảm quan nhân đạo, dân chủ tiến bộ không bị bó hẹp trong ranh giới của bất kì khuynh hướng hay trào lưu văn học nào. Nó lan tỏa trong các tác phẩm và trở thành nội dung quan trọng cần khám phá và cũng là tiêu chí quan trọng để nhìn nhận và xác lập giá trị bền vững của tác phẩm và tầm vóc của tác giả.

8.1.2.3. Thể hiện tình cảm yêu nước trên tinh thần dân chủ


Tình cảm yêu nước là tình cảm cao đẹp nhất trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Đây là chân lí được khẳng định trong lịch sử đấu tranh, phát triển của mỗi dân tộc. Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, tình cảm yêu nước, tinh thần dân tộc luôn tỏa sáng mạnh mẽ trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, có chiến tranh và trở thành điểm tựa vững chắc tạo nên sức mạnh, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ

thù. Tình cảm yêu nước được phản ánh trong văn học nghệ thuật ở nhiều khía

cạnh khác nhau như lòng căm thù giặc, nỗi đau đớn xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, người dân phải chịu cảnh nô lệ lầm than. Đó còn là tinh thần dân tộc với niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, của truyền thống văn hóa độc đáo, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước và ý chí tự lực tự cường, bất khuất trước kẻ thù... Trước Cách mạng tháng Tám, cùng với các phong trào cách mạng nổi dậy chống thực dân phong kiến là sự xuất hiện của dòng văn học yêu nước hướng tới đấu tranh, phục vụ cách mạng. Tình cảm yêu nước đã lan tỏa với những biểu hiện phong phú trong văn học thời kì này. Văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực đều có những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu nước mang màu sắc dân chủ.


Từ nỗi “tủi hờn sống núi”, nỗi buồn vì cảm thấy “thiếu quê hương”,

Nguyễn Tuân thấy bơ vơ ngay ở trên đất nước mình. Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều văn nghệ sĩ chân chính thời kì này. Trong Đoạn tuyệt (Nhất Linh), trước cảnh ảm đạm của buổi chiều cuối năm, tiếng gọi nhau của người dân làm ruộng đã khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê “vui ít, khổ nhiều bao giờ cũng ảm đạm như buổi chiều đông này”. Tất cả điều đó tạo trong Dũng cảm nhận mới lạ: “Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là những bực vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn không tên tuổi này. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của

đám thường dân.”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn)

(2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập 1; tr 67]. Tình cảm yêu nước đi đôi với khát vọng công bằng xã hội, khát vọng xóa bỏ bất công. Khát vọng muốn “được hoà vào đám dân không tên tuổi, sống cái đời của

họ sống, mong

ước như họ

mong

ước”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ

(giới

thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.; tập1; tr 67] của Dũng cũng là khát vọng chung của những thanh niên thuộc tầng lớp trên, có học, có tinh thần dân tộc. Cùng chí hướng với Dũng trong Đoạn tuyệt là những nhân vật trong Đôi bạn như Dũng, Trúc, Thái, Tạo - những người muốn dấn thân vào gió bụi với niềm khát khao đổi thay, đi tìm một chân trời mới.


Tinh thần yêu nước trong các cây bút lãng mạn được gửi vào khát vọng xây dựng một nền văn học mới cho dân tộc - một nền văn học hiện đại “có tính cách An Nam” với “lối văn giản dị, dễ hiểu”. Chưa bao giờ tiếng Việt được khai hoá, mài dũa, chăm chút, bồi đắp, phát huy khả năng diễn tả của nó một cách phong phú và mạnh mẽ như ở giai đoạn này. Tình yêu đất nước còn được gửi gắm trong phát hiện và miêu tả thành công vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của truyền thống văn hoá và tâm hồn con người Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam hiện lên vừa quen thuộc, vừa hấp dẫn trong những trang văn của Tự lực văn đoàn. Đó có thể là cảnh sắc thơ mộng của thiên nhiên vùng trung du Bắc bộ khi “bóng trăng đã xế về tây”: “Những đồi xa, trông như đàn rùa khổng lồ nằm vọng nguyệt”. Là hình ảnh những nương chè sau trận mưa “nằm phơi dưới ánh nắng gay gắt mùa hè”, “lóng lánh phản chiếu ánh thái dương, bóng nhoáng tựa trăm nghìn chiếc kính bầu dục”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., Tập 2; tr 50]. Hay khung cảnh của ngôi chùa Long Giáng cổ kính với “Mái chùa rêu phong đã lẫn màu cùng đất, cùng cây,

cùng cỏ” trong không khí yên tĩnh, êm đềm. Với tiếng chuông “thong thả ngân

nga… như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên” khiến “Lá cây rung động, ngọn khói thướt tha, bông lúa sột soạt như cảm tiếng gọi của Màu Ni muốn về nơi hư không tịch mịch”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., Tập 2; tr 12]. Nếu ở Hồn bướm mơ tiên, cảnh thiên nhiên mang đượm vẻ huyền bí, cổ kính thì thiên nhiên trong Đôi bạn hòa quện với hương vị của tình bạn, tình yêu. Thiên nhiên như nói hộ lòng người bằng chính vẻ đẹp dịu dàng và hương vị rất riêng của mình: cành khế đầy hoa hồng và lấm tấm những quả khế xanh non, “mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá” khiến Dũng tưởng như “một thứ hương lạ để đánh dấu một thời khắc qua trong đời”[Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (giới thiệu và tuyển chọn) (2001), Văn chương Tự lực văn đoàn, tập 1,2,3, Nxb Giáo dục, Hà Nội., Tập 1; tr 283]. Những con đường, cánh đồng, quả đồi, dòng sông, bầu trời, đêm trăng…, biển cả với những làn sóng bạc hiện lên sinh động với nhiều màu sắc trong tiểu thuyết của các cây bút lãng mạn. Họ như muốn ghi lại và giới thiệu tới bạn đọc những gì đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người Việt Nam. Ngay trong Chí Phèo của Nam Cao, ta cũng bắt gặp vẻ đẹp của ánh trăng huyền bí soi rọi xuống vườn chuối bên sông. Vẻ đẹp đã khơi dậy khát vọng về tình yêu trong con


người Chí khi gặp Thị Nở.

Đứng vững trên lập trường dân chủ, tinh thần yêu nước của các nhà văn hiện thực thể hiện mạnh mẽ khi phê phán, tố cáo tội ác thực dân. Mặc dù phải chịu sự kiểm duyệt khắt khe, song bằng cách này hay cách khác họ đã lên tiếng phê phán thực dân. Đặc biệt, trong những thời điểm thuận lợi, ngòi bút của các cây bút hiện thực đã bóc trần bộ mặt thật của thực dân với những thủ đoạn tàn bạo, đểu giả.

Họ đã giúp người đọc thấy thực dân Pháp (với các chính sách kinh tế, quân sự,

chính trị) là nguyên nhân cơ bản nhất đẩy người lao động nghèo vào cảnh sống khốn cùng.

Chính sách sưu thuế bất công vô nhân đạo, thái độ vô trách nhiệm của thực dân khiến bao người phải bán ruộng bán nhà, phải sống cảnh li tán, tha hương cầu thực. Bằng thái độ căm phẫn, Ngô Tất Tố đã lên án mạnh mẽ chính sách sưu thuế qua tác phẩm Tắt đèn. Trong hàng trăm thứ thuế, ông tập trung vào thứ thuế vô nhân đạo nhất mà thực dân thực hiện ở nước ta: Thuế thân. Với thứ thuế này, con người chỉ như một thứ hàng hóa có thể trao đổi, mua bán được. Hiện thân của nó là “cái thẻ sưu kì dị” mà ai cũng phải đeo bên mình. Cũng vì thứ thuế này, gia đình người nông dân nghèo nhất làng Đông Xá phải chịu cảnh li tán, xót xa. Để cứu chồng, để trả “món nợ nhà nước”, chị Dậu đã phải bán con, bán chó, phải đi ở vú với bao đắng cay, tủi nhục. Tiếng thét căm phẫn của chị Dậu vang lên trong tác phẩm qua tinh thần phản kháng mạnh mẽ với “đôi mắt đỏ ngầu” cùng những hành động và câu nói quyết liệt: “Chẳng qua nay mai đủ tiền đóng thuế thì thôi, làm gì ông phải hành hạ chồng tôi quá vậy?”[Lữ Huy Nguyên, Phan Cự Đệ (1996), Ngô Tất Tố toàn tập (5 tập), Nxb Văn học, Hà Nội., Tập 4; tr 245].

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí