Vụ Việc Bán Đấu Giá Số Điện Thoại Di Động Đẹp Để Ủng Họ Quỹ Vì Người Nghèo Của Bưu Điện Tỉnh Bình Thuận


tham dự cho biết, cho vui mà thường đặt mục đích kinh tế lên hàng đầu. Không mua được tài sản bán đấu giá đã đành, lại còn không tham gia trả giá để thử một cơ hội, rõ ràng là mục tiêu kinh tế ở đây của khách hàng hoàn toàn không đạt được. Vậy mục đích cuối cùng của họ khi tham gia cuộc bán đấu giá là gì?

Thứ 3: Có biểu hiện tụ tập, bàn bạc giữa các khách hàng trước khi phiên bán đấu giá bắt đầu. Pháp luật về bán đấu giá không cấm khách hàng được gặp gỡ và trao đổi với nhau trước khi phiên đấu giá kết thúc. Song từ biểu hiện tụ tập đó, cộng với việc trả giá và mức giá bán tài sản “không bình thường” sẽ khiến cho người chứng kiến có những thắc mắc.

Thứ 4: Phiên đấu giá kết thúc với một giá hết sức thấp.

Ví dụ: Xe ô tô Ford 5 chỗ ngồi giá khởi điểm 300 triệu đồng, khách hàng trúng với giá 302.500.000 đồng, lên 2.500.000 đồng; 24 bộ điều hoà nhiệt độ giá khởi điểm 220 triệu đồng, một khách hàng khác trúng với giá 220.500.000 đồng, lên 500.000 đồng.

Có thể nói đây là mức giá “trong mơ” đối với bất kỳ ai tham gia đấu giá, vì nó hầu như không thay đổi bao nhiêu so với giá khởi điểm. Đặt giả thiết đây là do định giá quá sát hoặc quá cao so với giá trị thực của tài sản, gây tâm lý chán nản cho người tham gia đấu giá khiến họ không muốn tham gia trả giá thì còn có thể lý giải được về giá bán và thái độ tham gia mà không trả giá của khách hàng. Nhưng rõ ràng trên thực tế, tài sản được định giá ở mức vừa phải, không quá thấp cũng không quá cao, phù hợp với một cuộc bán đấu giá nên việc giá bán tài sản chỉ vừa đủ vượt giá khởi điểm như vậy thật khó lý giải.

Đây là một vụ việc có thật xảy ra tại một địa phương nhưng không phải là một hiện tượng riêng lẻ, cá biệt mà là hiện tượng xảy ra khá phổ biến tại các Trung tâm dịch vụ Bán đấu giá tài sản trên cả nước. Tuy nhiên, đa phần


các vụ việc như trên lại vẫn được công nhận kết quả. Hậu quả của những vụ việc như vậy không phải chỉ dừng lại ở việc làm thiệt hại cho chủ tài sản mà còn gây những dư chấn lớn hơn, đó là làm mất niềm tin của mọi người vào các tổ chức bán đấu giá, vào pháp luật về bán đấu giá và vào cả mô hình này trên thực tiễn.

2.2.2.4 Vụ việc bán đấu giá số điện thoại di động đẹp để ủng họ Quỹ Vì người nghèo của bưu điện tỉnh Bình Thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

a. Tóm tắt vụ việc

Đêm 14/4/2005, tại chương trình ca nhạc kỷ niệm 30 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (hai đài truyền hình Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh truyền hình trực tiếp), Bưu điện tỉnh Bình Thuận ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của tỉnh bằng cách đưa ra bán đấu giá 2 số simcard điện thoại di động được cho là đẹp nhất: 091 9377777 và 091 9466666.

Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá - 10

Do không bố trí được việc tổ chức bán đấu giá vào chương trình ca nhạc nên bắt buộc nhà tổ chức phải rao bán đấu giá 2 số điện thoại di động đẹp qua mạng điện thoại. Để tham gia cuộc bán đấu giá, hàng chục cuộc gọi đã gọi đến trả giá. Số 091 9377777 khởi điểm 40 triệu đồng, sau nhiều lần trả giá, cuối cùng khách hàng quán Sáu Lan Cầu Ké (viết tắt SLCK, thuộc TP Phan Thiết) chốt lại ở mức giá cao nhất - 175 triệu đồng. Còn số 091 9466666, từ giá ban đầu 20 triệu đồng, cuối cùng, Công ty T&H ở TPHCM gọi đến trả với mức cao nhất là 42 triệu đồng. Toàn bộ thông tin cuộc bán đấu giá được 2 đài truyền hình tường thuật trực tiếp.

Khi kết thúc chương trình ca nhạc, người dẫn chương trình bất ngờ thông báo: Số 091 9377777 không thuộc về quán SLCK, mà thuộc về khách hàng khác có giá cao hơn - ông Thân Đức Nam (Tổng giám đốc Tổng Công ty Công trình Giao thông vận tải Cienco 5), với giá 200 triệu đồng. Nhưng khi truyền hình trực tiếp đã kết thúc, ông Thân Đức Nam từ chối vì mình không


hề gọi điện thoại qua đường dây nóng để mua. Còn chủ quán SLCK ngồi nhà cứ ngỡ ông Nam nào đó đã trả giá cao hơn mình để mua số điện thoại di động trên nên khi Ban tổ chức liên hệ thu tiền, trao số đẹp, chủ quán SLCK vô cùng ngạc nhiên và không chấp nhận mua. Theo chủ nhân quán SLCK lỗi là do người tổ chức. Họ đã trả giá nhiều lần, nhưng khi kết thúc, người ta đã thông báo người khác mua giá cao hơn. Họ chấp nhận thua cuộc. Bây giờ lại thông báo khác? Vậy uy tín doanh nghiệp của họ khi thông báo bán đấu giá sẽ như thế nào?

Số phận của số 091 9466666 cũng long đong không kém! Sau khi nhận được thông tin Công ty T&H ở TPHCM gọi qua điện thoại mua số này với giá 42 triệu đồng, nhà tổ chức đã kỳ công tìm kiếm mà vẫn không biết Công ty T&H thách mua số đẹp trên là ai? Ở đâu? [31].

b. Phân tích vụ việc

Việc bán đấu giá qua mạng điện thoại hiện trở nên tương đối phổ biến trong các chương trình từ thiện, trong các chương trình truyền hình (ví dụ: đấu giá cuối tuần của Đài truyền hình Hà Nội). Đây là các chương trình tương tác khá thú vị, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức muốn tham gia đấu giá để mua được hàng hoá với giá rẻ, để quảng bá thương hiệu hoặc thể hiện lòng từ tâm có cơ hội tham dự khi ở bất cứ nơi nào.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là những cuộc đấu giá kiểu này bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là khi hàng hoá đem bán lại là những hàng hoá có giá trị lớn. Hiện tượng xưng danh để tham gia rồi từ chối mua khi mình đã là người thắng cuộc không phải là hiếm. Như trong trường hợp trên, người bán và người tổ chức đành phải chịu thất bại mặc dù về mặt pháp lý, hợp đồng bán đấu giá đã đựoc giao kết, khi không có đủ căn cứ chứng minh nhân thân của người tham gia. Người tham gia khi gọi điện tới trả giá chỉ cần xưng tên và nêu địa chỉ, nhà tổ chức không thể xác minh được ngay lúc đó xem tên và


địa chỉ ấy liệu có chính xác hay không cho đến khi cuộc đấu giá kết thúc. Và nếu sau đó biết được tên và địa chỉ là không chính xác thì họ cũng không biết bắt đền ai vì không đủ căn cứ, giống như ở trường hợp trên.

Việc đăng ký tên và địa chỉ ảo trên mạng để đấu giá qua internet rồi không mua cũng diễn ra tương tự như vậy

2.3 NGUYÊN NHÂN

Những thực trạng nêu trên trong giao kết hợp đồng trong bán đấu giá được bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó, xin kể ra đây một vài nguyên nhân cơ bản như sau:

2.3.1 Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn chưa hoàn thiện

Luật không cấm khách hàng từ chối mua sau khi thắng đấu giá, không cấm người tổ chức bán đấu giá bán tài sản cho người trả giá liền kề người bỏ cuộc, cũng không cấm khách hàng không được quyền thỏa thuận với nhau về giá… chính vì thế đã tạo điều kiện cho khách hàng “lách luật” thông đồng giá, đưa ra giá cao hơn giá thực tế rồi xin rút lui, chấp nhận bỏ cọc để lũng đoạn kết quả đấu giá, sau đó chia chác, làm lợi cho một nhóm người, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Các quy định về hoạt động đấu giá hiện nay chưa dự liệu đến tình huống này, cho nên khi khách hàng liên kết với nhau để “ép giá” tài sản thì chủ sở hữu cũng đành “ngậm bồ hòn”.

Pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng chưa làm rõ về giá trị pháp lý của các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng, nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết. Trong trường hợp có các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng, nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết do một bên tự động chấm dứt và làm ảnh hưởng tới bên kia thì các


quan hệ này có tính chất ràng buộc hay không đối với các bên chưa được làm rõ trong pháp luật Việt Nam.

Rõ ràng, pháp luật về bán đấu giá trong những trường hợp như đã nêu trong vụ việc thứ 4 còn chưa đủ quy định để tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ cho quyền của người bán, người tổ chức đấu giá và người mua. Nó đòi hỏi cần phải có những quy định mang tính chuyên biệt để điều chỉnh những trường hợp đặc thù như đã nêu ở trên thay vì những quy định pháp lý hiện hành.

2.3.2 Chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh

Chế tài xử lý vi phạm về bán đấu giá được đặt ra đối với các đối tượng: người tham gia đấu giá, người bán đấu giá và người điều hành cuộc bán đấu giá. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy chế tài xử lý vi phạm vẫn chưa đủ mạnh để răn đe người vi phạm hoặc khiến những người có ý định vi phạm thấy e ngại nếu thực hiện hành vi vi phạm.

Theo Điều 48 - Nghị định 05, đối với người tham gia đấu giá, nếu có hành vi phá rối, cản trở cuộc bán đấu giá tài sản hoặc liên kết thông đồng, dìm giá tài sản bán đấu giá thì bị:

- Truất quyền tham gia đấu giá tài sản

- Không được hoàn khoản tiền đặt trước

Đối với những người tham gia đấu giá với tư cách cá nhân, riêng lẻ, không có tiềm lực tài chính, không câu kết với nhau thì phạt tiền ở mức đó có lẽ phần nào cũng làm cho họ e ngại. Còn đối với những người khi đã câu kết với nhau một cách có tổ chức để thực hiện hành vi thông đồng, dìm giá tài sản trong cuộc bán đấu giá nhằm trục lợi thì đa phần trong số họ rất có khả năng tài chính, thậm chí một người - người tổ chức, người cầm đầu – còn có thể đứng ra đóng thay toàn bộ tiền đặt trước cho những người có cùng vây cánh với mình như một hình thức mua quân xanh. Chứng minh được sự liên kết


giữa những người này là không đơn giản và nguy cơ mất khoản tiền đặt trước của một hoặc một số người trong số quân xanh so với mối lợi lớn hơn là mua được hàng hoá với giá rẻ thì rõ ràng tương quan lực lược của hai sự lựa chọn này là không cân sức. Người tham gia đấu giá sẽ không ngại ngần gì mà chẳng liên kết với nhau.

Còn theo Đi ều 4 9 , người bán đấu giá tài sản, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản nếu vi phạm thì bị xử lý như sau:

- Người bán đấu giá tài sản vi phạm quy định của Nghị định 05 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản vi phạm quy định của Nghị định 05 thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, bị thu hồi Thẻ đấu giá viên; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều luật có nhắc đến chế tài xử lý vi phạm nhưng đối với cả hai đối tượng, chế tài ấy đều được quy định một cách quá chung chung, không rõ hình thức xử lý, do đó ít tác dụng răn đe. Ngoài vấn đề quy định của pháp luật còn chưa đủ chặt chẽ, trên thực tiễn, khi các vụ việc thông đồng, dìm giá, lũng đoạn kết quả bán đấu giá xảy ra và đã có kết luận rõ ràng của các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc, song việc làm rõ và xử lý những người có trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành, giám sát cuộc bán đấu giá lại chưa được chú trọng đến mức cần thiết.

2.3.3 Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng và hoạt động kém hiệu quả

Thực tế đã chứng minh bất kỳ một chính sách, một văn bản pháp luật nào khi đưa vào thực tiễn đều cần phải có sự kiểm tra và giám sát chặt chẽ.


Việc kiểm tra thường xuyên, giám sát chặt chẽ sẽ giúp cho các cơ quan chủ quản có thể kiểm soát được diễn biến của việc triển khai và thực thi chính sách, pháp luật trong thực tiễn, cũng như kịp thời tìm ra những khiếm khuyết, những hạn chế để kịp thời sửa chữa, phát hiện những sai phạm để kịp thời xử lý. Có như vậy, hiệu quả hoạt động mới được đảm bảo, ý thức tuân thủ pháp luật của những người có liên quan mới thường xuyên được củng cố.

Xem xét lại tình hình bán đấu giá và những tranh chấp bán đấu giá thời gian qua cho thấy, phần lớn công đầu việc phát hiện và lên tiếng trước các phiên bán đấu giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tài sản nói riêng lại không phải thuộc về các cơ quan nhà nước, hoặc cá nhân được nhà nước giao quyền giám sát bán đấu giá mà người lên tiếng đầu tiên lại chính là người tham gia đấu giá hoặc người có tài sản bán đấu giá.

Lấy ví dụ ngay trong vụ bán đấu giá ngôi nhà số 163 Trần Hưng Đạo – Thành phố Hồ Chí Minh, những bất thường trong phiên bán đấu giá đã bị chính những người tham gia đấu giá lên tiếng phản đối đầu tiên, rồi sau đó là sự lên tiếng của các cơ quan báo chí, truyền thông. Cho đến lúc này thì Sở Tư pháp mới lên tiếng, Bộ Tư pháp mới chỉ đạo xử lý và cơ quan công an mới vào cuộc để điều tra và làm rõ vụ việc.

Mục đích của việc bố trí giám sát các phiên bán đấu giá là để phát hiện ra những dấu hiệu vi phạm pháp luật của người tổ chức bán đấu giá, của người tham gia đấu giá để từ đó kịp thời có những xử lý nhằm nhanh chóng chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật về đấu giá, bảo vệ quyền lợi của người bán, người mua hàng và đem lại “sân chơi” công bằng cho những người tham gia đấu giá. Vậy mà phản ứng của đội ngũ giám sát bán đấu giá còn quá chậm và kém hiệu quả. Trách nhiệm giám sát của họ ở đâu? Và khi các vụ việc có được sự kết luận chính xác của các cơ quan chức năng thì việc xử lý đối với những người có trách nhiệm giám sát này như thế nào?


2.4 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Trên cơ sở đưa ra thực trạng, phân tích nguyên nhân của thực trạng bán đấu giá tại Việt Nam trên đây, người viết xin đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục như sau:

2.4.1 Định giá chính xác

Cơ quan có thẩm quyền định giá khi định giá hàng hoá/tài sản cần bám sát giá thị trường tại thời điểm định giá để định giá tài sản cho sát với thực tế. Khi giá khởi điểm đã sát với thực tế thì chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá bán sẽ không cao nên sẽ hạn chế phần nào được hiện tượng dìm giá.

Tuy nhiên, có những hàng hoá/tài sản có thể định giá sát với thị trường nhưng cũng có những hàng hoá/tài sản việc định giá chỉ là tương đối (ví dụ: đồ cổ, tác phẩm nghệ thuật…). Lúc này, giá trị của hàng hoá/tài sản không phụ thuộc vào giá trị sử dụng của nó nữa mà phụ thuộc vào nhu cầu của người mua.

2.4.2 Quy định bước giá trong cuộc đấu giá

Để khắc phục tình trạng khách hàng hô giá quá cao rồi sau đó rút lại giá đã trả, tạo cơ hội cho người trả giá liền kề có cơ hội thắng cuộc với giá mua thấp hơn rất nhiều so với thực tế, gây thiệt hại cho tài sản của người bán, đơn vị tổ chức nên quy định mức giá chênh lệch. Việc quy định bước giá có thể làm cho cuộc đấu giá giảm đi tính ngẫu hứng và đột biến, không hứa hẹn những “pha” ra giá ngoại mục nhưng lại rất hiệu quả trong việc đảm bảo kiểm soát diễn biến của cuộc đấu giá, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bán tài sản. Ví dụ, nếu quy định các khách hàng phát giá với mức chênh lệch tối đa không quá 200 triệu đồng thì đã không xảy ra việc Công ty TNHH Gaap “hét” lên 32 tỷ đồng (gần gấp đôi) để loại các khách hàng khác ra khỏi cuộc chơi.

2.4.3 Tăng cường giám sát bán đấu giá

Thanh tra Sở cần có kế hoạch phối hợp với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và các tổ chức bán đấu giá khác để kiểm tra, giám sát các phiên đấu giá, phát hiện, xử lý kịp thời các khách hàng thông đồng dìm giá đúng

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí